intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

55
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá tác động của vitamin C lên kiểu hình, sự tăng trưởng, chu kỳ, apoptosis, khả năng di trú và khả năng hình thành tumorsphere của tế bào ung thư dạ dày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––– ĐINH THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VITAMIN C LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, CHU KỲ TẾ BÀO VÀ APOPTOSIS CỦA TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC –––––––––––––––––––– ĐINH THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VITAMIN C LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, CHU KỲ TẾ BÀO VÀ APOPTOSIS CỦA TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Mã số: 8 42 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Phúc Hưng LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tại khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, em đã nhận THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tại khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên và cán bộ trong khoa và trường. Đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn TS. Trương Phúc Hưng đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Để có được kết quả học tập như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo - TS. Nguyễn Phú Hùng – Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Thầy luôn dành thời gian để hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ThS. Ngô Thu Hà đã giúp đỡ em trong các nghiên cứu thực nghiệm tại phòng Thí nghiệm của Khoa. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ phận Sau đại học của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em học tập tại trường. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp khoa Cận lâm sàng – Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, tới người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn gắn bó với em, là nguồn động lực cho em tiếp tục phấn đấu trong học tập, rất mong được nhận sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn bè đồng nghiệp. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 11 năm 2019 Học viên Đinh Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Mọi kết quả thu được trong luận văn không chỉnh sửa, sao hoặc chép từ các nghiên cứu khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Tất cả các số liệu trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 11 năm 2019 Người viết cam đoan Đinh Thị Hiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5-hmC : 5- hydroxymethycytosine AA : Axit Ascoricic CA : Carbohydrate antigen CEA : Carcinoembryonic antigen DHA : Dehydroascorbic acid GLUT : Vận chuyển hexose GSH : Glutathione H. pylori : Helicobacter pylori MNNG :N -methyl- N '-nitro- N –nitrosoguanidine NADPH : Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphate NOC : Hợp chất N-nitroso gây ung thư RBC : Số lượng hồng cầu trong máu ROS : Loại oxy phản ứng SVCT : Vận chuyển natri – vitamin C UTBM : Ung thư biểu mô UTDD : Ung thư dạ dày CSC : Tế bào gốc ung thư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 2 1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày ...................................................................... 3 1.1.1. Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới và trong nước ........................ 3 1.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh lý và nguyên nhân phát sinh ung thư dạ dày ........................................................................................................................... 4 1.1.3. Phân loại học của ung thư dạ dày......................................................... 6 1.2. Vitamin C ................................................................................................ 10 1.2.1. Cấu trúc của vitamin C ........................................................................ 10 1.2.2. Hấp thu và chuyển hóa vitamin C ở đường ruột ................................ 11 1.2.3. Chức năng sinh lý của vitamin C trong cơ thể ................................... 13 1.2.4. Vitamin C trong điều trị ung thư......................................................... 14 1.2.5. Các nghiên cứu về vai trò của vitamin C trong ung thư dạ dày ........ 16 1.3. Chu kỳ tế bào .......................................................................................... 18 1.3.1 Khái niệm chu kỳ tế bào........................................................................ 18 1.3.2 Các giai đoạn trong chu kỳ tế bào ........................................................ 18 1.3.3 Vai trò của chu kỳ tế bào trong việc hình thành khối u...................... 21 1.4 Apoptosis .................................................................................................. 22 1.4.1 Khái niệm apoptosis .............................................................................. 22 1.4.2 Vai trò của apoptosis trong ung thư ..................................................... 23 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU ............... 25 2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................. 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28 2.3.1. Nuôi cấy tế bào ung thư 2D và xử lý với Vitamin C........................... 28 2.3.3. Phân tích chu kỳ tế bào và apoptosis bằng Flow cytometry............... 30 2.3.4. Phân tích khả năng di cư của tế bào................................................... 30 2.3.5. Nuôi cấy tumorsphere .......................................................................... 30 2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................... 31 3.1. Tác động của vitamin C lên sự tăng sinh tế bào.................................. 32 3.2. Tác động của vitamin C lên kiểu hình tế bào ...................................... 34 3.3. Ảnh hưởng của vitamin C lên chu kỳ tế bào ....................................... 35 3.4. Ảnh hưởng của vitamin C lên apoptosis của tế bào............................ 36 3.5. Ảnh hưởng của vitamin C lên sự di trú của tế bào ............................. 38 3.6. Ảnh hưởng của vitamin C lên sự hình thành tumorsphere của tế bào ......................................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân loại các dạng Ung thư biểu mô .............................. 8 Bảng 1.2. Đặc điểm của ung thư tế bào biểu mô dạ dày ở các giai đoạn khác nhau......................................................................................... 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa trung bình và kém ở mô dạ dày [51] ................................................................................................ 7 Hình 1.2. Ung thư tế bào dạng nhẫn ở mô dạ dày ............................... 8 Hình 1.3. Acid L – ascorbic, acid ascorbate (C6H8O6 ) ...................... 11 Hình 1.4. Chuyển hoá vitamin C [13] .................................................. 12 Hình 1.5. Trao đổi chất của vitamin C [24] ........................................ 14 Hình 1.6. Tổng quan về chu kỳ tế bào ................................................. 19 Hình 1.7. Tế bào bình thường (trên) và tế bào đang chết rụng (dưới) ................................................................................................................. 23 Hình 2.1. Hệ thống kính hiển vi soi ngược .......................................... 26 Hình 2.2. Tủ ấm CO2 Memmert – Đức + hệ thống cấp CO2 ............. 26 Hình 2.3. Hệ thống phân tích dòng chảy tế bào ................................. 27 Hình 2.4. Buồng thao tác an toàn sinh học cấp II Thermo Fisher Scientific - Mỹ ........................................................................................ 27 Hình 3.1. Ảnh hưởng của vitamin C lên sự tăng sinh tế bào (n = 3, *p
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ung thư dạ dày là một loại là dạng ung thư phổ biến thứ 5 và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong nhóm ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư dạ dày gây ra 783.000 cái chết trên toàn thế giới vào năm 2018. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới thường gấp 1,5 -2 lần so với nữ giới. Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới, với tỷ lệ mắc mới khoảng 16,1 trường hợp trên 100 nghìn dân [15]. Khoảng trên 70% trường hợp ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn đã dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường không có những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và khi xuất hiện những triệu chứng cụ thể thì thường đã có dấu hiệu di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong điều trị ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng thì 3 phương pháp phổ biến nhất đang được sử dụng gồm: Phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị liệu. Hóa trị liệu là sử dụng thuốc chống ung thư có độc tính cao, nhắm vào các tế bào phân chia. Các thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu truyền thống hiện nay gây chết không chọn lọc cho các tế bào và do thường có nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch, hệ thống tiêu hóa, gan, thận…làm suy giảm nhanh chóng sức khỏe của người bệnh sau các chu kỳ điều trị. Mặt khác, điều trị bằng phương pháp hóa trị phổ biến như hiện nay thường dẫn tới tỷ lệ tái phát khối u sau điều trị là rất cao do một số tế bào có khả năng kháng thuốc. Một trong những cách tiếp cận hiện đại trong nghiên cứu liệu pháp điều trị ung thư là hướng tới các hợp chất, các thuốc có trong tự nhiên ít gây độc cho cơ thể và có tác dụng điều trị chọn lọc, ít nguy cơ tạo ra kháng thuốc. Vitamin là nhóm các phân tử hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể sinh vật dù với lượng rất nhỏ. Vitamin C tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể, hoạt động như một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 chất chống oxy hóa trong tế bào làm tăng sự miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật trong đó có ung thư. Trong một vài năm trở lại đây, vitamin C là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu về chống ung thư ở một số dạng ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi. Công dụng của vitamin C không phải ai cũng biết được một cách đầy đủ, vậy sử dụng vitamin C thật sự có khả năng điều trị ung thư hay không ? Đây chính là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tác động của vitamin C lên kiểu hình, sự tăng trưởng, chu kỳ, apoptosis, khả năng di trú và khả năng hình thành tumorsphere của tế bào ung thư dạ dày. 3. Nội dung nghiên cứu - Phân tích ảnh hưởng vitamin C lên sự sinh trưởng tế bào ung thư dạ dày MKN45. - Đánh giá tác động của vitamin C lên kiểu hình tế bào ung thư dạ dày MKN45. - Phân tích ảnh hưởng của vitamin C lên chu kỳ tế bào ung thư dạ dày MKN45. - Phân tích sự tác động vitamin C lên quá trình apoptosis của tế bào ung thư dạ dày MKN45. - Phân tích tác động của vitamin C lên khả năng di trú của tế bào ung thư dạ dày MKN45. - Phân tích ảnh hưởng của vitamin C lên sự hình thành các tumorsphere của dòng tế bào ung thư dạ dày MKN45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày 1.1.1. Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới và trong nước Ung thư dạ dày là các tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và các cơ quan xa hơn (di căn xa). Bệnh liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori, chế độ ăn uống và một số yếu tố địa lý, môi trường. Bệnh thường diễn biện âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể, đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan, nhưng hay gặp nhất là ở vị trí dạ dày là 1/3 dưới, tức ung thư vùng hang môn vị. Tỷ lệ này ở Mỹ là 45% và ở Việt Nam theo nhiều thống kê có tới hơn 80% [1] [2] [3]. Các nước có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao thuộc vùng Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Liên Xô cũ, Nam Mỹ, vùng Caribe và Nam Âu. Các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp thuộc vùng Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan), Bắc Mỹ, Úc và Châu Phi [38]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca. Tính chung cả 2 giới, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng [41]. Như vậy, mỗi năm ước tính có từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 15.068-16.114 người mắc bệnh, trong số này có từ 11.327-12.098 người tử vong do ung thư dạ dày [8]. Về phân bố ung thư dạ dày ở Việt Nam, Hà Nội chiếm 33,2%, các tỉnh miền Trung 14% và ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều với 2,2% [9]. Trong khi đó ở Thừa Thiên Huế ung thư dạ dày chiếm 14,7% và đứng hàng thứ 2 trong tổng số các loại ung thư ở Huế [6]. Tỷ lệ ung thư dạ dày ở nam nhiều hơn nữ, ở hầu hết các báo cáo đã được công bố. Bệnh ít thấy ở lứa tuổi dưới 40, tỷ lệ ung thư dạ dày tăng dần sau tuổi 40 và đạt đỉnh cao ở độ tuổi 70 [55]. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao thường xảy ra ở tầng lớp dân cư có điều kiện kinh tế xã hội thấp [4]. 1.1.2. Yếu tố nguy cơ của bệnh lý và nguyên nhân phát sinh ung thư dạ dày Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): nhiều tài liệu đã xác định vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính có thể gây viêm loét dạ dày, loạn sản, dị sản, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Vinh cho thấy, nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi nhiễm H. pylori là 5 lần và nếu nhiễm H. pylori với kiểu gen CagA (cytotoxin-associated gen A) thì nguy cơ này còn cao hơn nữa, khoảng 10 lần. Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã thông báo H. pylori là yếu tố gây ung thư dạ dày nhóm I. Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở những bệnh nhân viêm dạ dày mãn (30-50%) và ung thư dạ dày (80-97,6%) nếu có CagA và VagA (Vacuolating cytotoxin) dương tính. Một số tác giả cho rằng, con đường từ nhiễm H. pylori đến ung thư dạ dày như sau: Nhiễm trùng lâu dài H. pylori gây ra viêm dạ dày mãn tính, tiến triển theo hướng viêm dạ dày teo, chuyển sản ruột, loạn sản và cuối cùng là biến đổi ác tính niêm mạc dạ dày [5]. Ngoài H. pylori là yếu tố nguy cơ chính còn có các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ trở thành ung thư dạ dày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Cho đến nay, người ta đã xác định có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng cơ chế chính xác còn chưa rõ. Có những giả thuyết về nguyên nhân được nhiều người công nhận bao gồm: Yếu tố môi trường và chế độ ăn uống: Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới/Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (WCRF/AICR) đã kết luận rằng: Muối cũng như thực phẩm được bảo quản bằng muối, có lẽ là nguyên nhân của ung thư dạ dày. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, một nghiên cứu thấy tỷ lệ mắc bệnh của người Nhật di cư sang Mỹ thấp hơn so với người bản địa đã chứng minh vai trò của môi trường sống và chế độ ăn uống. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của chế độ ăn uống có liên quan đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày, họ kết luận rằng các thức ăn tươi, hoa quả tươi như cam, chanh tăng chất xơ, thức ăn giàu vitaim A, C, các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt, magie làm giảm nguy cơ mắt ung thư dạ dày. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày gồm sử dụng hàm lượng muối cao trong thức ăn, thức ăn có chứa hàm lượng nitrat cao, chế độ ăn ít vitamin A,C, ăn những thức ăn khô và thức ăn hun khói hoặc muối dầm, rượu thuốc lá…[5] [30]. Bằng phương pháp chẩn đoán huyết thanh, tỷ lệ huyết thanh dương tính với H. pylori trong ung thư dạ dày là 64-70%. H. pylori ước tính gây ra 65% đến 80% của tất cả các trường hợp ung thư dạ dày, tương đương với 660.000 trường hợp mới hàng năm [21]. Virus Epstein- Barr: Genome của virus này đã được phát hiện thấy ở một số bệnh nhân ung thư dạ dày. Nó ít liên quan hơn ở những bệnh nhân ung thư dạ dày dưới 35 tuổi, ung thư tâm vị, ung thư mỏm cụt. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả thống kê ung thư mỏm cụt dạ dày sau cắt đoạn trong bệnh loét dạ dày thời gian từ 15-20 năm tỉ lệ khoảng 0,5-17%. Cũng có ý kiến giải thích là do phẫu thuật thúc đẩy sự phát triển của loại vi khuẩn sinh nitrit trong dạ dày và dẫn đến hậu quả phát triển dị sản ruột, từ đó dễ hình thành ung thư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 dạ dày. Tỷ lệ ung thư mỏm cụt dạ dày sau phẫu thuật cắt đoạn theo Billroth II cao hơn BillrothI [7]. Yếu tố di truyền: Ước tính ung thư dạ dày có tính chất gia đình chiếm tỷ lệ từ 1% đến 15% trong tổng số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, mặc dù ung thư dạ dày có thể là một bệnh có tính chất gia đình nhưng hiện nay chưa chứng minh được yếu tố di truyền có liên quan đến ung thư dạ dày hay không. Shinmura đã nghiên cứu DNA của các bệnh nhân ung thư dạ dày mang tính chất gia đình và kết luận sự sửa chữa DNA không phù hợp, sự đột biến gen p53 và gen E-cadhein không gây nên ung thư dạ dày. Nhóm máu: Có mối liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao với người có nhóm máu A so với các nhóm máu khác, theo Arid (1953) thì nhóm máu A gấp 1,2 lần nhóm O, còn 16-20% với lý do không rõ [28]. 1.1.3. Phân loại học của ung thư dạ dày Đại thể của ung thư dạ dày: Ung thư giai đoạn sớm: Mô ung thư khu trú ở lớp viêm mạc và dưới niêm mạc, chưa xâm lấn qua lớp cơ, hiếm gặp di căn trong giai đoạn này. Ung thư giai đoạn muộn: Ở giai đoạn này khối u thường có kích thước lớn, phát triển xâm nhập vào cơ thành dạ dày, có thể tới thanh mạc, xâm lấn vào các tạng lân cận và thường có di căn hạch quanh dạ dày hoặc di căn xa. Tổn thương gặp là sùi, loét, xâm nhập. Các tổn thương này có thể xen lẫn nhau. Tùy theo tổn thương nào chiếm ưu thế người ta chia thành các loại sau: Vi thể của ung thư dạ dày: Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày (adenocarcinoma) là u biểu mô ác tính, bắt nguồn từ tế bào biểu mô tuyến ở niêm mạc dạ dày. Ung thư dạ dày đa số là ung thư biểu mô tuyến (90%) [51]. Về mặt mô bệnh học, có hai loại ung thư biểu mô tuyến dạ dày chính (theo phân loại Lauren) là: dạng ruột và dạng phân tán. Ung thư biểu mô tuyến thường xâm lấn nhanh chóng vào thành dạ dày, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 xâm nhập sang cơ niêm mạc (muscularis mucosae), lớp dưới niêm mạc, và đến lớp cơ trơn của thành ống tiêu hóa. Các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạng ruột có cấu trúc hình ống bất thường, phân bố thành nhiều lớp, có nhiều ống tuyến, giảm cấu trúc đệm (stroma). Thông thường, chuyển sản ruột cũng hay xảy ra ở các vùng niêm mạc xung quanh. Tùy vào cấu trúc tuyến, sự đa hình thái và sự tiết dịch của tế bào mà ung thư biểu mô tuyến có thể có 3 cấp độ biệt hóa: tốt, trung bình và kém. Trong ung thư biểu mô tuyến dạng phân tán (dạ dày có dạng như cái chai/lọ bằng da, ung thư xơ cứng, chứa nhiều dịch nhày, dịch keo), các tế bào ung thư thường không liên kết và tiết dịch thẳng vào khoảng khe ngoại bào tạo ra những khoang lớn chứa chất nhày/chất keo. Tế bào ung thư ở thể này ít có sự biệt hóa rõ ràng. Kiểu hình tế bào đặc trưng bởi nhân tế bào nằm gần rìa của tế bào, tạo nên dạng "tế bào dạng nhẫn". Khoảng 5% ung thư dạ dày là ung thư bạch huyết (lymphoma) (MALTomas, hoặc MALT lymphoma), ngoài ra còn có u cấu trúc đệm [52]. Hình 1.1. Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa trung bình và kém ở mô dạ dày [51] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Hình 1.2. Ung thư tế bào dạng nhẫn ở mô dạ dày Có nhiều hệ thống phân loại mô học ung thư biểu mô dạ dày khác nhau. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một bảng phân loại mới. Phân loại này đã gồm cả phân loại của Lauren (gồm hai typ: ruột và lan tỏa) vào bảng phân loại của WHO các typ mô học được mã hóa, loại mô học ung thư biểu mô tế bào nhỏ được bổ sung [12]. Bảng 1.1. Bảng phân loại các dạng Ung thư biểu mô Loại mô học Mã số bệnh Tân sản nội biểu mô tuyến 8140/0 UTBM tuyến 8140/3 Kiểu giống tế bào biểu mô ruột 8140/3 Kiểu lan tỏa 8144/3 UTBM tuyến nhú 8260/3 UTBM dang tuyến ống nhỏ 8211/3 UTBM dạng tuyến nhày 8480/3 UTBM tế bào nhẫn 8490/3 UTBM dạng tuyến- vảy 8560/3 UTBM tế bào vảy 8070/3 UTBM tế bào nhỏ 8041/3 UTBM không biệt hóa 8020/3 Các loại khác Carcinoid (u nội tiết biệt 8240/3 hóa cao) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 Hệ thống phân loại ung thư được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay được gọi là TNM. Trong đó, T viết tắt cho Tumor – khối u nguyên phát. N là Node – Hạch bạch huyết và M là Metastase – Di căn. Mỗi chữ cái được gán với một số để giúp đánh giá các giai đoạn tổng thể của bệnh ung thư [5]. Phân loại TNM ung thư biểu mô dạ dày (WHO 2000): T U nguyên phát (Tumor) TX U nguyên phát không đánh giá được T0 Không có bằng chứng của U nguyên phát Tis Ung thư biểu mô tại chỗ; U nội biểu mô không có xâm nhập mô đệm. T1 U xâm nhập mô đệm hoặc dưới niêm mạc. T2 U xâm nhập lớp đệm, cơ hoặc dưới thanh mạc. T3 U xâm nhập qua thanh mạc (phúc mạc tạng không có xâm nhập vào các cấu trúc phụ cận). T4 U xâm nhập vào các cấu trúc phụ cận. N Hạch bạch huyết vùng (Lympho Node) NX Hạch bạch huyết vùng không được đánh giá N0 Không di căn hạch lymopho vùng N1 Di căn 1 đến 6 hạch lympho vùng N2 Di căn 7 đến 15 hạch lympho vùng N3 Di căn trên 15 hạch lympho vùng M Di căn (Metastasis) MX Di căn xa không được đánh giá M0 Không di căn xa M1 Di căn xa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 10 Bảng 1.2. Đặc điểm của ung thư tế bào biểu mô dạ dày ở các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn T N M 0 Tis N0 M0 IA T1 N0 M0 T1 N1 M0 IB T2 N0 M0 T1 N2 M0 II T2 N1 M0 T3 N0 M0 T2 N2 M0 T3 N2 M0 IIIA T3 N1 M0 T4 N0 M0 IIIB T2 N2 M0 IV T4 N1, N2, N3 M0 T1, T2, T3 N3 M0 T bất kỳ N bất kỳ M1 Giai đoạn bệnh ảnh hưởng nhiều nhất đến các kết quả điều trị [10]. Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong mẫu sinh thiết, bước tiếp theo cần làm là xác định giai đoạn ung thư, nghĩa là tìm ra mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều xét nghiệm để xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, và nếu có thì nó đã ảnh hưởng đến những phần nào của cơ thể. Bởi vì ung thư dạ dày có thể lan sang gan, tụy, và các cơ quan gần dạ dày cũng như phổi, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp CT, chụp cắt lớp PET, hoặc làm siêu âm nội soi, hoặc các xét nghiệm khác để kiểm tra những vùng trên. Cũng có thể kiểm tra dấu ấn ung thư trong máu 1.2. Vitamin C 1.2.1. Cấu trúc của vitamin C Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 Vitamin C hay còn gọi là ascoricic acid, là một carbohydrate phân tử thấp, phổ biến và hòa tan trong nước [50]. Trong các chức năng sinh đã biết, vitamin C hoạt động như một chất khử, nó cho một electron cho cơ chất trong khi bản thân nó bị oxy hóa thành gốc ascorbyl - một gốc tự do tương đối ổn định. Hai phân tử gốc tự do ascorbyl có thể phân hủy thành 1 phân tử ascorbate và 1 phân tử acid dehydroascorbic, tương ứng với dạng khử và oxy hóa hoàn toàn vitamin C. Hình 1.3. Acid L – ascorbic, acid ascorbate (C6H8O6 ) Dưới dạng ascorbate - nó thực hiện nhiều chức năng sinh lý trong cơ thể con người với vai trò như một chất nền enzyme và/hoặc đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào các quá trình tổng hợp collgen, carnitine, dẫn truyền thần kinh, sự tổng hợp và dị hóa của tyrosine, và sự trao đổi chất của microsome. Trong quá trình sinh tổng hợp, ascorbate đóng vai trò là chất khử, cho các electron và ngăn chặn quá trình oxy hóa để giữ các nguyên tử sắt và đồng ở trạng thái khử. Vitamin C được hấp thụ trong cơ thể bằng cách vận chuyển tích cực và khuếch tán đơn giản. Vận chuyển phụ thuộc vào phức hệ vận chuyển Natri- ascorbate Co-Transporters (SVCTs) và Hexose vận chuyển (GLUT). Mặc dù, acid dehydroascorbic được hấp thụ ở tốc độ cao hơn ascorbate, lượng acid dehydroascorbic tìm thấy trong huyết tương và mô dưới bình thường điều kiện là thấp, vì các tế bào nhanh chóng giảm acid dehydroascorbic thành ascorbate. 1.2.2. Hấp thu và chuyển hóa vitamin C ở đường ruột Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2