intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau giai đoạn dịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau giai đoạn dịch" là kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở các giai đoạn trước, trong và sau dịch cụ thể là trong giai đoạn 2018 – 2023. Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý nâng cao nhận thức về tâm lý bầy đàn đối trong các quyết định giao dịch dưới ảnh hưởng của đại dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau giai đoạn dịch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ KIỀU TRINH KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU GIAI ĐOẠN DỊCH COVID – 19 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ KIỀU TRINH KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU GIAI ĐOẠN DỊCH COVID – 19 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THÙY AN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 Tháng 06 năm 2024 Tác giả Võ Kiều Trinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Dương Thị Thùy An vì sự hướng dẫn tận tình, hỗ trợ hết lòng của cô cũng như sự động viên quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn phòng Đào tạo, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, những người thân yêu đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và hoàn thành nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 Tháng 06 năm 2024 Tác giả Võ Kiều Trinh
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Dịch COVID-19 bắt nguồn từ Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu vào tháng 1/2020. Dịch bệnh đã làm tăng nỗi sợ hãi và tâm lý bầy đàn đối với các nhà đầu tư (Aslam và các tác giả, 2020). Xét đến thị trường Việt Nam, với đặc trưng thị trường mới nổi, thiếu tính minh bạch, theo Bikhchandani & Sharma (2001), đây là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bầy đàn. Lẽ đó, dưới những biến động từ dịch bệnh, việc nghiên cứu về hành vi bầy đàn trong điều kiện này là vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách. Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 03/01/2018 – 31/8/2023. Mục tiêu nghiên cứu nhằm kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn ở các thời điểm trước, trong và sau dịch COVID-19. Đồng thời, tác giả cũng xem xét hành vi này dưới các điều kiện thị trường khác nhau ở cả 3 giai đoạn nói trên. Bằng phương pháp OLS kết hợp Newey-West (1987), và phương pháp hồi qui phân vị tác giả sử dụng 2 mô hình CSSD được phát triển bởi Christies và Huang (1995) và CSAD được giới thiệu bởi Chang, Cheng và Khorana (2000) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa độ phân tán của lợi nhuận các cổ phiếu riêng lẻ so với lợi nhuận thị trường. Với mô hình CSSD, tác giả không tìm thấy bằng chứng về hành vi bầy đàn trong giai đoạn 03/01/2018 – 31/08/2023. Trái lại, bằng mô hình CSAD, kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi bầy đàn tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong toàn bộ mẫu nghiên cứu tại mức phân vị thấp đến trung bình của phân phối của độ phân tán và chỉ diễn ra ở giai đoạn trong dịch Covid -19. Tại các điểm phân vị τ=10%, τ=25%, τ=50%, τ=75%, τ=90%, bài nghiên cứu chỉ ra hành vi bầy đàn diễn ra khi lợi nhuận thị trường giảm kể từ thời điểm dịch bệnh bùng phát cho đến sau khi đại dịch kết thúc. Tuy nhiên khi thị trường tăng điểm, tác giả không tìm thấy bằng chứng về tâm lý bầy đàn trong các giai đoạn này. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả của thị trường thông qua việc hiểu rõ các đặc trưng của hành vi bầy đàn. Từ khóa: Tâm lý bầy đàn, COVID-19, Hồi quy phân vị
  6. iv ABSTRACT The COVID-19 epidemic originated in China and became a global pandemic in January 2020. The epidemic has increased fear and herd mentality among investors (Aslam et al., 2020). Considering the Vietnamese market, with the characteristics of an emerging market as lack of transparency, according to Bikhchandani & Sharma (2001), this is the main reason leading to herd behavior. Therefore, under the fluctuations of the epidemic, research on herd behavior in these conditions is vital for investors and policymakers. This study examines the presence of herd behavior in the Vietnamese stock market from 03/01/2018 to 31/8/2023. The research aims to examine market-wide herding before, during, and after the COVID-19 epidemic. At the same time, the author also examines this behavior under different market conditions in all three periods mentioned above. Applying the combined Ordinary Least Squares (OLS) method of Newey-West (1987) and the quantile regression method, the author uses two models, cross-sectional standard deviation (CSSD) developed by Christies and Huang (1995) and the cross-sectional absolute deviation (CSAD) introduced by Chang, Cheng, and Khorana (2000) to test the relationship between the dispersion of individual stock returns compared to market returns. With the CSSD model, the author did not find evidence of herd behavior between the period of January 3, 2018 - August 31, 2023. On the contrary, employing the CSAD model, the research results show that herd behavior in the Vietnamese stock market exists in the entire research sample in quantiles at and below the median levels and only occurs during the COVID-19 epidemic. In addition, the results show that investors in Vietnam tend to herd when the market declines. At the percentile points τ=10%, τ=25%, τ=50%, τ=75%, τ=90%, research shows that herding behavior occurs when market returns decline from time-to-time outbreak point until the pandemic ends. However, when the market rallied, the author did not find evidence of herd mentality during these periods. In addition, from the research results, the author also recommends solutions to enhance market efficiency through understanding the characteristics of herd behavior. Keywords: Herding behaviour, Quantile regression, COVID-19
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt CSAD Cross-sectional Absolute Phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ Deviation of Returns liệu chéo của tỷ suất sinh lời CSSD Cross-sectional Standard Phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu Deviation of Returns chéo của tỷ suất sinh lời HOSE Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Exchange Chí Minh PHEIC Public Health Emergency of Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công International Concern cộng Quốc tế WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................... iii ABSTRACT ......................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. ix CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................. 1 1.1 Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết .............................................................................................. 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 6 1.3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................6 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................6 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 6 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6 1.6 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 8 1.7 Đóng góp của đề tài .................................................................................... 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT NỀN TẢNG LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI BẦY ĐÀN ......................................................................................... 10 2.1 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 10
  9. vii 2.1.1 Lý thuyết tài chính hành vi ..................................................................10 2.1.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi bầy đàn .....................................................13 2.2 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 24 2.2.1.Các phương pháp nghiên cứu về hành vi bầy đàn ...............................25 2.2.2.Hành vi bầy đàn dưới các điều kiện thị trường khác nhau ..................28 2.2.3.Hành vi bầy đàn tại thị trường chứng khoán Việt Nam ......................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 36 3.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 36 3.1.1.Dữ liệu quan sát và nguồn số liệu .......................................................36 3.1.2.Nguyên tắc lựa chọn dữ liệu ................................................................36 3.1.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..............................................37 3.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 38 3.2.1.Quy trình nghiên cứu ...........................................................................38 3.2.2.Mô hình nghiên cứu .............................................................................39 3.2.3.Biến nghiên cứu ...................................................................................42 3.2.4.Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ MÔ HÌNH ................................................................... 48 4.1. Kết quả thống kê mô tả ............................................................................. 48 4.2. Các kiểm định sơ bộ ................................................................................. 52 4.2.1 Kiểm định tính dừng và tương quan chuỗi ..........................................52 4.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................53 4.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................................54
  10. viii 4.2.4 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...............................54 4.3 Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................... 55 4.3.1.Kiểm định hành vi bầy đàn toàn thị trường .........................................55 4.3.2.Kiểm định hành vi bầy đàn toàn thị trường trong 3 giai đoạn trước, trong và sau giai đoạn COVID-19 .........................................................................60 4.3.3.Kiểm định hành vi bầy đàn trong điều kiện thị trường tăng, giảm .....64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 69 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 69 5.2. Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 70 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 71 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... i PHỤ LỤC .............................................................................................................. x DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu .........................................................................37 Bảng 3. 1. Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm ...........................................42 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả dữ liệu toàn bộ thị trường CSAD, CSSD ......................48 Bảng 4. 2 Thống kê mô tả dữ liệu CSAD trong 3 giai đoạn trước, trong sau COVID- 19 ..............................................................................................................................51 Bảng 4. 3 Thống kê mô tả dữ liệu Rm,t trong 3 giai đoạn trước, trong, sau COVID-19 ..................................................................................................................................52 Bảng 4. 4 Kiểm định tính dừng và tương quan chuỗi ..............................................53 Bảng 4. 5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................53
  11. ix Bảng 4. 6 Kiểm định hiện tượng tự tương quan .......................................................54 Bảng 4. 7 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi ...................................55 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định mô hình CSSD trong giai đoạn từ 03/01/2018 – 31/08/2023 ................................................................................................................56 Bảng 4. 9 Kết quả kiểm định mô hình CSAD trong giai đoạn từ 03/01/2018 – 31/08/2023 ................................................................................................................58 Bảng 4. 10 Kết quả kiểm định mô hình CSAD bằng phương pháp hồi quy phân vị ..................................................................................................................................60 Bảng 4. 11 Kết quả kiểm định mô hình CSAD bằng phương pháp hồi quy phân vị trong giai đoạn trước, trong và sau dịch COVID-19 ................................................62 Bảng 4. 12 Kết quả kiểm định mô hình CSAD trong điều kiện thị trường tăng và giảm điểm ở 3 giai đoạn trước, trong, sau giai đoạn COVID-19 .............................64 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Cấu trúc biến giả trong mô hình CSSD ...................................................20
  12. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Trong vài thập kỉ trở lại đây, việc dự đoán và giải thích những biến động của thị trường tài chính đang nhận được nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, nhà quản lý tài sản, cũng như các nhà nghiên cứu (Chauhan và các tác giả, 2019). Hiện nay có hai quan điểm cốt lõi khi mô tả cơ chế hoạt động của thị trường tài chính (Rahman & Ermawati, 2020). Quan điểm thứ nhất được phát triển bởi Eugene Fama (Fama, 1965). Tác giả cho rằng mọi thông tin đều được phản ánh đầy đủ trong giá chứng khoán và các nhà đầu tư hoàn toàn lý trí khi ra quyết định dựa trên các thông tin có sẵn. Thế nhưng, giả thuyết này dường như không phù hợp khi xem xét ở thế giới thực nơi mà các nhà đầu tư không có đủ thông tin cũng như không thể duy trì sự hợp lý khi họ bị tác động bởi niềm tin và cảm xúc (Shiller, 2003). Trong quá khứ, các cuộc khủng hoảng như bong bóng South Sea, bong bóng công nghệ Dotcom hay cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 một lần nữa đã nhấn mạnh sự hoài nghi về các giả định của lý thuyết tài chính chuẩn tắc. Chang et al (2020) cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đã gây ra những hậu quả vô cùng sâu rộng đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán quốc tế. Có thể nói, chính sự đổ vỡ thị trường năm 2008 là chất xúc tác cho sự gia tăng đáng kể trong các nghiên cứu học thuật về hành vi giao dịch, động lực thị trường (Ojala, 2022). Vì thế, những bất thường không thể giải thích từ các cuộc khủng hoảng đã tạo cơ hội cho một lĩnh vực nghiên cứu tài chính mới ra đời, cụ thể là tài chính hành vi. Lĩnh vực này kết hợp đặc điểm tâm lý đặc trưng của các nhà đầu tư để giải thích các hành vi ra quyết định của họ. Theo Dhall & Singh (2020), khía cạnh tài chính hành vi (quan điểm thứ hai) đề xuất rằng con người có xu hướng bắt chước đám đông, đặc biệt khi thị trường bao trùm bởi sự sợ hãi, không chắc chắn và hoảng loạn. Tương tự, Ackert & Deaves (2010) cũng đã đề cập đến cảm xúc, sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi cũng như tác động của xã hội khi thị trường trải qua sóng gió. Theo nghiên cứu của Muharam et al (2021), trong số các lệch lạc, thành kiến, tâm lý bầy đàn được
  13. 2 xem là có tác động đáng kể đến hành vi giao dịch của các nhà đầu tư. Cụ thể, nghiên cứu của Mobarek et al (2014) đã tìm thấy hành vi bầy đàn tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng năm 2018 và tác động của tâm lý này đã khuyếch đại, và tăng mức độ biến động của thị trường. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại, nghiên cứu của Vo & Phan (2017), Chiang & Zheng (2010) lại cho thấy chính cuộc khủng hoảng là nguyên nhân kích hoạt tâm lý bầy đàn trong nhà đầu tư. Khi nhắc về giai đoạn 2008 - 2009, Rizzi (2014) đã chỉ ra nguyên nhân cho giai đoạn khủng hoảng này bắt nguồn từ nỗi sợ và tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Bởi, trong những giai đoạn thị trường rơi vào biến động mạnh, việc đi theo đám đông trên thị trường giúp họ cảm thấy an toàn và giảm thiểu sự hối tiếc. Như vậy, có thể thấy, sự biến động trong giá cả đôi khi không xuất phát từ sự xuất hiện của thông tin, mà xuất phát từ hiệu ứng đám đông hay còn gọi là hành vi bầy đàn (Thaler, 1991). Khi nhà đầu tư đi theo đám đông trên thị trường, hành vi này có thể dẫn đến những sai lầm trong việc định giá tài sản và có thể đẩy giá đi xa giá trị nội tại của chính nó (Devenow and Welch, 1996). Thế nhưng, các nhà đầu tư lý trí dường như bất lực để làm điều gì đó, ngoài giới hạn trong kinh doanh chênh lệch giá, Chiang & Zhiang (2010) còn nhắc đến những bất cập khi nhà đầu tư cố gắng đa dạng hóa danh mục để giảm rủi ro phi hệ thống. Bởi, khi hành vi bầy đàn diễn ra, họ đẩy giá đi theo chuyển động chung trên thị trường, do đó, mối tương quan giữa các cổ phiếu bắt đầu tăng lên. Như vậy, có thể thấy, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2018, hành vi bầy đàn được xem xét như một trong các nguyên nhân dẫn đến giá chứng khoán lệch khỏi giá trị nội tại của chính nó (Yao & Tangjitprom, 2019). Hơn thế nữa, khi nhắc đến hậu quả của hành vi bầy đàn, Demirer & Kutan (2006) tin rằng tâm lý bầy đàn có thể ảnh hưởng đến tính ổn định thị trường, dẫn đến những biến động quá mức và thậm chí gây ra đổ vỡ thị trường. Do đó, theo Tung Nguyen (2008), tâm lý bầy đàn dường như trở thành lĩnh vực thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu sau những giai đoạn thị trường tài chính biến động. Điều này được minh chứng trong nghiên cứu trắc lượng thư mục của Choijil et al (2022). Theo Choijil (2022) từ sau cuộc khủng hoảng 2008, các nhà nghiên cứu tập trung đi sâu hơn về hành vi bầy đàn.
  14. 3 1.2 Tính cấp thiết Vào tháng 12/2019, dịch bệnh lạ bắt nguồn từ Trung Quốc và lan rộng đến các quốc gia khác và dần trở thành đại dịch đe dọa đến sức khỏe con người. Đến ngày 11/03/2020, Tổ chức y tế Thế giới đã công bố Covid -19 trở thành đại dịch toàn cầu. Số người mất do Đại dịch Covid - 19 chiếm gần 6.07% trong khi dịch cúm chỉ chiếm 1% (Gormsen & Koijen, 2020). Thông báo chính thức của WHO trong việc phân loại dịch bệnh COVID-19 thành đại dịch toàn cầu đã dẫn đến sự sụp đổ nghiêm trọng trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực sức khỏe, ngân hàng, giáo dục, công nghệ thông tin, dịch bệnh còn tác động đến thị trường tài chính thông qua việc suy giảm các hoạt động kinh tế và giá trị của các công ty (Elshqirat, 2021). Theo He, Sun, Zhang & Li (2020), đại dịch Covid đã tác động đến giá cổ phiểu và làm tăng mức độ biến động thị trường. Cụ thể, nghiên cứu của Al- Awahi (2020) cho thấy số ca nhiễm và tử vong hàng ngày tăng tác động tiêu cực đến lợi nhuận cổ phiếu. Khảo lược các nghiên cứu về tác động tiêu cực của dịch bệnh đến tính hiệu quả của thị trường chứng khoán trên thế giới, Zhang (2023) đã nhấn mạnh về những thành kiến, lệch lạc như sự quá tự tin, cảm giác e ngại sự mất mát và tâm lý bầy đàn đã gia tăng đáng kể trong đại dịch. Theo tác giả, sự bất ổn xuất phát từ dịch bệnh COVID- 19 tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư đã trở thành lĩnh vực hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Zhang (2023) không chỉ nhấn mạnh tác động của đại dịch trong việc khuếch đại sự bất ổn của thị trường, mà tác giả còn đề xuất việc cần phải xem xét các thành kiến này trong từng đặc điểm cụ thể của bối cảnh nghiên cứu, đặc biệt là tâm lý bầy đàn. Bởi, hiệu ứng đám đông từ tâm lý bầy đàn có thể làm gia tăng những biến động của thị trường mà vốn đã khó lường trước do ảnh hưởng của đại dịch. Trong khi kết quả nghiên cứu về sự tồn tại của hành vi này trong quá trình giao dịch ở các thị trường chứng khoán khác nhau là không đồng nhất và nó phụ thuộc khá nhiều về đặc trưng, thời điểm nghiên cứu ở mỗi thị trường. Đồng tình với quan điểm trên, Nouri-Goushki & Hojaji (2023) cho rằng đại dịch COVID-19 là tác nhân làm gia tăng tâm lý bầy đàn giữa các nhà đầu tư, dẫn đến
  15. 4 những bất thường trong lợi nhuận và thua lỗ trên thị trường. Hay nói cách khác, sự hỗn loạn gây ra từ đại dịch COVID-19 làm tăng khả năng tồn tại hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán (Wen et al, 2022). Rõ ràng, Covid – 19 đã tác động nghiêm trọng đến thị trường tài chính toàn cầu và ảnh hưởng rất lớn đến hành vi giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân (Wu, Yang & Zhao, 2020). Điều này được giải thích bởi khi các nhà đầu tư đối diện với các thông tin không chắc chắn bởi sự bất ổn từ dịch bệnh và nền kinh tế, họ có xu hướng đi theo các quyết định của nhà đầu tư khác hay thậm chí phụ thuộc quá mức đến các thông tin trên thị trường (Fang et al, 2021). Bởi lẽ, theo lý thuyết của hiệu ứng đoàn tàu, khi con người bị tác động bởi đám đông, họ có xu hướng hoài nghi về các phán đoán của bản thân và điều chỉnh hành vi theo thị trường (Ty, 2017). Do đó, theo Nguyen, Bakry & Vuong (2023), việc xem xét xu hướng hành vi bầy đàn dưới ảnh hưởng của dịch bệnh là vô cùng cần thiết và là chủ để hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu. Bởi, hành vi bầy đàn có thể đẩy giá chứng khoán, lệch xa giá trị nội tại của chính nó và thậm chí dẫn đến đổ vỡ thị trường như cuộc khủng hoảng năm 2008 nếu các nhà đầu tư, nhà quản lý không nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của hành vi bầy đàn đến tính hiệu quả của thị trường. Bên cạnh đó, theo Do và các tác giả (2020), thị trường mới nổi luôn là tâm điểm để nghiên cứu hành vi bầy đàn do đặc trưng ở các thị trường này dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cú sốc bắt nguồn từ việc thiếu minh bạch thông tin. Trong điều kiện khuôn khổ pháp luật còn hạn chế, chất lượng và số lượng thông tin ở mức độ thấp dễ dẫn đến cảm giác không chắc chắn đối với các nhà đầu tư (Lobao and Serra, 2007). Theo Luu & Luong (2020), dựa trên xếp hạng của MSCI, thị trường chứng khoán Việt Nam được xếp vào thị trường cận biên và từng bước đi lên thị trường mới nổi. Hạn chế trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính là thông tin bất cân xứng và thiếu minh bạch (Tung Nguyen, 2018). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bầy đàn (Bikhchandani & Sharma, 2001). Ngoài ra, với đặc trưng thiếu tính thanh khoản, đầy biến động và chiếm phần lớn bởi các nhà đầu tư cá nhân, theo Luu & Luong (2020), đại dịch COVID-19 có thể tác động đáng kế đến thị trường Việt Nam. Đồng tình với quan điểm trên, Nuranyanto & Raharja (2024) cho rằng sự gia tăng về số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường sẽ dẫn đến hành vi bầy đàn bởi họ có khá ít kinh
  16. 5 nghiệm cũng như hiểu biết trong việc đầu tư trên thị trường vốn. Trong khi nhìn lại năm 2021, tổng số lượng tài khoản cá nhân mở mới là 1,5 triệu, cao gấp 1.5 lần so với tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm liền kề 2017-2020 (Kiều Linh, 2022). Có thể thấy, trong giai đoạn dịch COVID-19, số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị trường tăng mạnh, điều này rất có thể dẫn đến tâm lý bầy đàn dưới sự biến động khó lường của dịch bệnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về tâm lý bầy đàn tại thị trường chứng khoán Việt Nam đa phần tập trung nhiều vào giai đoạn sau năm 2008, khi xem xét dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng, xem xét tâm lý bầy đàn dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19 phần nhiều các nghiên cứu còn khá ít. Trong khi, việc xem xét tác động của đại dịch đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư là vô cùng cần thiết đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi, các cú sốc từ dịch bệnh COVID-19 cũng với những đặc trưng về cấu trúc và tính thiếu hiệu quả về thông tin, đều có thể tạo nên tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện kiểm định về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong và sau giai đoạn Covid – 19 thông qua cả hai phương pháp độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo (CSSD) và độ lệch chuẩn dữ liệu chéo (CSAD). Bên cạnh đó, tác giả sẽ tiếp tục xem xét hành vi bầy đàn ở các giai đoạn thị trường khác nhau cụ thể khi thị trường tăng và giảm điểm. Tác giả tin rằng bài nghiên cứu này có thể hữu ích đối với các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt cẩn trọng khi đưa ra quyết định nhất là các giai đoạn thị trường biến động mạnh và dưới tác động của đại dịch. Đó là lí do tác giả quyết định thực hiện đề tài “KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC, TRONG VÀ SAU GIAI ĐOẠN COVID-19”.
  17. 6 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở các giai đoạn trước, trong và sau dịch Covid – 19 cụ thể là trong giai đoạn 2018 – 2023. Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà đầu tư, nhà quản lý nâng cao nhận thức về tâm lý bầy đàn đối trong các quyết định giao dịch dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Nhằm giải quyết các vấn đề: Kiểm định hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở 3 giai đoạn trước, trong và sau giai đoạn COVID-19. Phân tích hành vi bầy đàn xảy ra trong trường hợp tỷ suất sinh lời của thị trường tăng và giảm ở 3 giai đoạn trước, trong và sau giai đoạn COVID-19. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Từ những mục tiêu đề ra nêu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các câu hỏi: Câu hỏi thứ 1: Hành vi bầy đàn có tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở các thời điểm trước, trong và sau giai đoạn dịch Covid - 19? Câu hỏi thứ 2: Hành vi bầy đàn diễn ra như thế nào trong trường hợp tỷ suất sinh lời của thị trường tăng và giảm ở các thời điểm trước, trong và sau giai đoạn dịch Covid - 19? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam được đo lường thông qua phương pháp CSSD và CSAD. Phạm vi nghiên cứu: Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 sàn giao dịch chính là Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh là sàn giao dịch lớn nhất bởi tổng
  18. 7 vốn hóa của nó chiếm 95% của cả thị trường (Tung Nguyen, 2018). Do đó bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh bởi sàn giao dịch này đủ để đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 03/01/2018 – 31/08/2023. Để làm rõ hành vi bầy đàn tại thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động COVID-19, tác giả sẽ chia giai đoạn nghiên cứu thành các thời kỳ nhỏ hơn nhằm xem xét mức độ bầy đàn tại các thời điểm trước, trong và sau đại địch. Vào 30/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đại dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế (PHEIC) nhằm cảnh bảo về mức độ lây nhiễm trên toàn cầu. Tương tự với các nghiên cứu của Mishra & Mishra (2023), Dhall and Singh (2020), tác giả xác định thời điểm COVID-19 diễn ra vào 30/1/2020 dựa trên tuyên bố của WHO. Theo Arsad và các tác giả (2023), thời điểm kết thúc dịch bệnh được xác định khi các nước tuyên bố đã kiểm soát dịch bệnh thành công. Thế nhưng, các tác giả cho rằng việc xác định thời điểm kết thúc đại dịch sẽ khác nhau tùy theo các nước, nhưng vẫn có thể xem xét các đặc điểm sau: mức độ bao phủ vắc xin cao, lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, nền kinh tế phục hồi và tỉ lệ nhiễm và tử vong ở mức độ thấp. Do đó, các tác giả nhận định năm 2022 là thời điểm kết thúc đại dịch. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Nguyen, Bakry & Vuong (2023). Xét trên phương diện đó, bài nghiên cứu chọn thời điểm kết thúc đại dịch là vào tháng 5/2022 bởi theo số liệu Our World in Data, đến cuối 5/2022, khoảng 84.47 triệu người Việt Nam đã được tiêm ít nhất 1 mũi. Trong đó, gần 100% người thuộc diện tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 2 mũi, bên cạnh đó, về cơ bản trong giai đoạn này dịch bệnh đã được kiểm soát và kinh tế dần phục hồi đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ, du lịch (Đức Tuân, 2022). Như vậy, dựa trên các lập luận trên, bài nghiên cứu dự kiến sẽ chia làm 3 giai đoạn  Giai đoạn trước dịch Covid – 19: 03/01/2018 – 22/01/2020  Giai đoạn trong dịch Covid – 19: 30/01/2020 – 31/05/2022  Giai đoạn sau dịch Covid – 19: 01/06/2022 – 31/08/2023
  19. 8 1.6 Nội dung nghiên cứu Nội dung luận văn dự kiến sẽ thực hiện theo từng phần nhằm mục tiêu giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra. Phần thứ nhất đưa ra các định nghĩa, nguyên nhân và phân loại hành vi bầy đàn, lý thuyết về hành vi bầy đàn và lý thuyết triển vọng. Phần thứ hai mô tả phương pháp, quy trình thực hiện để kiểm định hành vi bầy đàn ở thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa mức độ phân tán tỷ suất lợi nhuận riêng lẻ của từng cổ phiếu với tỷ suất sinh lời của thị trường cụ thể là trên 2 phương pháp độ lệch chuẩn dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lời (CSSD) và độ lệch tuyệt đối dữ liệu chéo của tỷ suất sinh lời (CSAD). Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ kiểm định hành vi bầy đàn trong trường hợp thị trường tăng và giảm điểm. Tiếp sau đó, phần thứ ba tác giả sẽ kiểm định hành vi bầy đàn dựa trên những lý thuyết, phương pháp đã trình bày trước đó. Diễn giải, phân tích các kết quả nhận được từ mô hình định lượng sẽ được trình bày ở phần thứ tư. Cuối cùng, dựa trên phân tích kết quả của mô hình để đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế tình trạng bầy đàn trên thị trường chứng khoán, từ đó xây dựng thị trường hoạt động hiệu quả hơn. 1.7 Đóng góp của đề tài Xét về mặt thực tiễn, hiện nay, phần lớn hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán chưa được định lượng một cách có hệ thống. Tâm lý bầy đàn diễn ra khi nhà đầu tư bị chi phối bởi đám đông, bỏ qua các thông tin riêng, điều này có thể đẩy giá trị thị trường của cổ phiếu vượt xa giá trị cơ bản, gây ra tình trạng bong bóng thị trường và sụp đổ thị trường chứng khoán. Hành vi bầy đàn có tồn tại trên thị trường chứng khoán là tín hiệu cho thấy thị trường hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, khi các nhà đầu tư bị tác động bởi tâm lý bầy đàn thì các giả định trong mô hình định giá tài sản bị vi phạm, vì thế, độ chính xác của việc định giá cổ phiếu bằng mô hình này bị ảnh hưởng nếu họ không xem xét hiện tượng bầy đàn trong quá trình định giá đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng thị trường như dịch Covid - 19. Chính vì thế, đề tài sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cách khái quát về việc kiểm định cũng như mức độ tâm lý bầy đàn, đồng thời thông qua kết quả nghiên cứu, các cơ quản lý có
  20. 9 thể đưa ra các chính sách hiệu quả và kịp thời nhằm hạn chế hành vi bầy đàn của các nhà đầu tư. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên đây là nội dung của chương 1, bao gồm lí do chọn đề tài, tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài. Tiếp theo chương 2, tác giả sẽ trình các khái niệm, lý thuyết về hành vi bầy đàn, nguyên nhân và các dạng hành vi bầy đàn. Theo đó tác giả cũng tổng hợp và sơ lược các nghiên cứu trước để từ đó thấy rõ khoảng trống và tính mới của bài nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2