Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
lượt xem 31
download
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật đất cát ven biển; phương pháp và kết quả nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Duy XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN PHAN THIẾT - TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Bùi Thanh Duy XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN PHAN THIẾT - TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số : 60420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham khảo trong luận văn/ luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 9 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Thanh Duy 1
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Ngọt đã bỏ thời gian và công sức quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hợp, cô Nguyễn Thị Thanh Tâm đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn tất luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn. Tôi xin cám ơn gia đình đã luôn ủng hộ, chia sẻ và động viên tôi trước những khó khăn khi làm luận văn. Tôi cũng xin cám ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014 Bùi Thanh Duy 2
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 5 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 6 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 6 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7 VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..................................................................... 7 VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ................. 7 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 8 1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ....................................... 8 1.1.1. Vị trí điạ lý của thành phố Phan Thiết .......................................................8 1.1.2. Địa hình ......................................................................................................9 1.1.3. Thổ nhưỡng ................................................................................................9 1.1.4. Khí tượng - thuỷ văn ..................................................................................9 1.1.5. Tài nguyên rừng ......................................................................................10 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT ĐẤT CÁT VEN BIỂN...................... 11 1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................11 1.2.2. Việt Nam ..................................................................................................12 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 15 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................. 15 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................15 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................15 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 16 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu viết ......................................16 2.2.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên..................................................16 3
- 2.2.3. Phương pháp mô tả hình thái thực vật .....................................................16 2.2.4. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học .....................................17 2.2.5. Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật .......................................17 2.2.6. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu thực vật đất cát ven biển Phan Thiết. .....................................................................................17 2.2.7. Phương pháp chụp hình mẫu vật ..............................................................18 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 19 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ VỀ HỆ THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT ........................................................ 19 3.2. THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CSDL20 3.2.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại ...................................................20 3.2.2. Thành phần loài theo đặc điểm hình thái ................................................28 3.2.3. Thành phần loài theo các điểm đặc biệt ...................................................32 3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT THÀNH PHỐ PHAN THIẾT................................................................... 32 3.3.1. Mục tiêu của CSDL ..................................................................................32 3.3.2. Cấu trúc mục tin của CSDL .....................................................................33 3.3.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu thực vật đất cát ven biển Phan Thiết....................35 3.3.4. Hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu ............................................................40 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 61 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 61 4.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 66 4
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải CSDL Cơ sở dữ liệu Tp. Thành phố 5
- MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có những dải cồn cát kéo dài khá liên tục qua các tỉnh từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận. Các cồn cát lớn phân bố ở Quảng Ngãi, Hoài Nhơn, Phù Mỹ (Bình Định), Ninh Hoà (Khánh Hoà). Nhưng điển hình nhất là ở Ninh Thuận - Bình Thuận. Do ảnh hưởng của dãy núi Kontum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã làm cho khu vực này trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận). Khí hậu nơi đây rất khô, nóng, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận) đã tạo điều kiện hình thành diện tích đất cát hoang hoá trên 200.000ha trải dọc theo gần 250km bờ biển. Trên vùng đất cát ven biển đã hình thành thảm thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt [29]. Thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận là nơi hàng năm sinh viên khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đi thực tế thiên nhiên nghiên cứu về hệ sinh thái, thành phần loài động, thực vật. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận” giúp cho sinh viên học tốt học phần này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật sống trên đất cát ven biển ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận dưới dạng thông tin lưu trữ trên đĩa CD tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh và sinh viên khi đi thực tế thiên nhiên. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các loài thực vật vùng đất cát ven biển của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Khảo sát thực địa: thu mẫu, xử lý, định danh theo hệ thống phân loại của Takhtajan. 6
- - Biên tập thông tin của một số loài thực vật sống trên vùng đất cát của thành phố Phan Thiết. - Gồm các mục tin: + Dạng sống: cây gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, bán kí sinh. + Đặc điểm hình thái: thân, lá, hoa, quả. + Phân bố: trên thế giới, ở Việt Nam; cát di động hay các cố định - Hình minh họa cho các loài cây. - Lưu trữ thông tin thu thập được từ những nghiên cứu trên để xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật đất cát của thành phố Phan Thiết. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu của 111 loài thực vật trên vùng đất cát ven biển của thành phố Phan Thiết. VI. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật sống trên vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận với các thông tin về đặc điểm hình thái, đặc điểm thích nghi, những hình ảnh cùng với công dụng và tác hại (nếu có) của một số loài thường gặp. Đồng thời đây cũng là một phần mềm mở có thể tiếp tục phát triển ngày một hoàn thiện. VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần loài thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết góp phần: - Cung cấp tài liệu tham khảo, tra cứu về một số loài thực vật thường gặp ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết nói riêng và nơi đất cát nói chung. - Cung cấp công cụ tra cứu cho sinh viên trong các chuyến đi thực tế thiên nhiên ở thành phố Phan Thiết. 7
- Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ PHAN THIẾT 1.1.1. Vị trí điạ lý của thành phố Phan Thiết Thành phố Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45km², bờ biển trải dài 57,40km [4]. Hình 1.1. Bản đồ thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận [27] Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc. - Phía đông giáp biển Đông. - Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. - Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận. - Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận. Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn: - Phía nam sông: khu thương mại. - Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự. 8
- 1.1.2. Địa hình Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính: • Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: độ dốc nhỏ (0-3°). • Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Có địa hình tương đối cao, độ dốc (8-15°), số ít nơi 25-30°. • Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, độ dốc thấp. 1.1.3. Thổ nhưỡng Phan Thiết với 57,4km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Với diện tích 19.180ha, Phan Thiết có các loại đất chính: - Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300ha (79,77% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990ha; cồn cát xám vàng 1.450ha; đất cồn cát đỏ 8.920ha; đất cát biển 3940ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa. - Đất phù sa, diện tích 2.840ha (14,80% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140ha; đất phù sa không được bồi 1.400ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả... - Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp [20]. 1.1.4. Khí tượng - thuỷ văn 1.1.4.1. Nhiệt độ và lượng mưa Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. 9
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Tp. Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ khoảng 2.500 đến trên 3.000 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 79 đến 81%. Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 841,40mm đến trên 1.768mm. Bảng 1.1. Số liệu nhiệt độ, lượng mưa trung bình ở Phan Thiết Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Ttb (0C) 26,8 26,9 27,7 26,9 26,9 27,1 27,1 26,9 26,9 Atb (%) 81 79,5 79,2 81 81 80 79 80 79 Mtb (mm) 1.418,8 841,4 1.176,7 1.768 1.545 1.059 1.116 1.134 930 Tgn (giờ) 2.540,0 2.871,7 2.651,0 2.569 2.556 2.562 2.903 2.734 3.048 (Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Phan Thiết) [20] Ttb - Nhiệt độ trung bình (°C) tgn - Tổng số giờ nắng (giờ) Atb - Độ ẩm tương đối trung bình (%) Mtb - Lưu lượng mưa trung bình (mm) 1.1.4.2. Thuỷ văn Thủy triều có chế độ hỗn hợp không đều, thiên về nhật triều, biên độ dao động mực nước là 1,28 - 1,30m. Mực thủy triều cao nhất là 2,42m, thấp nhất: 0,2m [16]. Các sông sau chảy qua thành phố: sông Cà Ty: 7,2km; sông Cát (Suối Cát): 3,3km; sông Cái : 1,2km; sông Cầu Ké: 5,4km. 1.1.5. Tài nguyên rừng Thảm thực vật rừng tự nhiên khá đa dạng và phong phú trong đó có khoảng gần 200 loại thực vật, 50 loài gỗ quý như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gõ đỏ, sao 10
- đen, dầu rái, gõ mật, trắc… có giá trị cao về kinh tế cũng như môi trường. Động vật dưới tán rừng có hơn 60 loài thú thuộc 25 họ, gần 30 loài bò sát thuộc 12 họ và trên 100 loài chim thuộc 40 họ. Rừng gỗ lá rộng 346.359ha trữ lượng gỗ 23.670.963m3; rừng lá kim 2.547ha trữ lượng 334.383m3; rừng tre, nứa 7.300ha trữ lượng 116 triệu cây; rừng hỗn giao 2.185ha trữ lượng gỗ 238.122m3. Rừng trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, xà cừ, phi lao và các loại cây chịu hạn khác. Nhìn chung tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn tập trung ở các trạng thái rừng nghèo kiệt và rừng non, chất lượng không cao[20]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC VẬT ĐẤT CÁT VEN BIỂN 1.2.1. Trên thế giới Có nhiều trang web về các thực vật đất cát ven biển như: - Trang web (www.uri.edu/cels/ceoc/coastalPlants/CoastalPlantGuide.htm/) do tiến sĩ Susan Gordon và Brian Maynard tại trường đại học Rhode Island (URI), cùng với Gabrielle Torphy, David Hughes và Kate Venturini Cao đẳng Môi trường và khoa học đời sống (Cels) Outreach Center và Caitlin Chaffee Hội đồng quản lý tài nguyên ven biển RI thực hiện. Cơ sở dữ liệu về các loài thực vật ven biển này được URI phát triển thêm với sự tài trợ và hỗ trợ từ Hội đồng quản lý các tài nguyên ven biển Rhode Island. Trang này được thiết kế để phục vụ như là một tài liệu tham khảo cho các cá nhân tham gia vào việc thiết kế và quản lý cảnh quan ven biển. Trong danh sách này có 231 loài vẫn còn được tiếp tục cập nhật và bổ sung với các mục tin tên Latinh, tên thường gọi, vị trí, sự phân bố cùng các điều kiện sinh thái, mô tả và hình chụp [21]. - Trang web (http://www.plantlife.org.uk/) do một tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã của Anh được thành lập 1989 do David Bellamy và Jane Smar sáng lập. Trong trang web này có sự nghiên cứu và xây dựng cơ sở các loài thực vật hoang dã theo các môi trường nói chung và vùng đất cát ven biển với các mô tả, hình ảnh, sự phân bố cụ thể của khoảng 18 loài thực vật bản địa sống ven biển.[17] 11
- - Miền Nam Bang Texas của Mỹ là khu vực chịu tác động lớn của gió biển vịnh Mexico. Gió mang cát vào vùng đồng bằng này làm nó trở thành một thảm cát rộng lớn. Những nơi càng gần biển càng chịu ảnh hưởng lớn, được bao bọc trong những cồn cát di động. Đất của khu vực nói chung là cát. Đất đặc trưng của cồn cát là màu sáng, sâu đến rất sâu, thoát nước tốt. William R. Carr nhà Thực vật học, Bảo tồn thiên nhiên của Texas và liên kết với Trung tâm Tài nguyên thực vật đại học Texas đã xây dựng trang web (http://www.biosci.utexas.edu/prc/digflora/wrc/carr- sandsheet.html) để giới thiệu, mô tả cung cấp thông tin về các loài thực vật sống ở vùng đất cát ven biển ở Nam Texas và các loài đặc hữu của vùng. Cơ sở dữ liệu có 54 loài thực vật đặc hữu của vùng với sự chiếm ưu thế của các loài cây bụi với các mục tin về vị trí phân loại, tên Latinh, tên thường gọi và hình ảnh chi tiết mô tả từng loài [18]. - Trang web http://www.laspilitas.com mang tên Pas Pilitas Nursery do Bert Wilson thiết kế từ 1992 cung cấp cho người xem các thông tin cụ thể về điều kiện địa lí, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng ven biển Sage Scrub ở California, đặc biệt là hệ thống thực vật đất cát được mô tả đầy đủ, rõ ràng về tên loài, tên latinh, công dụng, hình ảnh minh hoạ sinh động với trên 400 loài thực vật bản địa [15]. - Một công trình nghiên cứu nhằm bảo tồn và phục hồi thực vật ven bờ biển Prairie của Mỹ, được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu, khảo sát địa chất Mỹ do Larry Allian, với sự phát triển phần mềm của Myra Silva vào năm 2007 đã cho ra đời một cơ sở dữ liệu cho phép người dùng truy vấn và xem dữ liệu về các loài thực vật vùng đất cát ven biển http://pubs.usgs.gov/ds/2007/256/. Cơ sở dữ liệu đã đề cập đến trên 650 loài thực vật vùng duyên hải Luisiana [14 ]. 1.2.2. Việt Nam 1.2.2.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật Hiện nay ở nước ta có một số công trình nghiên cứu, khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu cho các loài động thực vật khác nhau: - Tác giả Phùng Mỹ Trung đã cho ra đời sản phẩm “Sinh vật rừng Việt Nam” với chất lượng thông tin vô cùng phong phú - từng đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ 12
- Việt Nam đầu tiên - năm 2000 đã được bổ sung, nâng cấp thêm. Phần mềm với sự mô tả, cung cấp thông tin trên 2.000 loài động vật, hơn 3.220 loài thực vật thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau. Phần mềm được giới thiệu dưới dạng đĩa CD hoặc tra cứu trực tuyến trên trang web Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net) [28]. - Nhóm tác giả Vũ Anh Tài - Ngô Trường Giang - Trần Trung Hiếu - Nguyễn Thanh Tuấn - Ngô Đức Phương - Hoàng Gia Trinh - Nguyễn Quỳnh Nga - Nguyễn Anh Đức - Bùi Văn Thanh - Cấn Mỹ Hạnh đã xây dựng chuyên trang Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam (http://www.botanyvn.com) với các thông tin loài, phân bố, phân loại, công dụng (giá trị kinh tế) hình ảnh được cập nhật liên tục. Hiện đã có Tổng số Loài thực vật là 10.212 thuộc 2.503 chi của 347 họ, 93 Bộ, 25 Lớp, 13 Ngành được mô tả trong cơ sở dữ liệu [25]. - Đề tài “Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị” của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010) mô tả 306 loài thực vật thuộc 216 chi 90 họ 4 ngành cây xanh – hoa kiểng Tp. HCM. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung những đặc điểm để thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh như tên đề tài nêu. Trong 306 loài chỉ có 128 loài có hình ảnh minh họa dạng cành mang hoa tự nhiên còn các hình ảnh chi tiết về lá, hoa, quả thì chưa có [7]. - Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng Hương Sơn – Hà Tây” của Hoàng Việt Anh (Trung tâm nghiên cứu Sinh tháivà Môi trường rừng), cùng với Lê Quốc Huy, Lê Thành Công (Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp) với CSDL BioHS (Hương Sơn Biodiviersity Database) cung cấp thông tin đa dạng sinh học của 380 loài thực vật và 178 loài động vật. Chương trình được phát triển trên nền MS. Access 2007 và sử dụng bộ công cụ Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo bản cài đặc chạy độc lập. Dữ liệu GIS được cập nhật trực tiếp từ môi trường Access và xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview [1]. - Trang web ( http://cangio.vietbiodata.net/) của Phạm Văn Ngọt giới thiệu cơ sở dữ liệu về thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ gồm 139 loài thực vật, thuộc 45 13
- họ, 3 lớp và 2 ngành. Các loài được mô tả khá đầy đủ về đặc điểm, vị trí, phân bố, công dụng cùng với hình ảnh chi tiết về thân, cành, lá, hoa và quả. Cơ sở dữ liệu về thực vật rừng ngập mặn góp phần giúp du khách, học sinh, sinh viên nhận biết được các loài được tìm thấy ở Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đặc biệt các loài cây ngập mặn thật sự tạo ra cảnh quan đặc sắc của hệ sinh thái rừng ngập mặn [22]. 1.2.2.2. Những công trình nghiên cứu về thực vật vùng đất cát Luận văn Thạc sĩ sinh học của Thiều Lê Phong Lan khi nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển Ninh Hải - Ninh Thuận vào tháng 6/2006 đã nghiên cứu 5 khu vực khảo sát qua nhiều đợt đi thực địa đã thống kê thu hái mẫu vật, lập danh lục được 233 loài thực vật, 151 chi, 57 họ, thuộc 3 ngành thực vật, phản ánh được độ đa dạng của các loài thực vật ở vùng đất cát [6]. Đề tài “Góp phần nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật trên vùng đất cát thành phố Vũng Tàu” của Phan Thị Trường Thi (2004) đã nghiên cứu về thành phần loài thực vật gồm 184 loài thực vật thuộc 57 họ, 2 ngành. Cho thấy thành phần loài thực vật trên đất cát khá phong phú và đa dạng [8]. Trong “Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật -Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” của Nguyễn Nghĩa Thìn đã báo cáo kết quả nghiên cứu “Đa dạng thảm thực vật ở vùng cát huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên -Huế” có 320 loài. Đề tài cũng cho rằng tuy thành phần loài không đa dạng như hệ sinh thái rừng nhiệt đới khác nhưng nơi đây rất đa dạng về sinh cảnh phân bố với khoảng 10 kiểu thảm thực vật khác nhau [26]. Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng khu hệ thực vật và đề xuất giải pháp phục hồi, phát triển bền vững hệ sinh thái vùng cát nội đồng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” của Đỗ Xuân Cẩm (2001)đã ghi nhận được 239 loài thực vật thuộc 190 chi và 94 họ khác nhau hiện hữu, sinh trưởng và phát triển ổn định, cho thấy được sự đa dạng về thực vật vùng cát nội đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế [2]. Như vậy nhìn chung ở Việt Nam đã có nhiều công trình trong việc ứng dụng tin học để xây dựng dữ liệu về các loài động thực vật nhưng chưa có một công trình 14
- hay website nào chuyên cung cấp các thông tin về các loài thực vật đất cát ven biển một cách khoa học, logic và đầy đủ và chưa phổ biến cho cộng đồng. Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Khảo sát thực địa: từ tháng 10/2013 - 8/2014. Có 3 lần khảo sát thực địa: - Lần 1: từ ngày 22/11 đến 24/11/2013. - Lần 2: từ ngày 24/3 đến 27/3/2014. - Lần 3: từ 25/8 đến ngày 29/8/2014 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Vùng đồi cát cố định và di động ven biển của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dọc theo tuyến đường thu mẫu sẽ chọn 3 địa điểm để tập trung nghiên cứu và khảo sát nhằm thống kê các loài theo điều kiện sinh thái cụ thể. Hình 2.1. Sơ đồ thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận ( : tuyến thu mẫu ) - Địa điểm 1: gần khu Green Leaf Village Resort trên Tỉnh lộ 719, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 15
- - Địa điểm 2: gần Khu nghĩ dưỡng Sea Links City (Km 9 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tiếp giáp với phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. - Địa điểm 3: gần vùng đồi cát bay hay đồi Hồng, trên tỉnh lộ 706B, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp tài liệu viết Đây là phương pháp tổng hợp các thông tin từ các công trình khoa học đã được công bố cũng như các tài liệu được xuất bản, in ấn làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật. Các thông tin cần thu thập, tổng hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật sống trên đất cát ven biển của thành phố Phan Thiết. 2.2.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên Thu mẫu theo tuyến điều tra theo sơ đồ hình 2.1. Thu tất cả các mẫu thực vật trong phạm vi nghiên cứu, mỗi loài thu 1-2 mẫu. Đối với cây gỗ và cây bụi: dùng kéo cắt cây cắt một cành dài 30cm, có từ 5 – 7 lá không bị sâu, có mang cụm hoa và quả. Đối với cây thảo: lấy cả cây có rễ, nếu mẫu dài thì gấp lại làm 2 – 3 khúc; nếu nhiều lá thì tỉa bớt. Những loài cây cỏ có kích thước lớn, mọng nước không thu cả cây được cần căn cứ vào các đặc điểm định loại để thu hái. Đối với cây bì sinh ta dùng dao nhỏ hoặc cưa cắt lấy 1 phần cây chủ. Đối với mẫu rêu, quyết thì mẫu thu phải có bào tử. Mỗi mẫu được đặt lên mặt phẳng trải sẵn vải xanh rồi chụp hình mẫu. Mỗi mẫu được chụp 3 kiểu, chụp ngoài tự nhiên rồi chọn lấy kiểu rõ nhất, đẹp nhất. 2.2.3. Phương pháp mô tả hình thái thực vật Mỗi loài được mô tả thống nhất như nhau gồm các thông tin về: - Đặc điểm về lá (kiểu lá, cách sắp xếp lá, hình dạng lá, kích thước phiến, gân lá, gốc lá,…) 16
- - Đặc điểm về hoa (tiền khai hoa, màu sắc hoa, số lượng, hình dạng, màu sắc của đài, tràng, nhị, nhụy,…) - Đặc điểm về quả (màu sắc, dạng quả). - Kèm theo các đặc điểm đặc biệt về hình thái để nhận dạng mỗi loài. Mô tả các mẫu thu được và nhập vào cơ sở dữ liệu. 2.2.4. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học Xác định tên khoa học dựa trên các tài liệu: + Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997) + Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2003) + Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) + Tra cứu trang web www.theplantlist.org để kiểm tra tên khoa học, điều chỉnh tên họ, tên chi. 2.2.5. Phương pháp xây dựng bảng danh lục thực vật Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987). Từ đó bổ sung thông tin về, dạng sống, công dụng, các đặc điểm thích nghi của các loài để tạo ra nguồn dữ liệu ban đầu. 2.2.6. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu thực vật đất cát ven biển Phan Thiết. Dùng phần mềm Excel 2007 để thống kê kết quả thu thập thông tin. Dùng phần mềm Microsoft Access 2007 để xây dựng cơ sở dữ liệu theo các bước: - Lập các bảng dữ liệu để quản lý các mục thông tin riêng biệt như danh mục ngành, danh mục họ, danh mục loài, danh mục đặc điểm hình thái, danh mục các đặc điểm đặc biệt. - Tạo mối liên hệ giữa các bảng dữ liệu để liên kết các mục thông tin thành thể thống nhất . - Nhập các dữ liệu thu thập được vào bảng dữ liệu. - Thiết lập những truy vấn thông tin từ cơ sở dữ liệu . 17
- - Thiết kế các biểu mẫu để tương tác với người dùng. - Thiết kế các báo cáo để truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu. - Thiết kế các tập lệnh Macro để mở các biểu mẫu trong cơ sở dữ liệu. Đóng gói thành một phần mềm đơn giản để tra cứu thông tin về thực vật trên vùng đất cát TP. Phan Thiết. Các khóa tra cứu bao gồm: họ, tên loài, đặc điểm đặc biệt, đặc điểm hình thái. 2.2.7. Phương pháp chụp hình mẫu vật Phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình làm luận văn. Chụp hình ngoài thiên nhiên: - Nguyên vẹn 1 cây hoàn chỉnh. - 1 cành 30cm gồm cả lá, hoa, quả. - 1 đoạn thân - 1 dạng rễ khí sinh - Lá: Lá kép hoặc lá đơn chụp mặt ngửa và mặt úp. - 1 cụm hoa hay 1 hoa riêng lẽ. - 1 cụm quả và một quả, hạt nếu có. - Riêng hoa nào nhỏ có thể chụp dưới kính lúp ở phòng thí nghiệm. Mỗi mẫu chụp 3 – 5 kiểu. Những hình ảnh chụp được nhằm phục vụ cho việc phân loại và lựa chọn với mỗi mục tin về hình lấy 1 hình rõ nhất. Sử dụng photoshop CS6 để ghép các mẫu hình theo chủ đề: lá, hoa, quả Chụp xong lưu hình sắp mỗi loài vào một folder. Đặc tên Folder là tên khoa học của loài không gồm tên tác giả và không chứa khoảng trống để có thể lấy đường dẫn lưu hình. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Ứng dụng kỹ thuật thủy canh (Hydroponics) trồng một số rau theo mô hình gia đình tại địa bàn Đăk Lăk
127 p | 774 | 254
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tách chiết Enzyme Alginate lyase từ vi sinh vật có trong rong biển và bước đầu ứng dụng nó để thủy phân alginate
79 p | 212 | 38
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân Kali đến khả năng chịu hạn cho giống ngô CP 888 tại xã EaPhê huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk
110 p | 181 | 31
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng quy trình định lượng Cytomegalovirus (CMV) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp Real Time PCR
89 p | 149 | 30
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ các nhóm máu trong hệ ABO của người Êđê và tương quan giữa các nhóm máu với một số bệnh trên bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
164 p | 194 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (Carica Papaya L.)
66 p | 66 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc bằng phương pháp sinh học định hướng ứng dụng trong kiểm soát vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện
54 p | 81 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Định lượng một số hợp chất polyphenol và sự biểu hiện của gen mã hóa enzyme tham gia tổng hợp polyphenol ở chè
63 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm đột biến gen Globin của các bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
75 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào của vi nấm nội sinh trên cây thông đỏ (Taxus chinensis)
67 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) lên sự biểu hiện của các gen kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày
62 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và đột biến gene JAK2 V617F trên bệnh nhân tăng tiểu cầu tiên phát tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
54 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu tác động của Vitamin C lên sự tăng trưởng, chu kỳ tế bào và apoptosis của tế bào ung thư dạ dày
59 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Đặc điểm HLA và kháng thể kháng HLA trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
66 p | 56 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán Helicobacter pylori bằng Nested PCR từ dịch dạ dày
61 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn