intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại Quảng Trị

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

53
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là điều tra thực trạng quản lý, thành phần cỏ dại trên cây hồ tiêu ở Quảng trị, trên cơ sở đ tiến hành nghiên cứu biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp cho cây hồ tiêu và đánh giá hiệu quả kỷ thuật, kinh tế, hàm lượng dinh dưỡng và thành phần vi sinh vật trong đất nhằm xác định biện pháp trừ cỏ có hiệu quả kinh tế, phù hợp với sản xuất của địa phương và không c tác động xấu đến môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại Quảng Trị

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trong niên vụ 2015 – 2016, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành đề tài này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thái Bình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Huế và các cơ quan, đơn vị, cá nhân nơi tôi đến nghiên cứu. Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trƣờng, ngƣời đã gợi ý ý tƣởng nghiên cứu, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ môn Nông hóa thổ nhƣỡng, Khoa Nông học, Trƣờng Đại học Nông lâm, Đại học Huế, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Thị Thái Hoà, PGS.TS Trần Thị Thu Hà, đã hỗ trợ tƣ liệu và góp ý về bản thảo Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị, Chi cục BVTV Quảng Trị, các phòng Nông nghiệp, Trạm BVTV, UBND xã và bà con nông dân ở tỉnh Quảng Trị nơi tôi đến nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cam ơn gia đình Bác Trần Hà và Trần Văn Quả đã hết sức tạo điều kiện cho tôi đƣợc tiếp tục bố trí thực nghiệm để hoàn thành nội dung luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, cơ quan và bạn bè đã động viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Huế, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thái Bình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Hồ tiêu là cây công nghiệp c giá trị kinh tế cao trên thế giới và Việt Nam. Quảng Trị là c điều kiện đất đai, khí hậu, thủy nông tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển cây hồ tiêu, diện tích toàn tỉnh hiện nay đạt khoảng 2.500 ha. Cỏ dại là một trong những dịch hại quan trọng và việc phòng trừ cỏ dại cho cây hồ tiêu là một vấn đề lớn nhƣng việc nghiên cứu ảnh hƣởng và đánh giá các biện pháp phòng trừ cỏ dại đến sinh trƣởng, phát triển cây hồ tiêu thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm, biện pháp phòng trừ cỏ dại trên cây hồ tiêu chủ yếu dựa vào tập quán và năng lực sản xuất của hộ trồng tiêu. Tiến hành điều tra nông hộ ở 3 huyện Cam Lộ, Hải lăng và Hƣớng Hóa cho thấy nông hộ sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị c trình độ học vấn khá; quy mô sản xuất nhỏ, nguồn giống sử dụng là giống tiêu sẻ Vĩnh Linh, giống tiêu Cùa hoặc tiêu khác chiếm tỉ lệ nhỏ; tuổi tiêu chiếm đa số là kinh doanh trẻ; trụ tiêu chỉ dùng trụ sống, phổ biến là lồng mức và mít; năng suất bình quân tƣơng đối thấp so với chung cả nƣớc và biến động từng năm. Phần lớn nông dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo quy trình khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị; Công tác phòng trừ cỏ dại chủ yếu sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng thủ công 2 lần/vụ và hiệu quả phòng trừ đều đạt cao; đa số nông hộ nhận thức đƣợc ảnh hƣởng cỏ dại đến sản xuất hồ tiêu, nhƣng chƣa nắm bắt kỹ thuật và hiệu quả phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hoá học. Điều tra thành phần cỏ dại theo phƣơng pháp của Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn (1997) ở 3 huyện trồng tiêu trọng điểm gồm Hƣớng Hóa, Hải Lăng và Cam Lộ cho thấy thành phần cỏ dại trên vƣờn tiêu ở Quảng Trị rất phong phú bao gồm 24 loài cỏ gây hại thuộc 15 họ, phổ biến nhất là các loài cỏ cứt heo, ruột gà lớn, cỏ cú, song nha lông, cỏ đồng tiền. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cỏ dại hồ tiêu đƣợc bố trí tại xã Cam Nghĩa, Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp tủ gốc bằng lá thân cành cây khô hay làm cỏ bằng tay và sử dụng thuốc trừ cỏ 2 lần/năm đều có hiệu quả trong phòng trừ cỏ dại vƣờn hồ tiêu, trong đ biện pháp tủ gốc có hiệu quả phòng trừ cao nhất và làm tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng, vi sinh vật đất. Tuy nhiên ở biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ 2lần/vụ có hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi khuyến cáo đối với những vùng sản xuất hồ tiêu có quy mô nhỏ nên sử dụng biện pháp tủ gốc bằng các vật liệu phế phẩm nông nghiệp ở địa phƣơng để phòng trừ cỏ dại nhƣng với cơ sở sản xuất quy mô lớn trên 0,5 ha nên sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ cỏ dại vừa hiệu quả kinh tế, ít tốn công lao động, và có thể đáp ứng yêu cầu thời vụ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii TÓM TẮT ...................................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................................... 3 3.3. Những điểm mới của đề tài .................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4 1.1. Lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây hồ tiêu ............................................................. 4 1.1.1. Lịch sử phát triển của cây hồ tiêu....................................................................................... 4 1.1.2. Giá trị sử dụng ...................................................................................................................... 5 1.1.3. Giá trị kinh tế ........................................................................................................................ 7 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở trong nƣớc và trên thế giới ............................... 10 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới ........................................................ 10 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu tại Việt Nam ....................................................... 16 1.3. Tình hình nghiên cứu, quản lý cỏ dại cây trông ................................................................. 20 1.3.1. Thành phần cỏ dại gây hại cây trồng cạn ........................................................................ 20 1.3.2. Thiệt hại cỏ dại gây nên cho cây trồng ............................................................................ 25 1.3.3. Nghiên cứu quản lý cỏ dại cây trồng ............................................................................... 28 1.4. Thực trạng nghiên cứu cây hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị ........................................................ 37 1.4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị ........................................................................... 37 1.4.2. Tình hình nghiên cứu quản lý cỏ dại cây hồ tiêu ở Quảng Trị ...................................... 40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................................... 43 2.1. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 43 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................................ 43 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 43 2.1.3. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................................ 43 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 46 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................... 46 2.3.1. Phƣơng pháp điều tra thực trạng công tác quản lý cỏ dại cho cây hồ tiêu tại Quảng Trị ....................................................................................................................... 46 2.3.2. Phƣơng pháp điều tra thành phần cỏ dại hại hồ tiêu....................................................... 46 2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cỏ dại hồ tiêu ................................ 47 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 52 3.1. Thực trạng công tác phòng trừ cỏ dại trên cây hồ tiêu Quảng Trị. .................................. 52 3.1.1. Đặc điểm nông hộ trồng tiêu ở Quảng Trị ...................................................................... 52 3.1.2. Kỹ thuật canh tác hồ tiêu ................................................................................................... 56 3.1.3. Công tác phòng trừ cỏ dại ................................................................................................. 58 3.2. Thành phần cỏ dại chủ yếu gây hại hồ tiêu ở Quảng Trị. ................................................ 62 3.3. Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ cỏ dại hồ tiêu ở Quảng Trị ............................. 66 3.3.1. Diễn biến cỏ dại ở các công thức nghiên cứu ................................................................ 66 3.3.2. Ảnh hƣởng của cỏ dại đến sinh trƣởng hồ tiêu .............................................................. 72 3.3.3. Ảnh hƣởng của các biện pháp trừ cỏ dại đến thành phần dinh dƣỡng đất ................... 75 3.3.4. Ảnh hƣởng các biện pháp trừ cỏ đến vi sinh vật đất ...................................................... 79 3.3.5. Ảnh hƣởng của cỏ dại đến các yếu tố cấu thành và năng suất hồ tiêu.......................... 80 3.4.6. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp trừ cỏ dại hồ tiêu.................................................... 84 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 89 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CFU/g (Colony Forming Unit/gram) : Đơn vị vsv c trong 1 gram đất. CT : Công thức EU : Liên minh châu Âu FAO (Food and Agriculture Organization) : Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp ICM (Integrated Crop Management) : Quản lý cây trồng tổng hợp IPC (International Pepper Community) : Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế IPM (Integrated Pests Management) : Quản lý dịch hại tổng hợp KHCNVN : Khoa học công nghệ Việt Nam KKL : Không khí lạnh MĐ : Mật độ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu P1000 : Trọng lƣợng nghìn hạt RCBD(Randomized Complete Block Design) : Thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên STN : Sau thí nghiệm TL : Trọng lƣợng TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTN : Trƣớc thí nghiệm USD : Đô la Mỹ USDA (United States Department of Agriculture): Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ VPA (Vietnam Pepper Ossociation) : Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VSV : Vi sinh vật WTO (World trade organization) : Tổ chức thƣơng mại Thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần các chất trong hạt hồ tiêu ........................................................................ 6 Bảng 1.2. Sản xuất hồ tiêu các nƣớc chính trên thế giới thời kỳ 2010 - 2014...................... 11 Bảng 1.3. Các thị trƣờng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam 9 tháng đầu năm 2015 ..................... 15 Bảng 1.4. Sản lƣợng Hồ tiêu Việt Nam và thế giới từ năm 2000 đến năm 2015 .................. 18 và tỷ trọng % của Việt Nam so với thế giới............................................................................... 18 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam năm 2014................................................. 19 Bảng 1.6. Thị trƣờng nhập khẩu Hồ tiêu Việt Nam từ 2005 - 2014 ....................................... 20 Bảng 1.7. Thành phần cỏ dại chủ yếu trên ruộng cây trồng cạn (Koo et al. 2005)................ 21 Bảng 1.8. Nhóm sinh vật (động vật không xƣơng sống) có khả năng kiểm soát cỏ dại (Julien,1992) ................................................................................................................................. 36 Bảng 1.9. Biến động diện tích trồng hồ tiêu qua một số năm ở các v ng tại Quảng Trị ...... 38 Bảng 1.10. Biến động sản lƣợng hồ tiêu qua một số năm ở các v ng tại Quảng Trị ............ 39 Bảng 2.1. Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu ................ 45 Bảng 2.2. Công thức và nội dung công thức thí nghiệm .......................................................... 47 Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 48 Bảng 3.1. Đặc điểm về nông hộ trồng tiêu ở Quảng Trị .......................................................... 52 Bảng 3.2. Cơ cấu các vƣờn tiêu ở Quảng Trị ............................................................................ 54 Bảng 3.3. Các kỹ thuật canh tác hồ tiêu thực hiện ở Quảng Trị .............................................. 57 Bảng 3.4. Các biện pháp trừ cỏ dại hồ tiêu ở Quảng Trị .......................................................... 59 Bảng 3.5. Nhận thức của nông hộ đối với cỏ dại và biện pháp phong trừ.............................. 61 Bảng 3.6. Thành phần cỏ dại chủ yếu gây hại hồ tiêu ở Quảng Trị ...................................... 64 Bảng 3.7. Diễn biến cỏ dại của các biện pháp trừ cỏ trên hồ tiêu ở Cam Lộ, Quảng Trị ..... 67 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của biện pháp trừ cỏ dại đến sự phát triển cành quả cây tiêu ............ 73 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng các biện pháp trừ cỏ dại đến dinh dƣỡng đất ....................................... 77 Bảng 3.10. Ảnh hƣởng biện pháp trừ cỏ dại đến hệ vi sinh vật đất......................................... 79 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các biện pháp trừ cỏ đến các yếu tố cấu thành năng suất hồ tiêu ở Quảng Trị ................................................................................................................................... 81 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế các biện pháp trừ cỏ dại hồ tiêu.................................................. 85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tăng trƣởng về sản lƣợng hồ tiêu ở khu vực Đông Nam Á và các nƣớc khác ..... 12 Hình 1.2. Thị trƣờng nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam trên thế giới............................................. 14 Hình 1.3. Năm nƣớc chủ yếu nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam .................................................... 16 Hình 1.4. Khối lƣợng và giá trị xuất khẩu tiêu trắngViệt Nam trong 2 tháng đầu năm 2014 - 2016 ............................................................................................................................................... 17 Hình 1.5. Thiệt hại năng suất cây trồng do cạnh tranh cỏ dại .................................................. 26 Hình 1.6. Tổng hợp tổn thất hằng năm của dịch hại trong canh tác nông nghiệp (%) .......... 26 Hình 3.1. Diễn biến mật độ cỏ dại ở các công thức nghiên cứu .............................................. 70 Hình 3.2. Diễn biến trọng lƣợng cỏ dại ở các công thức nghiên cứu...................................... 71 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của biện pháp trừ cỏ dại đến sự phát triển cành quả cây tiêu ............ 75 Hình 3.4. Ảnh hƣởng của các biện pháp trừ cỏ đến năng suất lý thuyết ................................ 83 và năng suất thực thu hồ tiêu ở Quảng Trị ................................................................................. 83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp dài ngày, đƣợc xem là “vua của các loại gia vị”, c giá trị kinh tế cao, đƣợc trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, hồ tiêu đã trở thành sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất và không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến hồ tiêu Việt Nam. Ngƣời ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam nhƣ là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới, là một ngành hàng uy tín và chất lƣợng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trƣờng đầy tiềm năng và triển vọng. Đƣợc khai sinh từ thế kỷ XVII, là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vƣơn mình thành một ngƣời khổng lồ không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới. Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách thành công nhƣ vậy là do Việt Nam đã kết hợp đƣợc tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con ngƣời, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Thiên nhiên ƣu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lƣợng mƣa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tƣ canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trƣờng, đầu tƣ nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh đ có Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đƣợc thành lập tháng 12/2001, là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Năm 2005, đƣợc sự nhất trí của tổ chức Liên hiệp quốc và Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế, Việt nam đã gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), hiệp hội Hồ tiêu Việt nam đƣợc Bộ NN&PTNT giao trực tiếp tham gia các hoạt động của IPC, cùng chia xẻ thông tin ngành hàng về thị trƣờng giá cả, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo phƣơng pháp hữu cơ bền vững (GAP), về tiêu chuẩn chất lƣợng .v.v… Với những đặc tính nhƣ trên c ng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn sàng vƣợt qua mọi thách thức, khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. Đến nay, Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất, hiện chiếm 57% lƣợng hồ tiêu giao dịch thị trƣờng thế giới. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2014 hồ tiêu lần đầu lọt vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD với kim ngạch 1,2 tỉ USD. Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nên không bị phụ thuộc thị trƣờng, ngay với Trung Quốc (chiếm 20% thị phần). Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi là 10%. Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung nƣớc ta c điều kiện đất đai, khí hậu, thủy nông tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp nói chung và cây công nghiệp dài ngày n i riêng, đặc biệt là cây hồ tiêu, đây là địa bàn có vùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây hồ tiêu. Do vậy trong những năm gần đây cây hồ tiêu phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phƣơng, năng suất cũng đƣợc tăng lên đáng kể, đƣợc nhiều cấp ngành quan tâm nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sản xuất hồ tiêu đạt hiệu quả linh tế cao hơn, diện tích toàn tỉnh hiện nay đạt khoảng 2.500 ha. Tuy nhiên việc ngƣời dân phát triển diện tích trồng hồ tiêu khi chƣa đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng dịch hại gây hại nghiêm trọng làm ảnh hƣởng lớn đến năng suất phẩm chất cây trồng. Bảo vệ cây trồng là rất quan trọng trong sản xuất cây hồ tiêu vì các nguồn gây hại là những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt tiêu. Cỏ dại cũng là một yếu tố có mối liên hệ lớn đến các yếu tố gây hại khác và việc phòng trừ cỏ dại cho cây hồ tiêu cũng là một vấn đề lớn cần đƣợc ngƣời trồng tiêu quan tâm. Cỏ dại gây thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp do đặc tính tranh chấp với cây trồng về dinh dƣỡng, nƣớc và ánh sáng. Theo tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, cỏ dại có thể là kẻ thù lớn nhất của ngƣời nông dân. Kết quả nghiên cứu của tổ chức môi trƣờng Land Care ò New Zealand cho thấy cỏ dại gây thiệt hại lên tới 95 tỷ USD cho sản xuất lƣơng thực trên toàn cầu, so với mức 85 tỷ USD do dịch bệnh, 46 tỷ USD do sâu bọ phá hại và 2,6 tỷ USD do động vật, không kể do con ngƣời phá hoại (Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn, 1997), (Ampong-Nyarko K và De Datta SK, 1994). Trong những năm qua, các ngành chuyên môn đã tập trung nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy trình nhƣ b n phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu… nhƣng việc nghiên cứu ảnh hƣởng và đánh giá các biện pháp phòng trừ cỏ dại đến sinh trƣởng, phát triển cây hồ tiêu thì chƣa thực sự đƣợc quan tâm triển khai, biện pháp phòng trừ cỏ dại trên cây hồ tiêu chủ yếu dựa vào tập quán và năng lực sản xuất của hộ trồng tiêu. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp quản lý cỏ dại hồ tiêu tại Quảng Trị” 2. Mục đích của đề tài Điều tra thực trạng quản lý, thành phần cỏ dại trên cây hồ tiêu ở Quảng trị, trên cơ sở đ tiến hành nghiên cứu biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp cho cây hồ tiêu và đánh giá hiệu quả kỷ thuật, kinh tế, hàm lƣợng dinh dƣỡng và thành phần vi sinh vật trong đất nhằm xác định biện pháp trừ cỏ có hiệu quả kinh tế, phù hợp với sản xuất của địa phƣơng và không c tác động xấu đến môi trƣờng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần cỏ dại và tình hình quản lý cỏ dại hồ tiêu ở Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 + Xác định biện pháp trừ cỏ thích hợp cho hồ tiêu ở Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Quản lý tốt cỏ dại hồ tiêu, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và tính ổn định cho sự phát triển và kinh doanh hồ tiêu ở Quảng Trị, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời trồng tiêu. 3.3. Những điểm mới của đề tài + Xác định thành phần các loại cỏ dại chủ yếu và mức độ phổ biến của các loại cỏ dại trên hồ tiêu ở Quảng Trị. + Đánh giá hiệu quả các biện pháp trừ cỏ khác nhau và xác định biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp cho cây hồ tiêu ở Quảng Trị. + Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên cây hồ tiêu đến hàm lƣợng dinh dƣỡng đất và thành phần vi sinh vật trong đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây hồ tiêu 1.1.1. Lịch sử phát triển của cây hồ tiêu Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, có nguồn gốc từ bang Tây Ghats và Assam (Ấn Độ), có lẽ đã đƣợc trồng cách nay khoảng 6000 năm (Sasikumar và ctv., 1999; Ravindran và ctv., 2000). Hồ tiêu mọc hoang ở rừng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm bang Tây Ghats và vùng phụ cận, thƣờng là ở v ng đồng bằng và ít khi đƣợc tìm thấy ở độ cao trên 1500m (Purseglove, 1968), đƣợc ngƣời Ấn Độ phát hiện và sử dụng đầu tiên. Ngƣời Hy lạp gọi là Piperi, ngƣời Anh gọi là Pepper black và tiếng Latin gọi là Piper nigrum. Hồ tiêu là loại gia vị cổ nhất và quan trọng nhất, đƣợc ƣa thích tại Ấn Độ và là loại gia vị đặc sản đƣợc các vua chúa Châu Âu ƣa chuộng; trong thời Đế quốc Hy lạp và Roman cổ, Theo Theopharastus (372- 287 B.C), các nhà hiền triết Hy lạp gọi n là “cha của các loài thực vật”. Từ chỗ mọc hoang trong rừng núi Ấn Độ, đến nay, hồ tiêu đƣợc trồng với quy mô lớn ở nhiều nƣớc châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ với sản lƣợng hàng năm trên dƣới 300.000 tấn. Ấn Độ là nƣớc trồng hồ tiêu nhiều nhất trên Thế giới trong nhiều năm liền, với diện tích hồ tiêu khoảng 214.910 ha năm 2000 và hiện nay là 70.000ha (2015), tập trung ở Kerela và Mysore. Từ Ấn Độ, sau đ cây hồ tiêu đƣợc trồng rộng rãi ở các nƣớc v ng Nam Á nhƣ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,.... Ở Indonesia, cây hồ tiêu đƣợc đƣa vào trồng trong khoảng thời gian từ 100 năm trƣớc Công nguyên đến năm 600 sau Công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 145.830ha vào năm 2000 và đến nay là 70.000ha (2015), phần lớn ở Sumatra chiếm 70%, đảo Bangka chiếm 20% và Java chiếm 10%. Ở Malaysia, hồ tiêu đƣợc trồng với diện tích rất lớn ở Sarawak theo lối thâm canh với diện tích 11.500ha vào thời kỳ năm 2000. Ở các đảo khác thuộc Malaysia, diện tích thống kê không nhiều nhƣng con số thống kê lại cho thấy mức xuất khẩu rất lớn. Ở Thái Lan, hồ tiêu đƣợc trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chantaboun. Ở Srilanka, cây hồ tiêu đƣợc canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ở tỉnh Kandy, sản xuất khoảng 7.000-8.000 tấn/năm, phần lớn đƣợctiêu thụ trong nƣớc. Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang đƣợc tìm thấy từ trƣớc thế kỷ XVI, nhƣng đến thế kỷ XVII mới đƣợc đƣa vào trồng (Chevalier, 1925; Phan Hữu Trinh và ctv., 1987). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu đƣợc trồng với diện tích tƣơng đối khá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do ngƣời Hoa gốc ở đảo Hải Nam theo Mạc Cửu di cƣ vào Hà Tiên. Cũng trong khoảng thời gian này và đầu thế kỷ XX, cây hồ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 tiêu theo chân các chủ đồn điền ngƣời Pháp phát triển lên Bình Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam (Biard et Roule, 1942). Diện tích đƣợc trồng vào năm 2000 là 30.000ha và hiện nay là 120.000ha (2015). Mặc dù diện tích đƣợc trồng không lớn trong các thời kỳ nhƣng đến năm 2015 Việt Nam đứng đầu về cả diện tích và sản lƣợng trên toàn thế giới. Đến thế kỷ XIX, cây hồ tiêu mới đƣa sang trồng ở châu Phi, Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất diện tích lên đến 4.000 ha tính đến năm 2015, sau đ là Nigeria, Công-gô và Cộng hòa Trung Phi. Ở châu Mỹ, Brazil là nƣớc canh tác hồ tiêu lớn nhất, với xuất xứ do ngƣời Nhật đƣa từ Singapore sang. Hiện nay, cây hồ tiêu đƣợc trồng nhiều ở các nƣớc nằm trong v ng xích đạo (15 độ vĩ Bắc đến 15 độ vĩ Nam). Ở nƣớc ta, cây hồ tiêu chủ yếu đƣợc trồng ở vĩ độ 17 trở vào đến Phú Quốc (Kiên Giang). Cây hồ tiêu không những mọc tốt ở v ng đồng bằng mà còn đƣợc canh tác ở một số vùng cao nguyên, có thể tới độ cao 800m so với mực nƣớc biển (Phan Hữu Trinh và ctv, 1988). 1.1.2. Giá trị sử dụng Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thƣờng dùng làm gia vị dƣới dạng khô hoặc tƣơi. Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nƣớc Liberia. Thân hồ tiêu dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá nhƣ lá trầu không, nhƣng dài và thuôn hơn. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi s c. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một ch m, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín c màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch đƣợc hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Hồ tiêu đƣợc thu hoạch mỗi năm một lần. Muốn có hồ tiêu đen, ngƣời ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên ch m, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chƣa c sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), ngƣời ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đ bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhƣng cay hơn (vì quả đã chín) (http://vi.wikipedia.org/wiki/hồ tiêu). Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn c hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc đƣợc thu hái khi rất già, ủ chín sau đ đƣợc chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ c màu đỏ thẫm hơi ngả đen, đƣợc sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chƣ Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen (http://vi.wikipedia.org/wiki/hồ tiêu). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 Hồ tiêu là loại gia vị rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1ngƣời. Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro. Thƣờng dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, ngoài ra tiêu còn có tác dụng chữa một số bệnh. Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn nhƣ beta carotene, giúp tăng cƣờng hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thƣ và tim mạch (http://vi.wikipedia.org/wiki/hồ tiêu). Giá trị sử dụng của hồ tiêu liên quan đến thành phần hoá học chứa trong quả và hạt hồ tiêu. Hạt hồ tiêu thƣơng phẩm có chứa 12 - 14 % nƣớc và 86 - 88% chất khô; thành phần các chất trong hạt tiêu thay đổi tùy theo loại tiêu đen hay tiêu trắng. Bảng 1.1. Thành phần các chất trong hạt hồ tiêu Tiêu đen Tiêu trắng Tỷ lệ % tiêu đen Chỉ tiêu (%) (%) so với tiêu đen Chất khoáng 4,51 1,62 36 Chất đạm 11,67 11,71 97 Celluloza 16,49 6,35 39 Đƣờng bột 42,45 62,30 146 Chất béo 8,10 9,21 116 Tinh dầu 1,56 1,86 119 Piperin 9,20 8,59 94 Nhựa 1,58 1,15 78 Nhƣ vậy, chất đạm chiếm 11-12% trong hạt tiêu đen, nhiều hơn trong hạt tiêu trắng chút ít, celluloz phần lớn nằm ở lớp vỏ nên ở tiêu trắng rất thấp chỉ 6% trong khi ở tiêu đen chiếm 10%, chất đƣờng bột chiếm tỷ lệ quan trọng trong hạt tiêu, đặc biệt ở tiêu trắng 62,3% trong khi tiêu đen chỉ 42,45%. Piperin, tinh dầu và nhựa là ba chất đặc biệt của hạt tiêu tạo cho tiêu có vị cay nóng và mùi thơm đặc biệt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 Do có thành phần hoá học nhƣ trên, hạt hồ tiêu có những giá trị sử dụng quan trọng trong các hoạt động sống của con ngƣời. Chất gia vị: hồ tiêu đƣợc sử dụng làm gia vị có tính chất thƣơng mại quan trọng nhất trong các chất gia vị đƣợc sử dụng trên Thế giới hiện nay. Hầu nhƣ bất kì m n ăn nào có rắc vào một ít hồ tiêu cũng đều thơm ngon thêm gấp bội. Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêm hƣơng vị của thức ăn, mà còn làm át đi vị tanh nồng, m i đặc biệt đôi khi kh chịu của một số loại thực phẩm động vật giàu chất đạm nhƣ cua, cá, ốc, ếch... Trong y dƣợc: Về mặt dƣợc liệu học, do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa c m i thơm, cay, n ng đặc biệt, hồ tiêu có tác dụng kích thích Hệ tiêu hoá, làm ngon miệng hơn. Ngoài ra, hồ tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thƣờng dùng chung với Gừng để chữa chứng tiêu chảy, ói mửa khi ăn nhằm món lạ, dùng chung với hành lá trong cháo giải cảm. Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều, hồ tiêu sẽ gây táo bón, kích thích niêm mạc dạ dày, gây sốt, viêm đƣờng tiểu tiện và có khi tiểu ra máu (Đỗ Tất Lợi, 2001). Piperin và piperidin độc ở liều cao, piperidin tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh. Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng nhẹ, diệt kí sinh trùng, gây hắt hơi. M i hồ tiêu xua đuổi đƣợc các sâu bọ, do đ hồ tiêu đƣợc dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhạy cắn (Đỗ Tất Lợi, 2001). Hồ tiêu ngoài công dụng làm gia vị, trong y dƣợc, n còn đƣợc sử dụng trong công nghiệp hƣơng liệu và làm chất trừ côn trùng: Trong công nghiệp hƣơng liệu: Chất Piperin trong hạt hồ tiêu đƣợc thuỷ phân thành Piperidin và axít piperic. Axit piperic bị ôxy hoá bởi KMnO4 tạo thành piperonal là chất thơm đặc biệt dùng làm mỹ phẩm. Tinh dầu hồ tiêu với m i thơm đặc biệt, đƣợc sử dụng trong công nghiệp hƣơng liệu và hoá dƣợc. Dầu nhựa hồ tiêu đƣợc phân lập thành hai dạng: Dạng chất cháy đƣợc, tan trong môi trƣờng kiềm; và dạng chất lỏng màu xanh đậm, đƣợc sử dụng trong công nghiệp hƣơng liệu và hoá dƣợc (Đỗ Tất Lợi, 2001). Trừ côn tr ng: Trƣớc kia ngƣời ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt hồ tiêu xay tẩm vào da trong khi thuộc, để ngừa côn trùng phá hại. Nhƣng từ khi xuất hiện các loại thuốc tổng hợp công hiệu và rẻ tiền hơn thì hồ tiêu không đƣợc sử dụng vào lĩnh lực này nữa. 1.1.3. Giá trị kinh tế Cây hồ tiêu là cây công nghiệp mũi nhọn của nƣớc ta. Sản xuất hồ tiêu theo hƣớng tập trung, sản phẩm xuất khẩu ra nƣớc ngoài mang lại nhiều lợi nhuận cho PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 ngƣời lao động và đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Hiện nay, hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp chiến lƣợc của nền kinh tế nông nghiệp tại nhiều tỉnh thành ở nƣớc ta nhƣ Quảng Trị, Phú Quốc, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên (Phan Hữu Trinh và ctv, 1988). Hạt tiêu là một gia vị đắt giá, c giá trị thƣơng mại và xuất khẩu rất cao. Ngày xƣa, tiêu đƣợc làm lễ vật triều cống và bồi thƣờng chiến tranh. Ngày nay, tiêu là một mặt hàng thƣơng mại quan trọng trên thị trƣờng Quốc tế. Vào những năm của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, do mức cung luôn thấp hơn mức cầu nên giá tiêu trên Thế giới tăng rất nhanh. Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế lần thứ 42 diễn ra từ ngày 27-30/10/2014 tại khách sạn Sheraton, TP.HCM đã thu hút hơn 400 đại biểu trong đ c hơn 300 đại biểu là khách quốc tế. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã đƣợc khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền. Ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đã c những bƣớc tiến dài trong đ ng g p vào tăng trƣởng kinh tế quốc gia và tăng thu nhập cho ngƣời dân khu vực nông thôn ở nhiều v ng kh khăn nhƣ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. (Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế IPC 42, ngày 25/12/2015 12:06:57 CH, ) Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam hiện đã c mặt trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền. Hồ tiêu vinh dự là một trong số 23 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. So với năm 2014, số lƣợng hạt tiêu xuất khẩu đạt khoảng 85,3% nhƣng giá trị lại tăng 105,3% do đạt đƣợc giá trị cao. Tính chung trong 5 năm từ 2011 đến 2015, ngành hồ tiêu Việt Nam đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng ấn tƣợng. Mức tăng trƣởng bình quân về số lƣợng đạt 2,5% năm, cao gấp đôi so với mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 về sản lƣợng xuất khẩu. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, mức tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt tới 24,6% năm, cao hơn so với mức tăng bình quân giai đoạn 5 năm trƣớc. Trong năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD, đến năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới gần 133.000 tấn sản phẩm hồ tiều, với giá trị khoảng 900 triệu USD. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2014, cả nƣớc đã xuất đƣợc gần 135.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD. Năm 2014 đƣợc đánh giá là năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành hồ tiêu Việt Nam hoàn toàn có khả năng vƣợt mốc 1,1 tỷ USD, cao nhất từ trƣớc tới nay. Trong đ , thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi là 10%. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 IPC dự báo sản lƣợng Hồ tiêu thế giới vụ 2015 khoảng 374.500 tấn, tăng 38.300 tấn (tăng chủ yếu tăng từ Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka) cộng tồn kho cuối năm 2014 chuyển sang 2015 khoảng 59.000 tấn. Nhƣ vậy tổng nguồn cung Hồ tiêu thế giới năm 2015 là 433.536 tấn, tăng 12.630 tấn so với năm 2014. Nhu cầu tiêu thụ khoảng 416.000 tấn. Do đ cân đối cung cầu Hồ tiêu năm 2015 c thể hài hòa hơn so với năm 2014; Tuy nhiên giá vẫn có thể duy trì ở mức cao. Trong năm 2015, tính từ tháng 1 đến tháng 9 Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc 112.370 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 63,43 triệu USD, riêng trong tháng 10 Việt Nam đã xuất khẩu đƣợc 7.059 tấn tiêu các loại, giá trị xuất khẩu đạt 72,83 triệu USD. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam tính đến tháng 11 năm 2015 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 126.012 tấn hồ tiêu, trong đ 108.850 tấn tiêu đen và 17.162 tấn tiêu trắng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 203,84 triệu USD, tiêu đen đạt 981,45 triệu USD, tiêu trắng đạt 222,39 triệu USD trị giá 100 triệu USD. Giá xuất khẩu binh quân tiêu đen 11 tháng đạt 9.017 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.958 USD/tấn. Các thị trƣờng xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống Nhất và Singapore với 37,03% thị phần. Các thị trƣờng có giá trị tăng mạnh là Đức (38,16%), Hàn Quốc (33,11%), Tây Ban Nha (29,37%) và Anh (23,95%). Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đi gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu. Chỉ riêng năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 160.000 tấn, chiếm khoảng 58% thị trƣờng hồ tiêu thế giới với giá trị trên 1,2 tỉ USD. Ấn Độ, Brazil và một số nƣớc khác nắm giữ số thị phần còn lại. Có thể nói, hồ tiêu Việt Nam đang nắm quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu. Tình hình cung cầu hồ tiêu thế giới năm nay không thay đổi lớn so với năm trƣớc. Tổng cầu vẫn lớn hơn lƣợng cung. Trao đổi tại Hội thảo ngành tiêu năm 2015, các doanh nghiệp đều cho rằng, hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trƣờng thế giới trong năm 2015 và khả năng vẫn còn tiếp tục giữ vững ngôi vị này trong 5 năm tới. Nhƣ vậy, chứng tỏ hồ tiêu c giá trị thƣơng mại cao hơn các loại nông sản khác rất nhiều. Vấn đề quan trọng nhất của hồ tiêu hiện nay vẫn là tìm đƣợc thị trƣờng tiệu thụ. Hiệu quả kinh tế của cây tiêu là rất lớn so với trồng một số loại cây trồng khác. Mặt khác, hạt tiêu c thể bảo quản nhiều năm trong kho mà không làm giảm chất lƣợng. Vì vậy, ngƣời trồng tiêu c thể giữ lại sản phẩm của mình trong kho để bán khi thấy giá cả ph hợp và c lợi hơn. (Phan Quốc Sủng, 2001) Nhu cầu hạt tiêu hiện nay không chỉ đƣợc sử dụng trong các m n ăn, mà còn đƣợc d ng cả trong lĩnh vực dƣợc phẩm. Dầu hạt tiêu cũng đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực khác nhƣ mỹ phẩm, nƣớc hoa, các sản phẩm vệ sinh cá nhân nhƣ kem đánh răng, nƣớc súc miệng…Số liệu của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy trong 10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 năm kể từ 2001, tiêu d ng hạt tiêu thế giới tăng khoảng 3% mỗi năm. Ƣớc tính trong dài hạn, thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung hạt tiêu khoảng vài chục ngàn tấn mỗi năm. 1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở trong nƣớc và trên thế giới 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới 1.2.1.1. Tình hình sản xuất Cây hồ tiêu đƣợc biết đến từ hàng ngàn năm nay, từ chổ mọc hoang trong rừng nhiệt đới của Ấn Độ dần dần cây tiêu đƣợc trồng với diện tích ngày càng lớn. Trong những năm từ 1935 - 1939 sản lƣợng tiêu bình quân trên thế giới hàng năm là 83 nghìn tấn. Từ năm 1960 sản lƣợng tiêu thế giới không ngừng đƣợc tăng lên, đạt mức trung bình 160 nghìn tấn/năm. Nhƣng sau đ giảm xuống do thời tiết bất lợi và sâu bệnh hại (Phan Hữu Trinh và ctv, 1988). Cây hồ tiêu đƣợc trồng ở 70 nƣớc trên thế giới với tổng diện tích 476.514 ha (Số liệu của IPC, năm 2010), phân bổ tập trung chủ yếu tại các nƣớc vùng xích đạo. Ấn Độ, Indonesia chiếm gần 70% diện tích tiêu toàn cầu. Diện tích trồng tiêu thế giới và sản lƣợng tăng rất chậm. Các nƣớc Brazin, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Srilanka và Việt Nam có tổng sản lƣợng 378.800 T, chiếm 87% sản lƣợng hồ tiêu của toàn thế giới (năm 2013) (Bảng 1.2). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 Bảng 1.2. Sản xuất hồ tiêu các nước chính trên thế giới thời kỳ 2010 - 2014 Diện tích (Ha) Sản lƣợng (Tấn) Nƣớc 2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 329.709 308.400 330.150 378.800 336.700 1. Brazil 20.000 20.000 20.000 20.000 34.000 35.000 35.000 34.000 35.000 2. Ấn Độ 182.000 189.100 196.200 197.000 50.000 48.000 43.000 65.000 37.000 3.Indonesia 110.620 110.900 112.850 113.000 59.000 33.000 41.000 63.000 52.000 4. Malaysia 15.000 15.000 14.791 15.000 24.227 25.600 26.500 19.000 20.500 5.Sri Lanka 30.931 31.296 31.667 31.997 17.332 13.000 17.655 28.000 19.200 6.Việt Nam 50.000 52.500 54.500 56.500 64.000 100.000 100.000 120.000 122.000 125.000 7.TrungQuốc 24.000 25.000 25.000 25.000 25.000 24.800 23.300 25.000 28.000 27.500 8. Thái Lan 2.800 2.800 2.800 2.800 2.800 9.750 10.000 10.000 6.000 6.500 9.Madagar 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 2.800 2.500 2.500 4.000 4.000 10.Campuchia 4.500 5.000 6.500 7.800 8.000 11. Ecuador 3.300 3.000 3.000 2.000 2.000 Nguồn IPC(2015) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 Những nƣớc sản xuất hồ tiêu chủ yếu là Ấn Độ, Indonexia, Malaysia, Việt Nam, Braxin, Madagasca và Srilanka. Các nƣớc có diện tích rất lớn nhƣ Ấn Độ, Indonesia đều c năng suất bình quân năm cao nhất khoảng 0,6 tấn/ha. Thái Lan và Việt Nam c năng suất khá cao bình quân khoảng 2,2 tấn/ha nhƣng sản lƣợng tiêu của Thái Lan không lớn. Tổng sản lƣợng tiêu thế giới chỉ tăng bình quân khoảng 0,6%/năm trong 10 năm (2001-2010), cao nhất là năm 2013 với sản lƣợng 378,800 nghìn tấn. Nguồn: Nedspice, 2014 Hình 1.1. Tăng trưởng về sản lượng hồ tiêu ở khu vực Đông Nam Á và các nước khác Ấn Độ là một trong những nƣớc sản xuất hồ tiêu sớm nhất trên thế giới. Từ trƣớc 1945, Ấn Độ đã là nƣớc sản xuất hồ tiêu nhiều nhất trên Thế giới, tuy vậy những năm gần đây, diện tích trồng hồ tiêu của Ấn Độ lên tới 120.000ha nhƣng sản lƣợng chỉ đạt khoảng 30 tấn hồ tiêu hạt/năm do năng suất bình quân thấp, trung bình 300kg/ha, tuy nhiên, c ng với việc sử dụng giống hồ tiêu “Panniyur” cho năng suất cao và tăng cƣờng đầu tƣ, Ấn Độ đang cố gắng đƣa sản lƣợng hồ tiêu lên 45.000tấn/năm. (Phạm Hoàng Hộ, 1999) Cây hồ tiêu đƣợc trồng tại các v ng đồi ở Đông Nam Ấn Độ từ Bắc Karana đến Kanyakumari, đây chủ yếu là các v ng đất vùng khí hậu nóng và ẩm ở phía Nam Ấn Độ. Chỉ riêng bang Kerala đã chiếm 96% tổng sản lƣợng hồ tiêu của nƣớc này. Diện tích trồng tiêu năm 2013 của Ấn độ là 197.000 ha, sản lƣợng 65.000 tấn. Ở Indonesia, những năm 1962 - 1964 sản lƣợng tiêu hằng năm đạt khoảng 50.000 tấn nhƣng những năm sau đ sản lƣợng hồ tiêu của Indonesia giảm do sâu bệnh và chỉ còn khoảng trên dƣới 15.000 tấn, chỉ sau khi c những nghiên cứu về giống, phân b n và phòng trừ sâu bệnh và c ng với các biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc, sản lƣợng hồ tiêu mới dần đƣợc phục hồi và đạt mỗi năm khoảng 30.000 tấn trong nhiều PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2