Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Dạy học Sinh học 8 - Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm vận dụng các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Sinh học 8 THCS, nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung cho người học. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Dạy học Sinh học 8 - Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NAM TRANG DẠY HỌC SINH HỌC 8 - TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ NAM TRANG DẠY HỌC SINH HỌC 8 - TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Mã số: 8.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hƣng HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Dạy học sinh học 8 – Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực” được hoàn thành tại khoa Sư phạm – Trường Đại học Giáo dục. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa cùng tất cả các thầy cô khoa Sư phạm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới người thầy kính mến PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận, đưa ra những định hướng quý báu để giúp tác giả hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn, giáo viên môn Sinh học cùng các em học sinh trường Trung học cơ sở Đại Mỗ đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình thực nghiệm đề tài. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên và hỗ trợ trên mọi phương diện trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều nỗ lực nhưng thời gian và năng lực không cho phép nên không tránh khỏi những hạn chế trong việc nghiên cứu. Do đó, luận văn còn những điểm thiếu sót. Tác giả mong nhận được những đóng góp, chỉ bảo hướng dẫn từ Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Nam Trang i
- NH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực PPDH Phƣơng pháp dạy học THCS Trung học cơ sở ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá của GV về mức độ quan trọng của những NL cần phát triển cho HS THCS……………………………………………………………………… 22 Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về những lợi ích của việc phát triển NL cho HS.. 23 Bảng 1.3. Ý kiến của GV về những khó khăn trong việc phát triển NL cho HS…... 23 Bảng 1.4. Tự đánh giá của HS về mức độ đạt đƣợc các NL………………………. 25 Bảng 1.5. Ý kiến của HS về các hoạt động GV nên tổ chức để phát triển các NL… 26 Bảng 2.1. Kế hoạch dạy học chủ đề “Mô – Đơn vị cơ bản của sự sống” …………. 33 Bảng 2.2. Kế hoạch dạy học chủ đề “Khám phá hệ vận động” ……………………. 35 Bảng 2.3. Kế hoạch dạy học chủ đề “Hiến máu – một nghĩa cử cao đẹp”…………. 38 Bảng 2.4. Kế hoạch dạy học chủ đề “Hô hấp và biện pháp bảo vệ hệ hô hấp” ……. 40 Bảng 2.5. Kế hoạch dạy học chủ đề “Bếp trƣởng tƣơng lai” ……………………… 44 Bảng 2.6. Kế hoạch dạy học chủ đề “Làn da và sắc đẹp” …………………………. 46 Bảng 2.7. Kế hoạch dạy học chủ đề “Giáo dục giới tính và sứa khỏe sinh sản vị thành niên” …………………………………………………………………………. 49 Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá dự án để đánh giá năng lực tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo …………………………………………………….. 52 Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá kỹ năng thực hành (làm thí nghiệm) để đánh giá năng lực thực hành………………………………………………………………………. 55 Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá làm việc nhóm để đánh giá năng lực giao tiếp – hợp tác ………………………………………………………………………………….. 57 Bảng 2.11. Đánh giá giữa các nhóm với nhau……………………………………… 62 Bảng 2.12. Phiếu đánh giá làm việc nhóm ………………………………………… 62 Bảng 3.1. Đặc điểm của các lớp diễn ra thực nghiệm……………………………… 66 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh ở lớp đối chứng ……… 67 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của học sinh ở lớp thực nghiệm……. 68 Bảng 3.4. So sánh giá trị mức độ ảnh hƣởng theo tiêu chí Cohen………………… 71 iii
- Bảng 3.5. Phân bố tần số kết quả điểm lớp TN và ĐC……………………………. 72 Bảng 3.6. Phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra…………………………………... 72 Bảng 3.7. Phân bố tần suất tích lũy điểm số bài kiểm tra………………………….. 72 Bảng 3.8. Phân loại kết quả học tập của HS……………………………………….. 73 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trƣng của bài kiểm tra………………………. 74 ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa phƣơng pháp dạy học và quá trình học………. 6 Hình 1.2. Kết quả điều tra mức độ sử dụng phƣơng pháp dạy học của GV………. 24 Hình 1.3. Mức độ sử dụng các phƣơng tiện dạy học ……………………………... 25 Hình 3.1. Phân bố tần suất tích lũy kết quả bài kiểm tra …………………………. 73 Hình 3.2. Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS……………………………….. 73 v
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………. ii DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………. iii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ…………………………………… v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận................................................................ 3 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 3 7.3. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu ...................................................... 4 8. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 4 9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ....................................... 5 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu giáo dục dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ..................................................................................................... 5 1.1.1. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực trên thế giới …………... 5 1.1.2. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ở Việt Nam ..................... 8 1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 11 1.2.1. Năng lực và phát triển năng lực học tập của HS Trung học cơ sở ....... 11 vi
- 1.2.2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực có thể phát triển năng lực cho HS ......................................................................................................................... 13 1.2.3. Vai trò à ý nghĩa của dạy học theo định hƣớng dạy học phát triển năng lực ………………………………………………………………………… 19 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 20 CHƢƠNG 2. DẠY HỌC SINH HỌC 8 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ....................................................................................... 28 2.1. Phân tích chƣơng trình Sinh học 8 ........................................................... 28 2.2. Xây dựng quy trình dạy học Sinh học 8 theo tiếp cận phát triển năng lực cho ngƣời học ……………………………………………………………… 34 2.3. Một số hoạt động trong dạy học Sinh học 8 nhằm phát triển năng lực cho ngƣời học ......................................................................................................... 33 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 46 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 65 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 65 3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ......................................................... 65 3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 65 3.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 65 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm .................................................. 67 3.5.1. Kết quả định lƣợng ................................................................................ 67 3.5.2. Kết quả định tính ................................................................................... 76 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78 Kết luận ........................................................................................................... 78 Khuyến nghị .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 PHỤ LỤC vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh nhƣ vũ bão thì việc phát triển phẩm chất và năng lực cho ngƣời học là một định hƣớng mà nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay đang quan tâm. Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã nhận định đƣợc tình hình đó và đƣa ra định hƣớng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Định hƣớng này đã đƣợc hội nghị Trung ƣơng 8 (khóa XI) thông qua với nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học”.[7] Đặc biệt với môn Sinh học, là một môn Khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống thực tế, với sự tồn tại và phát triển của chính con ngƣời và những loài sinh vật trong thiên nhiên, vì thế đòi hỏi học sinh phải có nhiều năng lực học tập để có thể tƣ duy, phân tích, có khả năng tìm tòi và sáng tạo, không chỉ để nắm vững kiến thức mà còn vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên thời gian trên lớp còn ít, không phải tất cả học sinh đều có thể nắm vững đƣợc kiến thức, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Mặt khác, việc giảng dạy của nhiều giáo viên hiện nay vẫn còn mang tính truyền thống, hàn lâm, nặng lý thuyết khiến cho học sinh ngại học, thiếu tính sáng tạo, tƣ duy và khó phát huy đƣợc năng lực. Với những lí do nêu trên, việc hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh đối với các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng là rất cần thiết, mang tính cấp bách đối với nền giáo dục hiện nay. Vì thế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy học Sinh học 8 - Trung học cơ sở theo định hướng 1
- phát triển năng lực” nhằm góp phần phát triển năng lực cho ngƣời học và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy học Sinh học THCS. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng các hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học tích cực vào dạy học môn Sinh học 8 THCS, nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung cho ngƣời học.. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan và hệ thống hóa cơ sở lý luận do đề tài nghiên cứu. Đánh giá cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực. Đề xuất một số phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học Sinh học 8 theo định hƣớng phát triển năng lực. Thiết kế và tổ chức dạy một số nội dung trong chƣơng trình Sinh học 8 theo định hƣớng phát triển năng lực. Thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính đúng đắn và tính khả thi của giả thuyết khoa học của đề tài. 4. Câu hỏi nghiên cứu Sử dụng hình thức tổ chức và hệ thống phƣơng pháp dạy học nào trong dạy học chƣơng trình Sinh học 8 để có thể đáp ứng tốt đƣợc yêu cầu phát triển năng lực cho ngƣời học? 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hệ thống phƣơng pháp dạy học Sinh học 8 THCS mà đề tài đề xuất thì có hiệu quả cao trong việc phát triển các năng lực chung cho ngƣời học. 6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 8 - THCS Đối tƣợng nghiên cứu: Hình thức và phƣơng pháp dạy học Sinh học 8 theo định hƣớng phát triển năng lực. 2
- 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra, khảo sát - Xây dựng bảng hỏi đối với ngƣời dạy và ngƣời học để xác định thực trạng của dạy học Sinh học, đặc biệt là dạy học Sinh học theo tiếp cận năng lực. Phương pháp quan sát - Quan sát, mô tả một số hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học, khâu kiểm tra đánh giá của giáo viên, năng lực vận dụng, thái độ học tập của học sinh. Phương pháp chuyên gia - Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm, cán bộ quản lý… về ý nghĩa và phƣơng pháp dạy học Sinh học 8 theo tiếp cận năng lực; về thuận lợi và thách thức khi dạy học trong dạy học Sinh học 8 theo định hƣớng phát triển năng lực. Thực nghiệm sư phạm - Chia đối tƣợng thành 2 nhóm giống nhau (trình độ, giới tính, năng lực học tập). Lớp thực nghiệm là lớp đƣợc tiến hành giảng dạy theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh; Lớp đối chứng là lớp đƣợc tiến hành giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống). - Tổ chức giảng dạy thực nghiệm và kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của ngƣời học. - Phân tích kết quả kiểm tra bằng định tính và định lƣợng (sử dụng toán thống kê) để đánh giá và đối chiếu với giả thuyết đề ra 3
- 7.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Kết quả thực nghiệm đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp phân tích định lƣợng và phân tích định tính. Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS để phân tích số liệu thu thập đƣợc 8. Những đóng góp mới của đề tài Góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lí luận về dạy học tiếp cận năng lực. Phát triển các năng lực chung cho ngƣời học, nâng cao chất lƣợng dạy học Sinh học 8 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực Chương 2. Dạy học Sinh học 8 theo định hướng phát triển năng lực Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 4
- CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ VIỆC ẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PH T TRIỂN NĂNG LỰC 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu giáo dục dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực 1.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực trên thế giới Một số tài liệu gần đây của Bộ Giáo dục Úc trình bày những kinh nghiệm điển hình của nƣớc này về hƣớng dẫn đánh giá theo năng lực, về thiết kế công cụ đánh giá áp dụng cho mô hình gói đào tạo và các cơ sở đào tạo đã đƣợc kiểm định công nhận. Mặc dù mục đích của các tài liệu này chỉ nhằm cung cấp thông tin về các chính sách và quy trình đánh giá cho các nhà thực hành và các bên liên quan trong giáo dục và đào tạo nghề ở bang Tây Úc nhƣng đã giới thiệu sử dụng công cụ đánh giá năng lực rất hữu ích. [23; 24] Về kinh nghiệm thực tiễn, các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Úc, Niu Zi Lân, Mỹ,... đều đã triển khai thành công đào tạo theo năng lực (competency based training - CBT) và đánh giá theo năng lực (competency based assessment – CBA) trong hệ thống đào tạo nghề và phát triển kỹ năng. Nhiều năm gần đây, một số quốc gia Đông Nam Á nhƣ Malaysia, Phi-líp-pin, Thái Lan và khu vực khác nhƣ Ấn Độ, Nam Phi,... cũng đã tiếp cận và áp dụng đào tạo và đánh giá theo năng lực. Các Liên đoàn sử dụng lao động ASEAN lĩnh vực dịch vụ xây dựng, y khoa, nha khoa, du lịch và lữ hành đều định hƣớng phát triển chƣơng trình đào tạo và đánh giá, công nhận văn bằng/trình độ cho ngƣời lao động theo TCNL chung trong khu vực.[22] * Kinh nghiệm của New Zealand Với New Zealand [22], là một nƣớc đã xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, thì mối quan hệ giữa các năng lực, lĩnh vực học tập và phƣơng pháp dạy học nhằm giúp học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực, đƣợc thể hiện rất rõ qua sơ đồ sau: 5
- Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa phương pháp dạy học và quá trình học Theo đó, một số đặc điểm về phƣơng pháp dạy học đƣợc nƣớc này đề nghị là: - Khuyến khích phản ánh tích cực thông qua hoạt động học tập của học sinh. Theo họ, học sinh học tập hiệu quả nhất khi chúng tích cực tham gia và phát triển đƣợc khả năng phản ánh về các thông tin hay ý tƣởng theo những cách khách quan. - Tăng cƣờng gắn kết nội dung dạy học với các vấn đề trong môi trƣờng xung quanh. Họ cho rằng học sinh học hiệu quả nhất khi chúng hiểu những gì đang học, biết tại sao phải học và làm thế nào để có thể sử dụng đƣợc kiến thức mới học. - Tăng cƣờng học tập hợp tác, hỗ trợ học sinh học tập và chia sẻ. Quan điểm của họ là học sinh học khi chúng tham gia vào các hoạt động và chia sẻ, thông qua các cuộc trò chuyện với những ngƣời khác, với các thành viên trong gia đình hay trong cộng đồng. Vì thế, giáo viên cần khuyến khích sự hợp tác bằng cách tổ chức lớp học nhƣ một cộng đồng xã hộỉ thu nhỏ. Nhờ đó, cả giáo viên và học sinh đƣợc khuyến khích tham gia các cuộc trao đổi, tƣơng tác và phản hồi liên tục khi học tập. - Tăng cƣờng các kết nối giữa kinh nghiệm sẵn có của học sinh với kiến thức đang học. Về cơ bản học là tự học nên học sinh học tốt nhất khi 6
- chúng có thể liên kết, tích hợp kiến thức mới học với những gì đã có trƣớc đó. Khi giáo viên xây dựng đƣợc các tình huống học tập dựa trên những gì học sinh đã biết thì có thể tối đa hoá việc sử dụng thời gian học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của chúng và tránh những nội dung trùng lặp, không cần thiết. - Cung cấp các cơ hội, giúp học sinh chủ động hơn trong học tập. Ta biết rằng học sinh học hiệu quả nhất khi chúng có thời gian và cơ hội để tham gia và thực hành, chuyển hoá tri thức nhân loại thành của mình. Điều này có nghĩa là để tạo thành năng lực thì chúng cần phải thực hành, lặp lại một số lần thông qua một loạt nhiệm vụ trong một loạt ngữ cảnh khác nhau. - Tăng cƣờng dạy học thông qua khám phá. Dù rằng với các đối tƣợng học sinh khác nhau phải có chiến lƣợc giảng dạy khác nhau, trong các ngữ cảnh khác nhau, nhƣng một phƣơng pháp dạy học muốn hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hiểu đƣợc tác động tích cực đích thực của việc giảng dạy của mình tới học sinh. Hơn nữa, học sinh chỉ thực sự học hiệu quả nếu chúng phát minh lại cho mình tri thức của nhân loại. - Tăng cƣờng E-Learning trong dạy học. Ngày nay, Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có ảnh hƣởng lớn đến đời sống con ngƣời, trong đó có học tập. E-Leaming (theo nghĩa học tập với sự hỗ trợ cùa ICT) có tiềm năng đáng kể trong việc hỗ trợ các phƣơng pháp dạy học (hay chiến lƣợc giảng dạy) đƣợc nêu trong phần trên. - Tạo môi trƣờng có dụng ý sƣ phạm hỗ trợ học tập. Học tập thƣờng gắn liền với bối cảnh văn hoá xã hội. Học sinh học tốt nhất khi chúng cảm nhận đƣợc mối quan hệ tích cực giữa học sinh với giáo viên và khi chúng có thể vừa hoạt động, tƣơng tác vừa có thể nhìn thấy các thành viên trong lớp * Kinh nghiệm của Đan Mạch Với Đan Mạch [27], một nƣớc đã xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, quan điểm của họ là: một giáo viên tốt phải có một loạt các năng lực chung, trong bất kể giai đoạn giáo dục nào. Các năng 7
- lực chung cần có đƣợc chỉ ra nhƣ phần dƣới đây và chúng vẫn có thể sử dụng cho tất cả giáo viên. Am hiểu về chƣơng trình giảng dạy. Có các năng lực trong giảng dạy (dạy học), các năng lực chung Theo đó, giáo viên cần biết nghiên cứu, phân tích chƣơng trình giáo dục phổ thông, hiểu đƣợc nội dung dạy học (trong khuôn khổ hiện tại hoặc có thể cho một giai đoạn giáo dục có liên quan); có thể lập và đánh giá đƣợc tầm quan trọng của kế hoạch và việc giảng dạy trong thực tế của đồng nghiệp, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục ở các cấp độ khác nhau; có tính đến các khuôn khổ, điều kiện thực hiện, cả trong hiện tại và trong tƣơmg lai. Hơn nữa, để có thể dạy học tiếp cận NL, giáo viên cần suy nghĩ, lập kế hoạch dạy học và thực hiện nó. Theo đó, đòi hỏi giáo viên phải hiểu ngƣời học (đối tƣợng dạy học) để đề ra và thực hiện kế hoạch cùng các trình tự giảng dạy cụ thể, đáp ứng các mục đích khác nhau. Nghĩa là, phải am hiểu về năng lực, chuẩn năng lực, chuẩn thành tích,... dự kiến tình huống, các hoạt động và tổ chức các hoạt động để học sinh (hay nhóm học sinh) tham gia học tập, khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, phù hợp vói đặc điểm và nhu cầu của chúng. Ngoài ra, giáo viên còn phải biết cách tìm kiếm, lựa chọn và tạo đƣợc các loại phƣơng tiện, thiết bị giảng dạy và học liệu thích hợp. Thêm nữa, để đáp ứng đƣợc việc dạy học tiếp cận NL còn đòi hỏi giáo viên có thể biện minh và thảo luận với học sinh trong quá trình học tập và có thể thúc đẩy, truyền cảm hứng để chúng tham gia vào các hoạt động học toán, cũng nhƣ có thể tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo trong học toán. Bên cạnh đó, để đáp ứng các năng lực này còn đỏi hỏi giáo viên có thể giải thích rõ về việc học và làm chủ năng lực toán học cũng nhƣ quan niệm, niềm tin và thái độ toán học của học sinh; theo thời gian giúp học sinh gìn giữ và có thể phát triển những năng lực và phẩm chất vừa đề cập. 8
- Một điều rất quan trọng khi giảng dạy là giáo viên phải hiểu đƣợc 3 phƣơng diện của năng lực, đó là: độ cao của năng lực (xác định đƣợc từ mức thấp nhất đến mức cao nhất), độ rộng của năng lực (xem nó liên quan và đƣợc ứng dụng trong những phạm vi nào, chẳng hạn: đại số, hình học,...) và trình độ (độ thành thục, kĩ năng thực hiện) mỗi năng lực đó. Tất nhiên, giáo viên cần phải định nghĩa đƣợc (hay ý thức đƣợc), việc đạt một năng lực (thông qua nhóm năng lực) là nhƣ thế nào, để có thể đánh giá đƣợc năng lực ngƣời học. 1.1.2. Dạy học định hướng phát triển năng lực ở Việt Nam Trong những năm gần đây có rất nhiều những nghiên cứu về dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực nhƣ: Năm 2015, Nguyễn Thị Kim Anh với bài báo “Vận dụng dạy học theo góc trong dạy học Sinh học nhằm phát triển năng lực cho học sinh” có viết: “Dạy học theo góc là một trong những PPDH tích cực, giúp định hƣớng phát triển năng lực cho HS. Khi sử dụng PPDH theo góc, HS có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tích lũy đƣợc các kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm và các kỹ năng xã hội khác.” [1] Năm 2017, Phạm Thị Hồng Tú và Nguyễn Văn Hồng với bài báo “Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học trong dạy học Sinh học ở trƣờng phổ thông” có viết: “Đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hƣớng phát triển NL của HS phải có sự đổi mới các hoạt động dạy học một các đồng bộ. Trong đó đổi mới xây dựng kế hoạch dạy học là rất cần thiết. Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học bao gồm nhiều bƣớc và bƣớc quan trọng nhất là thiết kế các hoạt động học tập cho HS một cách hợp lí. Thông qua tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, họ sẽ đạt đƣợc cả 2 mục tiêu: vừa tự bản thân lĩnh hội đƣợc kiến thức, vừa phát triển đƣợc những kỹ năng, năng lực cần thiết” [18] Tiếp đó, tác giả Phạm Thị Hồng Tú và Nguyễn Thị Ánh Tuyết với bài báo: “Sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề 9
- cho học sinh trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong dạy học chủ đề “Di truyền học ngƣời và bảo vệ vốn gen của loài ngƣời” phần di truyền học , Sinh học 12” đã đi sâu phân tích biện pháp sử dụng bài tập thực tiễn, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trƣờng phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông và đƣa ra kết luận: “Bài tập thực tiễn có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh”. [19] Năm 2018, tác giả Nguyễn Văn Hồng – Vũ Thị Thanh Thủy với bài báo: “Định hƣớng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12) có nêu ra: nghiên cứu khoa học là một trong những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng. Đối với HS phổ thông, nghiên cứu khoa học bƣớc đầu giúp các em tập tiếp cận và tập giải quyết những vấn đề thực tiễn dặt ra trong cuộc sống.” [12] Tác giả Đinh Quang Báo – Phạm Thị Thanh Hội với bài báo: “Dạy học môn Sinh học tiếp cận chƣơng trình giáo dục phổ thông mới”. Bài báo phân tích đặc điểm chính của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, từ đó xác định một số phƣơng pháp dạy học đặc thù môn Sinh học. Bài báo đƣa ra quy trình dạy học phát triển phẩm chất, năng lực: Năng lực = Kiến thức + Kỹ năng + Giá trị + Tình huống [3] Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền với đề tài: “Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Sinh học cơ thể ngƣời” để phát triển năng lực thể chất cho học sinh”. Bài báo đề cập đến quy trình xây dựng các hoạt động trải nghiệm để giáo dục năng lực thể chất cho HS cấp THCS, với 5 nguyên tắc làm cơ sở đề xuất quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm gồm 5 bƣớc và đƣa ra ví dụ minh họa về xây dựng các hoạt động trải nghiệm để giáo dục năng lực thể chất cho HS trong dạy học Sinh học cơ thể ngƣời cấp THCS. [13] 10
- 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Năng lực và phát triển năng lực học tập của học sinh Trung học cơ sở 1.2.1.1. Khái niệm năng lực Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” nhƣ năng lực tƣ duy, năng lực giao tiếp hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con ngƣời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lƣợng cao”.[16] Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các nhiệm vụ, công việc thuộc các lĩnh vực nào đó dựa trên kiến thức, kĩ năng và thái độ [15] Năng lực là “một mức độ nhất định của khả năng con ngƣời, biểu thị ở việc hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó” [21] Còn theo sách “Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”: NL là một từ Hán- Việt, trong đó “năng là làm đƣợc việc; lực là sức mạnh; NL là sức mạnh làm đƣợc việc nào đó”[17] Theo D.S Rychen và L.H Salganik : “NL không chỉ là kiến thức và kĩ năng, nó nhiều hơn thế. NL bao gồm khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp dựa trên việc huy động các nguồn lực tâm lý (bao gồm cả kĩ năng và thái độ) trong một hoàn cảnh cụ thể.”[26] Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả.[14] Tóm lại, trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn định nghĩa để mô tả về năng lực dựa trên chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành vào thành 12/2018): “Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các nhóm thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề
120 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
128 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Dạy học chủ đề phương trình mũ và logarit theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
114 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
118 p | 29 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn