Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá tính đa dạng các loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; đề xuất một số giải pháp đề xuất bảo tồn đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT PHẠM THỊ HỒNG NHUNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) TẠI ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT PHẠM THỊ HỒNG NHUNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) TẠI ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 8 42 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ TIẾN CHÍNH HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Vũ Tiến Chính đã chỉ dẫn tận tình, hướng dẫn chu đáo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này. Tác giả chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể các giảng viên Viện Sinh thài và tài nguyên sinh vật, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Khuyến, đồng nghiệp đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia đầy đủ quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, cổ vũ động viên tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan.......................................................................................................i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................vi Danh mục bảng................................................................................................ vii Danh mục hình ............................................................................................... viii MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4 1. Tổng quan vấn đề ngoài nước.....................................................................4 1.1. Đa dạng sinh vật...................................................................................4 1.2. Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật..........................................6 1.3. Các nghiên cứu về giá trị sử dụng của hệ thực vật ...............................7 1.4. Các nghiên cứu về giá trị bảo tồn của hệ thực vật ................................8 2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................8 3. Tổng quan về thực vật trên hệ thống đảo ven bờ Việt Nam ..................12 4. Lược sử nghiên cứu hệ thực vật tại đảo Lý Sơn .....................................13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................14 2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................14 2.2.1. Xây dựng danh lục các loài thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. .............................14 2.2.2. Đánh giá đa dạng các taxon bậc ngành, bậc lớp. ..........................14 2.2.3. Đánh giá đa dạng bậc họ và chi .....................................................14 2.2.4. Đánh giá đa dạng về dạng sống .....................................................14 2.2.5. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng...............................................14 2.2.6. Đa dạng về nguồn gen bị đe dọa ...................................................14
- iv 2.2.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật...........................................................................................14 2.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................14 2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................15 2.4.1. Phương pháp kế thừa......................................................................15 2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa .......................................................15 2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm ..........................15 2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá ...................15 CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................18 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................18 3.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................18 3.1.2. Địa hình, địa mạo ...........................................................................18 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ...........................................................................19 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng......................................................................21 3.1.5. Hải văn ...........................................................................................22 3.1.6. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên..................................................22 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội .........................................................................23 3.2.1. Diện tích, dân số.............................................................................23 3.2.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................24 3.2.3. Điều kiện văn hóa -xã hội ..............................................................25 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................27 4.1. Xây dựng danh lục thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) .........27 4.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành ..........................................................27 4.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành......................................................................28 4.3.1. Đa dạng bậc họ...............................................................................29 4.3.2. Đa dạng bậc chi..............................................................................31 4.4. Đa dạng dạng sống ..................................................................................33
- v 4.5. Sự đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật...................34 4.6. Các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng..........................35 4.6.1. Các loài quý hiếm cần được bảo vệ ...............................................35 4.6.2. Các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ....................................36 4.6.3 Mô tả một số loài thực vật nằm trong Sách Đỏ Việt Nam tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi...............................................................36 4.6.3.1. Cây Phong ba ..............................................................................36 4.6.3.2. Cây Bàng vuông..........................................................................39 4.6.3.3. Cây Tật lê ....................................................................................41 4.7. Các giải pháp đề xuất nhằm bảo tồn ĐDTV tại đảo Lý Sơn ..............43 4.7.1. Tình trạng và các mối đe dọa làm suy giảm ĐDTV ......................43 4.7.2. Nguyên nhân suy giảm đa dạng thực vật tại đảo Lý Sơn ..............43 4.7.3. Các giải pháp bảo tồn ĐDTV tại đảo Lý Sơn................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................47 CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.............................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................50 PHỤ LỤC ........................................................................................................55
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLĐTG Danh lục Đỏ Thế giới DLĐVN Danh lục Đỏ Việt Nam ĐDSH Đa dạng sinh học ĐDTV Đa dạng thực vật HST Hệ sinh thái IUCN The International Union for Conservation of Nature and Nature Resource (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế) KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên NĐ Nghị định UBND Uỷ ban nhân dân WWF World Wide Fund For Nature (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên)
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số của 3 xã thuộc Lý Sơn.............23 Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi..................................................................27 Bảng 4.2. Mười họ đa dạng nhất của thực vật ngành Ngọc lan ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ..............................................................................29 Bảng 4.3. Mười chi đa dạng nhất của thực vật ngành Ngọc lan ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ........................................................................31 Bảng 4.4. Phổ dạng sống của thực vật ngành Ngọc lan ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ......................................................................................33 Bảng 4.5. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ........34 Bảng 4.6. Nguồn gen thực vật ngành Ngọc lan có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ..............................................................................36
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi....................................................18 Hình 4.1. Biểu đồ biểu thị sự phân bố các taxon ngành Ngọc lan ở đảo Lý Sơn ..............................................................................................28 Hình 4.2. Biểu đồ biểu thị các họ có nhiều loài nhất tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................30 Hình 4.3. Biểu đồ biểu thị các chi có nhiều loài nhất tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................32 Hình 4.4. Cây Phong ba (Argusia argentea (L. f.) Heine) ..............................38 Hình 4.5. Cây Bàng vuông (Barringtonia asiatica (L.) Kurz) ........................41 Hình 4.6. Cây Tật lê (Tribulus terrestris L.)....................................................43
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. Đa dạng sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên, trái đất. Các nguồn tài nguyên sinh học trong đó có tài nguyên thực vật có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại. Đa dạng thực vật ngày càng được công nhận là tài sản vô giá của toàn cầu với thế hệ hiện nay cũng như mai sau.Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh chủ yếu do việc khai thác rừng tự nhiên không đúng quy trình và khai thác bất hợp pháp vì vậy làm giảm độ đa dạng sinh học dẫn đến phá vỡ cân bằng các nhân tố môi trường, gây ra những hậu quả như lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm, dịch bệnh... gây nên khó khăn trong các hoạt động kinh tế và đời sống con người. Vì vậy nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng là nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ cuộc sống của loài người. Việt Nam được xem là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học nhất trên thế giới, có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong vùng Đông Nam Á, hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, đến nay Việt Nam đã có tới 31 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định số 1976 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Một trong những mục tiêu cụ thể của bản kế hoạch đã được phê duyệt là củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực
- 2 vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái. Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá tính đa dạng sinh vật nói chung và thực vật nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng ở các khu rừng đặc dụng là hết sức cần thiết. Đảo Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, hệ thực vật tại khu vực có nhưng nét đặc sắc riêng biệt, tuy nhiên cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào về đa dạng thực vật tại khu vực. Vì vậy, cần có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về đa dạng thực vật ở nơi đây nhằm đề xuất bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng thực vật và phát triển nguồn tài nguyên thực vật rừng tại đảo Lý Sơn có hiệu quả. Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây tập trung chủ yếu vào các loài động vật quý hiếm, hệ thực vật tại đảo chưa có những nghiên cứu một cách cụ thể và chưa có danh lục thực vật các loài trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Với những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương và phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá tính đa dạng các loài thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất một số giải pháp đề xuất bảo tồn đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn * Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài góp phần bổ sung và hoàn chỉnh vốn kiến thức về đa dạng thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài còn nhằm phục vụ những nghiên cứu sâu hơn trên các mặt khác nhau về đa dạng thực vật. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất như Nông- Lâm nghiệp, Dược học, Tài nguyên thực vật, Đa dạng sinh học... và trong công tác đào tạo. 4. Những điểm mới của luận văn - Đây là luận văn được nghiên cứu về đa dạng thực vật ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, bao gồm 194 loài thuộc 146 chi, 62 họ, 54 bộ, thuộc 2 lớp, lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida). - Xây dựng danh lục, đánh giá đa dạng các bậc taxon, đánh giá đa dạng về dạng sống, giá trị sử dụng, đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng thực vật tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan vấn đề ngoài nước 1.1. Đa dạng sinh vật Đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng như bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ước về Đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; ... Tất cả các công trình đó nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả
- 5 đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật. Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn đề đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phương trong mỗi nước, đặc biệt là các Khu rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...) và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó có thực vật. Các nước phương Tây đã thực hiện việc nghiên cứu thực vật ở các vùng miền từ rất sớm. Trong các thế kỷ trước, các nhà thực vật học Châu Âu đã có những nghiên cứu tiến hành ở các châu lục, vùng miền trên thế giới và hiện nay đối với các quốc gia thuộc châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ của họ đã được thực hiện. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh quốc), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê- téc- bua (Nga)... Đây là một thuận lợi khi xây dựng danh sách loài và đánh giá tính đa dạng thực vật ở các địa phương. Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, có nhiều công trình của các nhà thực vật người Pháp thực hiện trên bán đảo Đông Dương hoặc các công trình của các nhà thực vật châu Âu khác tiến hành ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan... Hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những công trình về đa dạng thực vật trên cả nước hay mỗi khu vực ở các mức độ khác nhau, mức cao là các bộ sách Thực vật chí hay mức độ thấp là Danh lục thực vật cũng như các bài báo riêng lẻ. Các bộ Thực vật chí Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan, Java, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản...
- 6 1.2. Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật Thuật ngữ dạng sống thực vật được lần đầu tiên đề cập đến trong Plantesamfund (tiếng Đan Mạch, năm 1895) bởi Eugen Warming và được dịch thành tiếng Anh năm 1909 với tựa đề Oecology of Plants:An Introduction to the Study of Plant Communities do Warming và Martin Vahl biên soạn. Ban đầu các tác giả phân loại thực vật dựa vào diện mạo nhưng không đề cập đến chức năng của các diện mạo đó. Với sự phản đối mạnh mẽ của A.P. de Candolle, ông đã xây dựng được hệ thống phân loại dạng sống thực vật dựa vào chiều cao của chồi hóa gỗ và tuổi thọ của cây. Warming còn xây dựng phổ dạng sống cho giới thực vật, ông phân biệt thực vật dị dưỡng và tự dưỡng đồng thời phân biệt được các dạng nấm, địa y, dây leo và các dạng sống trên đất khác bao gồm một lần ra quả hoặc nhiều lần ra quả (Warming và Martin Vahl, 1909). Tiếp nối công trình của Warming, Oscar Drude đã phân chia phổ dạng sống thực vật theo diện mạo và chức năng, ví dụ như cây một lá mầm và hai lá mầm trong công trình “ Die Systematische and Geographische Anordnung der Phanerogamen” (1887) (theo wikipedia.org). Hệ thống phân loại dạng sống của Christen C. Raunkiaer (1904) dựa trên dạng sống cơ bản của thực vật đáp ứng các điều kiện bất lợi của môi trường sống. Sau này, hệ thống của Raunkiaer còn được một số tác giả thay đổi đi như G.E. Du Rietz (1931) nhưng bản cuối cùng do Raunkiaer biên tập năm 1934 được sử dụng phổ biến, rộng rãi cho đến ngày nay. Raunkiaer cũng đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên thế giới và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trò ngang nhau) cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn SN- Phổ dạng sống điển hình (Natural Spectrum) và công thức phổ dạng sống là SN= 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th. Đây là cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các vùng khác nhau trên trái đất. Thường ở vùng nhiệt đới ẩm, nhóm cây chồi
- 7 trên (Ph) chiếm khoảng 80%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) khoảng 20%, những nhóm khác hầu như không có. Trái lại, ở các vùng khô hạn thì nhóm cây một năm (Th) và nhóm cây chồi ẩn (Cr) lại có tỉ lệ khá cao còn nhóm cây chồi trên (Ph) thì giảm xuống. 1.3. Các nghiên cứu về giá trị sử dụng của hệ thực vật Những nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật đã có từ lâu đời, song song với những nghiên cứu về tính đa dạng của thực vật như đã trình bày ở trên. Trong đó, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào những loài cây có giá trị làm thuốc. Càng về sau, các giá trị sử dụng khác càng được đề cập đến nhiều hơn. Hầu hết mỗi vùng miền, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những công trình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật, bên cạnh đó, cũng có những tập công trình chú trọng riêng về giá trị sử dụng của thực vật ở quy mô khu vực. Trên quy mô thế giới, tập “The book of useful plants” xuất bản tại New Yorl năm 1913 mô tả về những thực vật hữu dụng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (Julia E.R., 1913). Ở quy mô khu vực có tập “Edible and Useful Wild Plants of the United States and Canada” xuất bản năm 1920 mô tả về các loài thực vật có giá trị sử dụng ở Hoa kỳ và Canada bao gồm làm xà phòng, làm thuốc, thuốc lá, chất dính, sáp nến và chất độc (Charles F.S., 1934). Tại Đông Nam Á, tập Tài nguyên thực vật Đông Nam Á- PROSEA (Plants Resources of South East Asia) có thể nói là bộ sách ghi chép, mô tả đầy đủ nhất về các giá trị sử dụng của thực vật quy mô khu vực với 20 tập (tính đến thời điểm 2005), trong đó giá trị sử dụng của thực vật được phân theo nhóm gồm làm thuốc PROSEA 12(1,2,3); cung cấp gỗ: PROSEA 5 (1,2,3); ăn được: PROSEA 1,2,8,9,10,13,14; làm cảnh: PROSEA 20; Thực vật có chất kích thích : PROSEA 16, có chất chiết: PROSEA 18, có tinh dầu: PROSEA 19; cung cấp sợi: PROSEA 17, tre nứa: PROSEA 7, mây: PROSEA 6; có chất nhuộm, tannin: PROSEA 3; chăn nuôi gia súc: PROSEA 4. Bên
- 8 cạnh các công trình công bố bằng sách, tạp chí, hiện nay có nhiều công bố trên các website điện tử cũng có giá trị tương đương như sách và tạp chí. 1.4. Các nghiên cứu về giá trị bảo tồn của hệ thực vật Bên cạnh giá trị sử dụng, các giá trị bảo tồn của thực vật cũng được thế giới quan tâm. Theo đó, IUCN (2012) được coi là công bố chuẩn và chung nhất trên toàn thế giới về tình trạng bảo tồn của các loài. Bên cạnh đó, hỗ trợ cho công tác bảo tồn các loài, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (1973) chính thức ra đời năm 1975 (theo cites. org) đã hạn chế được việc khai thác và xuất khẩu ồ ạt các loài quý hiếm ra nước ngoài, đảm bảo các loài phải được tồn tại trong môi trường sống bản địa hoặc thích nghi lâu đời của chúng. 2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều giống loài có giá trị khoa học và kinh tế, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài. Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam được tiến hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được công bố nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây. Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, nhà thực vật học người Pháp J. Loureiro (1790) đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật Nam Bộ. Tiếp theo là tác giả J. B. L. Pierre (1790) về hệ Cây gỗ rừng Nam Bộ. Nửa đầu thế kỷ XX các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952) đã lần lượt xuất bản bộ sách “Thực vật chí đại
- 9 cương Đông Dương” gồm 7 tập với hơn 7000 loài, là nền tảng cho việc đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày nay [38]. Từ năm 1960 đến nay, bộ sách này đã và đang được một số nhà thực vật Pháp và Việt Nam biên soạn lại dưới tên “Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” với 74 họ thực vật. Đặc biệt trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết quả nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả Kế và cộng sự (1969- 1976) nghiên cứu về các loài thực vật thường gặp ở Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) nghiên cứu các loài thực vật ở miền Nam Việt Nam với 5326 loài [21], tiếp sau đó tác giả này có công trình nghiên cứu thực vật cả nước (1991-1993, 1999-2000) với số lượng loài khá đầy đủ phục vụ tốt việc nghiên cứu đa dạng thực vật Việt Nam đến ngày nay [22]. Trong 2 số tạp chí chuyên đề của Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu thực vật các taxon với hàng trăm loài. Đáng chú ý gần đây, công trình là bộ sách 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của nhiều tác giả (2001, 2003, 2005) [29] đã công bố danh sách hơn 20.000 loài thực vật trong cả nước; là tài liệu được công nhận mới và đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ trước đến nay. Bộ sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa học các taxon và nhiều thông tin khác. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1996, 2007) [5] công bố hàng trăm loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) thống kê toàn bộ sự đa dạng của cây rừng Việt Nam với hàng nghìn loài. Bên cạnh đó, từng họ riêng biệt trong phạm vi cả nước cũng đã được công bố như các họ Na (Annonaceae) ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2003) [6], Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2000), Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002) [25], Cyperaceae của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [24], Verbenaceae của Vũ Xuân Phương (2007), Polygonaceae và Liliales của Nguyễn Thị Đỏ (2007) [20], Asteraceae của Lê Kim Biên (2007) [8].
- 10 Phan Kế Lộc (1998) nghiên cứu kiểm kê về tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam về thành phần loài có 10.361 loài, 2.256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 75% tổng số các loài, 2.010 chi, 291 họ cây hoang dại có mạch và 733 loài, 246 chi và 14 họ cây trồng. Ngành hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài, 92,48% tổng số chi và 85.57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6.45%, 6,27%, 9.97% về loài. Ngành Thông đất đứng thứ 3 là 0.58% tiếp đến ngành Hạt trần là 0,47%. Hai ngành còn lại thì không đáng kể về họ, chi và loài [26, 27]. Một số chuyên khảo về các taxon như A. Schuiteman & E. F. de Vogel (2000) về họ Lan ở Đông Dương. L. V. Averyanov (1994) về họ Lan ở Việt Nam. Nguyễn Nghĩa Thìn (1995, 1999, 2007) về họ Thầu dầu ở Việt Nam. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) đã cập nhật những tài liệu mới, tổng hợp chỉnh lý các tên họ theo Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện có 11.178 loài, 2582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5.732 loài, chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật [30,31]. Joong ku Lee và cộng sự (2012) nghiên cứu giá trị sử dụng của một số loài thực vật có hoa ở Việt Nam [41], Joong ku Lee cùng cộng sự 2014 nghiên cứu đa dạng hệ thực vật có hoa ở Khu bảo tồn thiên thiên Hòn Bà [41]. Năm 2016, Sangmi Eum và cộng sự nghiên cứu giá trị sử dụng của các loài thực vật có hoa ở Việt Nam [46]. Năm 2009, Phạm Hồng Ban và cộng sự đã công bố công trình [2]: Đánh giá tính đa dạng cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên- Thanh Hóa. Hệ thực vật bậc cao có mạch ở Quỳnh Lưu, Nghệ An của Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [3,4]. Trần Thị Phương Anh (2006) nghiên cứu phân loại họ Cau (Arecaceae) ở Việt Nam [1], Nguyễn Quốc Bình (2009) nghiên cứu phân loại họ Gừng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn