intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. Qua đó, đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Lào trên con đường phát triển trong thời đại mới cũng như đóng góp vào việc nghiên cứu chung quan hệ quốc tế ở khu vực bước vào thế kỉ XXI. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHAN THỊ HẢI YẾN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- PHAN THỊ HẢI YẾN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế Mã số: 60310206 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Hà Nội-2015
  3. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Dũng – Giảng viên Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu và tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Quốc tế học – trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học Cao học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2015 Học viên Phan Thị Hải Yến SVTH: Phan Thị Hải Yến i
  4. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 5 3. 1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 5 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 6 4. 1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................................. 6 4. 2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................... 6 5. Hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 7 5. 1. Hướng tiếp cận:............................................................................................................................. 7 5. 2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................................. 7 6. Nguồn tài liệu sử dụng .......................................................................................................................... 7 6. 1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) ................................................................................................ 7 6. 2. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: ................................................................................. 8 6. 3. Các loại tư liệu khác: .................................................................................................................... 8 7. Những đóng góp của luận văn .............................................................................................................. 8 8. Bố cục của luận văn .............................................................................................................................. 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC CỦA SỰ HỢP TÁC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO10 1. 1. Vị trí địa lý; điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................................. 10 1. 1. 1. Vị trí địa lý .............................................................................................................................. 10 1. 1. 1. 1. Vị trí địa lý TP. Đà Nẵng ................................................................................................ 10 1. 1. 1. 2. Vị trí địa lý của các tỉnh Nam Lào .................................................................................. 11 1. 1. 2. Văn hóa, con người ................................................................................................................. 16 1. 1. 2. 1. Văn hóa, con ngƣời thành phố Đà Nẵng ......................................................................... 16 1. 1. 2. 2. Văn hóa, con ngƣời bốn tỉnh Nam Lào .......................................................................... 18 1. 2. Cơ hội và tiềm năng phát triển của mối quan hệ hợp tác TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ........ 20 1. 2. 1. Cơ hội...................................................................................................................................... 20 1. 2. 2. Tiềm năng................................................................................................................................ 26 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH HỢP TÁC KINH TẾ VÀ GIÁO DỤC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO (2009-2013) ............................................................................................................................. 29 2. 1. Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào .......... 29 SVTH: Phan Thị Hải Yến ii
  5. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 2. 1. 1. Kinh tế ..................................................................................................................................... 29 2. 1. 2. Dân số, giáo dục và y tế .......................................................................................................... 34 2. 2. Kết quả hợp tác kinh tế- giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ........................ 38 2. 2. 1. Hợp tác kinh tế ....................................................................................................................... 38 2. 2. 1. 1. Hợp tác trên lĩnh vực thƣơng mại ................................................................................... 38 2. 2. 1. 2. Tình hình đầu tƣ .............................................................................................................. 43 2. 2. 2. Hỗ trợ nông nghiệp, giáo dục ................................................................................................. 45 2. 2. 2. 1. Hỗ trợ nông nghiệp ......................................................................................................... 46 2. 2. 2. 2. Hỗ trợ giáo dục...................................................................................................50 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ, GIÁO DỤC GIỮA ĐÀ NẴNG VÀ CÁC TỈNH NAM LÀO .............................................................................................................................. 62 3. 1. Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong quan hệ giữa hai bên ............................................. 62 3. 1. 1. Thành tựu ................................................................................................................................ 62 3. 1. 2. Hạn chế ................................................................................................................................... 65 3. 2. Đánh giá phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ................................................................................................................................................................ 67 3. 2. 1. Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào ..................................................................................................... 67 3. 2. 2. Giải pháp tăng cường của sự hợp tác kinh tế, giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào hiện nay và trong thời gian tới ............................................................................................ 89 KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 103 SVTH: Phan Thị Hải Yến iii
  6. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp Hội Các Nƣớc Đông Nam Á ADB The Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á CP Chính phủ CHDCND Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân CHXHCN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa EWEC East-West Economic Corridor - Hành lang Kinh Tế Đông Tây FDI Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product -Tổng sản phẩm trong nƣớc GMS Greater Mekong Subregion - Tiểu Vùng Sông MêKong mở rộng NDCM Nhân dân cách mạng NGOs Non-Governmental Organization-Tổ chức phi Chính phủ NXB Nhà xuất bản ODA Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Provincial Competitiveness Index- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh THCS Trung học cơ sở TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr. Trang UBND Ủy ban Nhân dân SVTH: Phan Thị Hải Yến iv
  7. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng DANNH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 2. 1: Tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu kinh tế Thành phố Đà Nẵng 2011-2013............ 30 BẢNG 2. 2: Tốc độ tăng trƣởng GDP và cơ cấu kinh tế bốn tỉnh Nam Lào 2008-2009 ............... 31 SVTH: Phan Thị Hải Yến v
  8. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, khoa học, công nghệ, thƣơng mại... Đó là xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Thế giới đứng trƣớc những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phƣơng. Việc tham gia Hiệp Hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) là phù hợp với những xu thế lớn của thế giới trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ hội tốt để hai nƣớc tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó, cùng chung tay xây dựng và đóng góp vào sự phát triển chung của ASEAN. Đồng thời, ASEAN cũng đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho mỗi nƣớc tham gia, hỗ trợ mối quan hệ song phƣơng của hai nƣớc. Do đó, đây là cơ hội tốt đề hai bên xích lại gần nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác vị trí chiến lƣợc của Đông Nam Á ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hƣởng và quyền lực giữa các nƣớc lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định đƣờng lối, chính sách coi trọng, không ngừng củng cố và tăng cƣờng quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đó là di sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở mỗi nƣớc. Chính phủ hai nƣớc đã luôn tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng triển khai thực hiện các Hiệp định và Chiến lƣợc hợp tác đồng thời chỉ đạo tăng cƣờng quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phƣơng của hai nƣớc, nhất là các địa phƣơng có chung biên giới. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ sâu sắc này cũng nhƣ thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Thành phố Đà Nẵng đã triển khai hợp tác với các tỉnh thành của CHDCND Lào và đã không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp SVTH: Phan Thị Hải Yến 1
  9. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng tác với các địa phƣơng của CHDCND Lào trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và giáo dục. Với vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các hoạt động hợp tác hữu nghị với các địa phƣơng của Lào nói riêng và giữa Việt Nam và Lào nói chung. Đồng thời, các tỉnh Nam Lào nằm ở trung tâm ngã ba của Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Camphuchia, đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa trao đổi giữa ba nƣớc với nhau. Do đó, hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng với bốn tỉnh Nam Lào là mối dây liên kết giữa Việt Nam và Lào mà qua đó tạo sự gắn kết sâu sắc cho sự hợp tác với 3 nƣớc Đông Dƣơng, thúc đẩy giao thƣơng với các nƣớc chung một hành lang kinh tế Đông - Tây bao gồm: Myanmar, Việt Nam, Lào, Camphuchia…Đây là điều kiện tiên quyết để tạo cơ sở cho việc hợp tác phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào. Sau khi UBND Thành phố Đà Nẵng thành lập Ban Quản lý các dự án Nam Lào, đặt văn phòng tại thị xã Pakse, tỉnh Champasak vào năm 2009, với nhiệm vụ của mình, Ban Quản lý đã trở thành đầu mối theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến các chƣơng trình hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các địa phƣơng của Lào, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chƣơng trình hợp tác đã đƣợc ký kết giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Attupu , Champasak, Salavan, và Sekong của nƣớc Lào. Chính kể từ khi than lập Ban Quản lý dự án đến nay, hai bên đã có những bƣớc đi ngày một sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, trên mọi phƣơng diện, và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng cƣờng trao đổi hợp tác. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. SVTH: Phan Thị Hải Yến 2
  10. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã có từ rất lâu đời và là một vấn đề rộng lớn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau nhƣ: 1. Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam giai đoạn 1930-2007, Nxb: Chính trị Quốc gia- Sự thật. Tác phẩm này có 6 sản phẩm gồm: văn kiện Đảng và Nhà nƣớc; biên niên sự kiện; hồi ký (gồm bài viết của lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc; hồi ký các chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào qua các thời kỳ); sách ảnh và bộ phim tài liệu “Bản anh hùng ca quan hệ Việt-Lào”. Đây là bộ sách khá trọn vẹn về mối quan hệ giữa hai nƣớc từ chiến tranh chống kẻ thù chung đến cùng nhau xây dựng đất nƣớc. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm, tƣ tƣởng chính trị của hai Đảng, hai Nhà nƣớc về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, quy luật phát triển tất yếu. 2. Lê Đình Chỉnh, Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong giai đoạn 1954-2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2007. Tác phẩm đã phản ánh đậm nét mối quan hệ đặc biệt và toàn diện Việt Nam- Lào trong giai đoạn 1954 đến 2000. Đồng thời nêu lên những thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nƣớc. 3. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia: Từ lý thuyết đến thực tiển, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2010. Tác phẩm đã nêu lên những cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ của ba nƣớc Việt Nam – Lào – Campuchia, đồng thời nêu ra những giải pháp và hƣớng đi tích cực cho sự phát triển của ba nƣớc này. 4. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Vai trò của chính quyền địa phương trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2011. Tác phẩm đã nêu lên lợi thế cũng nhƣ chức năng và nhiệm vụ của mỗi địa phƣơng trong việc xây dựng và phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Qua đó, SVTH: Phan Thị Hải Yến 3
  11. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng phả ánh tình hình thực tại và đƣa ra những đóng góp của từng địa phƣơng cho tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Ngoài ra, còn có nhiều công trình cũng đề cập đến mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau nhƣng nhìn chung các công trình hay bài viết nhỏ lẻ, rời rạc nhƣ: Trƣơng Duy Hòa(2007), Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ năm 1975 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số7). Vũ Dƣơng Huân (2007), Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt–Lào trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng (số8). Dƣơng Minh Huệ (2011), Hợp tác đào tạo cán bộ - một biểu hiện nổi bật của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6). Nguyễn Hào Hùng (2008), Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam–Lào trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 9). Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009): Một số vấn đề về công tác đao tạo và quản lý đào tạo thực tiễn và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị- Hành chính, HN. Các công trình trên đã nêu lên những vấn đề cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa hai nƣớc Việt – Lào trong nhiều giai đoạn lịch sử cũng nhƣ những thành tựu, khó khăn trong việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Đồng thời nêu lên và chĩ rõ nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong mối quan hệ của hai nƣớc Việt Nam- Lào. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó hầu hết nghiên cứu chung quan hệ hữu nghị Việt-Lào, chƣa có công trình nào nghiên cứu dƣới góc độ cấp địa phƣơng giữa hai nƣớc, đặc biệt là các tỉnh của hai nƣớc không có cùng đƣờng biên giới chung. Vì vậy, hy vọng đây là cách tiếp cận ở góc độ nhỏ hơn, sâu hơn sẽ giúp phần nào lấp đƣợc khoảng trống đó. Luận văn “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013” đƣợc lựa chọn. Trong quá trình thực hiện ðề tài có sự kế thừa và chọn lọc những thành tựu ðã đạt đƣợc trong các công trình đƣợc công bố, đồng thời đi sâu phân tích một hƣớng tiếp cận mới, sâu hơn, kĩ hơn nhằm bổ sung và tăng thêm tƣ liệu khi nghiên cứu các mối quan hệ ở cấp địa phƣơng. SVTH: Phan Thị Hải Yến 4
  12. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3. 1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hợp tác kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. Qua đó, đóng góp vào việc nghiên cứu quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Lào trên con đƣờng phát triển trong thời đại mới cũng nhƣ đóng góp vào việc nghiên cứu chung quan hệ quốc tế ở khu vực bƣớc vào thế kỉ XXI. Luận văn “Hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ 2009 đến năm 2013” nhằm: + Nêu ra những tiền đề cho việc thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào; qua đó, rút ra đƣợc những cơ hội và tiềm năng phát triển của cả hai bên. + Nêu ra các thành tựu đã đạt đƣợc về lĩnh vực kinh tế và giáo dục của mối quan hệ hợp tác phát triển giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 đến năm 2013 cùng với đó là tìm hiểu những chính sách, những định hƣớng của cả hai bên để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển và sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phƣơng Lào và Đà Nẵng. + Đƣa ra những điểm khó khăn và thuận lợi của mối quan hệ này để tìm ra giải pháp, hƣớng đi tích cực cho mối quan hệ. Đồng thời, tìm ra đƣợc sự ƣu tiên, lợi thế canh tranh và tiềm năng cũng nhƣ những hạn chế của mới quan hệ và qua đó rút kinh nghiệm cho mối quan hệ hợp tác này. 3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: + Tập hợp tƣ liệu phác dựng lại tình hình hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. SVTH: Phan Thị Hải Yến 5
  13. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng + Nghiên cứu hoạt động hợp tác kinh tế, giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam Lào từ năm 2009 đến 2013. + Phân tích thực trạng và thực tiễn chuyển biến, luận văn có các nhận xét, đánh giá về giai đoạn phát triển này, đặc điểm của quá trình và các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển… + Tham chiếu và so sánh với các vùng và các khu vực khác trong nƣớc, chỉ ra đƣợc điểm mạnh, yếu trong việc xây dựng chính sách thu hút, khai thác và mức độ ƣu tiên của Thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4. 1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi vào phân tích làm rõ về thực trạng trong quan hệ kinh tế và giáo dục giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào từ năm 2009 tới 2013, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá về mối quan hệ này trong tƣơng lai. 4. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi vấn đề: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng của mối quan hệ kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào với nội dung cụ thể nhƣ: (i) làm rõ những cơ hội và tiềm năng của mối quan hệ giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trƣớc năm 2009; (ii) phân tích thành quả cũng nhƣ khó khăn từ mối quan hệ này; (iii) trình bày thực trạng hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục; (iv) nhận xét, đánh giá những tác động của mối quan hệ này trong tƣơng lai. - Về thời gian nghiên cứu hợp tác kinh tế và giáo dục giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013. - Về không gian nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và bốn tỉnh phía Nam của Lào gồm: Attapu, Champasak. Salavan, Sekong. SVTH: Phan Thị Hải Yến 6
  14. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 5. Hƣớng tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu 5. 1. Hướng tiếp cận: Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu dựa trên các lý thuyết: Thứ nhất là tiếp cận khu vực học. Thứ hai là tiếp cận địa – chính trị, địa- kinh tế. Thứ ba là tiếp cận Quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó là tiếp cận lịch sử. Ngoài ra, sử dụng một cách thích hợp các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành nhƣ xã hội học, kinh tế học, giáo dục học, văn hóa học, v. v… để xem xét vấn đề. 5. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp chủ đạo là phƣơng pháp quan hệ quốc tế; kết hợp phƣơng pháp tƣ liệu, luận văn tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các loại hình tƣ liệu của phƣơng pháp văn bản học. - Luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp điều tra, so sánh nhằm tìm ra những yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm; - Bên cạnh đó, luận văn kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo cứu các nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc. Đƣa ra khung phân tích hợp lý dựa trên cách tiếp cận nêu trên. 6. Nguồn tài liệu sử dụng 6. 1. Nguồn tài liệu cấp 1 (tài liệu gốc) Chủ yếu bao gồm: - Các tài liệu mang tính pháp quy chính thức của thành phố Đà Nẵng liên quan đến các hoạt động song phƣơng; SVTH: Phan Thị Hải Yến 7
  15. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng - Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp, các tổ chức chính tri-xã hội, các doanh nghiệp, các tài liệu thống kê hàng năm của hai nƣớc; - Các lời phát biểu, phỏng vấn báo chí của các nhân vật hoạt động chính trị, các nhà doanh nghiệp và các tầng lớp khác v. v. 6. 2. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm chủ yếu là: - Các công trình khoa học đã đƣợc công bố, bao gồm các bài viết đăng ở các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu khác nhau băng các thứ tiếng. - Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học chƣa đƣợc công bố, các bài viết dành cho các cuộc Hội thảo liên quan đến đề tài. 6. 3. Các loại tư liệu khác: Chủ yếu là các thông tin từ các báo chí chính thống, các website của Việt Nam, Lào và các nƣớc khác. 7. Những đóng góp của luận văn Đây là một đề tài nghiên cứu mới, vừa có ý tƣởng khoa học vừa có tính thiết thực. Luận văn sẽ góp phần quan trọng trong việc làm rõ hơn nhiều vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, nhất là vấn đề về giao lƣu hợp tác hữu nghị với các nƣớc láng giềng. Mặt khác, đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề chính sách đối ngoại của Đà Nẵng dựa trên những định hƣớng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam, nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều luận giải cho những nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ngoại giao đối với địa phƣơng khác của quốc gia Lào và các quốc gia lân cận. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đƣa ra các kiến nghị cho mối quan hệ hợp tác Thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào hiện nay, tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi nƣớc và đồng thời đƣa ra những định hƣớng thích hợp cho mối quan hệ này trong xu thế hội nhập hiện nay, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. SVTH: Phan Thị Hải Yến 8
  16. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở hợp tác của sự hợp tác giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 2: Tình hình hợp tác kinh tế và giáo dục giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa TP. Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào SVTH: Phan Thị Hải Yến 9
  17. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Chƣơng 1: CƠ SỞ HỢP TÁC CỦA SỰ HỢP TÁC GIỮA TP. ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TỈNH NAM LÀO 1. 1. Vị trí địa lý; điều kiện kinh tế - xã hội 1. 1. 1. Vị trí địa lý 1. 1. 1. 1. Vị trí địa lý TP. Đà Nẵng Đà Nẵng có nguồn gốc là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nƣớc rộng lớn hay "sông lớn", "cửa sông cái", là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1, đồng thời là một trong 5 trực thuộc Trung ƣơng ở Việt Nam. Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nƣớc, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nƣớc Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nƣớc vùng Đông Bắc Á, thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đƣờng biển và đƣờng hàng không quốc tế, Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. Địa hình vừa có đồng bằng duyên hải vừa có đồi núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, các đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, SVTH: Phan Thị Hải Yến 10
  18. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 250C. Khí hậu là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam mà tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam, có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có đợt rét nhƣng không đậm và kéo dài. Nhƣ vậy, trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nƣớc tiểu vùng Mê Kông. Bên cạnh đó, với các tuyến giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 1A, đƣờng sắt liên vận quốc tế Trung Quốc – ASEAN dự kiến đi qua cảng biển và sân bay quốc tế tạo ƣu thế về vị lý trí địa địa kinh tế cho Đà Nẵng trong tổng thể kinh tế của cả nƣớc, xứng đáng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho Đà Nẵng một lợi thế địa lý đặc biệt, thuận lợi cho vệc phát triển nhanh và bền vững. 1. 1. 1. 2. Vị trí địa lý của các tỉnh Nam Lào CHDCND Lào còn đƣợc gọi là đất nƣớc Triệu Voi, là một quốc gia duy nhất Đông Nam Á không giáp với biển. Với diện tích 236.000 km2, đã từ lâu, ở một vị trí địa lý nằm sâu trong nội địa, có những nƣớc giáng giềng bao bọc nhƣ phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đƣờng biên; Tây Bắc giáp Myanmar 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; phía Nam giáp Campuchia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đƣờng biên, không có đƣờng bờ biển giao lƣu kinh tế, thế nhƣng hiện nay Lào đã có ba cây cầu hữu nghị bắc qua sông Mê Kong (Viêng Chăn, Tỉnh Champasak và Sanvannakhet nối sang Thái Lan). Những cây câu này nối nƣớc Lào với hệ thống đƣờng sắt của Thái Lan ở phía Tây và hành lang Đông Tây nối Thái Lan qua Nam Trung Lào và Việt Nam ở phía Đông, sẽ là điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với Thái Lan và Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Do vậy, nƣớc Lào luôn bị xung đột khu vực tác động, nƣớc Lào vẫn thƣờng đƣợc coi nhƣ một “khu đệm hành lang” hay là “địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống SVTH: Phan Thị Hải Yến 11
  19. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng Nam và ngƣợc lại. Ngƣời phƣơng Tây ít tin tƣởng vào triển vọng phát triển và khả năng độc lập về kinh tế (thậm chí cả chính trị và quân sự) của Lào. Các tài liệu báo chí Phƣơng Tây còn cho rằng, Lào bị gọi là “đất nƣợc bị lãng quên” (Laos- Forgotten country). Tuy nhiên, trong bối cảnh của liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng, đặc biệt sau khi hành kinh tế Đông Tây nối liền Thái Bình Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng (năm 2007) thông qua lãnh thổ bốn nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và đƣờng cao tốc chạy từ Côn Minh qua Tây Bắc Lào tới Băng Cốc đã thông xe toàn tuyến (năm 2010); hành lang kinh tế Bắc Nam nối liền Nam Ninh (Trung Quốc) với Singapore chạy qua lãnh thổ Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia đang đƣợc vận hành thì Lào thực sự không còn cách trở với các đại dƣơng lớn cả về hƣớng Đông (phía Việt Nam) lẫn hƣớng Tây (phía Myanmar) và hƣớng Nam (phía Thái Lan). Điều này đang giúp Lào trở thành điểm trung chuyển quan trọng giữa các nƣớc Đông Nam Á lục địa với Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội nâng cao vị thế của Lào với tƣ cách là địa bàn cạnh tranh ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn và các nƣớc láng giềng gần gũi của Lào. Vị thế địa chiến lƣợc của Lào ngày càng trở nên quan trọng và hấp dẫn. Hơn nữa, Lào là một trong những nƣớc có nguồn tài nguyên rừng tƣơng đối phong phú, nguồn khoáng sản dồi dào, tiềm năng thủy điện to lớn, diện tích đất đai màu mỡ, có nhiều địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử hấp dẫn với phong tục tập quán đặc thù của văn hóa tộc ngƣời…Vị trí địa lý của nƣớc Lào cũng đem lại một vài lợi ích cho đất nƣớc Lào. Nƣớc Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng, đất tự nhiên 236.800 km2, trong đó núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích. Căn cứ vào địa hình có thể chia thành 2 vùng địa hình lớn: Thƣợng Lào và Trung - Hạ Lào. Nam Lào là vùng bốn tỉnh phía Nam của nƣớc CHDCND Lào bao gồm: Attapeu, Salavan, Sekong, Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 28.675 km2, dân số năm 2002 là 482,1 nghìn ngƣời, chiếm 25,8 % diện tích tự nhiên và 11,9% dân số toàn khu vực, mật độ dân số gần 17 ngƣời/km2. Nam Lào có dân số khoảng 1,11 triệu ngƣời năm 2004, chiếm khoảng 18, 3% tổng dân số của Lào. Trong 4 tỉnh Nam Lào, tỉnh Champasak là tỉnh lớn nhất và giàu có nhất khu vực này [16; tr. 318]. SVTH: Phan Thị Hải Yến 12
  20. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Mạnh Dũng So với miền Trung Lào, kinh tế ở đây kém phát triển hơn do cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp, dân cƣ thƣa thớt và trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, đây lại là những tỉnh có vị trí chiến lƣợc cực kỳ quan trọng ở khu vực vì nằm ở vị trí rất gần và nằm một phần trong vị trí của ngã ba Đông Dƣơng, tiếp giáp với cả Việt Nam và Campuchia lần lƣợt về phía Đông và Phía Nam, đồng thời cũng dễ dàng thông thƣơng với Thái Lan ở phía Tây qua địa bàn tỉnh Salavan hoặc tỉnh Champasak. Các tỉnh Nam Lào nằm trọn trên cao nguyên Boloven rộng lớn, Bolaven có thổ nhƣỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cà phê (cả arabica và robusta), cao su, thuốc lá. Đây là khu vực trung lƣu của Mê Kông với một chi lƣu lớn của nó là Sekong, có tài nguyên rừng, khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng nền công nghiệp chế biến nông – lâm - khoáng sản. Đây cũng chính là lợi thế vô cùng to lớn của các tỉnh Nam Lào. Tuy nhiên, việc trồng cây công nghiệp ở đây còn rất hạn chế. Ngoài ðồng bằng Attapu là một trong bảy ðồng bằng lớn nhất của Lào, có diện tích ðất tự nhiên khoảng 100.000 ha, còn có các đồng bằng nhỏ khác nhƣ Xê Kong, Xê Đôn và Xê Ka Man. Do đó, hiện nay Chính phủ Lào đang có các kế hoạch phát triển khu vực này dựa trên các hợp tác song phƣơng với các tỉnh thành có cùng chung biên giới hay giáp danh với Lào cũng nhƣ dựa trên Hành lang kinh tế Đông – Tây nối khu vực Thái Lan ở phía Tây và Việt Nam ở phía Đông. Bởi vì, Nam Lào có năng lực chế biến nông sản dồi dào, nên mô hình hợp tác hiệu quả đã đƣợc hình thành. Ba trong bốn tỉnh Nam Lào là Attapeu, Salavan, Sekong tham gia Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Nam Lào có tỷ lệ diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ quý, hệ thực vật, động vật phong phú và đa dạng với khoảng 1,88 triệu ha. Đây là một tài nguyên vô giá không chỉ đối với Nam Lào mà còn cho cả quốc gia. Về tiềm năng thủy điện, các con sông thuộc tỉnh Nam Lào có tổng công suất lắp máy 3.131 MW bao gồm thủy điện Sekong 3, 4, 5; thủy điện Xekaman 1, 2, 3, 4; Xe Xụ, Nậm Kong 1, 2, 3; Xe Nậm Nọi…Về tài nguyên khoáng sản, tuy chƣa đƣợc đánh giá và điều tra đầy đủ nhƣng vùng Nam Lào có nhiều khoáng sản đã đƣợc khai thác và có trữ lƣợng cao. Trong đó, quặng Boxit thuộc hai tỉnh SVTH: Phan Thị Hải Yến 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2