Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giống Otostigmus porat, 1876 (Xhilopoda: Scolopendromorpha: Scolopendridae) ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được sự đa dạng thành phần loài rết thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam; xác định được mối quan hệ phát sinh giữa các loài rết thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam bằng dẫn liệu phân tử. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài rết thuộc giống Otostigmus porat, 1876 (Xhilopoda: Scolopendromorpha: Scolopendridae) ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Vũ Thị Hà ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI RẾT THUỘC GIỐNG OTOSTIGMUS PORAT, 1876 (CHILOPODA: SCOLOPENDROMORPHA: SCOLOPENDRIDAE) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8 42 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Đức Anh HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết toàn bộ số liệu trong nội dung luận văn đƣợc thực hiện bởi tôi và TS. Nguyễn Đức Anh phụ trách. Nội dung luận văn đƣợc hỗ trợ một phần từ đề tài khoa học và công nghệ thuộc các hƣớng ƣu tiên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tài trợ: “Đánh giá đa dạng sinh học động vật nhiều chân (Myriapoda) ở hệ sinh thái núi đá vôi khu vực Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn” − mã số VAST04.10/19-20 do TS. Nguyễn Đức Anh chủ trì. Học viên Vũ Thị Hà
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Anh, những người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại đây. Trong thời gian thu tập mẫu vật và thực hiện nghiên cứu ở trong nước, tôi đã được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan và hợp tác của các đồng nghiệp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Ban quản lý các Khu bảo tồn Thiên nhiên. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với những sự giúp đỡ quý báu ấy. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao đã hỗ trợ tôi kinh phí để thực hiện đề tài này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của đề tài khoa học và công nghệ thuộc các hướng ưu tiên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tài trợ: “Đánh giá đa dạng sinh học động vật nhiều chân (Myriapoda) ở hệ sinh thái núi đá vôi khu vực Đông Bắc Việt Nam phục vụ công tác bảo tồn” − mã số VAST04.10/19-20 do TS. Nguyễn Đức Anh chủ trì. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu. Học viên Vũ Thị Hà
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1 VL Ventro-lateral Bên bụng. 2 VM Ventro-medial Giữa bụng 4 M Medial Ở giữa 5 DM Dorso-media Giữa lƣng 6 Cs Corner spine Gai ở góc 7 T Tergite Tấm lƣng
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các địa điểm nghiên cứu ............................................................ 13 Bảng 3.1. Thành phần loài rết thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam .......... 17 Bảng 3.2. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. aculeatus ................ 20 Bảng 3.3. Số lƣợng gai ở đôi chân bò của loài O. amballae....................... 22 Bảng 3.4. So sánh nhóm loài O. amballae lớn và nhỏ ................................ 23 Bảng 3.4. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. astenus ................... 25 Bảng 3.5. So sánh đặc điểm sai khác các mẫu vật O. astenus ở các khu vực khác nhau ............................................................................. 26 Bảng 3.6. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. metallicus............... 28 Bảng 3.7. So sánh mẫu vật O. metallicus với O. multidens multidens và O. politus politus ......................................................................... 28 Bảng 3.8. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. m. multidens........... 31 Bảng 3.9. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài Otostigmus politus politus ... 33 Bảng 3.10. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. scaber .................... 36 Bảng 3.11. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của O. spinosus ........................ 37 Bảng 3.12. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của loài O. voprosus ................. 39 Bảng 3.13. Số lƣợng gai các đôi chân bò ở loài Otostigmus sp.1 ................. 40 Bảng 3.14. Số lƣợng gai ở các đôi chân bò của Otostigmus sp.3 ................. 43 Bảng 3.15. Mã số mẫu tách chiết DNA ........................................................ 46
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống phân loại học của rết ....................................................... 4 Hình 1.2. Bộ Rết lớn Scolopendromorpha ..................................................... 7 Hình 2.1. Bản đồ các khu vực có mẫu vật .................................................... 12 Hình 3.1. Quan hệ phát sinh giữa các loài Otostigmus theo phân tích Maximum Likelihood. .................................................................. 49 Hình 3.2. Quan hệ phát sinh giữa các loài Otostigmus theo phân tích Bayesian Inference ........................................................................ 51
- 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 3 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ RẾT ............................................................................. 4 1.2. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ RẾT VIỆT NAM ................................................... 8 1.3. LƢỢC SỬ NGHİÊN CỨU VỀ CÁC LOÀİ THUỘC GİỐNG OTOSTİGMUS Ở VİỆT NAM....................................................................... 10 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 12 2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU. ..................... 12 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 13 2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu. ........................................................... 13 2.2.2. Phƣơng pháp thu mẫu ....................................................................... 13 2.2.3. Phƣơng pháp phòng thí nghiệm ........................................................ 14 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 17 3.1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA GIỐNG OTOSTIGMUS Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 17 3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI TRONG GIỐNG OTOSTIGMUS Ở VIỆT NAM ........................................................................ 18 3.2.1. Otostigmus aculeatus Haasen, 1887 ................................................. 18 3.2.2. Otostigmus amballae Chamberlin, 1913........................................... 20 3.2.3. Otostigmus astenus (Kohlrausch, 1878) ........................................... 24 3.2.4. Otostigmus metallicus (Haase, 1887) ............................................... 27
- 2 3.2.5. Otostigmus multidens Haase, 1887 ................................................... 29 3.2.6. Otostigmus politus politus Karsch, 1881. ......................................... 31 3.2.7. Otostigmus resevatus Schileyko, 1995 ............................................. 33 3.2.8. Otostigmus scaber Porat, 1876 ......................................................... 34 3.2.9. Otostigmus spinosus Porat, 1876 ...................................................... 37 3.2.10. Otostigmus voprosus Schileyko, 1992 ............................................ 38 3.2.11. Otostigmus sp.1 ............................................................................... 39 3.2.12. Otostigmus sp.2 ............................................................................... 41 3.2.13. Otostigmus sp.3 ............................................................................... 42 3.3. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG GIỐNG OTOSTIGMUS Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 43 3.4. MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ SỰ PHÁT SINH CHỦNG LOẠI GIỮA CÁC LOÀI TRONG GIỐNG OTOSTIGMUS Ở VIỆT NAM........... 45 3.4.1. Khoảng cách di truyền. ..................................................................... 45 3.4.2. Quan hệ phát sinh theo phân tích Maximum Likelihood. ................ 48 3.4.3. Quan hệ phát sinh theo phân tích Bayesian Inference. ..................... 50 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 52 4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 52 4.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................ Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Rết là nhóm động vật đất quen thuộc với con ngƣời. Chúng thƣờng đƣợc tìm thấy ở môi trƣờng ẩm và tối nhƣ dƣới lớp mùn, dƣới lá khô, thân cây chết, dƣới đá và ngay cả dƣới đất [1]. Rết còn có thể đƣợc tìm thấy trong tầng hầm, nhà kho, nhà tắm hoặc bất cứ nơi nào có côn trùng. Đa số rết là động vật ăn thịt đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, một số ít ăn thực vật [2]. Rết có vai trò quan trọng trong việc phân giải các chất hữu cơ, đảm bảo cho việc cân bằng hệ sinh thái. Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi và lƣới thức ăn của tự nhiên, và đóng góp vào sự đa dạng sinh học của tự nhiên. Rết có tập tính hoại sinh ăn những loài côn trùng, vì vậy, chúng có vai trò tiêu diệt những côn trùng trong nhà nhƣ ruồi, gián.... Ngoài vai trò tự nhiên, rết còn đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu trong đông y. Trƣớc đây, các thầy thuốc đông y đã biết dùng rết để chữa một số bệnh cho trẻ em nhƣ ho, co giật, tiêu chảy [3]. Tuy nhiên, công dụng làm thuốc của rết vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Năm 2013, Việt Nam ghi nhận đƣợc 71 loài rết, 26 giống, 13 họ, 4 bộ. Trong số 26 giống ghi nhận đƣợc, có 17 giống chỉ có một loài; ba giống Ethmostigmus, Scolopocryptops, Tygarrup gặp 2 loài ở mỗi giống; giống Lithobius và Otostigmus ghi nhận đƣợc số loài nhiều nhất với 12 và 11 loài tƣơng ứng [4]. Trong 4 bộ rết gặp ở Việt Nam, bộ Scolopendromorpha gặp 34 loài, chiếm gần 50% số loài đã gặp [4]. Năm 2004, Lewis đã xem lại mẫu vật mô tả Otostigmus armatus trong bài báo của Attem năm 1953 ở Indo-China và nhận thấy rằng 2/3 mẫu vật là Otostigmus multidens, 1/3 mẫu vật là Otostigmus scaber[5]. Năm 2014, Lewis xem lại mẫu vật Otostigmus loriae loriae và ghi nhận đây là con non của Otostigmus multidens [6]. Nhƣ vậy, tính đến 2014, Việt nam ghi nhận đƣợc 69 loài rết, thuộc 26 giống,13 họ, 4 bộ. Năm 2018, Lê Xuân Sơn, Vũ Thị Hà đã ghi nhận thêm 1 loài mới cho Việt Nam là Otostigmus striloatus [7]. Năm 2019 Trần Thị Thanh Bình và cs.
- 2 ghi nhận cho khoa học 1 loài mới thuộc giống mới đó là Vinaphilus unicus [8]. Tổng kết lại, tính đến 2019, Việt Nam ghi nhận 71 loài rết, thuộc 27 giống, 13 họ, 4 bộ. Các nghiên cứu khu hệ rết ở Việt Nam trƣớc đây chủ yếu từ các tác giả nƣớc ngoài [9, 10, 11, 12, 13, 14]. Các công trình nghiên cứu về rết của các tác giả Việt Nam tuy có nhƣng còn tản mạn, chƣa tập trung. Lê Xuân Huệ (1999) có bài báo về rết rừng ở Việt Nam, và chủ yếu nói về công dụng của loài rết trong các bài thuốc dân gian [3]. Việt Nam có tổng diện tích đất liền là 329.241 km2, trong đó 75% diện tích là đồi núi. Về khí hậu, Việt Nam có cả khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao. Sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan và khí hậu đã tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam, thể hiện ở đa dạng các hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Đa dạng loài bao gồm: thực vật với 13.766 loài, động vật trên cạn với 10.300 loài, vi sinh vật với 7.500 loài, sinh vật nƣớc ngọt với 1.438 loài vi tảo; 800 loài động vật không xƣơng sống; 1.028 loài cá nƣớc ngọt, sinh vật biển với 11.000 loài. Đa dạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi với 14.000 nguồn gen đƣợc bảo tồn và lƣu giữ [15]. Với nhóm rết, các số liệu nghiên cứu còn rất hạn chế, đặc biệt giống Otostigmus còn chƣa đƣợc quan tâm điều tra nhiều. Các loài Otostigmus hầu nhƣ ghi nhận phân bố rải rác tại một số khu vực ở Việt Nam. Thêm vào đó, mối quan hệ di truyền giữa các loài thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam cũng chƣa đƣợc làm rõ. Trong giới hạn luận văn thạc sĩ, đề tài “Đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền giữa các loài thuộc giống Otostigmus Porat, 1876 (Chilopoda: Scolopendromorpha: Scolopendridae) ở Việt Nam” đề xuất đƣợc thực hiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu sự đa dạng và mối quan hệ di truyền của các loài rết thuộc giống Otostigmus Porat, 1876 ở Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể:
- 3 - Xác định đƣợc sự đa dạng thành phần loài rết thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam. - Xác định đƣợc mối quan hệ phát sinh giữa các loài rết thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam bằng dẫn liệu phân tử. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xây dựng danh sách thành phần loài của các loài Otostigmus ở Việt Nam. - Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố của từng loài Otostigmus ở Việt Nam. - Tìm hiểu mối quan hệ di truyền giữa các loài Otostigmus ở Việt Nam. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp danh sách thành phần loài rết thuộc giống Otostigmus Việt Nam. - Cung cấp đặc điểm mô tả chi tiết và phân bố của các loài thuộc giống Otostigmus Việt Nam. - Làm rõ đƣợc mối quan hệ di truyền giữa các loài thuộc giống Otostigmus ở Việt Nam. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là cơ sở khoa học và dẫn liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về các loài rết ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc làm rõ tính đa dạng sinh học của rết ở Việt Nam.
- 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ RẾT Rết là động vật không xƣơng sống thuộc lớp chân môi (Chilopoda), phân ngành nhiều chân (Myriapoda), ngành chân khớp (Athropoda). Rết đƣợc chia ra 6 bộ, bao gồm: - Geophilomorpha (Rết Đất) - Scolopendromorpha (Rết Lớn) - Lithobiomorpha (Rết Đá) - Scutigeromorpha(Rết Nhà) - Craterostigmomorpha - Devonobiomorpha Trong đó, chỉ có 5 bộ đầu tiên còn sống trên Trái đất (Hình 1.1), bộ Devonobiomorpha đã tuyệt chủng, bộ Craterostigmomorpha chƣa phát hiện thấy ở Việt Nam [16]. H nh 1.1. Hệ thống ph n o i học c ết (Nguồn: http://www.bocekler.org/2014/06/cyanlar-ev-cyanlar-ve-mucadele.html).
- 5 Haase (1880) chia Chilopoda thành 2 nhóm chính Anamorpha (Scutigeridae và Lithobiidae) và Epimorpha (Geophilidae và Scolopendridae). Việc phân chia của ông dựa vào quá trình phát triển của từng nhóm, có hoặc không có sự biến đổi về đốt thân từ lúc bé đến lúc trƣởng thành (nhóm Anamorpha là không có đủ số lƣợng đốt thân từ lúc sinh ra, phải qua quá trình phát triển đến khi trƣởng thành mới đầy đủ; ngƣợc lại, nhóm Epimorpha từ lúc sinh ra đến lúc trƣởng thành số lƣợng đốt thân không thay đổi). Nhiều tác giả đồng ý với việc phân chia của Haase, nhƣ Attems [17]. Pocock (1895) lại đề xuất một hệ thống khác. Nhóm Scutigeridae đƣợc đặt riêng và 3 bộ còn lại đƣợc đặt vào một nhóm khác. Ông đặt tên cho từng nhóm lần lƣợt là Anartiostigma và Artiostugma. Sau đó, ông đổi thành Notostigma và Pleurostigma theo các đặc điểm nổi bật, thƣờng là vị trí của các lỗ thở. Scutigeromorpha thực sự rất khác biệt với bộ khác. Một vài tác giả khác không đồng ý với cách chia của Pocock, chỉ có Verhoeff chấp nhận cách phân chia của Pocock. Attems (1928) đồng ý với cách phân chia của Haase, bởi vì ông tin rằng việc phân chia thành Anamorpha và Epimorpha theo sự phát triển của các đốt thân là sự phát sinh loài cổ hơn là việc phân chia Notostigma và Pleurostigma theo các đặc điểm giải phẫu. Một hệ thống phân chia hoàn hảo khi nó phản ánh đƣợc mối quan hệ gần gũi giữa các loài đƣợc chia vào cùng một nhóm. Nhƣ vậy, hệ thống Chilopoda cho đến năm 1928 đƣợc chia thành 2 lớp phụ theo quan điểm của Haasen là Anamorpha và Epiomorpha. Theo Mineli (2011), có hơn 3.000 loài rết thuộc 5 bộ, 38 họ đã đƣợc ghi nhận và mô tả trong tự nhiên [18]. Một số đặc điểm hình thái của rết Đặc điểm chung Rết có cấu tạo cơ thể gồm nhiều đốt, bao gồm hai phần chính là phần đầu và phần thân. Phần đầu mang râu và các bộ phận miệng, phần thân gồm nhiều đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. * Phần đầu:
- 6 - Râu: Râu gồm một hàng các đốt, số lƣợng đốt râu của Geophilomorpha cố định (14), còn các nhóm và một số loài khác không cố định. Số lƣợng đốt nhỏ nhất (13) có thể ở một số loài thuộc bộ Lithobiomorpha, số lƣợng trung bình từ 18-100, một số Scutigeromorpha có thể lớn hơn 400. Râu là vật chuyển của bộ phận cảm giác giúp Chilopoda nhận biết những thay đổi của môi trƣờng cũng nhƣ giúp chúng phát hiện bạn tình, con mồi... Râu gồm lông cảm giác hay những mảnh nhỏ. Lông cảm giác có ở tất cả các phần của râu. Nhóm Lithobiomorpha có mảnh nhỏ ở tất cả, nhóm Geophilomorpha ở đốt cuối hay 2 đốt cuối, nhóm Scolopendromorpha ở đốt đầu. - Các bộ phận miệng: bao gồm một đôi hàm trên và hai đôi hàm dƣới. Hàm trên: gồm 3 phần: đốt gốc hàm, mảnh gốc hàm và bản mỏng. Hàm trên gắn chặt với đốt gốc hàm, có thể là 1 cấu tạo đơn giản hay có rãnh dài chạy ngang chia thành 4 đoạn rõ nhiều hoặc ít. Phần trong có một hoặc nhiều lá lƣợc. Thƣờng bản mỏng khía răng kết hợp với lá lƣợc. Hàm trên thƣờng nằm ẩn sau hàm dƣới 1. Hàm dƣới 1: là điểm nhô ra nhỏ nhất và đƣợc dấu kín của đầu, có một mảnh gốc nhỏ. Thƣờng có hai phần: coxit, syncoxit mà mỗi bên có gắn một đốt cũng thƣờng 2 phần: đốt chân chính. Tất cả các phần của hàm dƣới 1 có thể có điểm nhô ra phía trên. Hàm dƣới 2: Che phủ một phần hàm dƣới 1. Hàm dƣới hai có hình dạng nhƣ một chân chạy hoàn chỉnh. Thƣờng chúng chia làm 3 phần. Mắt: Tất cả các loài thuộc bộ Geophilomorpha và họ Cryptopidae trong bộ Scolopendromorpha không có mắt. Họ Scolopendridae trong bộ Scolopendromorpha có 4 mắt ở mỗi bên đầu. Số lƣợng mắt của bộ Lithobiomorpha dao động từ 1 đến 40 [19]. Một số của bộ Scutigeromorpha cấu tạo đặc biệt, mắt đơn giả có tới 200 với ống kính 6 cạnh và hoàn toàn có thể phát hiện con mồi hay kẻ thù [20]. * Phần thân: Rết có cấu tạo cơ thể bao gồm nhiều đốt với số lƣợng dao động từ 15
- 7 đến hơn 177 đốt. Trên tất cả các đốt cơ thể, mỗi đốt đều mang một đôi chân chạy ngoại trừ 2 đốt cuối cùng là đốt sinh dục và đốt hậu môn. Đôi chân đầu tiên bị biến đổi thành vuốt độc-còn gọi là chân hàm. Chân hàm mang nọc độc. Các chân tiếp theo gọi là chân chạy gồm 6 đốt chân: Đốt háng, đốt chuyển, đốt trƣớc đùi, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn chân. Phần cuối của đốt bàn chân là gai đốt bàn. Trong một số trƣờng hợp, đốt bàn chân thƣờng bị chia nhỏ ra làm nhiều đốt, điển hình nhƣ ở bộ Scutigeromorpha có đốt bàn chân bị chia nhỏ thành rất nhiều đốt. Các chân chạy mọc ra ở mặt bên của cơ thể. Đôi chân cuối cùng có thể bị biến đổi thành cơ quan cảm giác hoặc cơ quan bắt mồi và mất đi vai trò của một chân chạy bình thƣờng. Ở phần cuối của đốt cuối cùng có các bộ phận bao gồm bộ phận sinh dục và hậu môn. Phần đầu của đốt cuối cùng mang vây giao cấu còn phần cuối mang cơ quan sinh dục đực (đối với con đực) hoặc cơ quan sinh dục cái (đối với con cái) [21]. * Bộ Rết ớn Scolopendromorpha H nh 1.2. Bộ Rết ớn Scolopendromorpha Bộ rết Scolopendromorpha: Đây là một bộ lớn trong lớp nhiều chân. Cơ thể có 21 hoặc 23 đôi chân, râu có từ 17-30 đốt. Bộ này có loài S. gigantea thuộc giống Scolopendra có chiều dài cơ thể có thể lên đến hơn 30cm, loài S. galapagoensis có chiều dài lên đến 40cm. Đây đƣợc coi là những loài rết dài nhất thế giới. Có rất nhiều loài rết kích cỡ lớn nhiều màu sắc và có chứa nọc độc nguy hiểm. S. heros, loài Rết lớn nhất nƣớc Mỹ có cơ thể vƣợt quá 20cm, tuy nhiên loài này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều [22, 23]. Bộ này ở Việt Nam đã gặp 34 loài [4].
- 8 Hiện nay, phƣơng pháp phân tử đƣợc sử dụng nhiều để hỗ trợ trong việc định loại các loài động vật. Đoạn gen COI (cytochrom C oxidase I) đƣợc sử dụng trong định loại các nhóm nhƣ cá, chim, côn trùng và rết. Ví dụ, chi rết Eupolybothrusof Bắc Phi đã đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống phƣơng pháp này và một loài mới, E. kahfStoev & Akkari, đã đƣợc phát hiện. Gần đây, các phƣơng pháp tích hợp hình thái kết hợp với dữ liệu DNA hoặc phân tích khác đã đƣợc sử dụng trong phân loại của rết. Joshi và cộng sự. đã sử dụng dữ liệu phân tử để xác định các loài giả định, và sau đó họ áp dụng hình thái và phân tích thích hợp sinh thái tiết lộ sự đa dạng ở Tây Ghats của Nam Ấn Độ. Một phƣơng pháp tích hợp bao gồm phát sinh học phân tử, hình thái học hình học và hình thái học bên ngoài đã đƣợc sử dụng để phân định bảy loài Scolopendra trong Đông Nam Á lục địa, các phân loài cũ của S. dawydof, S. japonica và S. dehaani đƣợc xác nhận là đầy đủ loài [24]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ RẾT VIỆT NAM. Tính đến nay đã có một số nghiên cứu về rết và chủ yếu là các nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài. Ngƣời có công đầu trong việc nghiên cứu và phân loại rết tại Việt Nam phải kể đến là Attems. Sau hai đợt nghiên cứu tại Việt Nam (1938, 1953), ông đã công bố danh sách phân loại học của bộ Scolopendromorpha ở Việt Nam gồm 27 loài và phụ loài thuộc 9 giống (trong đó có 5 loài mới cho khoa học) [9, 10]. Năm 1992 và 1995, Schileyko sau khi tiến hành thu 150 mẫu vật ở 17 điểm ở khắp 3 miền của Việt Nam đã công bố danh sách phân loại học của bộ Scolopendromorpha ở Việt Nam gồm 20 loài thuộc 7 giống (trong đó có 1 giống đơn mẫu và 3 loài mới cho khoa học, ngoài ra 11 loài và 1 giống lần đầu tiên đƣợc ghi nhận ở Việt Nam) [23, 25]. Đến năm 2007, Schileyko cũng đã mô tả đƣợc 27 loài của 9 giống ở Việt Nam. Kết hợp với các nghiên cứu trƣớc đó, ông công bố danh lục Scolopendromorpha của Việt Nam có 39 loài, 11 giống, 3 họ [14]. Các công trình nghiên cứu về rết của các tác giả Việt Nam tuy có
- 9 nhƣng còn tản mạn, chƣa tập trung. Lê Xuân Huệ (1999) có bài báo về rết rừng ở Việt Nam, trong bài này tác giả chủ yếu nói về công dụng của một số loài rết trong các bài thuốc[3]. Trần Thị Thanh Bình và cs. đã công bố danh lục rết ở Việt Nam trên tạp chí Zootaxa với tổng số 71 loài thuộc 26 giống, 13 họ của 4 bộ. Trong đó đã ghi nhận 4 bộ là Rết lớn (Scolopendromorpha), Rết đá (Lithobiomorrpha), Rết đất (Geophilomorpha) và Rết nhà (Scutigeomorpha). Trong bộ Rết lớn đã đƣợc ghi nhận các họ Cryptopidae Kohlrausch, 1881 (3 giống, 5 loài); họ Scolopendridae Pocock, 1895 (6 giống, 25 loài); họ Scolopocryptopidae Pocock, 1896 (2 giống, 5 loài). Bộ Rết nhà chia thành 2 họ Henicopidae Pocock, 1901 (1 giống, 1 loài) và Lithobiidae Pocock, 1895 (3 giống, 15 loài). Bộ Rết đất bao gồm 7 họ: Ballophilidae Cook, 1896 (1 giống, 7 loài); họ Mecistocephalidae Bollman, 1893 (2 giống, 3 loài); Oryidae Cook, 1896 (1 giống, 1 loài); Schendylidae Cook, 1896 (3 giống, 3 loài); Geophilidae Leach, 1815 (1 giống, 1 loài); Onibregmatidae Cook, 1896 (1 giống, 1 loài); Linotaeniidae (1 giống, 1 loài). Bộ Rết nhà duy nhất chỉ có 1 giống và 1 loài [4]. Năm 2014, Nguyễn Đức Anh và Lê Xuân Sơn ghi nhận 25 loài, 9 họ, 11 giống, 4 bộ tại VQG Cát Bà, Hải Phòng [26]. Năm 2017, Lê Xuân Sơn và cs. đã ghi nhận 14 loài thuộc 4 giống, 3 họ của bộ Rết lớn tại rừng phòng hộ Thạch Nham [5]. Năm 2017, Lê Xuân Sơn và cs. đã ghi nhận 14 loài rết thuộc 4 bộ, 3 họ cho rừng phòng hộ Thạch Nham, Kon Tum. Trong đó, ghi nhận 7 loài thuộc bộ Rết lớn (Scolopendromorpha) [27]. Năm 2018, Trần Thị Thanh Bình và cs. ghi nhận bƣớc đầu cho khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn La 17 loài và phân loài thuộc 2 bộ Rết lớn (Scolopendromorpha) và Rết Chân Dài (Scutigeromorpha) [28]. Năm 2018, Lê Xuân Sơn và Vũ Thị Hà đã ghi nhận 12 loài Rết lớn (Scolopendromorpha cho Vƣờn Quốc Gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng, tỉnh Gia Lai [7].
- 10 Cho đến thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu về các loài rết ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập trung nghiên cứu bộ Rết lớn của một số tác giả Việt Nam nhƣ Trần Thị Thanh Bình, Nguyễn Đức Anh, Lê Xuân Sơn. Còn lại 3 bộ Rết Đất (Geophilomorpha), Rết Đá (Lithobiomorpha), Rết Chân Dài (Scutigeromorpha) vẫn chủ yếu thu thập tài liệu của tác giả nƣớc ngoài và chƣa có bộ mẫu chuẩn. 1.3. LƢỢC SỬ NGHİÊN CỨU VỀ CÁC LOÀİ THUỘC GİỐNG OTOSTİGMUS Ở VİỆT NAM. Giống Otostigmus Porat, 1876 thuộc bộ Scolopendromorpha, họ Scolopendridae. Các nghiên cứu trƣớc đây của Attems (1953), Schileyko (1992, 1995, 2007) đã ghi nhận sự có mặt của các loài thuộc giống Otostigmus trên hầu hết các khu vực nghiên cứu ở Việt Nam. Schileyko (2007) cũng phát hiện thêm sự có mặt giống Otostigmus tại một số khu vực trên thế giới nhƣ Châu Phi, Ấn Độ, Phía Nam châu Á (bao gồm phía Đông Nam của Nga), Ôt-xtray-li-a và Newzeland. Tran et al. (2013) cho thấy sự có mặt của giống Otostigmus tại các địa điểm Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Java, Lào, Thái Lan, Nepan và một số khu vực khác [4]. Giống Otostigmus có khu vực phân bố rộng trải dài từ phía Bắc đến phía Nam Việt Nam. Tran et al. (2013) đã tổng kết giống Otostigmus đƣợc ghi nhận gần hết các tỉnh thành của Việt Nam với một số các địa điểm hay bắt gặp nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Tam Đảo, Ninh Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Hà Tĩnh, Nghệ An [4]. Năm 2014, Lê Xuân Sơn và Nguyễn Đức Anh đã ghi nhận 10 loài thuộc giống Otostigmus tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, bắt gặp với tần số lớn tại tất cả các sinh cảnh rừng [26]. Năm 2017, Lê Xuân Sơn và cộng sự đã ghi nhận 5 loài thuộc giống Otostigmus tại rừng phòng hộ Thạch Nham, Kon Tum [27]. Trần Thị Thanh Bình và cs. (2018) ghi 6 loài thuộc giống Otostigmus cho khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, Sơn La [28]. Lê Xuân Sơn và Vũ Thị Hà ghi nhận 5 loài thuộc giống Otostigmus cho Vƣờn Quốc Gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng, tỉnh Gia Lai năm 2018 [7].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 770 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 171 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 76 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn