Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thành phần loài cá và đặc điểm phân bố cá thu thập được ở hạ lưu sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang từ ngã ba Bần Quỳ đến đoạn đổ ra sông Soài Rạp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thu Hằng NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Hà Thị Thu Hằng NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TỐNG XUÂN TÁM Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Những thông tin tôi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019 HỌC VIÊN Hà Thị Thu Hằng
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xuân Tám - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An và nhân dân địa phương ở khu vực nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2019 HỌC VIÊN Hà Thị Thu Hằng
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ và lưu vực sông Vàm Cỏ .............. 3 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ ................................................ 3 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở lưu vực sông Vàm Cỏ ...................................... 5 1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực sông Vàm Cỏ ...................................................... 6 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An.............................................................. 6 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang .......................................................... 8 1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ ............................................................. 9 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu..................................................... 14 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 14 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 14 2.1.3. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................. 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16 2.2.1. Ngoài thực địa ........................................................................................ 16 2.2.2. Trong phòng thí nghiệm ......................................................................... 17 2.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng môi trường nước ......... 20 Thời gian đo các thông số môi trường từ 6 - 10 giờ sáng. ............................... 21 2.2.4. Phương pháp điều tra ............................................................................. 21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 22 3.1. Một số chỉ tiêu môi trường nước ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ............................. 22
- 3.1.1. Độ mặn ................................................................................................... 22 3.1.2. Độ trong.................................................................................................. 22 3.2. Thành phần các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ............................................. 23 3.2.1. Danh sách các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ........................................ 23 3.2.2. Đặc điểm khu hệ cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ........................................... 37 3.2.3. Độ thường gặp của các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ .......................... 41 3.2.4. Tình hình các loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ....... 42 3.2.5. So sánh thành phần loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ với hạ lưu sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang ................................................................... 42 3.3. Đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ............................................... 43 3.3.1. Phân bố cá theo mùa .............................................................................. 43 3.3.2. Phân bố cá theo độ mặn của nước .......................................................... 44 3.4. Vai trò của các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ .............................................. 45 3.4.1. Các loài cá kinh tế có giá trị làm thực phẩm .......................................... 45 3.4.2. Các loài cá kinh tế có giá trị làm cảnh ................................................... 46 3.4.3. Các loài cá kinh tế có giá trị làm thuốc .................................................. 46 3.4.4. Các loài cá có giá trị khác ...................................................................... 48 3.5. Hiện trạng nguồn lợi cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ ............................................ 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 53 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải cs Cộng sự ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KVNC Khu vực nghiên cứu Nxb Nhà xuất bản TP. Thành phố
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2017 .................... 11 Bảng 1.2. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2018 ................... 11 Bảng 1.3. Độ mặn (‰) lớn nhất tính đến ngày 04/4/2019 tại một số trạm điển hình trên hệ thống sông Vàm Cỏ so với cùng kì năm 2016, 2017, 2018, 2019 ............................................................................................... 12 Bảng 2.1. Địa điểm thu mẫu ..................................................................................... 14 Bảng 2.2. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá ......................................................... 19 Bảng 2.3. Phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước ....................... 21 Bảng 3.1. Độ mặn tại các điểm thu mẫu .................................................................. 22 Bảng 3.2. Độ trong tại các điểm thu mẫu ................................................................. 22 Bảng 3.3. Danh sách các loài cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ .......................................... 24 Bảng 3.4. Tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc những bộ cá ở KVNC.............................. 37 Bảng 3.5. Thành phần, tỉ lệ các giống, loài trong những họ cá ở KVNC ................ 37 Bảng 3.6. Độ thường gặp của các loài cá ở KVNC................................................. 41 Bảng 3.7. Các loài cá ở KVNC có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ....................... 42 Bảng 3.8. So sánh các đơn vị phân loại cá ở hạ lưu sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang và hạ lưu sông Vàm Cỏ ................................................................ 43 Bảng 3.9. So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với các khu hệ cá khác ....... 43 Bảng 3.10. Danh sách các loài cá có tầm quan trọng ở KVNC ............................... 47
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An .................................................. 6 Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang............................................................ 8 Hình 1.3. Hệ thống sông Vàm Cỏ ........................................................................... 13 Hình 2.1. Địa điểm thu mẫu ở KVNC ...................................................................... 15 Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương ......................................................... 18 Hình 2.3. Sơ đồ chỉ dẫn số đo ở cá đuối ................................................................... 18 Hình 3.1. Biểu đồ số lượng họ, giống, loài trong các bộ cá ở KVNC...................... 40
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt trên hầu khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chúng chủ yếu là các phân lưu của sông Cửu Long. Nguồn lợi về thủy sản đặc biệt là cá, nguồn phù sa bồi đắp và nguồn nước tưới tiêu của những sông này là vô cùng quan trọng với nhân dân ở ĐBSCL. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản và vai trò của các sông trên. Tuy nhiên, sông Vàm Cỏ cũng chảy qua địa phân tỉnh miền Tây là Long An và Tiền Giang nhưng lại không thuộc hệ thống sông Cửu Long. Đây là sông do hai nhánh Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp thành. Hai nhánh sông đều bắt nguồn từ Campuchia và đổ vào Việt Nam. Chúng hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35,5 km tại ngã ba Bần Quỳ, thuộc xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông. Sông Vàm Cỏ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi triều cường, tạo nên những đoạn uốn khúc ở hạ lưu [1], [2]. Với vị trí đặc biệt, sông Vàm Cỏ có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy và là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp. Với hai nhánh chính, sông có nguồn lợi về thủy sản phong phú, đặc biệt là cá từ những loài cá nước ngọt, nước lợ đến nước mặn do ảnh hưởng của triều cường trong năm. Tuy nhiên, hiện trạng sử dụng các ngư cụ đánh bắt cá theo kiểu tận diệt như dùng lưới mắt nhỏ, lưới cào điện hay việc xây dựng các công trình giao thông như cầu Mỹ Lợi; các công trình hai bên bờ sông: xưởng đóng tàu, bãi vật liệu xây dựng, đầm nuôi tôm, chất lượng nước sông có thể thay đổi do hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi cá trên sông Vàm Cỏ. Hiện nay chưa tìm thấy một công trình nào gần đây nghiên cứu về thành phần, phân bố các loài cá trên sông Vàm Cỏ. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen cá ở đây là cần thiết nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của cộng đồng.
- 2 Vì vậy, đề tài nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang là cần thiết, nhằm cung cấp những dẫn liệu về thông tin các loài cá, góp phần đánh giá được nguồn lợi cá trên sông này ở thời điểm hiện tại và có biện pháp bảo tồn, duy trì sự đa dạng của khu hệ cá ở đây. Đây cũng là cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu về thành phần các loài cá ở khu vực Nam Bộ nói chung trong thời gian sắp tới. Từ các lí do trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ” được tiến hành. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thành phần loài cá và đặc điểm phân bố cá thu thập được ở hạ lưu sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang từ ngã ba Bần Quỳ đến đoạn đổ ra sông Soài Rạp. 3. Đối tượng nghiên cứu Các loài cá và mẫu nước thu được ở sông Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang thuộc khu vực nghiên cứu (KVNC). 4. Nội dung nghiên cứu 1. Định danh, phân loại và sắp xếp các loài cá thu được theo bảng hệ thống và xây dựng bộ sưu tập cá thu thập được. 2. Xác định độ thường gặp các loài cá. 3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố mẫu cá thu thập theo các yếu tố môi trường, phân tích độ mặn và độ trong của nước tại các vị trí thu mẫu cá. 5. Phạm vi nghiên cứu Các loài cá và mẫu nước thu được tại ba vị trí thu mẫu ở hạ lưu sông Vàm Cỏ (tính từ ngã ba Bần Quỳ đến ngã ba Soài Rạp thuộc tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang) từ tháng 10/2018 - 9/2019. Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ khảo sát và thu mẫu ở ba địa điểm, phân tích độ mặn và độ trong của nước.
- 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ và lưu vực sông Vàm Cỏ 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá ở Nam Bộ Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hệ thống sông ngòi chằng chịt, phân bố rộng khắp. Vì vậy, sinh vật nói chung và khu hệ cá nói riêng có độ đa dạng rất cao. Việc nghiên cứu cá ở Việt Nam đã được thực hiện nhiều từ các nhà khoa học trong và ngoài nước qua các thời kì khác nhau. Trước 1975, ở miền Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về cá nước ngọt do các cán bộ khoa học người Việt Nam phối hợp với người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi (1964), Fourmanvir (1965), Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972), … Trong đó, Kuronuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá ở Việt Nam gồm 139 loài; Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra một danh sách cá nước ngọt ĐBSCL gồm 93 loài [3]. Sau 1975, các công trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ nói chung và ở khu vực ĐBSCL nói riêng đã được nghiên cứu sâu hơn, đạt được nhiều thành quả đáng kể, không chỉ dừng ở thống kê thành phần loài mà còn mô tả đặc điểm hình thái cá và đánh giá tình hình nguồn lợi cá. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nguồn lợi cá ở ĐBSCL được quan tâm nên có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho cả ĐBSCL và các khu vực nhỏ được tiến hành và xuất bản thành sách, đăng trên các tạp chí khoa học. Vì vậy, số liệu về thành phần loài cá, sự phân bố của chúng được cập nhật, phát hiện được các loài cá quý hiếm, thậm chí là loài mới. Các công trình có thể kể đến như: Công trình nghiên cứu tiêu biểu của Mai Đình Yên và cộng sự (cs) (1992), đã xuất bản sách “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” thu mẫu tại sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh và Phú Quốc gồm 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ được thu mẫu và mô tả [4]. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993), đã xuất bản sách “Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” với 173 loài thuộc 99 giống, 39 họ và 13 bộ [5].
- 4 Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” đã xây dựng bộ mẫu của 120 loài cá thuộc 41 họ, 14 bộ [6]. Công trình “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nội địa Cà Mau” của tác giả Nguyễn Hồng Nhung (2003) gồm 179 loài, 125 giống, 56 họ, 17 bộ [7]. Đinh Minh Quang đã thu được 68 loài cá thuộc 50 giống, 29 họ trong đó có 10 loài có nguồn gốc từ biển thuộc 8 giống trong 5 họ từ tháng 2 đến tháng 7/2007 đăng trên tạp chí khoa học Cần Thơ “Dẫn liệu về thành phần cá trên lưu vực sông Hậu thuộc địa phận An Phú - An Giang” [8]. Công trình “Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” của Phạm Đình Văn (2010) đã xác định được 119 loài, 81 giống, 39 họ thuộc 12 bộ cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh [9]. Công trình “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang” của Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang (2012), từ năm 2008 đến 2011 đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ [10]. Dự án NEF - CTU của các tác giả Trần Đắc Định và cs (2013) đã xuất bản cuốn sách “Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” mô tả chi tiết hình thái của 322 loài cá thu được, trong đó 312 loài thu mẫu được trong vùng nước ngọt và nước lợ, 10 loài cá biển thu được ở vùng cửa sông [11]. Cao Hoài Đức và cs (2013 - 2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh Kiên Giang”, đã xác định được 117 loài cá, thuộc 91 giống, 50 họ, 16 bộ và có 5 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [12]. Lâm Hồng Ngọc (2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng” thu được 413 mẫu cá với 113 loài, xếp trong 87 giống, 47 họ, 16 bộ [2]. Đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá ĐBSCL và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội” của Thái Ngọc Trí (2015) đã thu thập và xác định được 216 loài cá thuộc 60 họ, 19 bộ, ghi nhận mới 6 loài cá thuộc 3 họ, 2 bộ cho khu hệ cá ĐBSCL (4 loài thuộc bộ cá Chép
- 5 và 1 loài thuộc bộ cá Vược) trong đó có 19 loài cá thuộc 11 họ, 8 bộ bị đe dọa ở các mức độ khác nhau [13]. Công trình nghiên cứu “Thành phần loài cá ở lưu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Hậu Giang” từ tháng 12/2015 - 11/2016 của các tác giả Lê Kim Ngọc và cs tại 44 điểm thu mẫu đã xác định được 125 loài cá thuộc 49 bộ và 16 họ [14]. Đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố cá ở lưu vực sông Tiền - tỉnh Tiền Giang” của Đạo Thị Ánh Phi (2018) đã thu được 168 mẫu cá thuộc 101 loài, xếp trong 70 giống, 38 họ, 16 bộ, trong đó 3 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [15]. Nhận xét: Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về khu hệ cá ở ĐBSCL đã và đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt trước những tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn vào mùa khô và hoạt động của con người. Đây chính là cơ sở khoa học để đánh giá tác động của môi trường lên thành phần loài, sự phân bố, sự suy giảm nguồn lợi cá ở các sông, khu vực nội địa của ĐBSCL từ đó có những kế hoạch khai thác cá hợp lí. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như có những địa điểm, khu vực được tập trung nghiên cứu nhiều (chủ yếu là sông Tiền, sông Hậu và các phân lưu của nó) còn một số vùng chưa được quan tâm nghiên cứu nên chưa có tài liệu thống kê gần đây về thành phần loài và sự phân bố của các loài cá hiện nay, so sánh sự biến động thành phần loài và phân bố của chúng hiện nay với các công trình trước đó. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở lưu vực sông Vàm Cỏ Công trình của Mai Đình Yên và cs (1992), “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” có thu mẫu trên sông Vàm Cỏ với các địa điểm thu mẫu như 2 điểm trên nhánh Vàm Cỏ Đông (tại Tây Ninh, Bến Lức), 2 điểm trên nhánh Vàm Cỏ Tây (tại Đồng Tháp Mười, Tân An) và 1 điểm tại sông Vàm Cỏ (Cần Đước) là nơi hợp lưu của hai nhánh nhưng thời gian đã quá lâu [4]. Tại Cần Đước, công trình thu mẫu được 7 loài bao gồm: cá Úc mím (Cephalocassis borneensis), cá Chét (Eleutheronema tetradactylum), cá Nâu (Scatophagus argus), cá Chìa vôi (Proteracanthus sarissophorus), cá Chẽm (Lates
- 6 calcarifer), cá Sơn xương (Ambassis gymnocephalus), cá Bống rảnh vảy nhỏ (Oxyurichthys microlepis). Tính đến thời điểm hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào gần đây nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm phân bố cá trên sông Vàm Cỏ nói chung và hạ lưu sông Vàm Cỏ nói riêng. Đó chính là cơ sở để đề tài tiến hành thực hiện. 1.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực sông Vàm Cỏ 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Long An 1.2.1.1. Vị trí địa lí Tỉnh Long An có vị trí địa lí đặc biệt, là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tọa độ địa lí: 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449 194, 49 ha. Long An là cửa ngõ nối liền ĐBSCL với miền Đông Nam Bộ. Phía Đông tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp với vương quốc Campuchia và tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang về phía Nam [2]. Hình 1.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Long An (Nguồn: http://sacsvt.org/)
- 7 1.2.1.2. Đặc điểm địa hình Toàn tỉnh có địa hình bằng phẳng nhưng thấp dần theo hướng Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông Vàm Cỏ và nhiều kênh rạch nên nhiều vùng của tỉnh là vùng đất ngập nước [2]. 1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu Tỉnh Long An mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo đặc trưng của miền Nam Việt Nam với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau có gió Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Đông Nam. Nhiệt độ trung bình tháng từ 27,2 đến 27,7 0C. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,9 0C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 khoảng 25,2 0C [2]. Lượng mưa hàng năm khoảng 966 -1325 mm, trong đó những tháng mùa mưa chiếm 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều: giảm dần từ vùng giáp ranh với TP. Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam, các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất [2]. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 % [2]. 1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm [2]. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất [2].
- 8 1.2.2. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Tiền Giang 1.2.2.1. Vị trí địa lí Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ 105049' 07" đến 106048'06" kinh độ Đông, 10012'20" đến 10035'26" vĩ độ Bắc [16]. Vị trí tỉnh vừa tiếp giáp biển, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đông Nam Bộ. Cụ thể là phía Đông tiếp giáp biển Đông, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh [16]. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 250 830,33 ha (chiếm 6,17% diện tích tự nhiên của ĐBSCL) [16]. Hình 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang (Nguồn: http://ttxtdt.tiengiang.gov.vn) 1.2.2.2. Đặc điểm địa hình Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long [16]. 1.2.2.3. Đặc điểm khí hậu Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng bởi các yếu tố sau:
- 9 Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Trong năm có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam mang theo nhiều hơi nước, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc thổi cùng hướng với các cửa sông gọi là gió chướng [16]. Nhiệt độ trung bình trong 10 năm (2000 - 2009) là 26,9 0C. Lượng mưa trung bình năm là: 1450 mm [16]. Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%. 1.2.2.4. Đặc điểm thủy văn Về thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm ba vùng: Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía Đông. Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ, diện tích ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3 tháng (tháng 9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m. Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ pH vào khoảng 3-4. Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng Tháp Mười [16]. Vùng ngọt giữa Đồng Tháp Mười và Gò Công: Giới hạn giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo có điều kiện thủy văn thuận lợi, chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nông nghiệp [16]. Vùng Gò Công: Giới hạn bởi sông Vàm Cỏ ở phía Bắc, kênh Chợ Gạo ở phía Tây, sông Cửa Tiểu ở phía Nam và biển Đông ở phía Đông. Đặc điểm thủy văn chung là bị nhiễm mặn. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ bán nhật triều biển Đông. Mặn xâm nhập chính theo 2 sông cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ mặn thường lên sớm và kết thúc muộn, trong năm chỉ có 4 - 5 tháng nước ngọt, độ mặn cao hơn sông Tiền từ 2-7 lần [16]. 1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Chúng gồm 10 phụ lưu trong đó có hai phụ lưu trực tiếp tạo nên dòng chính. Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực
- 10 12 800 km2, chiều dài 218 km, bắt nguồn từ Campuchia đổ vào Việt Nam qua Tây Ninh, sau đó chảy qua địa phận các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước thuộc tỉnh Long An. Độ dài chảy qua tỉnh Long An khoảng 145 km [1], [2]. Sông Vàm Cỏ Tây có diện tích lưu vực 3280 km2, chiều dài 174 km, bắt nguồn từ Campuchia chảy vào nước ta qua kênh Cái Cỏ và qua các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thành phố Tân An, Tân Trụ, Châu Thành của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Tây nối với sông Tiền bằng kênh Dương Văn Dương, kênh An Long, Đồng Tiến; sông Bảo Định và các kênh rạch nhỏ khác. Vì vậy, sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền có quan hệ về mặt thủy văn với nhau [1], [2]. Giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cũng có nhiều kênh nối nhau có thể kể đến như kênh Trà Cú Thượng, kênh Sáng T4, kênh Bà Mía, kênh Thủ Thừa [1], [2]. Hai sông chảy đến ngãy ba Bần Quỳ thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An thì hợp lưu lại thành sông Vàm Cỏ dài khoảng 35,5 km chảy qua các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An và thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang đổ ra cửa sông Soài Rạp và tạo nên đường ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh. Sông Vàm Cỏ nối với sông Tiền bằng sông Trà, sông Gò Công. Đoạn cuối của sông bị uốn khúc mạnh hơn các đoạn khác, tạo thành ba hình vòng cung liên tiếp nhau. Cửa sông có dạng vịnh, nên giao thông đường thủy rất thuận tiện [1], [2]. Sông có độ dốc rất nhỏ, vì vậy thủy triều mang theo nước mặn ảnh hưởng đến chất lượng nước sông và tình hình sản xuất của nhân dân khu vực này [1], [2]. Theo kết quả quan trắc nước mặt của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An, độ mặn nước sông Vàm Cỏ được trình bày ở bảng 1.1 [17] và bảng 1.2 [18].
- 11 Bảng 1.1. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2017 2017 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 11 Vị trí Triều Triều Triều Triều Triều Triều Triều Triều xuống lên xuống lên xuống lên xuống lên VC1 1,6 0,6 0,2 0,2 0,1 0,1 0,5 0,5 VC2 3,9 4,3 0,2 0,2 0,1 0,1 0,2 0,6 VC3 5,1 4,3 0,3 0,3 0,2 0,2 1,2 0,4 VC4 6,2 8,4 1,1 0,8 0,4 1,7 0,2 0,6 VC5 8,6 11 2,0 2,1 0,8 0,7 0,5 0,5 VC6 10,7 12,8 5,9 4,2 3,8 2,0 1,2 0,4 “Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An năm 2017” Bảng 1.2. Giá trị độ mặn tại các điểm khảo sát (đơn vị ‰) năm 2018 2018 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 11 Vị trí Triều Triều Triều Triều Triều Triều Triều Triều xuống lên xuống lên xuống lên xuống lên VC1 4,0 4,5 0,3 0,4 0,1 0,1 0,1 0,1 VC2 4,8 7,5 0,5 3,6 0,2 0,2 0,1 0,1 VC3 7,2 7,9 3,2 3,5 0,2 0,2 0,1 0,2 VC4 33 12,3 5,3 8,5 0,1 0,2 0,3 2,4 VC5 10,6 10,2 7,1 7,2 0,3 0,4 0,6 0,6 VC6 12 12,1 10,4 10,9 3,2 4,2 1,1 1,8 “Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An năm 2018” Chú thích: VC01: Hợp lưu sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây VC02: Hợp lưu sông Tra và sông Vàm Cỏ VC03: Hợp lưu sông Cần Đước - sông Vàm Cỏ VC04: Hợp lưu kênh nước mặn - sông Vàm Cỏ VC5: tại Hựu Lộc, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An VC6: cửa sông Vàm Cỏ nơi đổ ra sông Soài Rạp Qua kết quả quan trắc nhận thấy độ mặn các điểm vào mùa khô cao hơn mùa mưa, các vị trí càng gần cửa sông độ mặn càng tăng, độ mặn có thay đổi hàng năm nhưng không quá lớn. Theo dự báo của viện thủy lợi miền Nam, vào mùa khô năm 2018- 2019, tình hình xâm nhập mặn tại vị trí Cầu Nổi trên sông Vàm Cỏ từ tháng 1 đến tháng 5 độ mặn dao động từ 11 – 19 ‰, không có nước ngọt kể cả lúc chân triều. Từ đầu mùa khô đến ngày 4/4/2019, độ mặn lớn nhất so với cùng kì năm 2018 và một số năm gần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 782 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 216 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 185 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 151 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 165 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 175 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 196 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Đánh giá hoạt tính chống béo phì và kháng viêm của một số chủng vi sinh vật phân lập từ thực vật
75 p | 23 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bằng công nghệ tuần hoàn RAS
77 p | 45 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học của nano astaxanthin
76 p | 67 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số phương pháp tách chiết dấu vết tinh trùng phục vụ công tác giám định sinh học kỹ thuật hình sự
95 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Bước đầu nghiên cứu chế phẩm sinh học dưới dạng synbiotic để bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
79 p | 53 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm: Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tích lũy nhựa sinh học Polyhydroxyalkanoate (PHA) dạng copolymer phân lập ở Việt Nam
94 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân lập nấm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus sinh độc tố từ hạt lạc
58 p | 72 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Nghiên cứu cải tiến bộ chế phẩm vi sinh ELACGROW và HAN-PROWAY nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
93 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu sự ức chế tăng sinh tế bào và cảm ứng apoptosis trên tế bào ung thư của cao chiết cây sâm đá (Curcuma singularis)
81 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn