Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư - bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại Khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà, huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nặm Tha, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
lượt xem 4
download
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ LC-BS của vùng nghiên cứu. Mô tả được sự đa dạng về thành phần loài và các loài quý hiếm, đồng thời xác định được sự phân bố của LC-BS theo sinh cảnh, nơi ở và độ cao. Mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái của những loài quý hiếm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư - bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại Khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà, huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nặm Tha, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SONEPHET SILIYAVONG NGHIÊN CỨU KHU HỆ LƯỠNG CƯ - BÒ SÁT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN QUỐC GIA NẶM HÀ, TỈNH LUÔNGNẶMTHA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SONEPHET SILIYAVONG NGHIÊN CỨU KHU HỆ LƯỠNG CƯ - BÒ SÁT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN QUỐC GIA NẶM HÀ, TỈNH LUÔNGNẶMTHA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Sinh thái học Mã ngành: 8.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG VĂN NGỌC 2. TS. NGUYỄN THIÊN TẠO THÁI NGUYÊN - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủariêng tôi. Các số liệu, kết quả của luận văn là hoàn toàn trung thực, do tôi thu thập và xử lí. Đồng thời, luận văn này chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Sonephet SILIYAVONG i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học rất tận tình của PGS.TS. Hoàng Văn Ngọc, khoa sinh học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và TS. Nguyễn Thiên Tạo, Viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam.Xin được gửi đến các thầy những tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô trong khoa Sinh học, phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Ban quản lí và cán bộ Sisuphan Lorvanhphai cục kiểm lâm, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân bàn Nặmkông, huyện Namtha, tỉnh Luôang nặmtha cũng như nhân dân địa phương trong quá trình thu thập tài liệu và thực địa. Tôi xin trân trọng cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, thủ trưởng đơn vị và các anh chị em đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn này. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Sonephet SILIYAVONG ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các kí hiệu viết tắt ............................................................................. iv Danh mục các bảng và biểu đồ ............................................................................ v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Lào ............................................. 4 1.2. Lịch sử nghiên cứu LC BS ở tỉnh Luông Nậm Tha, Lào ............................. 8 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu ................................ 9 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 9 1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................ 11 1.4.1. Điều kiện kinh tế...................................................................................... 11 1.4.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 12 1.4.3. Vận chuyển .............................................................................................. 12 Chương 2: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 13 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 13 2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 13 2.3. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 13 iii
- 2.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 13 2.5. Thiết bị nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 13 2.5.1. Thiết bị nghiên cứu .................................................................................. 13 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 22 3.1. Thành phần loài LC BS ở KBT Quốc gia Nặm Hà, tỉnh Louangnamtha Lào ........................................................................................... 22 3.2. Nhận xét về thành phần loài ....................................................................... 24 3.2.1. Sự đa dạng về thành phần phân loại học ................................................. 24 3.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài LC BS bổ sung cho KVNC ......................................................................................................... 25 3.3. Sự phân bố LC BS ở KBT Quốc gia Nặm Hà, tỉnh Luông Nặm Tha, Lào ..... 41 3.3.1. Phân bố theo sinh cảnh ............................................................................ 41 3.3.2. Phân bố theo nơi ở ................................................................................... 45 3.3.3. Phân bố theo độ cao ................................................................................. 49 3.4. Các nhân tố đe dọa khu hệ LC BS và đề xuất hướng bảo tồn .................... 51 3.4.1. Các nhân tố đe dọa LC BS ở KVNC ....................................................... 51 3.4.2. Đề xuất hướng bảo tồn LC BS ở KVNC ................................................. 52 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................... 54 1. Kết luận .......................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 56 iv
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BS Bò sát DC Dân cư DTTN Diện tích tự nhiên đtg Đồng tác giả IUCN2015 Danh lục đỏ IUCN version 2015.4 KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu LC Lưỡng cư LC BS Lưỡng cư, bò sát SC Sinh cảnh SĐVN Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Phần Động vật TLNT Tỉnh Luông Nặm Tha VQG Vườn quốc gia NHNPA Khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà iv
- DANH LỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Trang Bảng: Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài LC BS ở KVNC..................................... 22 Bảng 3.2. Đa dạng bậc phân loại LC ở KVNC ................................................. 24 Bảng 3.3. Đa dạng bậc phân loại BS ở KVNC ................................................. 25 Bảng 3.4. Sự phân bố các bậc phân loại của LC BS theo sinh cảnh ................. 42 Bảng 3.5. Sự phân bố các bậc phân loại của LC BS theo nơi ở ........................ 45 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ số loài LC BSphân bố trong từng sinh cảnh ở KVNC (%) .. 43 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ số loài LC BS phân bố trong từng nơi ở tại KVNC (%) ...... 46 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ số loài LC BS phân bố theo độ cao tại KVNC (%) .............. 50 v
- DANH LỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ đo kích thước Lưỡng cư không đuôi.A ................................... 16 Hình 2.2. Sơ đồ đo đếm vảy rắn ........................................................................ 17 Hình 2.3. Tấm đầu của rắn ................................................................................ 18 Hình 2.4. Các loại vảy lưng ở rắn...................................................................... 18 Hình 2.5. Cách đếm số hàng vảy thân ............................................................... 18 Hình 2.6. Vảy bụng, vảy dưới đuôi và tấm hậu môn ........................................ 19 Hình 2.7. Các tấm trên đầu ở thằn lằn (Mabuya) .............................................. 19 Hình 2.8. Lỗ tai thằn lằn (theo Bourret R., 1943) ............................................. 19 Hình 2.9. Mắt thằn lằn (theo Bourret R., 1943) ................................................ 20 Hình 2.10. Bản đồ các điểm thu mẫu thuộc KBT Quốc gia Nặm Hà, tỉnh Loungnamtha, Lào............................................................................. 21 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lưỡng cư, bò sát (LC BS) là những mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn của các quần xã sinh vật. Với số lượng loài rất phong phú và đa dạng, LC BSlà tài sản vô giá đối với cộng đồng, là nền tảng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nông nghiệp và góp phần vào việc cân bằng sinh thái trong hệ tự nhiên và hệ nhân văn. Ngoài giá trị khoa học, LC BS từ lâu đã được con người sử dụng làm thực phẩm, dược liệu, vật trang trí - động vật cảnh, trong kỹ nghệ da, và là thiên địch của rất nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa màng, kể cả một số loài gặm nhấm gây hại cho con người như chuột... Mặt khác, ở một mức độ nhất định, chúng cũng là động vật gây hại: các loài rắn độc đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và vật nuôi; là những vật chủ trung gian truyền bệnh của nhiều loài kí sinh; hay có thể xâm hại ngành thủy sản do các loài cá cũng là con mồi tự nhiên của nhiều LC BS… Khu Bảo tồn Quốc gia Nam Hà (NHNPA) ở phía bắc tỉnh Luôngnặmtha bao gồm một số khu vực hoang dã quan trọng nhất và lớn nhất ở Lào Di sản ASEAN. Phần lớn Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Hà được bao phủ bởi rừng rụng lá hỗn tạp; Với một dãy núi chạy đến biên giới với Trung Quốc dọc theo đỉnh cao này chủ yếu là rừng thường xanh khô và một số đồng cỏ. Ba con sông lớn Nam Tha, Nam Pháp và Nam Long chảy theo hướng nam tới sông Mêkông được cung cấp bởi một mạng lưới sông suối dày đặc[46]. Nặm Hà NPA có thể dễ dàng đi đến được từ thị trấn Luôngnặmtha, Muang Sing và Vieng Phoukha. Các hoạt động du lịch sinh thái trong và xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Hà cung cấp cho du khách một cơ hội độc nhất để khám phá những môi trường đa dạng, ở các làng nghề truyền thống và hỗ trợ các chương trình bảo tồn địa phương [46]. 1
- Việc nghiên cứu khu hệ LC BS ở Lào nhìn chung mới chỉ được thực hiện ở các khu bảo tồn (KBT), vườn quốc gia (VQG) và một số tỉnh trên diện rộng. Lưỡng cư, bò sát ở Làođược nghiên cứu chưa nhiều chỉ có một số nghiên cứu được thực hiện ở VQG Phou Dendin National Lào, còn những khu rừng già thuộc các huyện khác chưa có công trình nghiên cứu cụ tuart công bố 44 loài ở phía Nam Lào và mô tả 1 loài mới là Rana khalam và 1 loài Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus ở tỉnh Salavan. Do đó, việc nghiên cứu khu hệ LC BS ở KBT nặm Hà, huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nậm Tha là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở cho người dân biết tầm quan trọng để bảo vệ và phát triển các loài động vật, đặc biệt là LC BS. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư-bò sát và một số đặc điểm sinh học, sinh thái tại Khu Bảo Tồn Quốc gia Nặm Hà, huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nặm Tha, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đa dạng thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh hoc, sinh thái một số loài lưỡng cư, bò sát ở khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học cập nhật về hiện trạng khu hệ LC BS của vùng nghiên cứu. Mô tả được sự đa dạng về thành phần loài và các loài quý hiếm, đồng thời xác định được sự phân bố của LC BS theo sinh cảnh, nơi ở và độ cao. Mô tả được đặc điểm hình thái, sinh thái của những loài quý hiếm. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung số liệu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, xây dựng KBT Quốc gia Nặm Hà. Đồng thời bổ sung mẫu LC BS cho phòng Bảo tàng khoa Sinh học trường ĐHSP Thái Nguyên. 2
- 4. Nội dung nghiên cứu -Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và cập nhật thông tin mới về đa dạng các loài lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà. Khảo sát thực địa sẽ được tổ chức để thu thập các mẫu vật nghiên cứu, lựa chọn tập trung ở các khu vực rừng thường xanh ít được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung mẫu vật nghiên cứu và cập nhật danh lục về hiện trạng và đánh giá các yếu tố tác động tiêu cực đến các loài lưỡng cư và sinh cảnh sống, từ đó để đề xuất ưu tiên bảo tồn các loài lưỡng cư tại khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố tác động tiêu cực đến các loài lưỡng cư và sinh cảnh sống của nó. Thống kê các loài ghi trong Sách đỏ IUCN (2017) từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng cư, bò sát. - Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài lưỡng cư – bò sát ở Khu Bảo tồn Quốc gia Nặm Hà. 3
- Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở Lào Lào là quốc gia không giáp biển duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa.Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam[45]. Các công trình nghiên cứu về LC BS ở khu vực Đông Dương liên quan đến Lào đã được công bố bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX. Từ năm 1933 đến 1944, Bourret R. đã viết các chuyên khảo về LC BS Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia), Les Tortues de l’Indochine (1941) mô tả 6 loài rùa ở Lào[7], Les Batraciens de l’Indochine (1942) mô tả 14 loài lưỡng cư ở Lào[8]. Les Lézards de l'Indochine (được xuất bản chính thức năm 2009) mô tả 177 loài và phân loài thằn lằn trong đó có những nghiên cứu ở Lào[9]. Đây được coi là những tài liệu đầy đủ nhất về LC BS ở giai đoạn trước 1954 của Đông Dương. Năm 1970 J. Deuve mô tả trong cuốn Serpentes du Lao mô tả 94 loài rắn, trong đó có 64 loài được xác định ở Lào[12]. Trong báo cáo về động vật hoang dã của Lào năm 1999 được tổng kết bởi Duckworthvà đtg cho thấy nước Lào có 166 loài LC BS. Trong báo cáo này còn mô tả sự phân bố, môi trường sống và tình trạng bảo tồn của LC BS [13]. Năm 2002, Stuart và đtg đã công bố mộ loài mới là Paramesotriton laoensis ở phía Bắc của Lào. Đây là loài thuộc họ cá cóc đầu tiên được ghi nhận tại Lào [35]. 4
- Trong năm 2004, có nhiều các công bố loài mới và ghi nhận mới ở lào như Teynie công bố 25 loài bò sát ở tỉnh Phongsaly bao gồm 13 loài thằn lằn và 12 loài rắn. Qua nghiên cứu này tác giả cũng đưa ra thực trạng các loài bò sát đang bị săn bắt rất nhiều, đặc biệt là các loài thuộc giống Ptyas, các loài này sau khi thu bắt sẽ chuyển sang Trung Quốc và Việt Nam[4]. Ohler và đtg đã công bố loài mới Leptobrachium buchardi ở cao nguyên Boloven của Lào [5]. Stuart và đtg đã công bố loài mới thuộc giống Philautusở khu bảo tồ quốc gia Phou Dendin ở phía bắcLào là Philautus petilus[37]. Cũng trong năm này, Stuart và đtg đã đưa thông tin chi tiết về 19 loài rùa bị bắt và buôn bán được thu từ các chợ của Lào, Việt Nam và Camphuchia[38]. Năm 2005 Stuart có 4 công bố về LC BS ở Lào, cụ thể là công bố loài Rana khalam và 44 loài lưỡng cư thuộc giống Ranidae ở Lào và Việt Nam [17]; Các nghiên cứu từ tháng 2 năm 1998 và tháng 12 năm 2000đã công bố 46 loài ếch được ghi nhận ở Lào vào bổ sung những thông tin về sự phân bố của chúng [32]; Tháng 12 Stuart và đtg đã công bố 3 loài ếch mới, một loài mới được thu thập từ cao nguyên Bolaven của miền nam Lào là Rana bolavensis, loài thứ hai từ miền trung Lào vàmiền Trung Việt Nam là Rana orbavà miền bắc Lào là Rana heatwolei[33]; Tại khu bảo tồn thiên nhiên Xe Sáp miền nam Lào, Stuart đã công bố 1 loài lưỡng cư mới là Huia absita[39]; Cùng năm này Maasafumi Masui và đtg đã khảo sát mối qua hệ phát sinh bằng sinh học phân tử, sử dụng chuỗi mtDNA 12s và 16S rRNA và gen cyt-b để kiểm tra mối quan hệ phân loại giữa các quần thể của loàiMicrohyla ornata, từ Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Đài Loan và Quần đảo Ryukyu của Nhật Bản. kết quả loài cho thấy loài này được tách thành hai nhánh và có sự khác biệt về di truyền [24]. Năm 2006 Raoul H. Bain và đtg đã ghi nhận 3 loài mới ở Lào và Việt Nam là Rana cucae, Rana vitrea và Rana compotrix[6]. Stuart và đtg đã ghi 5
- nhận loài Rana nigrotympanica ở Lào, đây là loài mà trước đây chỉ ghi nhận ở Trung Quốc. Năm 2007 Ohler đã công bố bài báo về các loài đồng danh được mô tả ở rang giới giữa các nước Trung Quốc, Lào và Việt Nam, từ đó cũng đưa ra một kết luận là khi công bố loài, cần phải biết các loài của nước láng giềng [29]. Teynié công bố ghi nhận phân bố mới loài Naja siamensis (Laurenti, 1768)ở Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Xépian, tỉnh Champasak, miền nam Lào và nâng tổng số 37 loài rắn ở khu vực này [40]; Năm 2010 có 4 loài LC BS được công bố tại Lào là Leptolalax aereus được thu thập tại rừng trong khu khai thác mỏ Sepon, huyện Vilabouly, tỉnh Savannakhet bởi B. L. Stuart, S. J. Richards, S. Phimmachak and N. Sivongxay[15]; loài Cyrtodactylus lomyenensis được thuthập ở GnommalathHuyện, Kham Muội, miền nam Lào và công bố bởi Ngô Văn Trí và đtg [27]; Cyrtodactylus wayakonei từ miền bắc Lào, dựa trên bốn mẫu vật từ tỉnh Luang Nam Tha được công bố bởi Nguyễn Quảng Trường và đtg [28]; loài Tylototriton notialis được thu thập từ tỉnh Kham Muội và phân tích sinh học phân tử bởi nhóm tác giả Stuart [36]; nhóm tác giả Stuartđã phân tích hệ thống học phân tử của nhóm Amolop monticola và công bố loài mới Amolops akhaorum được thu thập từ tình tỉnh LuangNamtha, huyện Vieng Phou Kha, thuộc Khu bảo tồn quốc gia Nặm Hà[34]. Năm 2011 Patrick David và đtg công bố loài Cyrtodactylus teyniei ở Borikhamxay, phát hiện này đã nâng tổng số loài thuộc giống Cyrtodactylus lên 7 loài ở Lào [10]. Năm 2012 có 2 loài mới được công bố ở Lào là Oligodon nagao được thu mẫu ở Việt Nam, Trung Quốc và tỉnh Kham Muội, miền trung của Lào và được công bố bởi các tác giả Patrick David và đtg [11]; loài thứ hai là Leptobrachium xanthopsđược thu thập tại Cao nguyên Dakchung, Núi Phou Ajol, Tỉnh Xe Kong Lào được thu thập bởi Stuart và cộng sự [18]. 6
- Năm 2013 Lưu Quang Vinh và đtg đã công bố bốn loài bò sát, được ghi nhận lần đầu tiên từ Lào: Cyrtodactylus phongnhakebangensis, Lycodon futsingensis, và L. ruhstrati, như từ các khu rừng đá vôi ở Kham muội và Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus từ rừng thường xanh trên đồi ở tỉnh Salavan. Những phát hiện của thằn lằn và rắn mang tổng số loài bò sát đến 189 tại Lào [19]. Masafumi đã công bố một loài mới của phân họ Vibrissaphora thuộc giốngLeptobrachium được mô tả từ phía đông của Lào, trên cơ sở bằng chứng phân tử và hình thái học[25]. Năm 2014 có 5 loài mới thuộc giống Cytodactylus được công bố tại Lào. Lưu Quang Vinh công bố loài thạch sùng mới là Cyrtodactylus jaegeri được thu thập tại tỉnh Khăm Muội, đây là loài thứ 9 thuộc giống Cyrtodactylus phát hiện từ Lào [21]. Nazarov và đtg đã công bố mới 4 loài mới thuộc giốngCyrtodactylus dựa trên kết quả phân tích phát sinh loài 673 bp của gen COI mtDNA và mô tả hình thái của các mẫu thu từ các tỉnh Kham Muội và Viên Chăn, Lào. Ba loài mới là Cyrtodactylus khammouanensis; Cyrtodactylus darevskii; Cyrtodactylus multiporus được mô tả từ một khu vực nhỏ trong các khu rừng nhiệt đới gió mùa trên núi đá vôi ở vùng ven của làng Nahome, huyện Boulapha, tỉnh Khammouane, Trung Trường Sơn và loài Cyrtodactylus spelaeus được mô tả từ một hang động ở phía bắc của tỉnh Viêng Chăn của Lào[26]. Năm 2016 tác giả Lưu Quang Vinh và đtg công bố loài Cyrtodactylus bansocensistừ tỉnh Kham Muội, miền trung Lào dựa trên hình thái họccác và sinh học phân tử [20]. Tác giả Sivongxay và đtg công bố loài Theloderma lacustrinumở tỉnh Viêng Chăn, Lào[31]. Năm 2017, có nhiều bài báo công bố về LC BS ở Lào, Egert và đtgđã công bố ghi nhận mới loài Gracixalus quyeti dựa trên một mẫu được thu thập từ tỉnh Kham Muội, miền trung Lào. So sánh với loài ở phía đông của dãy Trường Sơn ở Việt Namcho thấy đặc điểm di truyền gần như giống hệt nhau về 7
- trình tự, chỉ có khác biệt chút ít về tỷ lệ cơ thể [14].Manthey & Manthey trong 3 tập báo cáo về lương cư bò sát ở Lào, phần 1 báo cáo có 20 loài LC và BS ghi nhận được ở Phou Khao Khouay [23]; phần 2 ghi nhận 25 loài ở Lao Pako và Luông Nậm Tha [42]; phần 3 ghi nhận 18 loài ở tỉnh Champasak ở miền Nam Lào, tổng cộng qua 3 báo cáo Manthey & Manthey đã ghi nhận sự hiện diện của 41 loài, trong đó có 23 loài được quan sát ở miền trung Lào, 17 loài ở miền Nam và 17 loài ở miền Bắc. Năm loài đã được ghi nhận cho Lào lần đầu tiên [22]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu LC BS ở tỉnh Luông Nậm Tha, Lào Tỉnh Luangnamtha, một trong những tỉnh của Lào, có diện tích 9.325 km2 (3.600 dặm vuông) Tỉnh có biên giới với tỉnh Vân Nam, phía bắc giáp Trung Quốc, phía nam giáp tỉnh Oudomxai, phía đông nam và đông nam, thuộc tỉnh Bokeo phía tây nam, và Miến Điện ở phía tây [47]. Những nghiên cứu ở Luông Nậm Tha chưa nhiều; năm 2010 Nguyễn Quảng Trường và đtg đã công bố loài Cyrtodactylus wayakonei từ miền bắc Lào, dựa trên bốn mẫu vật từ tỉnh Luang Nam Tha[28], cùng năm đó tác giả Stuartđã phân tích hệ thống học phân tử của nhóm Amolop monticola và công bố loài mới Amolops akhaorum được thu thập từ tình tỉnh LuangNamtha[34]. Amolops akhaorum là một loài ếch thuộc họ Ranidae được phát hiện vào năm 2007 tại Khu Bảo tồn Quốc gia Nậm Hà, phía Tây Bắc Lào. Tên akhaorum cụ thể đề cập đến những người địa phương Akha đã giúp đỡ trong công việc điền dã của đội nghiên cứu đã khám phá ra loài này[34]. Năm 2017 trong báo cáo về đa dạng LC BS tại LàoManthey & Manthey đã công bố 12 loài lưỡng cư và 12 loài bò sát ở tỉnh Luông Nặm Tha [22]. Việc nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát của Lào vẫn lẻ tẻ, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về LC BS ở một khu vực nhất định. Do đó, việc nghiên cứu khu hệ LC BS ở KBT Quốc gia Nặm Hà, huyện Nặmtha, tỉnh Luôangnamtha là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học của 8
- khu vực này, làm cơ sở cho người dân biết tầm quan trọng để bảo vệ và phát triển các loài động vật, đặc biệt là LC BS. 1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu Khu bảo tồn Quốc gia Nặm Hà bao gồm 222.300 ha rừng thường xanh, bán thường xanh và rừng lá rộng ở tỉnh Luang Namtha. Độ cao từ 560m đến 2094m (Tizard và cộng sự, 1997). NHNPA tiếp giáp với khu bảo tồn Shangyong thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xishuangbanna ở miền nam Trung Quốc. Các "khu bảo tồn lõi" được xác định bởi Tizard et al. (1997) có tầm quan trọng đặc biệt như môi trường sống động vật hoang dã [16], [47]. Phần lớn các Khu Bảo tồn Quốc gia Năm Hà (NHNPA) được bao phủ bởi rừng thứ sinh hỗn hợp thứ sinh và bao gồm rừng thường xanh thứ sinh, đặc biệt là rừng nửa rụng lá và rừng thường xanh ẩm (Berkmuller, và cộng sự, 1995, Tizard và cộng sự, WCS 1997). Tizard, et. Al. Xác định 4 khu thực vật trong KVN. Đó là đồng bằng Luang Nam Tha, từ 540-1000 m2 bao gồm "bức tranh khảm của môi trường sống biến đổi của con người" được làm bằng tre, rừng thường xanh thứ sinh và cây bụi. Vùng Tây Bắc có diện tích từ 1000-2094 m với các mảng rừng thường xanh nguyên sinh kết hợp với rừng thứ sinh và các đắp cỏ Imperata lớn. Tây Nguyên có diện tích từ 1000-1572 m2 với cả rừng thường xanh và rừng cây. Khu vực Nam Kong dọc theo biên giới Trung Quốc dao động từ 600-1556 m2. Nó được đặc trưng bởi rừng thường xanh thứ sinh và chà [46], [47]. 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1.Vị trí địa lý Tỉnh Luông Nặm Tha trước đây gọi là tỉnh Hua Khong có nghĩa là tỉnh đã có sông Me Kông bắt đầu vào đất của Lào như vậy tỉnh Hua Khong là gọi theo tên sông Me Kông. Tỉnh Luông Nặm Tha là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Bộ của nước CHDCND Lào và có tọa độ địa lý đường vĩ tuyến là 20°58' và đường kinh tuyến là 101°28'. Phía Bặc giáp Trung Quốc có biên giới dài 140 km, phía Nam giáp tỉnh Bo Kẹo (Lào) có biên giới dài 100 km, phía Đông giáp 9
- tỉnh U Đôm Say (Lào) có biên giới dài 230km và phía Tây giáp Myanma có biên giới dài 100 km[47]. Khu bào tồn Quốc gia Nặm Hà có diện tích 222.400 ha, nằm ở giữa của 5 huyện và kéo dài trên biên giới Trung Quốc trong đó có 25 làng và 613 gia đình nằm ở khu bảo tồn[47]. Làng Nặmkông là một làng nằm ở huyện Nặm Thà, tỉnh Luông Nặm Tha, làng nằm ở vùng núi, có tọa độ địa lý là: 20°48'11.84'' N và 101°15'00.63'' E. - Phía Bắc giáp núi Ban Hàng. - Phía Nam giáp núi 1518. - Phía Đông giáp làng Prang huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nặm Tha. - Phía Tây giáp làng Tha Sè huyện Nặm Tha, tỉnh Luông Nặm Tha[47]. 1.3.1.2. Địa hình Tỉnh Luông Nặm Tha có diện tích 10.531km2chủ yếu là vùng núi cao đến 85% của diện tích tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Luông Nặm Tha vẫn có các cảnh tự nhiên rất đẹpcó sự đa dạng về thực vật và động vật. 1.3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng Tỉnh Luông Nặm Tha rất phong phú về rừng tự nhiên, đất và khoáng sản. Hiện nay đang có các công ty cổ phần trong nước và nước ngoài đang lục tìm- điều tramỏ khoáng sản và có một sốcông ty đang khai thác mỏ như: mỏ than đá (C) ở huyện Viêng Phu Khà, mỏ đồng (Cu) ở huyện Long và mỏ Antimon (Sb) ở huyện Sinh. 1.3.1.4. Khí hậu, thủy văn Tỉnh Luông Nặm Tha có biên giới giáp Trung Quốc, Myanmar và nằm ở vùng núi như vậy thời tiết trong khu vực này hơi lạnh, có sương mù vào mùa khô và có mưa thường xuyên vào mùa mưa. Đặc biệt là thời tiết trong khu vực nghiên cứu cũng gống nhau không khác các vùng nào, thời tiết trong khu vực này ấm áp vào mùa khô. Ở Lào nói chung ở tỉnh LNT nói riêng khí hậu là khí hậu nhiệt đới đặc trưng, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ 10
- tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Từ tháng 11 đến tháng 2, thời tiết trong khoảng thời gian này hàu như không mưa và rất mát mẻ nhiệt độ thấp nhất là khoảng 6,2°C. Từ tháng 5 đến tháng 10 mưa nhiều, nhưng thời tiết cũng khá thuận lợi với ngưỡng nhiệt độ trung bình khoảng 24,3°C và có mưa khoảng 1mm - 1833,5mm/1 năm.Còn tháng 3 đến tháng 5 vì thời tiết lúc này rất nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 36,6°C. Tỉnh LNT có con sông rất quan trọng hơn 30 con sông như: sông Me Kông, sông Mạ, sông Long, sông An, sông Thà, sông Thùng, sông Sinh, sông Ngèn, sông Nhà, sông Phà, sông Ngân…và trong đó có các con sông rất quan trọng trong khu bảo tồn Nặm Hà như: sông Thà, sông Nặm Hà, sông Lương, sông Pa, sông Mà và sông Kống. Ngoài con sông ra trong khu vực đố vẫn có nhiều con suối to bé rất quan trong [47]. 1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 1.4.1. Điều kiện kinh tế Tỉnh Luôngnặmtha là một trong những vùng sản xuất mía đường chính và cao su của Lào với nhiều đồn điền. Công ty TNHH Than Viengphoukha, là mỏ khai thác than non, là một công ty hoạt động chính của tỉnh trong ngành khoáng sản, tính đến năm 2008. Các ngành công nghiệp khác là nông nghiệp, chế biến gỗ, than non, đồng thau, sản xuất thủ công mỹ nghệ, vận tải và du lịch. Việc canh tác nương rẫy được thực hiện rộng rãi như một nhu cầu kinh tế. Các loại thực phẩm như gạo, ngô, sắn, đậu phộng, bạch đậu khấu, mây, tre, măng, hoa lan, bạch đàn và gừng được sử dụng để tiêu dùng và tiêu thụ nội bộ. Một loạt các động vật hoang dã cũng được sử dụng để tiêu thụ thực phẩm và tài nguyên kinh tế[47]. Khu vực đầu nguồn sông Nặm Tha là chi lưu đầu tiên của sông Mê Công sau khi nó được đưa vào Lào. Đây là một khu rừng đầu nguồn đặc biệt quan trọng, được sử dụng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát điện dọc theo đồng bằng Luang Namtha[47]. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 185 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 151 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 165 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 71 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn