Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của một số loài trong chi Ardisia thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) phân bố tại Bắc Kạn
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm thu thập, định loại và nghiên cứu đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của một số loài cây trong chi Ardisia thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của một số loài trong chi Ardisia thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) phân bố tại Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- HÀ THỊ THANH HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI ARDISIA THUỘC HỌ ĐƠN NEM (MYRSINACEAE) PHÂN BỐ TẠI BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- HÀ THỊ THANH HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ DẠ DÀY CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI ARDISIA THUỘC HỌ ĐƠN NEM (MYRSINACEAE) PHÂN BỐ TẠI BẮC KẠN Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Mã số: 8 42 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Hương THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi và dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Lê Thị Thanh Hương. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể đều được ghi nhận trong lời cảm ơn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2018 Tác giả Hà Thị Thanh Hiền
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình! Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Lê Thị Thanh Hương – người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học, bộ phận Sau Đại học - Đại học Khoa học Thái Nguyên, Tiến sĩ Phạm Văn Khang và các học viên - Phòng Thí nghiệm Hoá học – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Thí nghiệm Inserm U1053 Bordeaux, Pháp đã hỗ trợ phân tích tác động ức chế tế bào ung thư dạ dày của dịch chiết ethanol từ các mẫu thực vật nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn UBND xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và đồng bào dân tộc Dao nơi đây đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập mẫu vật. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 108.05-2017.331. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua! Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 28 tháng 10 năm 2018 Tác giả: Hà Thị Thanh Hiền
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3 1.1. Sơ lược về cây thuốc .................................................................................. 3 1.1.1. Sơ lược về cây thuốc trên thế giới .......................................................... 3 1.1.2. Sơ lược về cây thuốc ở Việt Nam ........................................................... 5 1.1.3. Sơ lược về cây thuốc Bắc Kạn ................................................................ 9 1.2. Bệnh ung thư dạ dày................................................................................. 10 1.2.1. Khái quát chung về ung thư tại Việt Nam ............................................ 11 1.2.2. Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới .................................................. 12 1.2.3. Tình hình ung thư dạ dày ở Việt Nam .................................................. 13 1.2.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày .............................................. 15 1.3. Họ Đơn nem (Myrsinaceae) và chi Ardisia ............................................. 17 1.3.1. Họ Đơn nem .......................................................................................... 17 1.3.2. Chi Ardisia ............................................................................................ 17 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 26 2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp thực vật học ..................................................................... 27 2.3.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 29
- iv 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ................................................. 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 33 3.1. Đặc điểm hình thái, tiêu bản mẫu cây thuốc nghiên cứu thuộc chi Ardisia họ Đơn nem phân bố tại Bắc Kạn .............................................. 33 3.1.1. Mẫu thực vật.......................................................................................... 33 3.1.2. Một số đặc điểm thực vật của các loài Ardisia được nghiên cứu ......... 33 3.1.3. Định danh tên khoa học và tạo bộ mẫu tiêu bản khô, lưu trữ mẫu ....... 36 3.2. Tách chiết cao tổng số và định tính thành phần các chất bằng sắc ký lớp mỏng ................................................................................................. 37 3.2.1. Kết quả tách chiết cao tổng số bằng ethanol ......................................... 37 3.2.2. Kết quả sắc ký lớp mỏng đối với dịch chiết ethanol ............................. 38 3.2.3. Kết quả định tính các thành phần trong cao chiết ethanol của loài Ardisia villosa Roxb. và loài Ardisia gigantifolia Stapf......................... 39 3.3. Kết quả thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư dạ dày của dịch chiết các mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 41 3.3.1. Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol lên sự sinh trưởng của tế bào ung thư dạ dày MKN45.................................................................................. 41 3.3.2. Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol lên hình thái tế bào MKN45 .......... 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 1. Kết luận ....................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới DCLK Dịch chiết Lá khôi 435/2010/QĐ-UBND Quyết định số 435 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân GAP Good Agricultural And Pratices – Thực hành tốt trồng cây thuốc ASEAN Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nxb Nhà xuất bản
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Ardisia họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc trong dân gian .......................................................... 19 Bảng 3.1. Mẫu các loài Ardisia đã được thu thập để sử dụng trong nghiên cứu ...33 Bảng 3.2. Kết quả tách chiết cao tổng số bằng ethanol .................................. 37 Bảng 3.3a. Các thành phần trong cao chiết ethanol của loài Ardisia villosa .. 39 Bảng 3.3b. Các thành phần trong cao chiết ethanol của loài Ardisia gigantifolia .40
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ................................................................ 14 Hình 2.1. Dụng cụ thu và xử lý mẫu thực vật ................................................. 28 Hình 3.1. Hình ảnh các mẫu thực vật nghiên cứu ........................................... 36 Hình 3.2. Tiêu bản mẫu khô cây thuốc các mẫu nghiên cứu .......................... 37 Hình 3.3. Kết quả sắc ký lớp mỏng dịch cao chiết loài Ardisia villosa (a) và loài Ardisia gigantifolia (b)............................................................................. 39 Hình 3.4. Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol lên sự sinh trưởng của tế bào ung thư dạ dày MKN45 .......................................................................................... 42 Hình 3.5. Giá trị IC50 của dịch chiết ethanol từ cây Ardisia villosa (a) và Ardisia gigantifolia (b) .................................................................................... 43 Hình 3.6. Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol lên hình thái tế bào ung thư dạ dày MKN45 ..................................................................................................... 46 Hình 3.7. Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol lên nhân tế bào ung thư dạ dày MKN45............................................................................................................ 47
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ung thư hiện nay đang là mối đe dọa toàn cầu với tỷ lệ tử vong luôn đứng hàng đầu và là thách thức đối với hệ thống y tế của mọi quốc gia. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9 - 10 triệu người mới mắc bệnh ung thư và một nửa trong số đó chết vì căn bệnh này [19]. Riêng tại Việt Nam, tính mỗi năm nước ta có thêm khoảng 200.000 người mắc bệnh này và khoảng 100.000 người sẽ tử vong [13]. Ung thư có thể vẫn sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới và Việt Nam trong nhiều thập kỉ tới. Chính vì thế, việc tìm ra phương pháp chuẩn đoán và điều trị ung thư có hiệu quả cao là yêu cầu cấp bách đặt ra cho toàn thể nhân loại. Các phương pháp điều trị ung thư truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay miễn dịch tuy hạn chế sự phát triển của khối u nhưng cũng giết chết không ít mô lành gây nguy hại không nhỏ đến sức khỏe của con người. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các phương thức điều trị không chỉ tác động cục bộ lên khối u mà còn ảnh hưởng đến bộ phận lớn các mô và cơ quan lành của cơ thể. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị này còn là một gánh nặng về kinh tế đối với người bệnh. Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp chữa trị ung thư sao cho vừa hiệu quả, giảm chi phí mà lại ít gây độc đối với cơ thể là rất cần thiết. Trước tình hình đó, dược liệu đang là nguồn nguyên liệu được các nhà khoa học tìm kiếm các loại thuốc điều trị ung thư mới. Dược liệu chứa các dược chất có hoạt tính sinh học tiêu diệt các tế bào ung thư, một số loại như: Cỏ lưỡi rắn, Nấm lim, Chóc máu, Xáo tam phân…[41], [70], [76]. Nhờ vị trí và điều kiện khí hậu rất đa dạng nên nước ta có nguồn nguyên liệu dược liệu rất phong phú và cũng có nhiều kết quả về nghiên cứu cây thuốc có tác dụng chống ung thư.
- 2 Họ Đơn nem (Myrsinaceae) là một họ thực vật khá lớn, bao gồm 38 chi và khoảng 1000 loài, được phân bố rộng rãi trên thế giới, nhất là ở các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, chi Cơm nguội (Ardisia) có khoảng 400-500 loài [28]. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy các loài Ardisia có nhiều hoạt tính sinh học rất đáng quý, như: hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut, hoạt tính chống oxi hóa, chống lao, antileishmania, chống đái tháo đường, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim mạch, chống loãng xương và đặc biệt là hoạt tính gây độc tế bào, chống ung thư rất tốt. Các hợp chất đã được phân lập từ một số loài Ardisia có cấu trúc phong phú, bao gồm các tritecpen saponin, benzoquinon, flavonoid, alkylphenolic, các dẫn xuất của bergenin, các dẫn xuất của resorcinol…, trong đó có nhiều chất có cấu trúc mới trong điều trị ung thư [69]. Xuất phát từ nhu cầu cấp bách mang tính toàn cầu về việc điều trị bệnh ung thư chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của một số loài trong chi Ardisia thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) phân bố tại Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập, định loại và nghiên cứu đánh giá khả năng kháng tế bào ung thư dạ dày của một số loài cây trong chi Ardisia thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae). 3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm hình thái cây thuốc nghiên cứu thuộc chi Ardisia họ Đơn nem phân bố tại Bắc Kạn. - Định danh tên khoa học và tạo bộ mẫu tiêu bản khô, lưu trữ mẫu. - Tách chiết cao tổng số và định tính thành phần các chất bằng sắc ký lớp mỏng của các mẫu nghiên cứu. - Kết quả thử hoạt tính ức chế tế bào ung thư dạ dày của dịch chiết các mẫu nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược về cây thuốc 1.1.1. Sơ lược về cây thuốc trên thế giới Việc phát hiện ra cây thuốc đã có từ lâu đời trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Người Trung Hoa xưa cho rằng, vua Thần Nông là người phát hiện ra cây thuốc. Tác giả Đào Ẩn Tích đã biên soạn quyển sách về cây thuốc đầu tiên là “Thần Nông bản thảo kinh” trong đó ghi chép 365 vị thuốc [21]. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Hướng nghiên cứu điều trị bệnh bằng phương pháp kết hợp đông – tây y đang được áp dụng ở hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước châu Á có hiệu quả rất cao. Ở châu Phi nhiệt đới, ở Madagascar và Comoros theo truyền thống họ thường dùng Chi Anthocleista thuộc họ Gentianaceae có 14 loài cây và cây giống bụi cây sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sốt rét, thương hàn, béo phì, tiêu chảy, kiết lỵ, vàng da, hen suyễn, bệnh trĩ, thoát vị,... Chúng có tác dụng như là thuốc chống trầm cảm, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu [33]. Các cây thuốc được đưa vào sử dụng trong y học cổ truyền của Ba Tư có những tác dụng có lợi trong các bệnh thoái hóa thần kinh thông qua các cơ chế tế bào và phân tử khác nhau bao gồm sự ức chế apoptosis qua sự tăng biểu hiện của các thuốc chống apoptosis (ví dụ Bcl-2) cũng như sự giảm biểu hiện và hoạt động protein apoptosis (ví dụ như Bax, caspase 3 và 9). Giảm các phản ứng viêm và ngăn chặn sự biểu hiện và chức năng của các cytokine gây viêm như yếu tố hoại tử khối u α và interleukins, cũng như cải thiện hiệu quả chống oxy hoá qua trung gian bởi superoxide dismutase và catalase, nằm trong số các cơ chế bảo vệ thần kinh khác của cây thuốc cổ truyền [42].
- 4 Đầu năm 2018, Naveed và cộng sự đã tìm ra Trà đen có nhiều hợp chất sinh học khác nhau như flavonoids (thearubigins (TRs) và theaflavins (TFs) và catechins), các axit amin (L.theanine), vitamin (A, C, K), axit phenolic (acid caffeic (CA), axit gallic (GA), axit clo chlorogenic (CGA) và acid cauramic), chất béo, protein, các hợp chất dễ bay hơi carbohydrate, β carotene và florua có thể được sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm an toàn, một loại thuốc thảo dược là nhu cầu trong tương lai để loại bỏ các chất kích thích hoạt động tổng hợp trong sức khoẻ con người [63]. Ung thư là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới và tỷ lệ này đang gia tăng ở cả các nước đã và đang phát triển. Nghiên cứu các loại thảo dược đang được tiến hành để phát triển các loại thuốc tốt hơn có hiệu quả hơn và đồng thời gây ra ít tác dụng phụ hơn. Các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc thực vật hiện nay tạo thành một tỷ lệ đáng kể các thuốc chống ung thư thương mại. Để phòng ngừa và điều trị ung thư, nhiều dược liệu từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Ấn Độ đang được sử dụng theo truyền thống. Nguồn dược liệu chống ung thư được sử dụng nhiều ở vùng Cận Đông, nhiều loài được sử dụng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư ở vùng này. Cuộc khảo sát tài liệu cũng cho thấy rằng, các loài Asarum khác nhau, các loài Artemisia, Calotropis procera, Citrullus colocynthis, Nigella sativa, các loài Urtica khác nhau, Withania somnifera và những loài khác của cây trồng được sử dụng nhiều nhất trong số các bệnh nhân ung thư ở vùng này. Các hợp chất chiết xuất từ cây thuốc tác động vào chu kỳ tế bào và quá trình apoptosis với sự tham gia của p53, p21, Bcl-2, Bax hứa hẹn phát triển các tác nhân chống lại ung thư tự nhiên và an toàn [29]. Việc sử dụng các cây thuốc trong phòng chống ung thư cũng được sử dụng ở châu Phi, đặc biệt là ở Tunisia và nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong các nền văn hoá. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, nhiều loài cây thuốc Tunisia tác động đến hoạt động gây độc và chống ung thư
- 5 [29]. Bên cạnh đó, hệ thực vật Bắc Phi cũng cung cấp một nguồn dược liệu phong phú trong đó, Ma-rốc và Algeria là những quốc gia có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc trong y học dân gian. Trong số rất nhiều loài thực vật được sử dụng, Nigella sativa và Trigonella foenum-graecum là những loài được nghiên cứu nhiều nhất để điều trị bệnh ung thư [31]. Mexico là quốc gia được biết đến với kiến thức truyền thống về các phương thuốc thảo dược. Cây thuốc đã được sử dụng trong cuộc chiến chống ung thư và ngày nay hơn 70% các loại thuốc chống ung thư có nguồn gốc tự nhiên đã được ghi nhận ở 25 họ thực vật và 39 loài thực vật được sử dụng trong các nghiên cứu invitro và invivo [45]. Nói chung những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên do sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công trình này chưa có cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hóa học các chất có tồn tại trong đó và nó tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào mà chỉ dùng lại ở mức độ miêu tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người bệnh sử dụng. 1.1.2. Sơ lược về cây thuốc ở Việt Nam Cây thuốc là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng cây thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết công dụng, tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm.
- 6 Trong quá trình chữa bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con người Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh hiệu quả đã đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân trong đó phải kể tới cuốn "Nam Dược thần hiệu" của danh y Tuệ Tĩnh đã mô tả được 496 loài cây làm thuốc [22]. Năm 1772, Hải Thượng Lãn Ông cho xuất bản bộ sách "Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh" gồm 66 quyển về y lý và cây thuốc [23]. Trong thời kỳ 1884 - 1945, thực dân Pháp đô hộ có một số nhà thực vật học, dược học người Pháp nghiên cứu nhưng với mục đích chính là để khai thác tài nguyên. Trong đó phải kể đến một số nhà dược học nổi tiếng như Crévost, Pételot,... đã xuất bản bộ "Catalogue des produits de L’ indochine" (1928-1935), trong đó tập V (Prodiuits medicinaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc là các loài thực vật có hoa [40]. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, nhận thức được vai trò và tiềm năng của cây thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và phát triển kinh tế, bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc. Ngay từ ngày hòa bình lập lại, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác điều tra, nghiên cứu nguồn cây thuốc ở Việt Nam nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra nhà nước cũng quan tâm đầu tư cho việc sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc Nam, tổ chức điều tra, phân loại, tìm hiểu dược tính, thành phần hóa học, lập bản đồ dược liệu trong cả nước. Đồng thời cũng phát triển việc nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc từ nguồn cây cỏ trong thiên nhiên. Liên quan đến cây thuốc, Viện Dược liệu và các trạm nghiên cứu dược liệu đã điều tra ở 2.795 xã phường thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh thành trong cả nước đã đóng góp đáng kể trong công tác điều tra sưu tầm nguồn nguyên liệu cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y học cổ truyền. Trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (năm 1996) đã giới thiệu 3.200 loài cây thuốc, mô tả tỉ mỉ về hình thái và bộ phận sử dụng, cách chế biến, các đơn thuốc đi kèm [6]. Đỗ Tất Lợi (năm 1999) trong cuốn
- 7 “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây con để làm thuốc [15]. Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc [10]. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự đã cho ra cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” (năm 1980) [2] và “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (năm 1993) đã thống kê hàng năm có khoảng 300 loài cây thuốc được khai thác và sử dụng ở các mức độ khác nhau trong toàn quốc [3]. Trong cuốn “1900 loài cây có ích” của Trần Đình Lý (năm 1994) trong số các loài cây thực vật bậc cao hiện biết ở Việt Nam, có 76 loài cây có nhựa thơm, 160 loài cây có tinh dầu, 260 loài có dầu béo, 600 loài có tannin, 500 loài cây gỗ có giá trị cao, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [16]. Nhắc đến các công trình nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta thì không thể không nhắc đến bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do nhiều đồng tác giả xuất bản năm 2004 [4]. Đây là bộ sách chứa đựng một khối lượng lớn dữ liệu khoa học toàn diện về dược liệu, đặc biệt là cây thuốc, được tập hợp từ những kết quả nghiên cứu của các đồng tác giả, đồng thời cũng được tham khảo đúc kết từ nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong nước và trên thế giới. Đặc biệt, bộ sách cung cấp những thông tin khoa học rất phong phú và cập nhật cho đến những năm gần đây nhất về thành phần hóa học, tác dụng dược lý thực nghiệm và dược lý lâm sàng của cây thuốc. Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2015) thì Việt Nam có đến 5117 loài cây làm thuốc nhưng qua điều tra tìm hiểu thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu còn chưa đầy đủ [28]. Nghiên cứu điều tra sinh vật học đã được thực hiện bởi các cây thuốc được sử dụng để điều trị sốt rét ở miền Nam Việt Nam, 46 cây thuốc đã được thử nghiệm hoạt tính in vitro chống lại Plasmodium falciparum và đánh giá độc tính tế bào đối với dòng tế bào ung thư người HeLa và dòng tế bào MRC5 phôi thai. Trong lần sàng lọc đầu tiên ở nồng độ 10 microg/ml, 46 cây
- 8 cho thấy hoạt tính chống co thắt (chống ký sinh trùng> 30%). Giá trị IC (50) của chiết xuất chủ động nhất được xác định cũng như sự chọn lọc của chúng đối với Plasmodium falciparum so với tác động gây độc tế bào đối với dòng tế bào người [66]. Trong hai thập kỷ qua, một số nhóm nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc các chất ức chế Xanthine oxidase (XO) từ cây thuốc bản địa và cách tiếp cận này tỏ ra hiệu quả. Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số chất chiết xuất thực vật có khả năng ức chế XO tiềm ẩn thông qua việc kiểm tra 96 loại thảo mộc của Việt Nam thu thập được ở vùng núi ở các tỉnh Nam Trung Bộ [65] có tiềm năng như một nguồn hợp chất hoạt tính mạnh, bao gồm các chất ức chế XO. Do đó, tập trung vào nghiên cứu các chất ức chế XO mới từ các sản phẩm tự nhiên đã sàng lọc được 301 loài thực vật được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống của Việt Nam để điều trị bệnh viêm khớp, viêm nhiễm và sưng đau. Trong quá trình tìm kiếm các tác nhân chống ung thư mới từ các nguồn tự nhiên, một số cây thuộc chi Panax được sàng lọc. Do đó, saponin ocotillol, majonoside-R2 (MR2), thu được từ thân rễ và gốc của Panax vietnamensis (nhân sâm Việt Nam). MR2 thể hiện hoạt động tăng cường chống lại khối u mạnh mẽ trên thử nghiệm ung thư giai đoạn 2 của khối u gan chuột [52]. Xáo tam phân đã được sử dụng như một dược liệu thực vật để phòng ngừa ung thư và điều trị trong những năm gần đây đã được Nguyễn Văn Tăng cùng cộng sự nghiên cứu xác định các đặc tính hóa lý, chất chống oxy hoá và khả năng gây độc tế bào mạnh trên các loại ung thư vào năm 2017 [77]. Cây cỏ sử dụng làm thuốc rất phong phú nhưng việc khai thác và sử dụng các cây cỏ để chữa bệnh và các bài thuốc của đồng bào dân tộc Việt Nam cần được quan tâm nghiên cứu.
- 9 1.1.3. Sơ lược về cây thuốc Bắc Kạn Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao, tài nguyên từ rừng trong đó có dược liệu hết sức phong phú. Người dân nơi đây khi có bệnh thường dựa vào các ông lang, bà mế với kinh nghiệm sử dụng thuốc từ cây cỏ để chữa, chăm lo sức khỏe. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc chưa có quy hoạch, chủ yếu là tự phát nên dẫn tới nhiều loài thảo dược bị giảm sút về số lượng, một số loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Theo Quyết định số: 435/2010/QĐ-UBND vào ngày 12 tháng 03 năm 2010 [26] Quyết định cũng đưa ra những quy định, quy chế và đối tượng sử dụng các nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn của tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn của tỉnh Bắc Kạn có 3 khu rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Ba Bể (huyện Ba Bể), Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (huyện Na Rì) và Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn) là rừng có công dụng đặc biệt được sử dụng để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý hiếm và nghiên cứu khoa học. Một số loại cây thuốc đã có tên trong các tài liệu về dược liệu nhưng có một số cây thuốc được sử dụng dưới tên gọi địa phương chưa xác định được tên phổ thông hoặc tên khoa học nên rất khó khăn trong việc thừa kế và nghiên cứu ứng dụng các vị thuốc này. Hiện nay, vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở các huyện Ba bể, Na Rì, Chợ Đồn còn lưu giữ nhiều gen thực vật quý hiếm. Theo thống kê của Viện dược liệu Việt Nam, Bắc Kạn hiện có trên 1.000 loại dược liệu, trong đó có nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như: Ba kích, Hà thủ ô, Đẳng sâm, Thổ phục linh, Kê huyết đằng, Bình vôi... Nhằm bảo tồn một số loài cây thuốc bản địa sắp có nguy cơ cạn kiệt, Hội đông y tỉnh đã đề xuất thực hiện dự án khoa học và công nghệ “ Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm và bảo tồn một số loài cây thuốc cổ truyền tại tỉnh Bắc Kạn”. Không chỉ bảo tồn 14 loại cây thuốc bản địa tại
- 10 một số hộ ở một số địa phương mà còn hướng tới xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 3 loài cây thuốc bản địa: Ba kích, Đẳng sâm, Ban lá dính. Trong Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6 đưa ra sự đa dạng về hệ thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn với diện tích đất tự nhiên là 2.713 ha, dân số 1.710 người phân bố ở các khu vực thôn xóm với nhiều dân tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa tạo nên sự đa dạng về các bài thuốc chữa bệnh cùng với các loại cây thuốc khác nhau. Kết quả điều tra trong số 416 loài thực vật ở khu vực nghiên cứu đã xác định loài cây có giá trị làm thuốc gồm: 289 loài, 217 chi, 81 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch với nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau như: bệnh gan, xương khớp, bệnh ngoài da, thận, tiêu hóa, hô hấp, bệnh tim mạch,...[8]. Địa bàn tỉnh cũng đưa ra các quy định về trồng và phát triển cây thuốc theo các Chương trình, Dự án trồng cây thuốc theo tiêu chí GAP từ các nguồn cây thuốc bản địa đảm bảo an toàn chất lượng vừa có tác dụng bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương. Đặc biệt là khuyến khích các hoạt động trồng cây dưới tán cây rừng hoặc tận dụng đất rừng, đất chưa sử dụng để trồng và phát triển cây thuốc [17]. Việc đi sâu tìm hiểu nguồn dược liệu ở Bắc Kạn để phục vụ cho công tác nghiên cứu các sản phẩm chữa bệnh từ cây thuốc không những đem lại lợi ích kinh tế cho đồng bào dân tộc ở Bắc Kạn nói chung mà còn góp phần tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người địa phương nói riêng. 1.2. Bệnh ung thư dạ dày Ngày nay, các bệnh về dạ dày, bao gồm cả ung thư dạ dày đứng hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa ngày càng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ mắc có giảm trong những thập niên gần đây nhưng cho đến nay vẫn còn là nguyên nhân quan trọng gây nên bênh tật và tử
- 11 vong do ung thư trên toàn cầu đặc biệt ở người châu Phi, người châu Á, châu Mỹ [47], [48], [53], [56]. Trong số các bệnh ung thư xuất hiện khắp thế giới, ung thư dạ dày chiếm 10% số trường hợp mới mắc và 12% tổng số tử vong do ung thư [45]. Theo Tạp chí Ung thư học Việt Nam năm 2010, ung thư dạ dày xếp thứ 2 sau ung thư phổi ở nam, đứng thứ 3 sau ung thư vú ở nữ và ung thư cổ tử cung. Ung thư dạ dày hay gặp nhất ở vị trí hang môn vị. Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở các vùng địa lý khác nhau của thế giới, với tỷ lệ mắc cao nhất ghi nhận ở Đông Nam Á, Đông Âu, và Nam Mỹ, trong khi châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi cho thấy tỷ lệ ghi nhận thấp nhất [35]. Cho đến nay phẫu thuật vẫn giữ vai trò quyết định trong phương pháp điều trị ung thư dạ dày. 1.2.1. Khái quát chung về ung thư tại Việt Nam Hiện nay, theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 100.000 người chết và hơn 200.000 người mắc mới. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta [13]. Ung thư cũng như nhiều bệnh lý khác đều có đặc điểm chung là hậu quả tương tác của 03 yếu tố cơ bản sau: (1) tác nhân gây bệnh, (2) yếu tố môi trường và (3) cơ thể vật chủ (vật chủ ở đây chính là con người). Tùy theo những điều kiện cụ thể nhất định mà từng yếu tố đó giữ vai trò nhiều hay ít, do vậy chúng ta thấy trên thực tế là cùng sống trong một môi trường như nhau và cùng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh như nhau, nhưng bệnh có thể phát sinh ở người này mà không phát sinh ở người khác hoặc cùng bị bệnh nhưng có người bệnh tiến triển nhanh hơn và nặng hơn, có người bệnh tiến triển bệnh chậm hơn và nhẹ hơn, có người đáp ứng với điều trị tốt hơn và có người đáp ứng với điều trị kém hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 771 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 211 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 180 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 172 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 123 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 77 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 44 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn