intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luân văn hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và cơ sở thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn, đồng bào dân tộc ở huyện miền núi vùng cao; đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn dân tộc huyện miền núi vùng cao Văn Bàn; đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn dân tộc miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– ĐINH PHÚC HẠNH SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– ĐINH PHÚC HẠNH SINH KẾ VÀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Phát triển nông thôn Mã ngành: 8 62 01 18 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước Nhà trường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này. Tác giả luận văn Đinh Phúc Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, tôi đã hoàn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Văn Bàn; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Văn Bàn;Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn; các hộ gia đình trên địa bàn,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể để tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Học viên Đinh Phúc Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................. vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 10 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 10 2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................. 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 12 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 13 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.............................................. 14 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................ 14 1.1.1. Hộ nông dân .............................................................................................. 14 1.1.2. Sinh kế và hoạt động sinh kế..................................................................... 16 1.1.3. Thu nhập của hộ gia đình .......................................................................... 18 1.1.4. Dân tộc thiểu số ......................................................................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 25 1.2.1. Tổng quan một số nghiên cứu ngoài nước ................................................ 25 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước..................................... 28 1.2.3. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan .............................................. 33 1.2.4. Bài học kinh nghiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi huyện Văn Bàn .................................................................................................... 41 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 43 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Văn Bàn ............................................. 43 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 46 2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 48 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 49 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................ 49 2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp .............................................................................. 49 2.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu ........................................ 51 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 52 2.4.1. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Bàn ................... 52 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về thông tin chung của nông hộ ........................................ 52 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về về một số nguồn lực của hộ gia đình ............................ 52 2.4.4. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động sinh kế của nông hộ ..................................... 52 2.4.5. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập của hộ gia đình............................................... 52 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 54 3.1. Nguồn lực sinh kế và hoạt động sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn .............................................................................................................. 54 3.1.1. Một số nguồn lực sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn .............. 54 3.1.2. Một số hoạt động sinh kế chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn .............. 60 3.2. Thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn ................................................. 63 3.3. Mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập nông hộ huyện Văn Bàn ............................................................................. 71 3.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triẻn ................................................................. 71 3.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập nông hộ dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn............................................................ 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSXH Chính sách xã hội HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã IMF Quỹ tiền tệ Thế giới KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế-xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc NĐ-CP Nghị định của Chính phủ NQ-CP Nghị quyết của Chính phủ NTM Nông thôn mới Nxb Nhà xuất bản OCOP Chương trình mỗi xã một sản phẩm PTNT Phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ THCS Trung học cơ sở TT-NNPTNT Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1. Mẫu điều tra nhóm hộ khác nhau tại 3 xã........................................... 50 Bảng 3.1. Tuổi, học vấn, nhân khẩu và lao động của nông hộ ........................... 55 Bảng 3.2. Lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp và đào tạo nghề .................. 56 Bảng 3.3. Đất đai và đất chuyển đổi mục đích sử dụng...................................... 57 Bảng 3.4. Vốn sản xuất và vay vốn..................................................................... 58 Bảng 3.5. Một số máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp ................... 59 Bảng 3.6. Một số cây trồng chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn ..................... 60 Bảng 3.7. Một số vật nuôi chủ yếu của nông hộ huyện Văn Bàn ....................... 62 Bảng 3.8. Ngành nghề phi nông nghiệp của nông hộ ......................................... 63 Bảng 3.9. Nguồn thu nhập tỉnh Lào Cai, nông thôn cả nước và vùng ................ 65 Bảng 3.10. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo dân tộc ......... 66 Bảng 3.11. Tổng thu nhập phân theo nhân khẩu và lao động ............................. 67 Bảng 3.12. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo kinh tế hộ .... 68 Bảng 3.13. Tổng thu nhập phân theo kinh tế hộ ................................................. 69 Hình 3.1. Thu nhập (ngàn đồng/người/tháng) nông thôn cả nước và Trung du miền núi phía Bắc 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên đề tài: “Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Thông qua việc cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và cơ sở thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn, nhất là nông hộ dân tộc thiểu số miền núi vùng cao; Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn dân tộc thiểu số miền núi vùng cao để từ đó đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn dân tộc thiểu số miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đề tài tập trung nghiên cứu 2 nội dung chủ yếu sau đây: (1) Thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn dân tộc thiểu số miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, và (2) Định hướng và giải pháp cải thiện hoạt động sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn dân tộc thiểu số miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Để thực hiện 2 nội dung trên đây, đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị trước để thu thập thông tin từ 90 nông hộ thuộc các nhóm khác nhau về kinh tế (giàu, khá, trung bình, cận nghèo và nghèo) ở 3 xã Làng Giàng, Nậm Xé và Tân Thượng, đại diện cộng đồng các dân tộc huyện Văn Bàn. Ngoài ra đề tài còn tiến hành quan sát trực tiếp và thảo luận nhóm với lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cán bộ nông nghiệp xã và đại diện già làng trưởng thôn. Số liệu điều tra được tổng hợp, phân tích theo các phương pháp phân tích Excel PivotTable, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,… Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sinh kế trong trồng trọt của nông hộ dân tộc miền núi huyện Văn Bàn bao gồm sản xuất các cây trồng chính xếp theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii thứ tự quan trọng là: Lúa, ngô, sắn, rau xanh, cây ăn quả, lạc, thảo quả, quế, đậu tương, nghệ và cây lâm nghiệp. Hoạt động sinh kế trong chăn nuôi của nông hộ ở địa phương được xếp theo thứ tự quan trọng là: Chăn nuôi gia cầm, lợn, cá, bò, dê và trâu. Chăn nuôi là nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp khá đa dạng, là nguồn thu nhập rất quan trọng đối với bà con nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu thu nhập. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp tập trung chủ yếu là làm công nhân lao động trong các nhà máy, khai thác mỏ và khu công nghiệp trên địa bàn và ngoài địa bàn; Làm nghề kinh doanh buôn bán, làm thuê, xây dựng (thợ xây và phụ xây), nấu rượu, chế biến nông sản, chế biến ván bóc xuất khẩu, dịch vụ xay sát nghiền nông sản,… Thu nhập nông nghiệp của nông hộ huyện Văn Bàn bình quân đạt 117,5 triệu đồng/hộ/năm. Trong đó, thu nhập nông nghiệp cao nhất là nhóm dân tộc Dao (132,8 triệu đồng/hộ/năm), tiếp đến là dân tộc Mông (128,6 triệu đồng/hộ/năm); Nhóm dân tộc Tày có thu nhập nông nghiệp chỉ đạt 79,2 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 36,5 triệu đồng so với dân tộc Kinh. Thu nhập phi nông nghiệp bình quân đạt 133,6 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập phi nông nghiệp của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đều thấp hơn so với dân tộc Kinh. Đặc biệt, nhóm hộ cận nghèo và nghèo không có nguồn thu nhập về phi nông nghiệp. Thu nhập phi nông nghiệp thấp nhất là dân tộc Dao (chỉ đạt 68,3 triệu đồng/hộ/năm), thấp hơn 123,6 triệu đồng so với dân tộc Kinh; Tiếp đến là nhóm dân tộc Mông (70 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 121,9 triệu đồng/hộ/năm so với dân tộc Kinh). Nhóm dân tộc Tày có thu nhập phi nông nghiệp đạt 124,4 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 67,4 triệu đồng so với dân tộc Kinh. Do đó, tổng thu nhập (hay còn gọi thu nhập hỗn hợp) của nông hộ đạt bình quân 146 triệu đồng/hộ/năm, thấp hơn 31,4 triệu đồng so với dân tộc Kinh. Nhìn chung, tổng thu nhập bình quân của các nhóm dân tộc thiểu số biến động từ 133,6 đến 139,8 triệu đồng/hộ/năm, và đều thấp hơn so với dân tộc Kinh từ 37,6 đến 43,8 triệu đồng/hộ/năm. Mặt khác, thu nhập phi nông nghiệp và tổng thu nhập của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix đều thấp hơn so với dân tộc Kinh. Thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ miền núi huyện Văn Bàn có vẻ cao hơn thu nhập nông nghiệp và đang có sự chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Rõ ràng là hiện nay đang có sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ khác nhau, thể hiện sự bất bình đẳng về kinh tế, sẽ dẫn đến những hệ lụy rất đáng được quan tâm, đánh giá đúng mức để có giải pháp khắc phục kịp thời để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhóm dân tộc thiểu số Mông, Dao và nhóm hộ nghèo này đang ngày càng bị bị tụt hậu, bị bỏ rơi lại phía sau. Mặt khác thu nhập của nhóm dân tộc thiểu số và hộ nghèo này còn rất xa so với bộ tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của Chính phủ. Để tăng thu nhập cho hộ gia đình nông thôn vùng dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp chủ yếu như: Nhóm giải pháp về phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề để tăng thu nhập về phi nông lâm nghiệp thủy sản; Nhóm giải pháp tăng cường tiếp cận vay vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế hộ nghèo; Nhóm giải pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu thúc đẩy sản xuất và phát triển nông thôn; Giải pháp về đào tạo nghề và đào tạo nhân lực, lao động, việc làm cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số; Nhóm giải pháp về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; Nhóm giải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân tộc thiểu số, và giải pháp về nguồn lực tự nhiên, rừng và đất rừng… Tác giả Đinh Phúc Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp, sản xuất lương thực là chủ yếu và dựa vào các nguồn lực sẵn có như lao động, đất đai, rừng,… để người dân sinh sống. Ở khu vực miền núi khi chưa có yếu tố khoa học kỹ thuật thì những hộ có nhiều nguồn lực hơn thì cuộc sống sẽ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên dân số ngày càng tăng, các nguồn lực sẵn có như đất đai ngày càng bị thu hẹp. Đặc biệt là ở vùng miền núi người dân sẽ có nhiều khó khăn hơn trong việc sản xuất và họ tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm hơn và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng khó hơn do điều kiện của địa hình. Hơn nữa, nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Từ muôn đời xưa ông cha ta đã coi trọng việc phát triển ngành nông nghiệp như là mục tiêu sống còn của dân tộc. Qua quá trình đổi mới, phát triển của từng thời kỳ,… Nông nghiệp nước nhà đã trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, của lịch sử dân tộc, có không ít những khó khăn trở ngại. Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cộng đồng dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Cộng đồng này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Thu nhập của các hộ dân sống ở các vùng nông thôn hiện nay, chủ yếu vẫn là từ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập của hộ gia đình nông thôn cũng đang có chuyển biến tích cực theo hướng đang đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp như: Dịch vụ, xây dựng, làm thuê, làm công nhân,... Sinh kế là những hoạt động để nuôi sống bản thân và gia đình của người dân. Hiện nay, sinh kế là mối quan tâm của rất nhiều nhà chính sách bởi nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống con người. Trên thực tế các hoạt động sinh kế của người dân chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người,…. Do vậy, để sinh kế ổn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 11 định và bền vững thì ngoài nỗ lực, cố gắng của người dân thì các chính sách hỗ trợ, giải pháp phát triển từ nhà nước rất quan trọng. Trong những năm gần đây các hoạt động sinh kế và thu nhập của người nông dân huyện Văn Bàn đã có những thay đổi lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Cộng đồng địa phương chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Mông,... nên cuộc sống còn nhiều khó khăn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn khiến việc quản lý và bảo vệ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện có rất nhiều các hoạt động hỗ trợ sinh kế và đang triển khai thực hiện tại đây và hiệu quả ra sao, cuộc sống của người dân thay đổi như thế nào, người dân được hưởng lợi những gì khi tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tác động của giải pháp sinh kế ra sao,..? Nguồn lực chủ yếu của các cộng đồng địa phương hiện nay là gì? Có những đặc trưng gì đáng lưu ý trong hoạt động sinh kế và thu nhập giữa các nhóm cộng đồng khác nhau về dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh? Cũng như sự khác biệt gì về thu nhập của các nhóm hộ khác nhau về kinh tế?,… Đó là những vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu để có những giải pháp mang tính bền vững cho người dân nơi đây giúp cho việc quản lý sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và thông minh, giúp cho người dân có những định hướng đúng đắn trong sản xuất. Cần lưu ý rằng, đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về các hoạt động sinh kế, còn nội dung các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình sẽ được thực hiện trong các nghiên cứu khác, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Xuất phát từ thực tế đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sinh kế và thu nhập của hộ nông dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và cơ sở thực tiễn liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn, đồng bào dân tộc ở huyện miền núi vùng cao; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 12 - Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn dân tộc huyện miền núi vùng cao Văn Bàn; - Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn dân tộc miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ dân tộc, bao gồm thu nhập về nông lâm thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp), thu nhập về phi nông nghiệp và tổng thu nhập (còn gọi là thu nhập hỗn hợp) của hộ dân tộc thiểu số miền núi vùng cao huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đối tượng điều tra khảo sát là hộ dân tộc trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, bao gồm các nhóm hộ khác nhau về dân tộc (Tày, Mông, Dao, Kinh,…) và về kinh tế hộ (Giàu, khá, trung bình, cận nghèo, nghèo), vì sinh kế và thu nhập của hộ thường có sự sai khác nhau theo các đặc điểm về điều kiện kinh tế, về thu nhập và một số đặc điểm có tính xã hội khác. Ngoài ra, đề tài còn thảo luận nhóm với những người có liên quan, gồm cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ xã và đại diện già làng, trưởng bản trên địa bàn các xã nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại dân tộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Số liệu thứ cấp được thu thập trên toàn bộ huyện Văn Bàn. Số liệu sơ cấp được thu thập ở cấp hộ gia đình tại 3 xã đại diện cho các nhóm dân tộc là Làng Giàng, Nâm Xé và Tân Thượng. - Về thời gian: Luận văn tập trung thu thập số liệu từ các năm 2015-2018. - Giới hạn phạm vi về nội dung nghiên cứu: Sinh kế trong đề tài được giới hạn ở hoạt động sinh kế của hộ gia đình các cộng đồng (hay còn gọi là nhóm) dân tộc (Mông, Dao, Tày, Kinh,…), gồm hoạt động sinh kế về nông nghiệp (gọi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 13 tắt là sinh kế nông nghiệp như: Trồng trọt, chăn nuôi,… và hoạt động sinh kế phi nông nghiệp. Theo đó, những hoạt động sinh kế nào càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn phát triển thì hoạt động sinh kế càng quan trọng đối với cộng đồng địa phương. Ngoài ra, quy mô sản xuất như diện tích cây trồng bình quân hộ, số đầu gia súc bình quân hộ,… cũng phản ánh hoạt động sinh kế. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ nông lâm thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp) và thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như: tiền công, tiền lương, ngành nghề, thương mại dịch vụ,… (gọi tắt là thu nhập phi nông nghiệp). Thu thập thông tin sơ cấp bằng phiếu điều tra khảo sát hộ gia đình trên địa bàn 3 xã Làng Giàng, Nâm Xé và Tân Thượng đại diện cho cộng đồng các dân tộc ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Phân tích hoạt động sinh kế và thu nhập dựa trên các nhóm nông hộ khác nhau chủ yếu về dân tộc (Mông, Dao, Tày, Kinh,…) và so sánh giữa các nhóm dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Mông) với nhóm dân tộc Kinh. Ngoài ra, thu nhập của nông hộ còn phân tích theo thu nhập của hộ (gọi là phân loại kinh tế hộ), bao gồm các nhóm hộ giàu, khá, trung bình, cận nghèo và nghèo. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và cơ sở thực tiễn những liên quan đến hoạt động sinh kế và thu nhập của hộ gia đình nông thôn dân tộc ở huyện miền núi Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn dân tộc miền núi huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài luận văn đề xuất sẽ được chính quyền địa phương và nhân dân huyện Văn Bàn có thể tham khảo, áp dụng và vận dụng vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống vật chất cho các gia đình nông thôn trên địa bàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 14 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Hộ nông dân 1.1.1.1. Khái niệm hộ nông dân Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về hộ nông dân. Nói đến sự tồn tại của hộ nông dân (còn được gọi tắt là nông hộ) trong nền kinh tế trước hết cần thấy rằng: Hộ nông dân không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất các các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ nông dân đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Như vậy, hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp như (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,...) ở các mức độ khác nhau. Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở,vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Theo tác giả Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017): Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một lãnh thổ, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 15 Cùng với khái niệm hộ nông dân, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm hộ gia đình. Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội, một tế bào xã hội, bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Cần chú ý rằng trong hộ gia đình có chủ hộ, là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Đề tài này thu thập thông tin hộ gia đình thông qua chủ hộ. 1.1.1.2. Phân loại hộ nông dân Hộ nông dân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật,quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ gia đình. Việc phân loại hộ nông dân có căn cứ khoa học sẽ tạo điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp nhằm đầu tư đem lại hiệu quả. Hộ nông dân có thể chia thành: (1) Hộ thuần nông: Là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực nông nghiệp; (2) Hộ sản xuất kinh doanh: Là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ; (3) Hộ nông nghiệp – làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn lương; (4) Hộ nông nghiệp – sản xuất kinh doanh: Là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực; (5) Hộ sản xuất kinh doanh - làm công: Là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là làm công ăn lương; (6) Hộ nông nghiệp - sản xuất kinh doanh - làm công, gọi chung là hộ hỗn hợp: Là những hộ gia đình mà việc làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 16 của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có làm công ăn lương. Trên thực tế hiện nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và hội nhập, nghề nghiệp của hộ gia đình nông thôn đang có sự biến đổi nhanh chóng. Rất khó có hộ thuần nông nghiệp với 100% thành viên gia đình đều làm nghề nông, thuộc khu vực nông nghiệp, bởi sẽ có một bộ phận thanh niên, thậm chí trung niên trong số các nhóm hộ này đã rời khỏi khu vực nông nghiệp để làm việc bán thời gian, hoặc toàn bộ thời gian cho khu vực phi nông nghiệp như làm công nhân ở các khu công nghiệp, làm thuê ở các khu đô thị,… Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung phân tích đánh giá hoạt động sinh kế và thu nhập của các nhóm hộ khác nhau về nghề nghiệp là: Thuần nông nghiệp, hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp và hộ hoàn toàn phi nông nghiệp. - Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ người ta có thể chia thành các nhóm hộ khác nhau về kinh tế như: Hộ giàu; Hộ khá; Hộ trung bình; Hộ cận nghèo và hộ nghèo. Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng cách phân loại hộ theo kinh tế, tức là thu nhập trên đây để so sánh, đánh giá các hoạt động sinh kế cũng như thu nhập của hộ gia đình nông thôn sinh sống trên dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 1.1.2. Sinh kế và hoạt động sinh kế Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: Cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, mặt nước, đường xá, máy móc thiết bị phục vụ cho đời sống của người dân,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (trích theo Phạm Đăng Định, 2015). Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 17 nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống. Hoạt động sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động sinh kế nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt (Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, cây ăn quả, rau màu,…); Chăn nuôi (Lợn, gà, trâu, bò, cá,…) và lâm nghiệp (Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,…). Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn bán và các ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi đề tài này, hoạt động sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ. Vì vậy, cải thiện sinh kế bền vững chính là việc cải thiện, cải tiến các hoạt động sinh kế về trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Triết lý đối với hoạt động sinh kế là: Những hoạt động sinh kế nào càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn và phát triển thì những hoạt động sinh kế đó càng quan trọng đối với cộng đồng địa phương. Về quy mô, hoạt động sinh kế thường được đánh giá thông qua chỉ tiêu số hộ hoặc tỷ lệ hộ có hoạt động sinh kế, diện tích cây trồng bình quân hộ, số đầu gia súc bình quân hộ, diện tích ao cá bình quân hộ,… Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tố đẹp cho tương lai. Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 18 Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích (trích theo Phạm Đăng Định, 2015). Cần chú ý rằng, khái niệm hoạt động sinh kế trong đề tài này hoàn toàn khác với nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng, một khái niệm có phạm vi rộng hơn, sẽ được đề cập trong những nghiên cứu khác. 1.1.3. Thu nhập của hộ gia đình 1.1.3.1. Vai trò của thu nhập trong hộ gia đình Chúng ta đều biết: Mức sống dân cư cao hay thấp, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức thu nhập của từng hộ gia đình. Vì vậy, thu nhập của gia đình sẽ quyết định quy mô và cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thu nhập của hộ gia đình. Theo đó, thu nhập hỗn hợp của nông hộ là phần thu được sau khi lấy tổng thu trừ đi chi phí vật chất, trừ đi tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác (bao gồm thuế, khấu hao tài sản cố định,...). Vận dụng các quan điểm này, thu nhập của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu được xác định là phần thu còn lại của tổng thu sau khi trừ đi chi phí vật chất và dịch vụ, khấu hao và thuế để có được khoản thu đó. Nguồn thu của hộ gia đình bao gồm các khoản thu từ (1) Tiền lương, tiền công; (2) Hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi); (3) Các hoạt động thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng); (4) Các hoạt động lâm nghiệp; (5) Hoạt động thương mại, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (viết tắt là ngành nghề) và (6) Các khoản thu khác (trợ cấp, cho, biếu, tặng,...). 1.1.3.2. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2