Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là tập hợp và hệ thống các loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan được đồng bào dân tộc Dao đỏ, huyện Bắc Hà sử dụng làm thuốc. Đưa ra các giải pháp bảo tồn một số loài cây có giá trị; đánh giá mức độ đa dạng về thành phần các taxon, các bệnh được chữa trị, các bộ phận sử dụng và dạng sống của những loài thực vật được đồng bào dân tộc Dao đỏ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VŨ VĂN QUÂN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VŨ VĂN QUÂN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC DAO ĐỎ Ở HUYỆN BẮC HÀ – TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. VŨ TIẾN CHÍNH Hà Nội, 2017
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Vũ Tiến Chính – Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, phòng đào tạo sau đại học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Tôi xin cảm ơn Dự án thành phần BSTMV.05/14-16 đã hỗ trợ tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình,bạn bè, đồng nghiệp đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Vũ Văn Quân
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Học viên Vũ Văn Quân
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 2 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới ..... 2 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ............................. 8 1.3. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. ............................................................................ 11 1.4. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai................................... 12 1.5.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 12 1.5.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích ........................................................... 12 1.5.1.2 Địa chất, địa hình.................................................................................. 12 1.5.1.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................ 13 1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 14 1.5.2.1. Điều kiện về kinh tế ............................................................................. 14 1.5.2.2. Điều kiện về xã hội .............................................................................. 14 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ................................................................................................. 26 2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 16 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 16 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 16 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16 2.4.1. Phương pháp kế thừa: ............................................................................. 16 2.4.2. Điều tra thực địa theo tuyến: ................................................................... 16 2.4.3. Thu thập số liệu, tài liệu: ........................................................................ 17 2.4.4. Xử lý số liệu. .......................................................................................... 17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20 3.1. Thống kê các loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ............................................................................................... 20 3.2. Đánh giá về đa dạng các loài cây được đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc .......................................................... 20 3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây được đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng làm thuốc ................................ 20 3.2.1.1. Đánh giá sự đa dạng về lớp .................................................................. 20 3.2.1.2. Đa dạng về bậc họ ............................................................................... 21
- 3.2.1.3. Đa dạng về bậc chi............................................................................... 22 3.2.2. Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc. ........................................ 23 3.2.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống tại khu vực nghiên cứu. ..... 24 3.2.4. Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây thuốc có giá trị cần được bảo vệ. 26 3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai...................................................................................................... 27 3.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận. ....................................... 27 3.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loại được sử dụng. ........... 29 3.3.3. Một số bài thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ....................................................................................... 29 3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài cây thuốc và nguồn tri thức bản địa cho cộng đồng dân cư địa phương .................................................................... 35 3.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc và các bài thuốc ................................................................................................................ 35 3.4.2. Các mối đe dọa đối với tài nguyên cây thuốc ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.................................................................................................................... 36 3.4.3. Các biện pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. ..... 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 38 Kết luận:........................................................................................................... 38 Kiến nghị.......................................................................................................... 38
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1 Số lượng họ, chi, loài cây thuốc ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophita) . 20 Bảng 3.2: Các họ nhiều loài cây thuốc nhất ở huyện Bắc Hà ................................................. 21 Bảng 3.3: Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan......................................... 22 Bảng 3.4: Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao đỏ huyện Bắc Hà đã sử dụng ............................................................................................................................ 23 Bảng 3.5: Thống kê các loài cây thuốc theo môi trường sống................................................ 25 Bảng 3.6: Các loài cây thuốc đang bị đe dọa được đồng bào dân tộc Dao đỏ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sử dụng ...................................................................................................... 26 Bảng 3.7: Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc ......................................... 28 Bảng 3.8: Tổng hợp các bài thuốc thu thập được trong quá trình nghiên cứu ........................ 30 Bảng 3.9: Cây thuốc chữa tắc tia sữa, lưu thai ...................................................................... 31 Bảng 3.10: Cây thuốc đại bổ cho phụ nữ, chu kì kinh nguyệt kéo dài.................................... 31 Bảng 3.11: Cây thuốc chữa viêm đại tràng............................................................................ 32 Bảng 3.12: Cây thuốc chữa sỏi thận ...................................................................................... 32 Bảng 3.13: Cây thuốc tắm sau sinh ....................................................................................... 33 Bảng 3.14: Cây chuốc chữa băng huyết ................................................................................ 33 Bảng 3.15: Cây thuốc chữa ho .............................................................................................. 33 Bảng 3.16: Cây thuốc chữa ghẻ ............................................................................................ 33 Bảng 3.17: Cây thuốc mát gan, giải độc gan, viêm gan do rượu ............................................ 34 Bảng 3.18: Cây thuốc về bệnh xương khớp........................................................................... 34 Bảng 19: Cây thuốc trị mụn nhọt .......................................................................................... 34 Bảng 3.20: Cây thuốc chữa loãng tinh trùng ......................................................................... 35 Bảng 3.21: Cây thuốc chữa gẫy xương ................................................................................. 35
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sự đa dạng về bộ, họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu .......................... 20 Hình 3. 2: Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở Bắc Hà, Lào Cai ............ 22 Hình 3.3: Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở Bắc Hà, Lào Cai ............ 23 Hình 4.4: Thể hiện dạng sống của các cây thuốc được đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà sử dụng .................................................................................................................... 24 Hình 3.5: Biểu đồ số lượng các loài cây thuốc phân ố theo môi trường sống ......................... 25 Hình 3. 6: Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm sử dụng các bộ phận cây làm thuốc của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Bắc Hà ...................................................................................................... 28 Hình 3.7: Loài cây thuốc sử dụng chữa bệnh tại khu vực nghiên cứu .................................... 30
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CD: Công dụng BP: Bộ phận DC: Dạng sống MTS: Môi trường sống G: Cây thân gỗ B: Cây thân bụi T: Cây thân thảo L: Cây leo K: Cây ký sinh SĐ: Sách đỏ EV: Nguy cấp VU: Sẽ nguy cấp IUCN: Danh lục các loài có nguy cơ bị đe dọa của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế NĐ 32: Nghị định 32 của chính phủ năm 2006 IA: Loài cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại IIA: Hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mai.
- MỞ ĐẦU Người Dao là một dân tộc có địa bàn cứ trú truyền thống ở Nam Trung Quốc và lân cận ở các bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các bản làng miền rừng núi trải rộng khắp phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình … Người Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Mỗi nhóm người lại có những nét riêng về văn hóa, phong tục tập quán và những bài thuốc mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Nhắc đến thuốc của người Dao, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thuốc tắm, bởi đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh bài thuốc tắm nổi tiếng, người Dao đỏ còn nắm giữ nhiều phương thuốc bí truyền khác có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, bồi bổ, nâng cao sức khỏe… Từ thủa xa xưa cho đến ngày nay, đồng bào các dân tộc Dao trên đất nước ta đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa bệnh. Cùng với kinh nghiệm cổ truyền của dân tôc, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã minh chứng cơ sở khoa học của những cây thuốc qua thành phần hóa học, tác dụng kháng khuẩn … chúng ta càng thấy rõ hơn tác dụng của nó. Các cây thuốc phân bố rộng và đa dạng, số loài cây thuốc được ghi nhận vào năm 2007 là 3948 loài trong hệ thực vật Việt Nam. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội một cách nhanh chóng thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi môi trường ngày càng ô nhiễm, thiên tai xảy ra liên tiếp cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều loại bệnh tật mới mà thuốc tây vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, ngày nay tất cả các nước trên thế giới đang hết sức quan tâm tới việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, hiện nay việc lưu giữ và truyền lại những bài thuốc của người Dao đỏ ở các thôn, bản gặp rất nhiều khó khăn, bởi không có tài liệu ghi chép và nguồn dược liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết các bài thuốc của người Dao đỏ đều được truyền lại bằng phương thức truyền miệng. Thậm chí có dòng họ chỉ truyền lại cho con trai hoặc con gái khiến các bài thuốc quý được truyền lại ngày càng ít. Bên cạnh đó, nhiều người cũng không muốn học nghề gia truyền bởi việc học nghề thuốc và hiểu rõ dược tính của các loài cây thuốc trong rừng cần sự kiên trì, tỉ mỉ, chịu khó, chịu khổ. Xuất phát từ những vấn đề trên và để kho báu của người Dao đỏ không bị thất truyền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai”. Để hoàn thiện nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 1
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở một số nước trên thế giới Khi xã hội loài người hình thành chúng ta đã biết sử dụng các loài thực vật để sinh tồn và chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật, họ đã biết sử dụng các loài cây cỏ trong tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình như sử dụng làm thức ăn, nhà ở, làm thuốc, mồi săn bắt…Từ những kinh nghiệm đó, dần dần hình thành một khoa học gọi là Thực vật dân tộc học. Khoa học này nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dân tộc khác nhau với các loài cây cỏ phục vụ cho cuộc sống của họ. Mỗi quốc gia đều có những nền y học cổ truyền riêng, đặc biệt trong đó có những kinh nghiệm tìm kiếm và sử dụng những cây thuốc để phòng và trị bệnh ở người, vật nuôi. Những ghi chép đầu tiên về cây thuốc được tìm thấy cách đây hơn 5 ngàn năm, đó là những nét khắc trên đất sét của người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa (là Irắc ngày nay), đề cập đến sử dụng cây carum và cây húng tây. Cũng thời gian này, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc cũng bắt đầu hình thành và phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng khảo cổ học cho thấy kinh nghiệm sử dụng cây thuốc xuất hiện từ rất lâu đời. Rễ của cây Thục quỳ (Althea officinalis), cây Lan dạ hương (Hyacinthus sp.) và cây Cỏ thi (Achillea millefolium) được cất giữ quanh bộ xương người có niên đại vào thời kỳ đồ đá ở Irắc. Cho đến nay, giá trị làm thuốc của ba loài thực vật kể trên vẫn được thừa nhận. Điều này cho thấy, trên thực tế, thực vật được dùng làm thuốc xuất hiện trước khi có sự ghi chép của sử sách. Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới ước tính từ khoảng gần 70.000 loài [1]. Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Phi,… là kho tàng chứa đựng số lượng loài cây cỏ khổng lồ, cũng như giàu có về tri thức sử dụng. Ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc, riêng ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài [24]. Trung Quốc là quốc gia được đánh giá là có truyền thống trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc và có sự đa dạng về cây thuốc phát triển bậc nhất thế giới. Cách đây khoảng 5000 năm tại Trung Quốc, cuốn sách “Thần nông bản thảo” là một trong những tài liệu cổ quý giá của y học dân tộc. Bản thảo đã ghi rõ người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Trong đó, nhiều bài thuốc vẫn được sử dụng cho tới ngày nay như cây Gai mèo (Cannabis sp.) để chống nôn, cây Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii) làm thuốc chữa bệnh phong…Vào thời Tam Quốc, danh y Hoa Đà, sử dụng Đàn hương, Tử đinh hương để chế hương nang (túi thơm) để phòng chống và chữa trị bệnh lao phổi và bệnh lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối (hương chẩm) để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Từ thời nhà Hán (năm 168 trước Công nguyên) trong cuốn sách 2
- “Thủ hậu bị cấp phương” tác giả đã kê 52 đơn thuốc chữa bệnh từ các loại cây cỏ. Giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đã thống kê 12.000 vị thuốc trong tập “Bản thảo cương mục”. Ngoài nền Y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền Y học riêng của mình, gọi là Y học dân tộc cổ truyền biết sử dụng khoảng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có các nền Y học chính là: Y học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài)…“Shennong Bencao Jing” là cuốn sách được đặt theo tên của Thần Nông, cuốn sách đã đề cập tới 364 thảo dược của Trung Quốc; bao gồm 252 loại bộ phận của cây, 67 bộ phận của động vật và 46 loại khoáng sản làm thuốc, trong đó cũng đã mô tả tác dụng chúng [11]. Cuốn sách đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học cổ truyền Trung Quốc cho đến nay. Năm 1977, Trung Quốc đã xuất bản cuốn “Đại từ điển đông dược”, cuốn sách đã thống kê 5.757 mục từ, trong đó đa số là các loại thảo dược. Năm 1985, cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” đã được xuất bản, cuốn sách đã thống kê hầu hết các loài cây cỏ có tác dụng chữa bệnh ở Trung Quốc [86]. Và gần đây Li đã công bố hơn 1.000 loài cây thuốc được sắp xếp theo bảng chữ cái Latinh [14]. Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời, cách đây khoảng 5.000 năm dọc theo bờ sông ở miền Nam Ấn Độ. Trong bộ sử thi Vedas được viết năm 1500 TCN, chứa đựng những kiến thức phong phú về thảo dược thời kỳ đó. Theo những ghi chép còn sót lại cho thấy nền y học cổ truyền được hình thành cách đây hơn 3000 năm. Chủ trương của người Ấn là ngừa bệnh là chính, nếu phải điều trị bệnh thì các liệu pháp tự nhiên chủ yếu thông qua thực phẩm và thảo mộc sẽ giúp loại bỏ gốc rễ căn bệnh. Trong đó, nhiều loài cây được xem là những “cây thiêng” dành cho những vị thần đặc biệt, chẳng hạn như cây Trái nấm (Aegle marmelos L.) là cây dành cho thánh thần của người Hindu, thánh Lakshmi (Thánh mang lại sự giàu có và may mắn), thánh Samhita (Vị thánh của sức khoẻ) và cây được trồng gần các đền thờ [90]. Gần đây, y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda đã phát triển rất mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và sử dụng có hiệu quả, trong đó có khoảng 2.000 cây cỏ làm thuốc. [25]. Dãy Hymalaya hùng vĩ của đất nước Ấn Độ, là nơi có sự đa dạng về thực vật rất lớn, ở đây có khoảng 8.000 loài thực vật hạt kín, 44 loài thực vật hạt trần, trong đó có 1.748 loài được sử dụng làm thuốc. Ngoài Hymalaya thì khu vực Hy Mã Lạp Sơn (IHR) cũng là cái nôi cung cấp nguồn cây thuốc cho hàng triệu người dân Ấn Độ. Ấn Độ được đánh giá là quốc gia rất phát triển về nghiên cứu thảo dược như tổng hợp chất hữu cơ, tách chiết chứng minh cấu trúc, sàng lọc sinh học, thử nghiệm độc tính và nghiên cứu tác dụng hóa học của các chất tới cơ thể con người. Hiện nay, chính phủ khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong trồng 3
- cây thuốc. Hầu hết các viện nghiên cứu của Ấn Độ đã tham gia vào nghiên cứu chuyển hóa các loại thuốc và hợp chất có hoạt tính từ thực vật. Ở châu Âu, thảo dược cũng rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng của y học truyền thống cổ điển. Các kiến thức về cây thuốc chủ yếu được các thầy tu nghiên cứ và sưu tầm. Họ trồng cây thuốc và dịch các tài liệu về thảo mộc bằng tiếng Ả rập. Trong đó hiểu biết về thảo mộc của người Hy Lạp và Roma gắn liền với nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ. Người Hy Lạp cổ xưa chịu ảnh hưởng của người Babylon, Ai Cập, Ấn Độ. Hippocrat (460 – 377 TCN) là thầy thuốc nổi tiếng người Hy Lạp được mệnh danh là cha đẻ của y học hiện đại khi ông là người đưa ra quan niệm “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và thuốc chính là thức ăn của bạn”. Tiếp đến là Ai Cập là nước có nền văn minh Cổ Đại và có nhiều tài liệu về sử dụng cây thuốc được ghi chép lại cách đây khoảng 3600 năm với 800 cây thuốc và trên 700 bài thuốc từ cây cỏ [30]. Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của Châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Dương, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm ẩn rất nhiều loài cây thuốc có giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về thực vật nơi đây, Erry đã công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã được kiểm chứng và gần đây (1985) tổng hợp thành cuốn sách: “Medicinal Plant of East and Southeast Asia” [3]. Được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thê giới. Thổ dân Châu Úc với những kiến thức thực tiễn về cây thuốc chỉ có ở Úc được đánh giá hiệu quả rất cao trong trị bệnh. Đặc biệt là những nghiên cứu về công dụng làm thuốc của các loài thực vật do thổ dân Yaegl sử dụng. Khi nghiên cứu về tình hình sử dụng cây thuốc của người thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia. Nghiên cứu đã ghi nhận có 32 loài cây thuốc thuộc 21 loài được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị bệnh [13]. Tuy nhiên những kiến thức này của họ đã không còn khi người Châu Âu tới định cư. Hiện nay đa phần thảo dược ở Châu Úc là sự di nhập từ Phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ven Thái Bình Dương. Ở châu Phi Là một trong những Châu lục có điều kiện khí hậu nắng nóng và có nhiều sa mạc đời sống kinh tế khó khăn và lạc hậu. Chính vì vậy, người dân Châu Phi cũng đã biết sử dụng cây thuốc bản địa từ rất lâu đời để tự chữa bệnh cho mình và cộng đồng. Qua những nghiên cứu mới đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa Châu Phi cũng hết sức phong phú và đa dạng. Tại Kenya có 448 loài cây thuốc được người dân Mt. Nyiru Turkana dùng để điều trị những bệnh khác nhau [12]. Tiến hành nghiên cứu cây thuốc theo kinh nghiệm của người dân Zegie Peninsula, phía Tây Bắc Ethiopia đã tìm thấy 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng [6]. Cũng ở đất nước Ethiopia nhưng ở tộc người Bench, trong nghiên cứu cũng đã thống kê được 35 loài thực vật được sử dụng làm thuốc [8]. Đặc biệt tại Châu Phi các thầy lang có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng những bài thuốc cổ 4
- truyền từ thực vật. Qua việc tiến hành điều tra về tri thức trong việc sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực nghiên cứu ở vùng Oshikoto, Namibia đã tìm thấy 61 loài thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: tâm thần, nhiễm trùng, rắn cắn, tim mạch [13]. Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi mang một dấu ấn mạnh mẽ giống như những thần dược. Châu Mỹ với nền văn minh cổ đại như Maya, Aztec, Inca cũng có nền y học cổ truyền phát triển và những kiến thức uyên thâm về tri thức bản địa. Ở các nước Trung Mỹ khác như Cộng hòa Dominica và Nicaragua, chính phủ đã mở ra các dự án dạy cho phụ nữ cách dùng các loại thảo dược tại địa phương, để điều trị cho cộng đồng của họ. Còn ở Amazon khi nghiên cứu về cây thuốc của Tacana – một dân tộc Bolivia ở đây đã thu thập được khoảng 450 loài thực vật trong đó có 33% được sử dụng làm thuốc. Tại tỉnh Loja, Ecuador đã tìm ra 215 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh [28]. Việc sử dụng cây thuốc ở miền Bắc Peru đã xác định được 510 loài dùng để làm thuốc, trong đó các các họ được sử dụng nhiều nhất là: họ Cúc (Asteracae), họ Đậu (Fabaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Cà (Solanacae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Hòa thảo (Poaceae) [5]. Tại Xing – một khu vực khô hạn tại vùng Đông Bắc Brazil, đã thống kê được 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 loài được sử dụng điều trị các bệnh như viêm phế quản, cảm mạo, bệnh tim mạch, thận và an thần [7]. Cây thuốc của cộng đồng người dân tộc Ashasninka ở Bajo Quimiriki, Junnín, Peru được xác định có 402 loài dùng làm thuốc. Trong đó các loài được sử dụng nhiều nhất là: họ Cúc (Asteraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ráy (Araceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae). Nghiên cứu về cây thuốc của người thổ dân ở khu vực phía Bắc ở Canada đã chỉ ra 546 loài dùng để điều trị 28 bệnh trong đó các loài được sử dụng nhiều nhất để chữa bệnh dạ dày, cơ xương [18]. Nghiên cứu về cây thuốc ở làng Genoy, Pasto, Colombia, họ cũng đã sử dụng 63 loài thuộc 56 chi, 31 họ dùng để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó nhiều nhất thuộc các họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Hoa tán (Apiaceae) [6]. Khi nghiên cứu về cây thuốc trong cộng đồng Mapuche – Tehuelche ở vùng Dagagonia, Argentina đã tìm thấy 121 loài dùng để điều trị các bệnh tiêu hóa, tim mạch, giảm đau, chống viêm, bệnh phụ nữ [24]. Kết quả khảo sát về cây thuốc của người Rayones ở Nuevo León, Mexico đã thống kê được 252 loài cây thuốc thuộc 228 chi và 91 họ, trong đó họ được sử dụng nhiều nhất là: họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae) [94]. Hiện nay ở châu Mỹ người ta tập trung đi sâu nghiên cứu các loại thảo dược bản xứ để sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, trong đó nổi tiếng là trung tâm Belem ở Đông Bắc Brazil và Bogota ở Colombia. Qua việc nghiên cứu lịch sử về tài nguyên cây thuốc trên thế giới cho thấy sự phát triển của ngành thảo dược gắn liền với sự phát triển của văn minh nhân loại. Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh được đúc rút từ 5
- kinh nghiệm rồi được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của thảo dược làm thuốc như thử hoạt tính, tách các hợp chất… Điều này một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của thảo dược trong điều trị bệnh góp phần quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Cùng với phương thức chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, các nhà khoa học trên thế giới tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế và các hợp chất hóa học trong cây có tác dụng chữa bệnh, đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Các nhà khoa học công nhận rằng hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh, đó là khả năng miễn dịch tự nhiên của thực vật. Tác dụng kháng khuẩn do các hợp chất tự nhiên có mặt phổ biến trong thực vật như phenolic, antoxy, các dẫn xuất quino, ancaloid, flavonoid, saponin… Cho đến nay, nhiều hợp chất tự nhiên đã được giải mã về cấu trúc, những hợp chất này được chiết xuất từ cây cỏ để làm thuốc. Dựa vào cấu trúc được giải mã, người ta có thể tổng hợp nên các chất nhân tạo để chữa bệnh. Gotthall(1950) đã phân lập được chất Glucosid barbaloid từ cây Lô hội (Aloe vera), chất này có tác dụng với vi khuẩn lao ở người và vi khuẩn Baccilus subtilis. Lucas và Lewis (1994) đã chiết xuất một hoạt chất có tác dụng với các loài vi khuẩn gây bệnh tả, lị, mụn nhọt từ Kim ngân (Lonicera sp). Từ cây Hoàng liên (Coptis teeta), người ta đã chiết xuất được berberin. Trong lá và rễ cây Hẹ (Allium odorum) có các hợp chất sulfua, sapoin và chất đắng. Năm 1948, Shen-Chi-Shen phân lập được một hoạt chất Odorin ít độc đối với động vật bậc cao nhưng lại có tác dụng kháng khuẩn. Hạt của cây Hẹ cũng có chứa chất Alcaloid có tác dụng kháng khuẩn gram+ và gram-, nấm. Reserpin và Serpentin là chất hạ huyết áp được chiết xuất từ cây Ba gạc (Rauvolfa spp.). Đặc biệt, Vinblastin và Vincristin vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa có tác dụng làm thuốc chống ung thư, được chiết xuất từ cây Dừa cạn. Digitalin được chiết xuất từ cây Dương địa hoàng (Digitalis spp.), strophatin được chiết xuất từ cây Sừng dê (Strophanthus spp) để làm thuốc trợ tim. Từ những thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất tự nhiên, nhiều loại thuốc có tác dụng chữa bệnh cao đã ra đời bằng tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Dược lý hiện đại chủ yếu tập trung vào các hợp chất tự nhiên có hoạt tính chữa bệnh trong khi các nhà nghiên cứu về thảo mộc cho rằng tác dụng chữa bệnh của cây thuốc là do sự kết hợp của nhiều thành phần có trong cây thuốc. Chẳng hạn như chất khoáng, vitamin, tinh dầu, glycosid và nhiều chất khác đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoặc hỗ trợ các đặc tính chữa bệnh của cây thuốc, bảo vệ cơ thể của các tác nhân gây độc. Trong khi đó, các hợp chất được phân lập và tổng hợp có khả năng chữa bệnh hiệu quả nhưng vì thiếu đi các hợp chất tự nhiên khác nên chúng có khả năng gây độc đối với cơ thể. Trước đây, việc sử dụng thảo dược để chữa bệnh thường bị hiểu lầm với phép thuật và mê tín dị đoan. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được khả năng chữa bệnh của thảo mộc. Vì vậy, thế giới ngày 6
- càng quan tâm tới cây thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), có trên 20.000 loài thực vật bậc cao có mạch và ngành thực vật bậc thấp được sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất tự nhiên để làm thuốc. Trong đó, vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài, vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được dùng làm thuốc. Mức độ sử dụng thuốc thảo dược ngày càng cao. Khoảng 80% dân số ở các quốc gia đang phát triển sử dụng các phương pháp y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe, trong đó chủ yếu là cây cỏ. Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, có nền y học dân tộc phát triển nên trong số cây thuốc đã biết hiện nay có tới 80% số loài (khoảng trên 4.000 loài) là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc ở đât nước này. Ở Ghana, Mali, Nigeria và Zambia, 60% trẻ em có triệu chứng sốt rét ban đầu được điều trị tại chỗ bằng thảo dược. Tỷ lệ dân số tin tưởng vào hiệu quả sử dụng thảo dược và các biện pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng đang tăng nhanh ở các quốc gia phát triển. Ở châu Âu, Bắc Mỹ, và một số nước khác, ít nhất 50% dân số sử dụng thực phẩm bổ sung hay thuốc thay thế từ thảo mộc. Ở Đức, 90% dân số sử dụng các phương thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để chăm sóc sức khỏe. Ở Anh, chi phí hàng năm cho các loại thuốc thay thế từ thảo mộc là 230 triệu đôla. Theo số liệu của trung tâm thương mại quốc tế từ năm 1976, các nước công nghiệp phát triển đã nhập khẩu hơn 300 triệu USD và đến năm 1980 con số này đã tăng lên 551 triệu USD. Chỉ tính riêng 12 loại dược liệu có nhu cầu sử dụng cao ở Mỹ là Bạch quả, Sâm Triều Tiên, Tỏi, Valeriana officinalis, … từ năm 1998 đã đạt doanh số bán lẻ là 552 triệu USD. Đến năm 2003, thị trường thảo dược toàn cầu đã vượt mức 60 tỷ USD hàng năm và con số này vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhu cầu sử dụng cây thuốc của con người trong việc chăm sóc sức khỏe ngày một tăng, nhưng nguồn tài nguyên thực vật đang bị suy giảm. Nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng do các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người. Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này lưu giữ thông tin có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong đó có nhiều loài là cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như ở Bangladesh, một số cây thuốc quý như Tylophora indica để chữa hen, Zannia indica (thuốc tẩy xổ)…trước đây mọc rất phổ biến, nay đã trở nên hiếm hoi. Loài Ba gạc Rauvolfia serpentina vốn mọc rất tự nhiên ở Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan…mỗi năm có thể khai thác hàng ngàn tấn nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ làm thuốc chữa cao huyết áp. Tuy nhiên, do bị khai thác liên tục nhiều năm nên nguồn gốc cây thuốc này đã bị cạn kiệt. Vì vậy một số bang ở Ấn Độ đã đình chỉ khai thác loài Ba gạc này [9]. Ở Trung Quốc, loài 7
- Dioscorea sp. đã từng có trữ lượng lớn và từng được khai thác tới 30.000 tấn, nhưng hiện nay số lượng bị giảm đi rất nhiều, có loài đã phải trồng lại. Một vài loài cây thuốc dân tộc quý như Fritillaria cirrhosa làm thuốc ho, phân bố nhiều ở vùng Tây bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn có ở 1 đến 2 điểm với số lượng ít ỏi. Nguyên nhân gây nên sự suy giảm nghiêm trọng về mặt số lượng của các loài cây thuốc trước hết là do sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên dược liệu và do môi trường sống của chúng bị hủy diệt bởi các hoạt động của con người. Đặc biệt, ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao của thế giới nhưng lại bị tàn phá nhiều nhất. Theo số liệu của tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc, trong vòng 40 năm (1940 – 1980), diện tích của các loại rừng kể trên đã bị thu hẹp tới 44%, ước tình khoảng 75.000 hecta rừng bị phá hủy. Tiềm năng chữa bệnh của nhiều loài thảo dược đang ngày càng được khám phá, vì thế vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn cây thuốc nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia nhằm phục vụ cho mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam Nền y học cổ truyền của Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nhiều phương thuốc bào chế từ cây thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian. Những kinh nghiệm này đã được ghi chép thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Với tổng diện tích đất liền là 327.480 km2 và lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Hiện nay theo thống kê cả nước có 31 vườn Quốc gia và 57 khu bảo tồn thiên nhiên với trữ lượng tài nguyên thực vật phong phú. Ước tính, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo [9]. Có khoảng trên 3.000 loài thực vật bậc cao dùng làm thuốc. Bên cạnh đó có rất nhiều loài có triển vọng được sử dụng làm thuốc. Trải qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, dần dần đã tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức trong sử dụng cây thuốc. Trong cuốn sách “Nam Dược Thần Hiệu” và “Hông Nghĩa Giác Tư Y Thư” của Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 50 đơn thuốc chữa các loại bệnh trong đó 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Hai cuốn sách này được xem là những cuốn sách xuất hiện sớm nhất về cây thuốc Việt Nam. Đến thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách lớn “Y Tông Tâm Tĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết vệ thực vật, các đặc tính chữa bệnh [6]. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945), nền y học cổ truyền của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của dược học phương Tây. Các phương thức chữa bệnh mới được mang đến qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và nghiên cứu cây thuốc nói riêng. Đặc biệt bộ sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương” của Lecomte xuất bản cuối thể kỷ XVIII đầu thể kỷ XIX đã mô tả và phân loại 8
- hơn 7.000 loài thực vật. Bộ sách “Danh mục các sản phẩm ở Đông Dương” của Ch. Crévost và A. Pétélot năm 1935 đã thống kê được 1.340 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc được dùng trong y học của Đông Dương. Đến năm 1952 tác giả tái bản lại cuốn sách, bổ sung và đặt tên mới là “Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam” gồm 4 tập, 1.050 trang và thống kê khoảng 1.480 loài thực vật. Tuy nhiên cuốn sách này chưa hoàn thiện về mô tả, phân bố, thành phần hóa học và dược lý của các loại thảo mộc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm, nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc. Đáng chú ý nhất là năm 1957, cuốn sách “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập đã được biên soạn. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962 - 1965, xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Bộ sách bổ sung liên tục các loài cây thuốc trong các công trình được tái bản nhiều lần vào các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001, 2003. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 10 (2005); trong đó, đã mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, chia tất cả các cây thuốc đó theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại. Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ Việt Nam” vào năm 1980 đã giới thiệu được công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật [4]. Đỗ Tất Lợi (1995) đã xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” và tái bản vào năm 2000 [9], [12]. Công trình này thống kê gần 800 loài cây, con và vị thuốc, trong đó nhiều loài thực vật đã được mô tả về mặt cấu tạo, phân bố, cách thu hái và chế biến, thành phần hóa học, công dụng và liều dùng. Cuốn sách từ điển cây thuốc Việt Nam, do Võ Văn Chi (1991) biên soạn đã mô tả được 3.200 loài cây thuốc, trong đó thực vật có hoa là 2.500 loài thuộc 1.050 chi, được xếp và 230 họ thực vật theo hệ thống của Takhtajan [3]. Tác giả đã trình bày về cách nhận biết, các bộ phận được sử dụng, nơi sống và thu hái, thành phần hóa học, tính vị và tác dụng, công dụng của các loài thực vật. Đến năm 2000, Võ Văn Chi và Trần Hợp tiếp tục giới thiệu cuốn sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” mô tả khoảng 6.000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng. Trần Đình Lý (1995) và cộng sự đã xuất bản cuốn sách “1900 loài cây có ích” [22]. Trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 chứa tanin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 400 loài tre nứa, 40 loài song mây. Trong số các nhóm thực vật này, rất nhiều loài có công dụng làm thuốc. Cũng trong năm này, Vương Thừa Ân cho ra đời cuốn “Thuốc quý quanh ta” [26]. 9
- Nhiều cuốn sách có giá trị về tài nguyên cây thuốc được các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam biên soạn. Trong đó, đáng chú ý là những cuốn sách “Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” của tác giả Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001 – 2002) các tác giả đã trình bày giá trị sử dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật có tinh dầu của Việt Nam. Năm 2005, Lã Đình Mỡi và cộng sự giới thiệu tiếp công trình “Những cây chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học” đây được coi là những ghi chép đầu tiên, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh về nguồn tài nguyên thực vật có chứa các chất có hoạt tính sinh học được sử dụng làm thuốc ở nước ta. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003, 2005) đã công bố bộ sách “Danh lục các loài thưc vật Việt Nam”. Cuốn sách đã trình bày đầy đủ các thông tin về tên khoa học, tên thường gọi, nhận dạng, phân bố, dạng sống – sinh thái và công dụng. Bộ sách này rất có ý nghĩa cho việc tra cứu hệ thực vật nói chung và tra cứu thành phần loài cây thuốc nói riêng. Trong những năm qua, nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu về cây thuốc và kế thừa nền y học cổ truyền, phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Các ngành Y tế, Lâm nghiệp và Sinh học đã tiến hành nhiều đợt điều tra cơ bản, đặc biệt là chương trình điều tra nghiên cứu cây thuốc của Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu công bố năm 2004 thì ở nước ta có khoảng 3.948 loài cây thuốc được ghi nhận, thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao và bậc thấp, bao gồm cả nấm. Gần đây nhất, năm 2016 thì theo kết quả điều tra mới nhất của Viện Dược liệu thì ở Việt Nam ghi nhận 5.117 loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ, của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số loài thuộc nhóm Tảo lớn, Rêu và Nấm lớn có công dụng làm thuốc đã biết ở nước ta. Kết quả điều tra được ghi nhận từ các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc ở các địa phương trong cả nước. Các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là các nghiên cứu về y học cổ truyền của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong những năm gần đây như: Điều tra nghiên cứu về tri thức bản địa và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái tại Mai Châu – Hòa Bình của tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự vào năm 2001; Nghiên cứu và ứng dụng thành công tri thức sử dụng cây Ngấy (Rubus cochinchinesis) của đồng bào dân tộc trong việc chữa trị u tiền liệt tuyến của tác giả Lưu Đàm Cư và cộng sự (2002). Năm 2001, Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự đã điều tra đánh giá về tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật làm thuốc của một số cộng đồng dân tộc Dao, Tày và Hoa tại Yên Tử - Quảng Ninh và đã thu thập được 362 loài thực vật làm thuốc. Năm 2005, tác giả và cộng sự thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động kinh tế - dân sinh của các cộng đồng dân tộc vào tài nguyên thực vật và 10
- ảnh hưởng của nó tới đa dạng sinh học tại Chiềng Yên – Mộc Châu – Sơn La”. Kết quả đã thống kê được 209 loài cây thuốc do người Mường sử dụng và 176 cây thuốc được người Dao sử dụng. 1.3. Tình hình nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các dân tộc thiểu số nói chung, do đời sống gắn liền với khai thác sử dụng thực vật nên có nhiều kinh nghiệm và tri thức quý trong quá trình chế biến, sử dụng thực vật đặc biệt là các kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Tuy nhiên, các tri thức và kinh nghiệm dân tộc thường được sử dụng và lưu truyền trong một phạm vi hẹp (dân tộc, dòng họ, gia đình), vì vậy không được phát huy để phục vụ cho xã hội và có nguy cơ thất thoát rất cao. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghiên cứu cây thuốc dân tộc được đặc biệt quan tâm tại một số cơ sở của nước ta và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Nhiều công trình điều tra về thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Nhiều nghiên cứu về cây thuốc đã được phòng Thực vật dân tộc học thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện với các công đồng dân tộc thiểu số như: H’ Mông, Dao, Tu Dí, Mường … tại một số tỉnh chủ yếu ở Tây Bắc. Ngoài ra, còn nhiều các nghiên cứu của nhiều tác giả như: Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự. Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy các dân tộc nước ta có nhiều tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa bệnh. Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả chữa trị cao đã được thu thập và đưa vào nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời, đã phát hiện nhiều loài cây thuốc mới; đặc biệt là các công dụng mới của nhiều loài cây thuốc. Như vậy, nghiên cứu cây thuốc truyền thống của các dân tộc thiểu số đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta. Cùng với việc điều tra thành phần loài, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng thiểu số; nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc dân tộc sử dụng rộng rãi góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội được chú trọng nghiên cứu trong những năm gần đây. Từ kinh nghiệm truyền thống của các dân tộc đã có những nghiên cứu và sản xuất thành công các loại thuốc chữa bệnh cho người dân. Có thể nhận thấy, nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc của đất nước, mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều giống cây thuốc quý phân bố chủ yếu ở các khu vực núi cao đang bị khai thác cạn kiệt và nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là tư liệu hóa thực trạng sử dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc thiểu số từ đó đề ra các biện pháp quản lý, sử dụng, bảo tồn, phát triển nhằm gìn giữ tri thức bản địa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 185 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 151 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 165 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 72 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn