intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

13
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích hiệu ứng lan tỏa không gian của công nghệ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam, đề tài "Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước" đề xuất hàm ý quản trị nhằm khuếch đại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI và các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TIẾN CHUNG HIỆU ỨNG LAN TỎA CÔNG NGHỆ TỪ FDI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TIẾN CHUNG HIỆU ỨNG LAN TỎA CÔNG NGHỆ TỪ FDI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH HẢI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn “Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước” là kết quả nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Minh Hải. Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và kết quả nghiên cứu trung thực, có giá trị, đúng quy định. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Chung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Nguyễn Minh Hải đã dành thời gian, tâm huyết để hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa xin cảm ơn đến tất cả Gia đình, Quý Thầy Cô & Đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Tiến Chung
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.1. Tiêu đề: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước 1.2. Tóm tắt Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố quyết định và sự lan tỏa không gian của năng suất doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy không gian để ước lượng sự phụ thuộc không gian của TFP cấp doanh nghiệp. Kết quả ước lượng cho thấy, sự lan tỏa công nghệ diễn ra tích cực giữa các doanh nghiệp trong vùng và hiệu ứng này giảm đi nhanh chóng theo khoảng cách không gian. Ngoài ra, nghiên cứu phát hiện năng suất của doanh nghiệp được hưởng lợi từ R&D, xuất khẩu của chính họ, mật độ việc làm, cạnh tranh thị trường và chi tiêu. Các phân tích sâu hơn cho thấy sức mạnh của hiệu ứng lan tỏa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác: diện tích khu vực, sự hiện diện của FDI, chính sách hành chính, hiệu ứng biên giới, cơ sở hạ tầng, yếu tố tài chính, các dịch vụ tiện ích và nguồn lực con người. Các yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối thông suốt giữa các trung tâm kinh tế lớn với nhau tạo ra hiệu ứng lan tỏa liên vùng mạnh mẽ. Từ những phát hiện trên nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị quan trọng. 1.3. Từ khóa: Phát triển kinh tế, hồi quy không gian, lan tỏa, TPF, Việt Nam
  6. iv ABSTRACT 1.1. Tilte: Technological spillover effects from FDI and decisive factors on the performance of domestic enterprises. 1.2. Abstract The thesis aims to study the determinants and spatial spillovers of enterprise productivity in the manufacturing industry in Vietnam in the period 2010-2019. We use a spatial regression model to estimate the spatial dependence of enterprise-level TFP. The results show that the technology spillover occurs positively among firms in the region, and this effect decreases rapidly with spatial distance. Furthermore, the results also show that firm productivity depends on firm characteristics and local market conditions. Further analysis shows that spillover effects' strength is affected by many other factors: area, presence of FDI, administrative policy, border effect, infrastructure, weak financial factors, utility services, and human resources. These factors create favorable conditions for the smooth connection between major economic centers, creating strong inter-regional spillover effects. From the above findings, the study proposes important policy implications. 1.3. Keywords: Real estate projects, real estate project transfer, enforce the law, protecting investors' interests
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DN Doanh nghiệp LTNS Lan tỏa năng suất DN FDI Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài CGCN Chuyển giao công nghệ
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG ANH CỤM TỪ TIẾNG VIỆT R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................ vi MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4.2.1. Phạm vi nội dung và không gian nghiên cứu ......................................... 4 1.4.2.2. Phạm vi thời gian .................................................................................... 4 1.4.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 5 1.7. Bố cục của đề tài .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 7 2.1. Một số khái niệm về lan tỏa công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp..................... 7 2.1.1. Công nghệ và lan tỏa công nghệ................................................................... 7 2.2.1. Hoạt động R&D và lan tỏa công nghệ ....................................................... 19 2.2.2. Hoạt động xuất khẩu và lan tỏa công nghệ ................................................ 20 2.2.3. FDI và sự lan tỏa công nghệ ....................................................................... 21
  10. viii 2.2.4. Lan tỏa công nghệ giữa các vùng, giữa các ngành ..................................... 26 2.2.5. Quyền sở hữu và lan tỏa công nghệ ........................................................... 26 2.3. Mô hình cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 27 2.3.1. Mô hình ảnh hưởng cố định không gian..................................................... 27 2.3.2. Mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên ........................................................... 28 2.3.3. Mô tả dữ liệu và biến số ............................................................................. 28 2.3.4. Mô hình thực nghiệm ................................................................................. 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 35 3.1. Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu ................................................... 35 3.2. Mô hình hồi quy không gian ............................................................................. 39 3.3. Phân loại ............................................................................................................ 39 3.4. Phương pháp ước lượng .................................................................................... 40 3.5. Quy trình chọn lựa mô hình............................................................................... 41 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 45 4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 45 4.2. Thực nghiệm mở rộng ....................................................................................... 47 4.2. Thảo luận nghiên cứu ........................................................................................ 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... i
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.3.3 Ký hiệu và thước đo các biến trong mô hình phân tích ........................... 31 Bảng 2.3.4 Mô tả thống kê các biến trong mô hình ................................................... 32 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng mô hình phụ thuộc không gian với các khoảng cách .... 45 Bảng 4.2. Thực nghiệm mở rộng mô hình với các yếu tố địa lý đến lan tỏa công nghệ ....................................................................................................................... 48 Bảng 4.3. Mô tả thống kê mô tả các biến tương tác bổ sung ..................................... 50 Bảng 4.4. Các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lan tỏa công nghệ ................. 51
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ của các kênh lan truyền lan tỏa công nghệ ...................................... 13 Hình 3.1. Khung phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ................................... 36 Hình 3.2. Phân loại mô hình hồi quy không gian....................................................... 40
  13. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) luôn được xem là những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Nhiều chính sách ưu đãi FDI được chính phủ của các nước đưa ra với kỳ vọng tích cực về những tác động trực tiếp như bổ sung vốn đầu tư, tăng thu ngân sách, tạo việc làm tăng thu nhập xuất khẩu. Quan trọng hơn, FDI được kì vọng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực tác động trực tiếp đến cải tiến trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao năng suất của doanh nghiệp và kinh tế trong nước (Blomstrom & Kokko, 1998; Javorcik, 2004; Newman & ctg, 2015). Trong khi tác động trực tiếp của FDI được phân tích rộng rãi thì tác động lan tỏa là hướng nghiên cứu khá mới và nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Do đó, việc đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động FDI và đánh giá lại các nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết. Đây là lý do tại sao đề tài “Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước” được đề xuất, trong đề tài này tác giả sẽ cố gắng giải thích những phát hiện có liên quan mật thiết trong bối cảnh chính sách FDI có quá nhiều ưu đãi với nhà đầu tư và trong thực tiễn đang bộc lộ như ô nhiễm môi trường, né tránh thuế và nhập khẩu công nghệ lạc hậu. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Các nghiên cứu về lan tỏa công nghệ từ FDI cho thấy nhiều bằng chứng trái chiều tại các nước tiếp nhận, bao gồm cả Việt Nam. Một số nghiên cứu chỉ ra FDI ảnh hưởng tích cực đến năng suất của doanh nghiệp trong nước (Caves, 1974; Li & cộng sự, 2001; Kohpaiboon, 2006; Le & Pomfret, 2011; Nguyễn Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng, 2012). Một số khác tìm thấy bằng chứng về những ảnh hưởng
  14. 2 tiêu cực hoặc không tồn tại hiệu ứng lan tỏa từ công nghệ FDI (Aitken & Harrison, 1999; Khawar, 2003; Truong & cộng sự, 2015). Từ bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định giả thuyết liệu hiệu ứng lan tỏa công nghệ của FDI có tồn tại ở Việt Nam hay không; các nhân tố nào có ý nghĩa trong việc tiếp thu ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ công nghệ FDI và các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước. Ở trong nước, hướng nghiên cứu này được thực hiện trong những năm gần đây và chủ yếu kiểm định hiệu ứng lan tỏa từ hoạt động FDI. Kể đến, Lê Thanh Thúy (2005) thiết lập các kênh lan tỏa từ FDI tại Việt Nam. Kết quả ước lượng cho thấy phương pháp ước lượng dữ liệu bảng khắc phục khả năng thiên lệch của phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho cỡ mẫu khá nhỏ có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả. Tương tự, Truong, Juthathip, & Eric (2015) cũng vận dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng nhưng có đóng góp mới khi kiểm định hiệu ứng lan tỏa tác động từ chính sách bảo hộ thương mại và đặc trưng FDI. Kết quả ước lượng cho thấy hạn chế của chính sách nhập khẩu làm giảm năng suất và khả năng hấp thụ từ hoạt động FDI của doanh nghiệp trong nước. Nguyễn Khắc Minh & ctg (2012) thực hiện kiểm chứng các kênh lan tỏa theo “chiều dọc” và “chiều ngang” cho 31.509 doanh nghiệp chế biến chế tạo trong nước, giai đoạn 2000–2010. Khẳng định hoạt động FDI có ảnh hưởng tích cực đến năng suất doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến hiệu ứng lan tỏa theo “chiều dọc” và “chiều ngang”. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu trong nước tập trung vào kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến năng suất doanh nghiệp nhiều hơn là kiểm định sự ảnh hưởng từ những yếu tố khác như: R&D, hoạt động xuất khẩu (EX) và bỏ qua yếu tố tương tác không gian của năng suất doanh nghiệp giữa các vùng nhằm mục đích tuyến tính hóa các tham số trong mô hình phân tích nên dẫn đến những nhận định trái ngược (Nguyễn Trọng Hoài & Phạm Thế Anh, 2016). Do vậy, việc đánh giá lại hiệu ứng lan tỏa từ kênh lan truyền là rất cần thiết. Đây là
  15. 3 lý do tại sao nghiên cứu được đề xuất, tác giả sẽ cố gắng giải thích những phát hiện có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong nước. So với các nghiên cứu trước thì nghiên cứu này có một số điểm khác biệt. Trước tiên, phân tích sâu mức độ phụ thuộc không gian của năng suất doanh nghiệp và cung cấp bằng chứng trực tiếp về sự lan tỏa hội tụ. Thứ hai, trong đặc tả mô hình thực nghiệm cho phép tính toán được các tác động lan tỏa riêng lẻ từ các loại hình doanh nghiệp ở trong và ngoài khu vực. Cuối cùng, nghiên cứu xét xem liệu ảnh hưởng lan tỏa công nghệ có liên quan đến yếu tố địa lý hay không. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích hiệu ứng lan tỏa không gian của công nghệ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam, đề tài đề xuất hàm ý quản trị nhằm khuếch đại hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI và các giải pháp rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát, đề tài có những mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, mô hình hóa các kênh lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời lựa chọn mô hình nghiên cứu để đánh giá hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Thứ hai, trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu để đánh giá hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI. Ước lượng các tác động lan tỏa đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, đề xuất kiến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước.
  16. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa không gian của công nghệ và các nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi nội dung và không gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện cho các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam bằng ước lượng mô hình Cobb-Douglas theo hồi quy không gian. Bằng việc mở rộng mô hình Cobb-Douglas nghiên cứu tìm kiếm các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp và kiểm chứng mức độ lan tỏa theo khoảng cách từ các nhân tố này. 1.4.2.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa công nghệ sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp của ngành chế biến chế tạo của Việt Nam từ năm 2010-2019 và kiến nghị đến 2025. Việc nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa từ 2010 trở đi có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong nước kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. 1.4.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung trả lời các câu hỏi sau: (i). Hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI có tồn tại ở Việt Nam hay không? (ii). Những nhân tố nào có ý nghĩa trong việc tiếp thu ảnh hưởng đến hiệu ứng lan tỏa từ công nghệ FDI, và các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước. Theo kênh truyền dẫn nào? (iii). Doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi điều gì từ các kinh nghiệm quốc tế về hoạt động lan tỏa công nghệ từ FDI để áp dụng cho hoạt động sản xuất trong nước?
  17. 5 (iv). Kết quả nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đã thực hiện như thế nào? Sử dụng phương pháp gì? Mô hình nghiên cứu được chọn lựa có phù hợp cho nghiên cứu? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thống kê: các số liệu được thu thập từ các các nguồn cơ bản Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà Nước, World Bank… được điều chỉnh bằng phương pháp thích hợp trước khi đem vào phân tích. +Phương pháp trực quan hóa dữ liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ hơn các phân tích định tính bằng hình vẽ, bảng biểu và sơ đồ làm cho các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn, tăng tính thuyết phục và giá trị của các lập luận. + Sử dụng phương pháp kinh tế lượng: sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy không gian. Bên cạnh đó, kết hợp các phần mền chuyên dụng: Eview 10; Stata 17… 1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài với tên gọi “Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trong nước” đạt một số kết quả quan trọng. Cụ thể, như sau: - Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy không gian để ước lượng sự phụ thuộc địa lý của TFP cấp doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp bằng chứng bằng chứng trực tiếp về sự lan tỏa hội tụ. - Thông qua đặc tính mô hình hồi quy không gian cho thấy sức mạnh hiệu ứng lan tỏa phụ thuộc vào các những yếu tố nào. - Tính toán được tác động riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. - Xem xét mức độ ảnh hưởng lan tỏa công nghệ trong và ngoài tỉnh có phản ứng với các yếu tố địa lý hay không.
  18. 6 1.7. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài được chia thành 5 chương. Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận & hàm ý quản trị
  19. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Phương pháp hồi quy không gian là một kỹ thuật cho phép chúng ta tính toán được sự phụ thuộc giữa các quan sát khu vực, vùng gần nhau về mặt địa lý. Được phát triển từ mô hình hồi quy tuyến tính, các phương pháp hồi quy không gian xác định các nhóm “láng giềng gần nhất” và cho phép sự phụ thuộc giữa các vùng quan sát1 (Anselin, 1988; LeSage, 2005). Phương pháp hồi quy không gian có thể áp dụng cho những tình huống này bằng cách dựa vào phép loại suy cho một nhóm gồm “m-láng giềng gần nhất” có thể được hiểu là một nhóm gồm m thể chế gần giống nhau nhất. Đây là sự khái quát hóa các láng giềng dựa trên khoảng cách có thể được sử dụng để cấu trúc sự phụ thuộc trong hành vi, dẫn đến một mô hình chính thức tương tự với “láng giềng gần nhất” xét trên góc độ địa lý. Nói một cách khác, khác với hồi quy tuyến tính thì phương pháp mô hình hồi quy không gian cho phép chúng ta tính toán được sự phụ thuộc giữa các quan sát khi các quan sát được thu thập tại các tỉnh/vùng trong cùng khu vực tài phán. Cụ thể, dạng thức của một mô hình hồi quy không gian cho phép đo lường mức độ tương tác của ba loại tác động: tác động tương tác nội sinh của biến phụ thuộc; tác động tương tác ngoại sinh giữa các biến giải thích và tác động tương tác giữa các thành phần ngẫu nhiên. 2.1. Một số khái niệm về lan tỏa công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp 2.1.1. Công nghệ và lan tỏa công nghệ Khái niệm công nghệ Các nhà nghiên cứu đã xem xét và đánh giá định nghĩa thuật ngữ “công 1 Các mô hình hồi quy cổ điển thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu mặt cắt (Cross-section) và dữ liệu bảng (Data Panel) luôn được giả định là các quan sát giữa các vùng/khu vực là độc lập với nhau. Lưu ý rằng ngay cả với các đơn vị quan sát như các công ty hoạt động trên các thị trường thế giới nơi khái niệm về sự gần gũi về không gian là không phù hợp, chúng ta vẫn có thể thấy sự phụ thuộc trong hành vi của các thể chế gần giống nhau nhất.
  20. 8 nghệ” từ nhiều khía cạnh khác nhau theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhiều cuộc hội thảo chuyên thảo luận về khái niệm công nghệ để hiểu biết một cách rõ ràng về bản chất của công nghệ và phân loại công nghệ đã diễn ra ở nhiều nước. Từ gốc “công nghệ” theo tiếng Anh là sự tổng hợp của hai cụm từ “technic” và “logic” để tạo thành “technology” có nghĩa hàm ý rằng đây là sự kết hợp giữa kỹ thuật và quy trình có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau và gọi là quy trình kỹ thuật hay công nghệ. Theo nghiên cứu Kumar & Persaud (1999), công nghệ bao gồm hai thành phần chính: + Thành phần chính thứ nhất là thành phần vật lý bao gồm các đối tượng như sản phẩm: dụng cụ, thiết bị, các đồ án, kỹ thuật và các quy trình. + Thành phần chính thứ hai là thành phần thông tin bao gồm: bí quyết trong quản lý, tiếp thị, sản xuất, kiểm soát chất lượng, độ tin cậy, lực lượng lao động lành nghề và liên quan với nhiều lĩnh vực khác. Các định nghĩa về công nghệ trước đó của Sahal (1981) thì xem công nghệ là “cấu hình”, xem xét đối tượng được chuyển giao công nghệ dựa trên một bộ quy trình và sản phẩm được xác định. Các nghiên cứu tiếp sau đó về chuyển giao công nghệ (CGCN) đã thực hiện kết nối công nghệ với tri thức và chú ý nhiều hơn đến quá trình tự nghiên cứu và hoạt động phát triển (Dumning, 1994). Nghiên cứu của Lan & Young (1996) thì cho rằng, công nghệ luôn gắn kết với các kết quả đạt được nhất định, giải quyết các vấn đề nhất định, hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định bằng các kỹ thuật cụ thể, sử dụng kiến thức và khai thác các tài sản. Khái niệm công nghệ không chỉ liên quan đến công nghệ thể hiện trong sản phẩm mà nó còn gắn liền với kiến thức hoặc thông tin sử dụng nó, ứng dụng và quy trình phát triển sản phẩm (Lovel, 1998: Bozeman, 2000) Công nghệ là tài sản vô hình của doanh nghiệp bắt nguồn từ các hoạt động của DN và không dễ dàng chuyển nhượng do quá trình học tập nghiên cứu là dần dần và chi phí chuyển giao kiến thức ngầm cao hơn (Rodasevic, 1999). Kiến thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2