Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là thống kê và cập nhật danh sách các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh; phát hiện các ghi nhận mới về các loài bò sát và ếch nhái ở khu vực nghiên cứu; đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRẦN ĐẠI THẮNG ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) VÀ ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRẦN ĐẠI THẮNG ĐÁNH GIÁ SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) VÀ ẾCH NHÁI (AMPHIBIA)TẠI TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60 42 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUẢNG TRƢỜNG Hà Nội, 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Quảng Trường. Việc sử dụng các số liệu, tài liệu cho luận văn đều được dẫn nguồn hoặc trích dẫn tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào. Tác giả Trần Đại Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quảng Trường - Phòng Động vật học Có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh Vật đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giảng dạy trong quá trình học tập và tạo điều kiện để các công việc chuyên môn của đề tài được tiến hành thuận lợi. Xin cảm ơn Ths. Đặng Huy Phương, Trạm trưởng Trạm ĐDSH Mê Linh và đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ths. Phạm Thế Cường – Phòng Sinh học phân tử và bảo tồn đã giúp đỡ tôi trong quá trình định loại mẫu vật và hoàn thiện đề tài. Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè người thân trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………….……………………………………………………….1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………3 1.1. Lịch sử nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam…………….………....3 1.2. Một số nghiên cứu về ếch nhái, bò sát tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc…………………………………………………………….6 1.3. Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh………………………………………………………………………….7 CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………..10 2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………10 2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………11 2.3. Phương pháp nghiên cứu…..……………………………………………11 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………..17 3.1. Thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh……………………………………………………...…………………17 3.2. Sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố các loài ếch nhái và bò sát ở Trạm ĐDSH Mê Linh…………………………………………………50 3.3. Các loài ếch nhái và bò sát bị đe dọa ………………………………55 3.4. So sánh sự tương đồng về thành phần loài ếch nhái và bò sátcủa Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận....…………………………55 3.5. Đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh………………………………….…………………………58 3.6. Các nhân tố tác động các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh…..............................................................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iv 1. Kết luận…………………………………………………………………. 61 2. Kiến nghị…………………………………………………………………61 TÀI LIỆU THAM KHẢO…...……..............................................................63 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- v PHỤ LỤC BẢNG, HÌNH Hình 1.1. Sự đa dạng của bò sát và ếch nhái ở Việt Nam qua các thời kỳ…………………………………………………………………………….6 Bảng 2.1. Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu ếch nhái và bò sát Trạm ĐDSH Mê Linh................................................................................................10 Hình 2.1. Bản đồ các điểm thu mẫu ếch nhái và bò sát ở Trạm ĐDSH Mê Linh………………………………………….……………………………...11 Bảng 2.3.1. Các chỉ tiêu hình thái lớp ếch nhái……………………………13 Bảng 2.3.2. Các chỉ tiêu hình thái các loài nhông……..……………………13 Bảng 2.3.3. Các chỉ tiêu hình thái các loài tắc kè và thằn lằn khác…………………………………………………………………………14 Bảng 2.3.4. Các chỉ tiêu hình thái loài rắn…………..……………….……15 Hình 3.2.1. Sự đa dạng loài theo họ ếch nhái và bò sát tại Trạm ĐDSH MêLinh………………….………………………………………………….50 Bảng 3.2.1. Danh sách các loài bò sát, ếch nhái tại Trạm ĐDSH Mê Linh………………………………………………….....................................51 Bảng 3.4.1. So sánh chỉ số đa dạng loài của Trạm ĐDSH Mê Linh với một số VQG, KBT lân cận……………………..........................................................56 Bảng 3.4.2. Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa Trạm ĐDSHMê Linh với một số VQG, KBT lân cân…..........................................57 Hình 3.4.1. Sự tương đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa TrạmĐDSH Mê Linh và một số KBT lân cận…………………...................58 Bảng 3.5. Bảng số liệu giám sát quần thể Rồng đất Physignathus cocincinus tại Trạm ĐDSH Mê Linh.................................................................................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Có xƣơng sống: CXS Khoa học công nghệ quốc gia: KHCNQG Khu bảo tồn thiên nhiên: KBTTN KBTTN Tây Yên Tử (Bắc Giang): TYT KBTTN Tây Côn Lĩnh (Hà Giang): TCL KBTTN Xuân Nha (Sơn La): XN Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh: Trạm ĐDSH Mê Linh Vƣờn quốc gia: VQG VQG Tam Đảo (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc): TD Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước có khu hệ bò sát và ếch nhái đa dạng nhất trên thế giới (Frost, 2014) [26]. Số lượng các loài bò sát và ếch nhái tăng nhanh trong những năm gần đây: Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) thống kê ở nước ta có 340 loài (82 loài ếch nhái, 258 loài bò sát) [7], đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới 458 loài (162 loài ếch nhái, 296 loài bò sát) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005) [8], và cuốn danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài (177 loài ếch nhái, 368 loài bò sát) (Nguyen et al., 2009) [55]. Hiện nay đã ghi nhận khoảng 620 loài (207 loài ếch nhái, 408 loài bò sát) (Frost 2014, Uetz & Hošek, 2014) [26, 92]. Với hàng loạt loài mới và ghi nhận mới được công bố trong những năm gần đây chứng tỏ khu hệ bò sát và ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập theo quyết định số 1063/QĐ–KHCNQG của Giám đốc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) ngày 6/8/1999 với tổng diện tích là 170,3 ha. Mặc dù đã được thành lập 15 năm nhưng cho đến nay, các công trình công bố về đa dạng sinh học ở Trạm ĐDSH Mê Linh còn rất hạn chế, đặc biệt là về các loài bò sát và ếch nhái. Mới chỉ có 2 báo cáo của Phòng Động vật học Có xương sống (2001, 2003) về giám sát một số nhóm động vật rừng (thú, chim, bò sát, ếch nhái và côn trùng). Đối với nhóm bò sát và ếch nhái Phòng Động vật học CXS đã ghi nhận 27 loài (13 loài ếch nhái, 14 loài bò sát) ở khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh [11]. Vì vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển của Trạm, tôi chọn đề tài “Đánh giá sự đa dạng và đặc điểm phân bố của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2 loài bò sát (Reptilia) và ếch nhái (Amphibia) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”. Mục tiêu của đề tài Thống kê và cập nhật danh sách các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh. Phát hiện các ghi nhận mới về các loài bò sát và ếch nhái ở khu vực nghiên cứu. Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của các loài bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh. Đánh giá hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus, một loài bò sát quý hiếm ở Trạm ĐDSH Mê Linh. Đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh theo các tiêu chí: sự đa dạng về thành phần loài và số lượng loài bị đe doạ. Nội dung của đề tài - Xác định sự đa dạng về thành phần loài Lập danh sách loài, xác định các nhóm loài chiếm ưu thế trong khu vực. Ghi nhận bổ sung các loài cho Trạm ĐDSH Mê Linh. - Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong khu vực (rừng thứ sinh tự nhiên đang phục hồi, rừng trồng, khu vực canh tác nông nghiệp). - So sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với một số khu vực có dạng sinh cảnh tương tự ở phía Bắc Việt Nam. - Đánh giá sự hiện trạng quần thể loài Rồng đất Physignathus cocincinus trong khu vực thông qua ước tính kích cỡ quần thể loài rồng đất ở Trạm ĐDSH Mê Linh. - Xác định các loài và địa điểm cần ưu tiên bảo tồn ở Trạm ĐDSH Mê Linh dựa trên cơ sở tính đa dạng loài, số loài quý hiếm ghi nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cứu bò sát và ếch nhái ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), lịch sử nghiên cứu về bò sát và ếch nhái ở Việt Nam có quá trình phát triển khá lâu đời và được chia ra ba thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1954 trở về trước; thời kỳ thứ hai từ năm 1954 đến năm 1975 và thời kỳ thứ ba từ năm 1975 đến nay [10]. 1.1.1. Thời kỳ thứ nhất Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII) là người đầu tiên đã thống kê được 16 vị thuốc có nguồn gốc từ bò sát và ếch nhái trong 498 vị thuốc nam dùng chữa bệnh (Tuệ Tĩnh, 1972) [12]. Bourret (1936, 1941, 1942) đã thống kê và mô tả 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 44 loài và phân loài rùa, 171 loài và phân loài ếch nhái ở Đông Dương, trong đó có nhiều loài của Việt Nam; đây là công trình đầy đủ nhất lúc bấy giờ [17, 18, 19]. 1.1.2. Thời kỳ thứ hai Thời kỳ này được mở đầu bằng đợt điều tra do đoàn của Đào Văn Tiến ở tỉnh Quảng Trị đã thống kê được 1 loài ếch nhái, 7 loài thằn lằn, 4 loài rắn và 2 loài rùa, trong đó có một loài rùa mới Annamensis grrochovkiae (nay là Mauremys mutica) (Đào Văn Tiến, 1957, 1960) [10]. Nguyễn Văn Sáng và cs. (1975) đã thống kê ở Miền Bắc Việt Nam có 69 loài ếch nhái và 159 loài bò sát, bổ sung 16 loài cho khu vực Miền Bắc [10]. Ở Miền Nam có công trình khảo sát về rắn của Campden-Main, thống kê được 77 loài rắn (Campden-Main, 1970) [21]. Năm 1972, Saint Girons công bố 38 loài rắn thuộc sưu tập rắn của Morice sưu tầm ở Nam Bộ năm 1873 và 1874 hiện lưu giữ ở Bào tàng Lịch sử tự nhiên Li-on (Pháp) [41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4 1.1.3. Thời kỳ thứ ba Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc đã thống kê được 82 loài ếch nhái và 258 loài bò sát [7]. Lathrop et al. (1998) đã công bố 4 loài mới Leptobrachium xanthospilum, L. banae, Leptolalax sungi, L. nahangensis ở Gia Lai, Tam Đảo và Na Hang [35, 36]. Ziegler et al. (2000) mô tả một giống rắn và loài rắn mới thu thập được ở Phong Nha tỉnh Quảng Bình: Triceratolepidophis sieversorum [97]. Orlov et al. (2003) mô tả một loài ếch mới Rana trankieni sưu tầm được ở Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La [69]. Bain et al. (2004) công bố 48 loài bò sát và ếch nhái tỉnh Hà Giang, có 2 loài ếch nhái mới cho khoa học: Rana iriodes và Rana tabaca [14]. Đến năm 2005, số lượng các loài bò sát và ếch nhái đã tăng gấp đôi với 162 loài ếch nhái và 295 loài bò sát, với khoảng 50 loài bò sát được ghi nhận mới (so với năm 1996) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005) [8]. Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận tổng số loài là 545 loài trong đó có 177 loài ếch nhái và 368 loài bò sát [55]. Từ đó đến nay đã có hàng loạt loài mới và ghi nhận mới ở Việt Nam, trong đó có khoảng 28 loài ếch nhái như: Leptolalax applebyi (Rowley et al., 2009) [78]; Odorrana geminata (Bain et al., 2009) [15], Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009) [16]; Leptolalax aereus (Rowley et al., 2010) [79]; Leptolalax croceus (Rowley et al.,2010) [80]; Rhacophorus vampyrus (Rowley et al., 2010) [81]; Leptobrachium leucops (Stuart et al., 2011) [90]; Leptolalax bidoupensis (Rowley et al., 2011) [82]; Leptolalax nyx (Ohler et al., 2011) [68]; Theloderma palliatum và T. nebulsum (Rowley et al., 2011) [83]; Gracixalus quangi (Rowley et al., 2011) [84]; Leptolalax firthi (Rowley et al., 2012) [85]; Graxixalus waza (Nguyen et al.,2012 [60]; Rhacophorus robertingeri (Orlov et al., 2012) [74]; Ichthyophis nguyenorum (Nishikawa et Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5 al., 2012)[66]; Kaloula indochinensis (Chan et al., 2013)[20]; Leptolalax botsfordi (Rowley., 2013 [87]; Oreolalax sterlingae (Nguyen et al., 2013) [61]; Quasipaa acanthophora (Dubois et al., 2013) [25]; Liuixalus calcarius và Philautus catbaensis (Milto et al., 2013) [40]; Rhacophorus helenae (Rowley et al., 2012) [86]; Rhacophorus lrissae và R. viridimaculatus (Ostroshabov., 2013) [76]; Tylototriton ziegleri (Nishikawa et al., 2013) [67]. Đồng thời có khoảng 40 loài bò sát được mô tả như: Cyrtodactylus cattienensis (Geissler et al., 2009) [27]; Dixonius aaronbaueri (Ngo et al., 2009) [43]; Gekko russelltraini (Ngo et al., 2009) [44]; Calamaria abramovi (Orlov, 2009) [70]; Coloberoelaps nguyenvansangi (Orlov et al., 2009) [71]; Lycodon ruhstrati abditus (Vogel et al., 2009) [94]; Protpbothrops trungkhanhensis (Orlov et al., 2009) [72]; Pseudocalotes ziegler (Hallermann et al., 2010) [30]; Leiolepis ngovantrii (Grismer., 2010) [28]; Cnemaspis psychedelica (Grismer et al., 2010) [29]; Cyrtodactylus bichnganae và C. phuquocensis (Ngo et al., 2010) [46, 47]; Cyrtodactylus roesleri (Ziegler et al., 2010) [101]; Cyrtodactylus yangbayensis (Ngo et al., 2010) [45]; Gekko canhi (Rosler et al., 2010) [88]; Gekko takouensis (Ngo et al., 2010) [48]; Gekko vietnamensis (Nguyen., 2010) [54]; Scincella apraefrontalis và S. darvevskii (Nguyen et al., 2010) [57, 58]; Tropidophorus boehmei (Nguyen et al., 2010) [59]; Calamaria concolor (Orlov et al., 2010) [73]; Calamaria sangi (Nguyen et al., 2010) [56]; Emydocephalus szzerbaki (Dotsenko., 2010) [24]; Acanthosaura brachypoda (Ananjeva et al., 2011) [13]; Cyrtodactylus cucphuongensis (Ngo et al., 2011) [50]; Cyrtodactylus huongsonensis (Luu et al., 2011) [37]; Cyrtodactylus martini (Ngo, 2011) [49]; Gekko canaensis ( Ngo et al., 2011) [51]; Gekko truongi (Phung et al., 2011) [77]; Sphenomorphus sheai (Nguyen et al., 2013) [63]; Opisthotropis cucae (David et al., 2011) [22]; Trimeresurus rubeus (Malhotra et al., 2011) [38]; Cyrtodactylus bidoupimontis và C. bugiamapensis (Nazanov et al., 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6 [42]; Cyrtodactylus thochuensis (Ngo et al., 2012) [52]; Oligodon nagao (David et al., 2012) [23]; Hopmalopis mereljcoxi (Murphy et al., 2012 [39]; Calotes bachae (Hartmann et al., 2013) [31]; Cyrtodactylus dati (Ngo, 2013) [53]; Gekko adleri (Nguyen et al., 2013) [62]; Hemiphyllodactylus zugi (Nguyen et al., 2013) [64]; Oligodon cattienensis (Vassilieva et al., 2013) [93]; Azemiops kharini (Orlov, 2013) [75]. Hình 1.1. Sự đa dạng của bò sát và ếch nhái ở Việt Nam qua các thời kỳ Cùng với việc phát hiện các loài mới và ghi nhận mới thành phần loài bò sát và ếch nhái ở nhiều khu hệ cũng được nghiên cứu tương đối đầy đủ như: Hecht et al. (2013) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và của khu KBTTN Tây Yên Tử gồm 40 loài bò sát và 36 loài ếch nhái [33]. Ziegler et al. (2009) đã tổng kết 10 năm nghiên cứu đa dạng sinh học ếch nhái và bò sát ở Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng từ năm 2000 đến 2009 và thống kê được 45 loài ếch nhái và 93 loài bò sát, trong đó có 17 loài mới được phát hiện trong giai đoạn này [100]. Ziegler et al. (2014) đã công bố danh sách khu hệ bò sát và ếch nhái của tỉnh Hà Giang ghi nhận 50 loài ếch nhái và 52 loài bò sát [102]. 1.2. Một số nghiên cứu về bò sát và ếch tại Trạm ĐDSH Mê Linh Theo kết quả nghiên cứu của Phòng động vật có xương sống (2001), đã ghi nhận ở Trạm ĐDSH Mê Linh có 14 loài (8 loài bò sát, 6 loài ếch nhái). Đến năm 2003, trong đợt nghiên cứu giám sát Phòng động vật có xương sống đã ghi nhận 27 loài thuộc 12 họ (14 loài bò sát, 13 loài ếch nhái) [11]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7 1.3. Đặc điểm tự nhiên, xã hội khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh 1.3.1.Vị trí địa lý Trạm ĐDSH Mê Linh, Vĩnh Phúc thuộc địa bàn của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc. Trạm nằm ở phía Đông nam dãy núi Tam Đảo, là nơi có địa hình dốc trung bình ở độ cao từ 50–550 m so với mực nước biển. Với diện tích trên 170 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m). Khu vực Trạm có toạ độ: 21o23’57’’ - 21o23’35’’ vĩ độ Bắc 105o42’40’’ - 105o42’40’’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên; phía Tây giáp vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc [4]. 1.3.2. Địa hình Đây thuộc vùng bán sơn địa ở phía Bắc thị xã Phúc Yên, là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp theo hướng từ Bắc xuống Nam. Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15- 30o, nhiều nơi dốc đến 30-35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh núi Đá trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít nằm rải rác dọc theo ven suối phía Tây [4]. 1.3.3.Thổ nhưỡng Đất gồm 2 loại chủ yếu: + Ở độ cao trên 400 m đất feralitic màu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội hoặc dăm kết. + Ở độ cao dưới 400 m đất feralitic màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến thạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 8 Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dưới 100 m. Đất thuộc loại chua có pH = 5,0-5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất khoảng 30-40 cm [4]. 1.3.4. Khí hậu, thủy văn Trạm Mê Linh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 oC, tập trung không đều, tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ các tháng nóng nực lên đến 40oC. Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 27-29oC, trung bình vào mùa đông là 16-17oC. Lượng mưa từ 1.400-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9). Độ ẩm trung bình là 81,9% [5]. Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là đầu nguồn của một con suối nhỏ nước chảy quanh năm bắt nguồn từ điểm cực bắc, chạy dọc biên giới phía Tây giáp Vườn Quốc gia Tam Đảo gặp suối Thanh Lộc đổ vào hồ Đại Lải. Ngoài ra còn có một số suối cạn ngắn chỉ có nước sau những trận mưa [4]. 1.3.5. Hiện trạng thảm thực vật Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đồng Tấn (2003), trong khu vực nghiên cứu có các kiểu thảm thực vật tự nhiên sau: - Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Cây gỗ lá rộng: thường là những mảnh nhỏ phân bố rải rác trên các sườn núi ở độ cao 300 m trở lên tại tiểu khu 11 của Trạm ĐDSH Mê Linh. Đây là những khoảnh rừng thứ sinh mới được phục hồi sau khai thác. - Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp, gồm có: Cây gỗ lá rộng, rừng nứa xen cây gỗ và rừng giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 9 Cây gỗ lá rộng: Là rừng phục hồi sau khai thác kiệt, đất nương rẫy, đất trồng rừng thất bại. Phân bố ở sườn núi trên độ cao từ 200 m trở lên. Rừng nứa xen gỗ: Được hình thành do khai thác quá mức và phục hồi sau nương rẫy. Kiểu này phân bố ở tiểu khu 11 Trạm ĐDSH Mê Linh, dọc theo suối, đường dông giữa Trạm với Vườn Quốc gia Tam Đảo. - Rừng giang: Là dạng thoái hoá của rừng kín cây lá rộng, kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố dọc theo suối ở tiểu khu 11. - Trảng cây bụi thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp: Trảng cỏ: Trảng cỏ dạng lúa trung bình: Có ưu hợp lách (Saccharum spontaneum L.), Chít (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze) và Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) Beauv). Khu vực rừng trồng (khoảng 100 ha) với các loại cây sau: Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.), Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. & Vriese), Keo tai tượng (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.), Keo lá tràm (Acacia confusa Merr.), Bạch đàn (Eucalyptus globulus Labill.) [4]. 1.3.6.Tình hình dân sinh kinh tế Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Mật độ dân số của xã là 139 người/km2, dân tộc Kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (Sán Dìu) chiếm 47%. Thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 3 triệu đồng/người/năm. Trong khu vực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực như: Thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 10 CHƢƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Địa điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Trạm ĐDSH Mê Linh, xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Chúng tôi tiến hành thu mẫu ở các địa điểm sau: - Xung quanh khu vực hành chính. - Dọc theo suối chính từ khu hành chính Trạm đến suối 32 dài khoảng 3 km. - Dọc theo đường mòn trong rừng. - Các khe suối cạn. - Các bãi đất canh tác. - Các vũng nước. Bảng 2.1: Địa điểm, thời gian và sinh cảnh thu mẫu bò sát và ếch nhái Độ cao Địa điểm Tọa độ Thời gian thu mẫu Sinh cảnh (m) Dọc theo suối chính từ 21023.056’- 105042.556’E 50 Ngày 9, 16, 23, Rừng thứ sinh khu hành chính Trạm 30/4/2014 đến suối 32 21024.583’N-105042.556’E 108 Ngày 4, 11, 18, 25/6/2014 Xung quanh khu vực 21023.056’N-105042.744’E 50 Ngày 07, 14, 21, Vườn cây, vũng hành chính, 28/5/2014 nước và khu nuôi 0 0 Dọc theo đường mòn 21 23.056’N- 105 42.744’E 55 động vật bán tự trong rừng. 21023.577’N-105043.686’E 200 Ngày28/ 5/2014 nhiên. Ngày 5,20/6/2014 Rừng thứ sinh đang 21023.47,5’N-105043.157’E 100 phục hồi 0 0 21 24.133’N-105 43.303’E 300 Ngày 23,30/7/2014 Rừng trồng. Các bãi đất canh tác, Bãi ruộng canh tác. các vũng nước. Hai khe suối cạn 21023.114’N-105042.465’E 60 Ngày 9,16/6/2014 Rừng thứ sinh đang 21023.149’N-105042.540’E 150 Ngày5,12/8/2014 phục hồi xen giang nứa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 11 Hình 2.1.Bản đồ các điểm thu mẫu bò sát và ếch nhái ở Trạm ĐDSH Mê Linh 2.2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng IV đến tháng VIII năm 2014, mỗi tháng khảo sát 8 ngày với tổng số 40 ngày thực địa. - Tháng IX/2014: Phân tích đặc điểm hình thái và so sánh mẫu vật. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thập mẫu vật + Khảo sát thực địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 12 Chọn địa điểm thu mẫu: Mẫu vật thu ở ven suối, vũng nước nhỏ hoặc các vùng ẩm ướt ven các đường mòn trong rừng hay ven suối. Tọa độ các điểm nghiên cứu được xác định bằng máy định vị vệ tinh GPS Garmin etrex 10. Thời gian thu mẫu: Các loài bò sát, ếch nhái thường thu thập mẫu vào cả ban ngày và đêm. Phương pháp thu mẫu: Các loài ếch nhái chủ yếu thu thập bằng tay; các loài rắn thu bằng gậy, kẹp chuyên dụng Xử lý mẫu vật: Mẫu vật ếch nhái thu được thường đựng trong các túi nilon, mẫu rắn, thằn lằn, nhông các loại dựng trong túi vải mềm. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện cho các loài thường được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu. + Làm tiêu bản: Gây mê: Mẫu vật được gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl a-xe-tat. Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật được đeo nhãn có đánh số ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nước, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn. Đối với ếch nhái, thằn lằn, nhông thì buộc nhãn vào chân , đối với rắn thì dùng kim xuyên qua thân hoặc buộc vào cổ. Cố định mẫu: Việc cố định mẫu cần đảm bảo mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80-90% trong vòng 8-10 tiếng. Đối với mẫu ếch nhái, rắn, nhông, thằn lằn cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu. Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu được chuyển sang ngâm trong cồn 70%. Mẫu vật nghiên cứu: Đã phân tích 92 mẫu bò sát và ếch nhái. Mẫu vật được lưu trữ tại Trạm ĐDSH Mê Linh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Các chỉ tiêu hình thái: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn