intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng ở thằn lằn phía Bắc Trung Bộ, mô tả các loài giun sán ký sinh thu thập được; xác định được thành phần giun sán ký sinh trên một số đối tượng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ, mô tả các đặc điểm hình thái của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tượng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ----------------------- Nguyễn Thị Ngọc Ánh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ----------------------- Nguyễn Thị Ngọc Ánh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Hƣớng dẫn 1: TS. Trần Thị Bính HÀ NỘI - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do bản thân tôi thực hiện. Các trích dẫn trong luận văn theo các nguồn công bố đầy đủ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo hƣớng dẫn tôi là TS. Trần Thị Bính, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Ban giám hiệu Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ của hai Phòng Đào tạo thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và Học viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã tận tình cung cấp tri thức khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa học và công trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ nghiên cứu khoa học của Phòng Ký sinh trùng học đã luôn chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4 1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................... 4 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT NAM .............................................................................................................. 5 1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ............. 8 1.3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 8 1.3.2. Khí hậu .............................................................................................. 9 1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên ............................ 9 1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ................................................................................................................. 11 1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ........................ 11 1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758)............................................ 12 1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845) ..................................... 13 1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802) ............................... 14 1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853) .................. 15 1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856) ........... 16 1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820) .......................... 17 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 18 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 18 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 18 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19 2.2. TƢ LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................ 20 2.2.1. Tƣ liệu nghiên cứu .......................................................................... 20 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 20 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 20 2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn .................................................. 20 2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng .................................................................... 20 2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh ......................................... 22
  6. iv 2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng ............................................................. 22 2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét ......................................................... 22 2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng ......................................................... 25 2.3.7. Định loại ký sinh trùng ................................................................... 25 2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................... 26 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 27 3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ .............................................................................. 27 3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH .......................... 30 3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ ....................... 30 3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống ................... 33 3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG BỘ................................................................................................................. 34 3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann & Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3) ........................................................... 35 3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2) ..................... 40 3.3.3. Meteterakis sp.1 (hình 3.3) ............................................................. 42 3.3.4. Meteterakis sp2. (hình 3.4) ............................................................. 44 3.3.5. Falcaustra sp. (hình 3.5.1 – 3.5.2) ................................................. 46 3.3.6. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 (hình 3.6) ....................... 49 3.3.7. Oochoristica calotes Nama & Khichi, 1974 (hình 3.7).................. 51 3.3.8. Oochoristica chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 (hình 3.8) ............................................................................................................ 53 3.3.9. Oochoristica sp.1 (hình 3.9) ........................................................... 55 3.3.10. Oochoristica sp.2 (hình 3.10) ....................................................... 57 3.3.11. Oochoristica sp.3 (hình 3.11) ....................................................... 59 3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở CÁC LOÀI THẰN LẰN ................................................................................................. 61 3.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ ......................................... 61 3.4.2. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ .................................. 62 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 64
  7. v 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 64 4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam... 6 Bảng 2.1. Thành phần loài, địa điểm và số lƣợng thằn lằn nghiên cứu ... 18 Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ ....................... 31 Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ ....................... 32 Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống ..... 33 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ........................ 61 Bảng 3.5. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ ............... 63
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu thằn lằn ở Bắc Trung Bộ (chấm đỏ) ........ 19 Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus ................................. 37 Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus ......... 38 Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus ......... 39 Hình 3.2. Meteterakis mabuyae ...................................................................... 41 Hình 3.3. Meteterakis sp.1 .............................................................................. 43 Hình 3.4. Meteterakis sp.2 .............................................................................. 45 Hình 3.5.1. Falcaustra sp................................................................................ 47 Hình 3.5.2. Ảnh chụp SEM của loài Falcaustra sp. ....................................... 48 Hình 3.6. Paradistomum gekonum (Theo Nguyễn Thị Lê và cs. 2001) ......... 50 Hình 3.7. Oochoristica calotes ....................................................................... 52 Hình 3.8. Oochoristica chinensis .................................................................... 54 Hình 3.9. Oochoristica sp.1 ............................................................................ 56 Hình 3.10. Oochoristica sp.2 .......................................................................... 58 Hình 3.11. Oochoristica sp.3 .......................................................................... 60
  10. viii DANH MỤC VIẾT TẮT 1. Ảnh chụp hiển vi điện tử quét : SEM 2. Ảnh chụp cắt lớp : TEM 3. Vƣờn Quốc gia : VQG 4. Trƣờng đại học : Trƣờng ĐH 5. Tài liệu tham khảo : TLTK 6. Ký sinh trùng : KST
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Khu vực Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ các dạng địa hình cùng rất nhiều sinh cảnh phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài động vật bò sát. Nhiều loài bò sát ở đây không những giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có ý nghĩa đối với đời sống con ngƣời nhƣ sử dụng làm thực phẩm, dƣợc liệu, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh... Khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng với hơn 120 loài, trong đó 45 loài mới ghi nhận trong thập kỷ qua. Các loài thằn lằn có lịch sử hình thành từ cổ xƣa, trải qua nhiều niên đại địa chất nên lịch sử phát triển của nhóm bò sát này rất lý thú trong nghiên cứu khoa học sự sống. Nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng ở thằn lằn vì thế quan trọng, nó cung cấp các thông tin về mối quan hệ phát sinh phát triển, tƣơng tác lẫn nhau của hai nhóm động vật này trong lịch sử hình thành địa động vật của chúng trong thiên nhiên Việt Nam. Nghiên cứu về ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam có lịch sử từ hơn 50 năm trƣớc nhƣng khá rải rác ở trên 10 loài phổ biến và chỉ mới dừng ở mức độ điều tra, xác định thành phần loài, chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, mô tả các loài gây bệnh. Qua điều tra, khảo sát ký sinh trùng ở bò sát nuôi khu vực miền Bắc, chúng tôi nhận thấy có nhiều đối tƣợng gây bệnh nguy hiểm cho nhóm động vật này. Giun phổi Rhabdias spp. có tỷ lệ nhiễm khá cao và phổ biến ở nhiều loài bò sát nếu cƣờng độ nhiễm cao chắc chắn sẽ làm hủy hoại phổi và vật chủ sẽ chết. Nhóm giun đầu gai cũng khá phổ biến, với cƣờng độ nhiễm lớn chúng có thể làm chết vật chủ do chảy máu dạ dày và ruột. Đặc biệt, các loài chân khớp Raillietiella spp. và sán dây có kích thƣớc lớn ký sinh ở một số loài bò sát đã gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của vật chủ. Mặc dù ngày càng có nhiều loài thằn lằn mới đƣợc phát hiện, nhƣng chƣa có nhiều dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng và phân bố của các đối tƣợng gây bệnh này. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài luận văn “Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn
  12. 2 thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam” nhằm mục đích có đƣợc những dẫn liệu khoa học về ký sinh trùng trên các đối tƣợng động vật này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng ở thằn lằn phía Bắc Trung Bộ, mô tả các loài giun sán ký sinh thu thập đƣợc. - Xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ. - Mô tả các đặc điểm hình thái của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra, thu thập mẫu vật giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Việt Nam: - Chọn địa điểm nghiên cứu - Thu mẫu tại các địa điểm nghiên cứu - Phân lập ký sinh trùng - Định hình, xử lý mẫu Nội dung 2: Phân tích, định loại và lập danh mục thành phần loài giun sán ký sinh theo hệ thống phân loại hiện hành: - Xử lý, làm tiêu bản - Đo, vẽ và mô tả hình thái các loài ký sinh trùng - Chụp ảnh hiển vi điện tử quyét (SEM) - Phân tích, định loại và sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hệ thống học, các đặc điểm hình thái học của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.
  13. 3 5. Điểm mới của luận văn Đề tài cung cấp các dẫn liệu mới nhất về thành phần loài giun sán ký sinh ở bảy loài thằn lằn phổ biến của khu vực Bắc Trung Bộ: Rồng đất (Physignathus cocincinus), Tắc kè (Gekko gecko), Nhông emma (Calotes emma), Nhông hàng rào (C. versicolor), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia), Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata), và Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế. Tổng số 15 loài giun sán ký sinh thuộc 9 giống, 7 họ đã đƣợc phát hiện. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 67 trang, đƣợc cấu trúc nhƣ sau: - Mở đầu: - Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. - Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu. - Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. - Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo
  14. 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN TRÊN THẾ GIỚI Khu hệ ký sinh trùng ở bò sát đã đƣợc nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20 và có mặt ở trong nhiều tuyển tập ký sinh trùng học của các học giả hàng đầu thế giới (Sarpilo, 1976 [1]; Yamaguti, 1935 [2]). Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, đây vẫn là một đối tƣợng còn mới trong nghiên cứu cơ bản và chỉ có một vài phát hiện về thành phần loài ký sinh trùng, đáng kể là công trình của Scholz và District (1991) [3]; Palmieri và Sullivan (1997) [4]và Saehoong và Wongsawad (1997) [5]. Những năm gần đây, các phƣơng pháp, kỹ thuật hiện đại đã đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn trong nghiên cứu phát hiện thành phần loài ký sinh trùng song song với các phƣơng pháp truyền thống. Các loài ký sinh trùng vẫn đƣợc nghiên cứu về hình thái học mô tả là chủ yếu, nhƣng các kỹ thuật sinh học phân tử đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xác định nhanh tên loài, vị trí của chúng trong hệ thống phân loại và mối quan hệ họ hàng của các loài, quần thể loài trong các hệ sinh thái. Qua khảo sát các tài liệu công bố trong khoảng những năm gần đây, hơn 30 loài ký sinh trùng mới cho khoa học ở thằn lằn đƣợc công bố. Tuy nhiên, phần lớn các loài mới đƣợc công bố chỉ dựa trên các thông số đặc điểm hình thái thông thƣờng (Bursey et al. 2013, 2015 [6-10]; Kuzmin et al. 2003, 2012 [11, 12]). Gần đây, đã xuất hiện nhiều công trình công bố dựa vào các thông số phân tích bằng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ kỹ thuật chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và các kỹ thuật sinh học phân tử (Barta 2001 [13], Barta et al. 2001 [14], Harris et al. 2012 [15], Megia et al. 2013, 2014 [16, 17]). Nhờ các kỹ thuật hiện đại này, đã xuất hiện nhiều công trình tu chỉnh, sắp xếp lại các taxon trong hệ thống phân loại của ký sinh trùng (Tkach et al. 2000, 2001, 2003 [18-20]; Littlewood 2008 [21], Garcıa-Varela et al. 2010 [22], Verweyen et al. 2011 [23]). Một số loài ký sinh trùng đƣợc mô tả lại, sâu hơn về các đặc điểm hình thái nhờ ảnh SEM, ảnh chụp cắt lớp (TEM). Một số taxon bậc thấp (họ, giống, loài) đƣợc xem xét, đánh giá lại về mối
  15. 5 quan hệ họ hàng và vị trí phân loại học dựa vào các kỹ thuật phân tích di truyền các gen nhân và gen ti thể (Ahmed et al. 2011 [24], Scholz et al. 2011 [25], Martínez-Aquino 2013 [26], De Chambrier et al. 2015 [27]). Nhƣ vậy, việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu hiện đại đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề vƣớng mắc, tồn tại trong phân loại học và hệ quả là các hệ thống phân loại ký sinh trùng ngày nay đã có sự thay đổi so với trƣớc đây. Kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn nhiều so với việc chỉ áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT NAM Khu hệ bò sát của Việt Nam đƣợc đánh giá có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc công bố 258 loài bò sát ở Việt Nam năm 1996 [28]. Sau các cuộc khảo sát của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, nhiều loài bò sát mới đƣợc phát hiện thêm. Nguyễn Văn Sáng et al. [29] công bố danh lục 368 loài bò sát vào năm 2009 và hơn 10 năm sau, Ziegler & Nguyen (2010) [30] công bố danh lục 385 loài bò sát ở Việt Nam. Nhóm thằn lằn gồm các họ Tắc kè, Kỳ đà, Nhông, Thằn lằn bóng đƣợc biết có khoảng 120 loài và ít nhất có 57 loài đƣợc mô tả trong giai đoạn 1996 đến 2010. Trong đó các họ bò sát lớn nhất Việt Nam thuộc nhóm thằn lằn là họ Tắc Kè (42 loài) và họ Thằn lằn bóng (46 loài). Trái ngƣợc với các hoạt động nghiên cứu sôi động về khu hệ thằn lằn, rất ít thông tin về khu hệ ký sinh trùng ở các loài thằn lằn Việt Nam. Đến nay, chỉ có 10 loài thằn lằn đƣợc điều tra khu hệ ký sinh trùng với 45 loài ký sinh đƣợc phát hiện và 80% trong số đó (36 loài) đƣợc phát hiện ở Thạch sùng Hemidactylus frenatus (Schlegel, 1836), Kỳ đà vân Varanus nebulosus (Gray, 1831) và Kỳ đà hoa V. salvator (Laurenti, 1768). Lịch sử nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam bắt đầu khi Lê Văn Hòa và Nguyễn Văn Liêm [31] mô tả loài ký sinh trùng mới Abbreviata deschiensi (Nematoda) ở ruột của Nhông hàng rào Calotes versicolor (Daudin, 1802) ở miền Nam Việt Nam. Trải qua 50 năm sau, 9 loài thằn lằn
  16. 6 khác với 370 cá thể đƣợc điều tra về khu hệ ký sinh trùng bao gồm Kỳ đà vân V. nebulosus, Kỳ đà hoa V. salvator (họ Kỳ đà); Tắc kè hoa cân Gekko badenii, Thạch sùng H. frenatus (họ Tắc kè); Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudata (họ Thằn lằn bóng); Ôrô vảy Acanthosaura lepidogaster, Nhông đầu đen Calotes emma, Nhông cát rivơ Leiolepis reevesii và Nhông vietnam Pseudocalotes brevipes (họ Nhông) (bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam Số lƣợng Địa điểm Tên loài thằn lằn mẫu Miền Bắc Miền Nam Họ Kỳ đà Kỳ đà vân 23 Trại nuôi Kỳ đà hoa 20 Trại nuôi Họ Tắc kè Tắc kè hoa cân 65 Tây Ninh Thạch sùng 149 Nhiều nơi Họ Thằn lằn bóng Thằn lằn bóng đuôi dài 38 Nhiều nơi Họ Nhông Ôrô vảy 32 Nhông đầu đen 6 Nhông hàng rào Không rõ Tây Ninh Nhông cát rivơ 20 Hà Tĩnh Nhông vietnam 7 Phú Thọ, Bắc Cạn
  17. 7 Các loài Kỳ đà chủ yếu đƣợc thu thập ở các trang trại nuôi ở Hà Nội và các tỉnh lân cận với tổng số cá thể đƣợc nghiên cứu là 43, loài Kỳ đà vân có nguồn gốc phía Nam Việt Nam nhƣng đƣợc vận chuyển ra miền Bắc và đƣợc giữ lại ở các trại nuôi với mục đích vỗ béo trƣớc khi bán cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu Trung Quốc. Đây là các loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon nên đƣợc săn lùng gắt gao trong tự nhiên. Loài Tắc kè hoa cân có phân bố ở miền Nam Việt Nam, đây là một loài mới đƣợc đặt tên theo địa điểm phân bố (núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh). Loài Thạch sùng nhà và Thằn lằn bóng đuôi dài có số lƣợng nghiên cứu nhiều nhất, đây là loài sống phổ biến gần ngƣời, dễ thu thập. Các loài thuộc họ Nhông chủ yếu sống hoang dã trong thiên nhiên, một số loài đƣợc nuôi tại các trang trại với mục đích làm thực phẩm nhƣ Nhông cát. Tổng số 45 loài ký sinh trùng đã công bố ở thằn lằn Việt Nam, gồm có 11 loài sán dây (Cestoda), 12 loài sán lá (Trematoda), 18 loài giun tròn (Nematoda), 1 loài giun đầu gai (Acanthocephala) và 3 loài chân khớp (Pentastomida) [32-48]. Trong đó, 6 loài ký sinh trùng mới cho khoa học đƣợc công bố: Abbreviata deschiensi Le et Nguyen, 1966; Pharygodon duci Tran et al., 2007; Spauligodon vietnamensis Tran et al., 2007; Thelandros vietnamensis Bui et al., 2009; Cosmocercoides tonkinensis Tran et al., 2015 và Pseudoacanthocephalus nguyenthileae Amin et al., 2008. Đồng thời, 6 loài ký sinh trùng chƣa đƣợc định tên khoa học gồm 3 loài sán dây và 3 loài giun tròn. Phần lớn các loài ký sinh trùng đã đƣợc mô tả hình thái nhƣng chỉ mới có 3 loài đƣợc phân tích dựa vào các thông số ảnh chụp hiển vi điện tử quét (SEM): Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes (Tran et al., 2015b [47]; Tran et al., 2016 [48]) và Pseudoacanthocephalus nguyenthileae (Amin et al., 2008 [41]). Phân loại bằng các phƣơng pháp hình thái học truyền thống nhiều khi đã gộp những cá thể hoặc quần thể ký sinh trùng mà thực chất chúng có những đặc điểm di truyền hoàn toàn khác biệt nhau. Đối với các nhóm ký sinh trùng có nhiều biến chủng và có tính đa dạng sinh học cao, hoặc các loài có họ hàng gần cùng ký sinh ở một đối tƣợng thằn lằn, phƣơng pháp nghiên cứu hình thái kể cả chụp ảnh SEM chƣa thể nhận biết hết đƣợc các đặc
  18. 8 điểm khác biệt cần thiết. Trong những trƣờng hợp đó, cần áp dụng các phƣơng pháp hiện đại hơn để làm sáng tỏ và chuẩn xác các đặc điểm hình thái. Những thành quả gần đây trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn, 2 loài Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes đã đƣợc phát hiện nhờ các phƣơng pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại (Tran et al., 2015a [46]; Tran et al., 2016 [48]). Loài C. tonkinensis có các đặc điểm hình thái rất tƣơng đồng với các loài C. multipapillata, C. bufonis và C. pulcher ở Đông Á. Các thông số hình thái của loài C. tonkinensis đều nằm xen kẽ trong các khoảng thông số của các loài trên nên rất khó đƣa ra những nhận định, phân tích các đặc điểm khác biệt nếu chỉ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hình thái thông thƣờng. Phân tích các ảnh chụp SEM và đặc biệt nhờ phƣơng pháp phân tích di truyền phân tử đã xác định loài ký sinh trùng ở Ôrô vảy thu ở Việt Nam là một loài mới cho khoa học (Tran et al., 2015a [46]). Ngƣợc lại, loài S. calotes có các thông số biến dị về số lƣợng các núm đuôi rõ ràng khi quan sát ảnh SEM đối với các mẫu thu ở Đông Á và Đông Nam Á (Tran et al., 2015b [47]) nhƣng các thông số phân tích di truyền cho thấy có sự tƣơng đồng tuyệt đối (Tran et al., 2016 [48]). Nhƣ vậy, tiếp tục áp dụng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ SEM, PCR trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn là rất cần thiết để giải quyết các khó khăn trong phân loại. Nhƣ đã trình bày ở trên, khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng nhƣng điều tra khu hệ ký sinh trùng của chúng thì rất thiếu thông tin mặc dù các nghiên cứu về 2 khu hệ này có thể hỗ trợ cho nhau, cung cấp các thông tin về sinh thái, sinh học và mối quan hệ phát sinh phát triển giữa các loài. 1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp Lào, là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trƣờng Sơn, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa, cuối cùng là cồn cát, dải cát ven biển ở phía Đông.
  19. 9 Đặc điểm địa chất nổi bật nhất của Bắc Trung Bộ là dãy Trƣờng Sơn. Đây là một dãy núi bị chia cắt bởi nhiều đèo và các vùng đồng bằng có chiều dài gần 1200 km và rộng 50-70 km. Phần lớn dãy Trƣờng Sơn chạy song song với đƣờng bờ biển miêng Trung, nằm ở giữa đƣờng biên giới với Lào và có độ cao 500 đến 2000 m. Những vùng đồng bằng nằm sát và đan xen với dãy Trƣờng Sơn. Các khu rừng thƣờng xanh chiếm ƣu thế ở các vùng núi và mức độ đa dạng cao về sinh cảnh chủ yếu xuất hiện ở đai độ cao dƣới 1000 m, trong đó có rừng bán thƣờng xanh và rựng rụng lá theo mùa chiếm ƣu thế. Vùng đồng bằng ven biển hẹp nằm giữa dãy Trƣờng Sơn và biển Đông, bị chia cắt bởi các cồn cát, phá và các cửa sông của nhiều con sông đổ ra biển từ dãy Trƣờng Sơn nằm ở phía Tây. 1.3.2. Khí hậu Nhìn chung, khu vực Bắc Trung Bộ có khí hậu gió mùa ẩm ƣớt hơn miền Bắc. Sự khác nhau về thời tiết ở những điểm khác nhau trong khu vực là do sự khác biệt lớn về độ cao, địa hình xung quanh (mà có thể tạo ra hiện tƣợng chắn mƣa), độ dốc và hƣớng của các sƣờn núi. Bắc Trung Bộ có nhiệt độ mùa hè và mùa đông tƣơng đồng miền Bắc nhƣng lƣợng mƣa cao hơn ở mức 2000-2500 mm/năm và mùa mƣa diễn ra chậm hơn, mƣa thƣờng xuyên xuất hiện nhất ở giữa tháng 8 và tháng 11. Hiện tƣợng khô nóng (gió Lào) thƣờng xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 do ảnh hƣởng của áp cao lục địa ở phía tây. 1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên Thảm thực vật trên những vùng núi đá vôi của dãy Trƣờng Sơn phần lớn là các loài bán thƣờng xanh có mức độ đặc hữu cao. Nhiều loài động vật đặc hữu và gần đặc hữu gắn liền với dãy Trƣờng Sơn. Nhiều loài động vật lớn đƣợc phát hiện là loài mới cho khoa học nhƣ Saola (Pseudoryn nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trƣờng sơn (M. truongsonensis), ... Mặc dù khó có thể tính toán chính xác đƣợc mức độ đặc hữu và so sánh chúng giữa các khu vực khác nhau và các nhóm sinh vật khác
  20. 10 nhau, nhƣng các nhà khoa học đều nhất trí rằng các vùng núi ở miền Trung Việt Nam và những vùng đồng bằng tiếp giáp với chúng là điểm nóng của tính đa dạng trong vùng lục địa Đông Nam Á. Mặc dù dãy Trƣờng Sơn đƣợc quan tâm nhiều vì có những phát hiện mới về thú, vùng này còn chứng tỏ là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và có nhiều loài mới đƣợc mô tả, trong đó gồm nhiều loài thằn lằn nhƣ Thạch sùng ngón Phong Nha – Kẻ Bàng (Cyrtodactylus phongnhakebangensis), Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi),... Các loài thằn lằn cỡ lớn nhƣ Kỳ đà vân và Kỳ đà hoa, bị săn bắt để lấy thịt và lấy da ở Việt Nam đều có phân bố ở khu vực Bắc Trung Bộ. Các khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ hầu nhƣ đều nằm trong dãy Trƣờng Sơn, có vị trí tách biệt và khó tiếp cận. Những khu vực cực kỳ quan trọng nhƣ Phong Nha-Kẻ Bàng là khu di sản thiên nhiên thế giới, miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó một số khu vực bảo tồn đƣợc hình thành từ khá sớm nhƣ Vƣờn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang hoặc Bạch Mã đều là những khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích hơn 1,3 triệu ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vƣờn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trƣờng sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con ngƣời tạo ra. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mƣa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nƣớc, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang đƣợc bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Vƣờn quốc gia Bạch Mã nằm trên một dãy núi ở cuối khu vực Bắc Trung Bộ, chỗ địa hình thu lại thành một dải hẹp. Bắt nguồn từ các dãy núi ở Lào tiến theo hƣớng Đông về phía bờ biển, dãy núi cao này cắt ngang vùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2