Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất từ quả mướp đắng (Momordica charantia L.)
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là làm rõ thành phần hóa học của quả mướp đắng và tìm kiếm được một số hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase để chữa các bệnh tiểu đường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất từ quả mướp đắng (Momordica charantia L.)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐAN THỊ THÚY HẰNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME α-GLUCOSIDASE CỦA CÁC HỢP CHẤT TỪ QUẢ MƯỚP ĐẮNG (Momordica charantia L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60420114 Hà Nội – 11/2015
- BỘ BỘ GIÁO GIÁO DỤC DỤC VÀ VÀ ĐÀO ĐÀO TẠO TẠO VIỆN VIỆN HÀN HÀN LÂM LÂM KHOA KHOA HỌC HỌC VÀ VÀ CÔNG CÔNG NGHỆ NGHỆ VN VN ĐẠI ĐẠI HỌC HỌC THÁI THÁI NGUYÊN NGUYÊN VIỆN VIỆN SINH SINH THÁI THÁI VÀ VÀ TÀI TÀI NGUYÊN NGUYÊN SINH SINH VẬT VẬT ĐAN ĐAN THỊ THỊ THÚY THÚY HẰNG HẰNG NGHIÊN NGHIÊN CỨU CỨU THÀNH THÀNH PHẦN PHẦN HÓA HÓA HỌC HỌC VÀ VÀ HOẠT HOẠT TÍNH TÍNH ỨC ỨC CHẾ ENZYME αα-GLUCOSIDASE CHẾ ENZYME -GLUCOSIDASE CỦA CỦA CÁC CÁC HỢP HỢP CHẤT CHẤT TỪ TỪ QUẢ QUẢ MƯỚP ĐẮNG ((Momordica MƯỚP ĐẮNG Momordica charantia charantia L.) L.) LUẬN LUẬN VĂN VĂN THẠC THẠC SĨ SĨ SINH SINH HỌC HỌC Chuyên Chuyên ngành: ngành: Sinh Sinh học học thực thực nghiệm nghiệm Mã Mãsố:số: 60420114 60420114 NGƯỜI NGƯỜI HƯỚNG HƯỚNG DẪN DẪN KHOA KHOA HỌC: HỌC: PGS. PGS. TS. TS. PHAN PHAN VĂN VĂN KIỆM KIỆM Hà Hà Nội Nội –– 11/2015 11/2015
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Viện Hàn lâm: “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập hoạt chất momordicoside A từ quả Mướp đắng Momordica charantia L. và tác dụng của nó trong điều trị tiểu đường trên động vật thực nghiệm”. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phan Văn Kiệm, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và phấn đấu để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của tập thể các cán bộ Viện Hóa sinh biển và tập thể cán bộ Phòng Nghiên cứu cấu trúc đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, 11/2015 Đan Thị Thúy Hằng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này. Hà Nội, 11/2015 Đan Thị Thúy Hằng
- MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................. I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... III DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. IV DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... V ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chương 1. Tổng quan ........................................................................................ 3 1.1. Một vài nét về thực vật của cây mướp đắng .............................................. 3 1.1.1. Mô tả thực vật...................................................................................... 3 1.1.2. Phân bố và sinh thái ............................................................................ 3 1.1.3. Công dụng của cây mướp đắng trong y học dân gian .......................... 4 1.2. Thành phần hóa học của loài mướp đắng ................................................ 5 1.3. Tác dụng dược lí của loài mướp đắng .................................................... 11 1.3.1. Hoạt tính trị bệnh tiểu đường ............................................................. 11 1.3.2. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.................................................... 12 1.3.3. Hoạt tính kháng virus ........................................................................ 13 1.3.4. Hoạt tính chống ung thư .................................................................... 13 1.3.5. Hoạt tính chống viêm loét .................................................................. 14 1.3.6. Hoạt tính điều hòa miễn dịch ............................................................. 14 1.3.7. Hoạt tính kháng viêm ......................................................................... 14 1.4. Bệnh tiểu đường và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase .................. 15 1.4.1. Bệnh tiểu đường................................................................................. 15 1.4.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ............................................. 17 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ........................................ 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất .................................................. 20 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ....................... 21 2.2.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase.......... 22 Chương 3. Thực nghiệm .................................................................................. 24 3.1. Phân lập các hợp chất............................................................................. 24 3.2. Các thông số vật lí của các hợp chất đã phân lập được .......................... 25 I
- 3.2.1. Hợp chất MC1: Charantoside D ........................................................ 25 3.2.2. Hợp chất MC2: Charantoside E ........................................................ 25 3.2.3. Hợp chất MC3: Charantoside F ........................................................ 25 3.2.4. Hợp chất MC4: Charantoside G ........................................................ 26 3.2.5. Hợp chất MC5: Goyaglycoside-c....................................................... 26 3.2.6. Hợp chất MC6: Goyaglycoside-d ...................................................... 26 3.2.7. Hợp chất MC7: Momordicoside F1. .................................................. 26 3.2.8. Hợp chất MC8: Momordicoside N ..................................................... 27 3.2.9. Hợp chất MC9: Momordicoside M .................................................... 27 Chương 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................... 29 4.1. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ................................................. 29 4.1.1. Hợp chất MC1: Charantoside D (hợp chất mới) ................................ 29 4.1.2. Hợp chất MC2: Charantoside E (hợp chất mới) ................................ 34 4.1.3. Hợp chất MC3: Charantoside F (hợp chất mới) ................................ 39 4.1.4. Hợp chất MC4: Charantoside G (hợp chất mới) ................................ 44 4.1.5. Hợp chất MC5: Goyaglycoside-c....................................................... 49 4.1.6. Hợp chất MC6: Goyaglycoside-d ...................................................... 54 4.1.7. Hợp chất MC7: Momordicoside F1 ................................................... 58 4.1.8. Hợp chất MC8: Momordicoside N ..................................................... 62 4.1.9. Hợp chất MC9: Momordicoside M .................................................... 67 4.2. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase ...................... 71 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75 CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ PHỤ LỤC PHỔ II
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Resonance Spectroscopy cacbon 13 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Spectroscopy proton CC Column chromatography Sắc kí cột DEPT Distortionless Enhancement by Phổ DEPT Polarisation Transfer DMSO Dimethyl sulfoxide Dimethyl sulfoxide HMBC Heteronuclear mutiple Bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua Connectivity nhiều liên kết HSQC Heteronuclear Single-Quantum Phổ tương tác dị hạt nhân qua Coherence 1 liên kết IC50 Inhibitory concentration at 50% Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm NF-B Nuclear Factor-kappa B Yếu tố nhân kappa B RP-18 Reserve phase C-18 Chất hấp phụ pha đảo RP-18 SRB Sulforhodamine B Sulforhodamine B TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TMS Tetramethylsilane Tetramethylsilane WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới III
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC1 và hợp chất tham khảo .... 30 Bảng 2. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC2 và hợp chất tham khảo .... 36 Bảng 3. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC3 và hợp chất tham khảo .... 41 Bảng 4. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC4 và hợp chất tham khảo .... 46 Bảng 5. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC5 và hợp chất tham khảo .... 51 Bảng 6. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất MC6 và hợp chất tham khảo .............. 55 Bảng 7. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC7 và hợp chất tham khảo .... 59 Bảng 8. Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất MC8 và hợp chất tham khảo .... 63 Bảng 9. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất MC9 và hợp chất tham khảo .............. 67 IV
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Hình ảnh loài mướp đắng ........................................................................... 4 Hình 2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ quả mươp đắng (M. charantia L.) ............ 28 Hình 3. Cấu trúc hóa học của MC1, hợp chất tham khảo MC1A và các tương tác HMBC chính của MC1. ......................................................................................... 29 Hình 4. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất MC1 .......................................................... 31 Hình 5. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC1 ............................................................... 32 Hình 6. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC1.............................................................. 32 Hình 7. Phổ HSQC của chất MC1 ......................................................................... 33 Hình 8. Phổ HMBC của chất MC1 ........................................................................ 33 Hình 9. Phổ NOESY của chất MC1 ....................................................................... 34 Hình 10. Cấu trúc hóa học của MC2, hợp chất tham khảo MC2A và các tương tác HMBC chính của MC2. ......................................................................................... 34 Hình 11. Phổ HR-ESI-MS của chất MC2 ............................................................... 37 Hình 12. Phổ 1H-NMR của chất MC2 .................................................................... 37 Hình 13. Phổ 13C-NMR của chất MC2................................................................... 38 Hình 14. Phổ HSQC của hợp chất MC2 ................................................................ 38 Hình 15. Phổ HMBC của chất MC2 ...................................................................... 39 Hình 16. Cấu trúc hóa học của MC3, hợp chất tham khảo MC3A và các tương tác HMBC chính của MC3. ......................................................................................... 39 Hình 17. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất MC3 ........................................................ 42 Hình 18. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC3 ............................................................. 42 Hình 19. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC3 ............................................................ 43 Hình 20. Phổ HSQC của hợp chất MC3 ................................................................ 43 Hình 21. Phổ HMBC của hợp chất MC3 ............................................................... 44 Hình 22. Cấu trúc hóa học của MC4, hợp chất tham khảo MC4A và các tương tác HMBC chính của MC4. ......................................................................................... 44 Hình 23. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất MC4 ........................................................ 47 V
- Hình 24. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC4 ............................................................. 47 Hình 25. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC4 ............................................................ 48 Hình 26. Phổ HSQC của hợp chất MC4 ................................................................ 48 Hình 27. Phổ HMBC của hợp chất MC4 ............................................................... 49 Hình 28. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của MC5. .................... 49 Hình 29. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC5 ............................................................. 52 Hình 30. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC5 ............................................................ 52 Hình 31. Phổ DEPT hợp chất MC5 ....................................................................... 53 Hình 32. Phổ HSQC của hợp chất MC5 ................................................................ 53 Hình 33. Phổ HMBC của hợp chất MC5 ............................................................... 54 Hình 34. Cấu trúc hóa học của MC6 ..................................................................... 54 Hình 35. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC6 ............................................................... 56 Hình 36. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC6 ............................................................ 57 Hình 37. Phổ DEPT của hợp chất MC6................................................................... 57 Hình 38. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của MC7 ..................... 58 Hình 39. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC7 ............................................................. 60 Hình 40. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC7 ............................................................ 60 Hình 41. Phổ HSQC của hợp chất MC7 ................................................................ 61 Hình 42. Phổ HMBC của hợp chất MC7 ............................................................... 61 Hình 43. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của MC8 ..................... 62 Hình 44. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC8 ............................................................. 64 Hình 45. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC8 ............................................................ 65 Hình 46. Phổ DEPT của Hợp chất MC8 ................................................................ 65 Hình 47. Phổ HSQC của hợp chất MC8 ................................................................ 66 Hình 48. Phổ HMBC của hợp chất MC8 ............................................................... 66 Hình 49. Cấu trúc hóa học của hợp chất MC9 ...................................................... 67 Hình 50. Phổ 1H-NMR của hợp chất MC9 ............................................................. 69 Hình 51. Phổ 13C-NMR của hợp chất MC9 ............................................................ 69 Hình 52. Phổ DEPT của hợp chất MC9................................................................. 70 VI
- Hình 53. Các hợp chất phân lập từ quả mướp đắng M. charantia L. ..................... 70 Hình 54. Khả năng ức chế enzyme α-glucosidase ở các nồng độ khác nhau. ......... 73 VII
- ĐẶT VẤN ĐỀ Cây thuốc và động vật làm thuốc đã được nhiều dân tộc trên thế giới sử dụng rộng dãi để điều trị các bệnh khác nhau. Theo thống kê sơ bộ, ở một số nước châu Á và châu Phi, 80 % dân số phụ thuộc vào y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe cơ bản. Ở nhiều nước phát triển, 70 % đến 80 % dân số đã sử dụng các cây thuốc hoặc chế phẩm của nó. Các loài thảo mộc đã được sử dụng trong dân gian, được chứng minh bởi các nghiên cứu dược lý đã tạo ra nhiều loại thuốc Tây. Trong vài thập kỉ qua, với các bài thuốc dân gian trong đó dược liệu cổ truyền đóng vai trò là nguồn nguyên liệu cung cấp cho thuốc Tây với hơn 40% tổng các loại thuốc. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích, đánh giá hoạt tính sinh học từ các hợp chất tinh khiết cũng như dịch chiết toàn phần từ các cây thuốc dân gian. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng của các loài sinh vật. Vì vậy, nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên rừng. Rừng Việt Nam có thảm thực vật phong phú với khoảng 12.000 loài trong đó khoảng 4.000 loài có giá trị, được nhân dân sử dụng làm thảo dược và các mục đích hữu ích khác. Cùng với sự đa dạng do thiên nhiên mang lại, Việt Nam còn là một trong những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các thực vật và sinh vật trong các bài thuốc y học cổ truyền. So với Tây dược, các bài thuốc y học cổ truyền có rất nhiều ưu điểm trong chữa bệnh như ít độc tính, ít có tác dụng phụ, dễ tìm nguyên liệu. Chính vì vậy nhiều công ty dược phẩm trong và ngoài nước đã và đang tập trung hướng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với những định hướng này đã thúc đẩy các hướng nghiên cứu tìm kiếm dược liệu từ thiên nhiên. Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loài thực vật có ứng dụng cao trong y dược như nhân sâm (Panax ginseng), giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), bá bệnh (Eurycoma longifolia), linh chi (Ganoderma lucidum) đông trùng hạ thảo, … Những kết quả 1
- nghiên cứu này giúp cho việc tìm kiếm và cung cấp các hoạt chất nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mướp đắng (Momordica charantia L.) là một trong những cây trồng được sử dụng phổ biến để làm thực phẩm và được dùng trong y học. Quả loài này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới để điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, quả mướp đắng được sử dụng để điều trị các vết thương, diệt giun và kí sinh trùng. Loài này cũng được sử dụng làm thuốc tránh thai, kháng virus sởi và trị viêm gan. Viên nang chứa các hợp chất có nguồn gốc từ quả mướp đắng đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trên thế giới và được sử dụng như là thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và làm giảm cholesterol. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước về thành phần hóa học và hoạt tính hạ đường huyết của loài mướp đắng. Nghiên cứu khảo sát về thành phần hóa học và tác dụng hạ đường huyết về loài mướp đắng ở Việt Nam sẽ là cơ sở khoa học trong việc sử dụng và phát triển các sản phẩm từ loài mướp đắng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất từ quả mướp đắng (Momordica charantia L.)”. Mục tiêu của đề tài là làm rõ thành phần hóa học của quả mướp đắng và tìm kiếm được một số hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase để chữa các bệnh tiểu đường. Đề tài bao gồm các nội dung chính sau: Thu mẫu, tạo tiêu bản loài mướp đắng. Phân lập các hợp chất từ quả loài mướp đắng. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ quả mướp đắng. Đánh giá hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập được. 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Một vài nét về thực vật của cây mướp đắng Giới : Plantae Nhánh : Magnoliophyta Lớp : Magnoliopsida Bộ : Cucurbitales Họ : Cucurbitaceae Chi : Momordica Loài : Charantia 1.1.1. Mô tả thực vật Cây mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, có tên khoa học là Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Loài này thuộc loại dây leo, đường kính dây khoảng 5-10 mm, dây bò dài 5-7 m, thân màu xanh nhạt, có góc cạnh, leo được nhờ có nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ. Lá đơn nhám, mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8 cm, phiến lá mỏng chia làm 5-7 thùy hình trứng, mép có răng cưa đều, dưới lá màu xanh nhạt hơn mặt trên lá, gân lá nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn. Hoa mọc đơn ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái cùng gốc, có cuống dài. Hoa đực có đài và ống rất ngắn, tràng gồm 5 cánh mỏng hình bầu dục, nhụy rời nhau. Hoa cái có đài và tràng hoa giống hoa đực. Tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2 cm. Quả hình thoi, dài 8-15 cm, gốc và đầu thuôn nhọn. Vỏ ngoài có nhiều u lồi to nhỏ không đều. Quả khi chưa chín có màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, khi chín có màu vàng hồng quả nứt dần ra từ đầu, tách làm 3 phần để lộ chùm áo hạt màu đỏ bên trong. Hạt dẹt, dài từ 13-15 mm, rộng 7-8 mm, hình răng cưa, thắt đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, quanh hạt có màng màu đỏ như màng hạt gấc [1]. 1.1.2. Phân bố và sinh thái Cây mướp đắng được trồng đại trà ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như rừng Amazon, Đông Phi, Châu Á, Ấn Độ, Nam Mỹ và Cari-bê. Loài này được trồng trên khắp thế giới và được sử dụng để làm rau ăn và thuốc. 3
- Hình 1. Hình ảnh loài mướp đắng Cây mướp đắng có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20-240C, hoặc cao hơn. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa và quả sau 7-8 tuần gieo trồng; hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4-5 tháng [1]. 1.1.3. Công dụng của cây mướp đắng trong y học dân gian Hầu hết các bộ phận của cây mướp đắng đều có công dụng chữa bệnh. Ngoài công dụng làm rau ăn, theo y học cổ truyền, loài mướp đắng thường sử dụng để điều trị một số bệnh sau: − Quả mướp đắng được dùng để trị một số bệnh như: trị ho, sốt, kiết lị, kích thích lên da non các vết thương hở. Quả mướp đắng có tính hàn, mát, có tính giải nhiệt, làm tiêu đờm, nhuận tràng, bổ thận, lợi tiểu, làm bớt đau khớp xương. Quả chín có tính bổ thận, dưỡng huyết. Ở Trung Quốc, quả mướp đắng còn dùng để trị đột quỵ. Ở Ấn Độ, quả mướp đắng còn được dùng để trị rắn cắn. Ở Thái Lan, dịch 4
- quả dùng để trị bệnh về gan và lá lách, đặc biệt làm hạ đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. − Rễ mướp đắng dùng để trị kiết lị. Ngoài ra rễ mướp đắng có thể trị bệnh gan. − Lá có vị đắng, tính mát, nhuận tràng. Lá non ăn trị bệnh nóng trong; dịch nước từ lá thường dùng để chữa mụn nhọt, đau nhức, rắn cắn; giúp cơ thể mau bình phục khi mệt mỏi, khát nước, kiệt sức. − Hạt có chất béo, vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, lợi tiểu, chữa ho viêm họng, rắn cắn, trẻ động kinh [1]. 1.2. Thành phần hóa học của loài mướp đắng Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh được các hợp chất thuộc khung cucurbitane-triterpene là thành phần hóa học chính của cây này. Cho đến nay có khoảng 100 hợp chất thuộc khung cucurbitane đã được xác định từ mướp đắng. Yumi Mryahara và cộng sự đã phân lập được 5 hợp chất trirterpene glycoside là các hợp chất: momordicoside A (1), B (2), C (3), D (4), E (5) [36, 42] từ hạt loài mướp đắng. Nghiên cứu khác cũng từ quả mướp đắng đã được nhóm nghiên cứu Hikaru Okabe phân lập và xác định cấu trúc của 6 hợp chất cucurbitacin glycoside vào năm 1982 gồm: momordicoside G (6), F1 (7), F2 (8), I (9), K (10) và L (11) [43-45]. 5
- OH OH 21 26 22 24 18 OH OH 27 17 13 14 HO HO 1 O O 9 HO HO 10 O O HO HO 19 3 5 Sug OH O OH O O O 6 HO O HO HO HO OH HO OH OH 28 2 OH OH OH OH OH OH OH OH OH SugO SugO SugO 1 3 4 O OR1 OR1 O CHO R 2O HO OR2 SugO 5 6: R1 = Me; R2 = all 10: R1 =Me; R2 = glc 7: R1 = Me; R2 = glc 11: R1 =H ; R2 =glc 8: R1 = H; R2 = all 9: R1 = glc ; R2 =H OH OH OH CHO CHO HO OH HO OR HO Oglc 12 13: R = H 15 14: R= glc Sáu hợp chất thuộc khung cucurbitancin glycoside trong đó có 3 chất mới cũng được phân lập từ lá của loài này vào năm 1984 và 1990 là momordicine I (12), momordicine II (13), momordicine III (14), 3β,7β,23-trihydroxycucurbita- 5,24-diene-7-O-β-D-glucoside (15), 3β,7β,25-trihydroxycucurbita-5,23(E)-dien- 19-al (16) và 3β,7β,dihydroxy-25-methoxycucurbita-5,23(E)-dien-19-al (17). Ngoài ra, dịch chiết từ lá của loài này cũng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn và diệt côn trùng [15, 56]. Các hợp chất được phân lập từ thân loài mướp đắng gồm: (23E)-25-methoxycucurbit-23-ene-3β,7β-diol (18), (23E)-cucurbita-5,23,25- 6
- triene-3β,7β-diol (19), (23E)-25-hydroxycucurbita-5,23-diene-3,7-dione (20), (23E)-cucurbita-5,23,25-triene-3,7-dione (21), (23E)-5β,19-epoxycucurbita-6,23- diene-3β,25-diol (22), (23E)-5β,19-epoxy-25-methoxycucurbita-6,23-dien-3β-ol (23) cũng đã thể hiện khả năng điều trị bệnh tiểu đường, hoạt tính gây độc tế bào ung thư [7]. 7
- CH2OH O O O O O O CHO O O R1 R2 35 36 37: R1 = OH; R2 = OH; 38: R1 = O; R2 = O; OH R3 R2 O OH O O CHO R1 O HO R1 R2 41 39: R1 = O; R2 = H 42:R1 = O; R2 = O; R3 = H 40: R1 = O; R2 = OEt 44:R1 = OH; R2= OH; R3 = H 43:R1 = OH; R2 = H 45: R1 = OH; R2= OH; R3 = OMe Từ phần thân của loài M. Charantia L., Chang và cộng sự thông báo đã phân lập được 5 hợp chất mới: octanorcucurbitacin A-D (24-27) và kuguacin M (28) [8]. Từ dịch chiết lá, Chen và cộng sự đã phân lập được 14 hợp chất triterpenoid mới là: kuguacin F-S (29-42), cùng với 3 hợp chất đã biết: kuguacin E (43), 3β,7β,25–trihydroxycucurbita-5,(23E)-dien-19-al (44) và 3β,7β-dihydroxy-25- methoxycucurbita-5,(23E)-dien-19-al (45) [10]. Các hợp chất này thể hiện hoạt tính ức chế dòng virus HIV-1. Các nghiên cứu khác từ quả loài này thông báo đã phân lập được 19 hợp chất mới (46-64), bao gồm: goyaglycoside-A-H (46-53), (23E)-3βhydroxy-7β-methoxycucurbita-5,23,25-trien-19-al (54), (19R,23E)-5β,19- epoxy-19-methoxycucurbita-6,23,25-trien-3β-ol (55), (23E)-3β-hydroxy-7β,25- dimethoxycucurbita-5,23-dien-19-al (56), karavilagenin A-C (57-59), và karaviloside I-V (60 -64) [26, 37, 39]. Harinantenaina và cộng sự đã phát hiện dịch chiết methanol của quả loài này có tác dụng hạ đường huyết và đã phân lập được bốn hợp chất mới (65-68), bao gồm: 3β,25-dihydroxy-7β-methoxycucurbita- 5,23(E)-diene (65), 3β-hydroxy-7β,25-dimethoxycucurbita-5,23(E)-diene (66), 3- O-β-D-allopyranosyl-7β,25-dihydroxycucurbita-5,23(E)-dien-19-al (67), 3β,7β,25- 8
- trihydroxycucurbita-5,23(E)-dien-19-al (68) [21]. Từ quả loài mướp đắng, Li và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất mới: momordicoside M-O (69-71) [28]. Năm 2007, Akihisa và cộng sự thông báo đã phân lập từ quả loài M. charantia L. được 13 hợp chất cucurbitane thuộc khung triterpene glycoside, trong đó có tám hợp chất mới: charantoside I-VIII (72-79) cùng với năm hợp chất đã biết (7, 8, 48, 49, và 60). Các hợp chất này có khả năng kháng dòng virus Epstein- Barr thuộc họ virus herpes [2]. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 771 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 172 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn