intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển tín dụng ngân hàng cho TTKT của tỉnh Tây Ninh; đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị để phát triển tín dụng ngân hàng cho TTKT của tỉnh Tây Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC HẢI PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC HẢI PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC MINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện luận văn “Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh”, tôi vận dụng kiến thức đã học với sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Ngọc Minh để thực hiện nghiên cứu này. Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. TP. HCM, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Quốc Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Ngọc Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Trân trọng!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh 2. Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu về thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn từ 2013 đến 2022. Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về phát triển TDNH cho TTKT nói chung và thực trạng phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh nói riêng; kết hợp phỏng vấn chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu về phát triển TDNH cho TTKT của một số quốc gia, tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh bằng cách thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động, tạo động lực tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và tạo thu nhập. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giúp lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, các cơ quan ban ngành tỉnh Tây Ninh, và đặc biệt là NHNN chi nhánh tỉnh Tây Ninh có thêm nguồn tham khảo, từ đó hoạch định lộ trình và biện pháp phù hợp nhằm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến năm 2025, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phát triển thị trường vốn ngày càng minh bạch, bền vững góp phần giảm gánh nặng cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế lên vai các TCTD. 3. Từ khóa: Tín dụng ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, tỉnh Tây Ninh.
  6. iv ABSTRACT 1. Title: Developing bank credit to promote the economic growth of Tay Ninh province. 2. Abstract: Thesis research on the current ttate of Banking Credit Development for Economic Growth in Tay Ninh Province during the period from 2013 to 2022. The thesis is conducted based on qualitative research methods: synthesis, analysis, and consolidation of information related to the theoretical foundation of banking credit development for general economic growth and the current state of banking credit development for economic growth in Tay Ninh province in particular. It combines expert interviews and compares and contrasts the development of banking credit for economic growth in various countries, provinces, and municipalities within the country to draw valuable lessons and experiences for Tay Ninh Province. The research results show that bank credit significantly impacts the economic growth of Tay Ninh Province by promoting entrepreneurship and innovation, expanding operational scales, stimulating consumption, encouraging investment, and generating income. The findings of the thesis research contribute to providing reference materials for the leadership of Tay Ninh Province, provincial government agencies, and especially the State Bank of Vietnam's branch in Tay Ninh Province. This will help them plan appropriate strategies and measures to develop banking credit for economic growth in the province by 2025, while also supporting businesses to improve their access to bank credit sources and developing a more transparent and sustainable capital market. This, in turn, contributes to reducing the burden of long- term and medium-term capital supply for the economy, shouldered by credit institutions. 3. Keywords: Bankcredit, economic growth, Tay Ninh province.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ Tiếng Việt TTKT Tăng trưởng kinh tế TDNH Tín dụng ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng Tỉnh Tỉnh Tây Ninh TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 4 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................................................ 5 1.1. Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế .... 5 1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 5 1.1.1.1. Tín dụng ............................................................................................. 5 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng ........................................................................... 5 1.1.1.3. Kinh tế................................................................................................ 5 1.1.1.4. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm và vai trò ................................................................................... 6 1.1.2.1. Đặc điểm ............................................................................................ 6 1.1.2.2. Vai trò ................................................................................................ 6
  9. vii 1.1.3. Phân loại ................................................................................................... 7 1.1.3.1. Dựa vào thời hạn tín dụng ................................................................. 7 1.1.3.2. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng ...................................... 7 1.1.3.3. Dựa vào phương thức cho vay ........................................................... 8 1.1.3.4. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay .............................................. 8 1.1.3.5. Dựa vào ngành nghề kinh doanh ....................................................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................... 8 1.2.1. Các lý thuyết nền tảng .............................................................................. 8 1.2.1.1. Lý thuyết về vốn và tín dụng ............................................................. 8 1.2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh .......................................................... 9 1.2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan ........................................................... 9 1.3. Mối liên hệ giữa phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế .............................................................................................................................. 11 1.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng kinh tế ........................................... 11 1.3.1.1. Tổng sản phẩm trong khu vực nội địa (GRDP) ............................... 11 1.3.1.2. GRDP bình quân đầu người ............................................................. 12 1.3.1.3. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 01 ha đất trồng trọt ...... 13 1.3.1.4. Cơ cấu kinh tế trong GRDP ............................................................. 13 1.3.1.5. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP ...................... 14 1.3.1.6. Thu ngân sách nhà nước .................................................................. 15 1.3.1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện trong GRDP .................................... 16 1.3.1.8. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).................................................... 17 1.3.1.9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ ........... 17 1.3.1.10. Kim ngạch xuất khẩu ..................................................................... 18
  10. viii 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngân hàng .................... 19 1.3.3. Cơ chế truyền dẫn nguồn vốn tín dụng ngân hàng tác động đến tăng trưởng kinh tế.................................................................................................... 20 1.3.4. Vai trò của phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế ........ 22 1.4. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh ......................................................................... 24 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới và tỉnh, thành trong nước ................................... 24 1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trên thế giới .................................................................. 24 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế của một số tỉnh, thành trong nước ................................................................ 26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế ................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH ................................................. 31 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh ...................................................................................................................... 31 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 31 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế .................................................................... 32 2.2. Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh .............................................................................................................. 35 2.2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo kỳ hạn .......................................... 35 2.2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo chủ thể kinh tế ............................. 37 2.2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng phân theo lĩnh vực cho vay .......................... 38 2.2.4. Chất lượng tín dụng ................................................................................ 39
  11. ix 2.2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) .............................................. 40 2.2.6. Cơ cấu nền kinh tế .................................................................................. 42 2.3. Đánh giá thành quả, hạn chế và nguyên nhân của phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh .......................................... 43 2.3.1. Thành quả ............................................................................................... 43 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................... 44 2.3.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 45 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TÂY NINH ................................................. 48 3.1. Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh .............................................................................................................. 48 3.1.1. Bối cảnh kinh tế và dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng về lĩnh vực kinh tế................................................................................. 48 3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế ............................................................................... 48 3.1.1.2. Dự báo phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế ....... 48 3.1.2. Định hướng chiến lược ........................................................................... 49 3.2. Các giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế đối với tỉnh Tây Ninh ................................................................................................ 49 3.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................... 50 3.2.2. Giải pháp cụ thể ...................................................................................... 51 3.3. Những kiến nghị để phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh .................................................................................................. 53 3.3.1. Đối với tỉnh Tây Ninh............................................................................. 53 3.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương ............................... 53 3.3.2.1. Chính phủ ......................................................................................... 53 3.3.2.2. Các Bộ, Ngành ................................................................................. 54
  12. x 3.3.2.3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...................................................... 54 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................i
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022) .....................36 Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022) .........37 Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022) ......38 Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022) ...........................................................................40 Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (2013 – 2022) ....................................41 Bảng 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022) ......................42 Bảng 2.7. Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022) .................................................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Dư nợ tín dụng ngân hàng – phân theo kỳ hạn (2013 – 2022) ......................36 Hình 2.2. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo chủ thể kinh tế (2013 – 2022)..........38 Hình 2.3. Dư nợ tín dụng ngân hàng - phân theo lĩnh vực cho vay (2013 – 2022).......39 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu (2013 – 2022) ...........................................................................40 Hình 2.5. Quy mô nền kinh tế (2013 – 2022)................................................................41 Hình 2.6. Tốc độ tăng GRDP so với cùng kỳ năm trước (2013 – 2022).......................42 Hình 2.7. Cơ cấu nền kinh tế (2013 – 2022) .................................................................43
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng phát triển và hội nhập, nguồn lực vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương cũng như quốc gia. Theo đó, việc thu hút nguồn vốn này là vấn đề mang tính thiết yếu được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quốc gia và những nhà nghiên cứu quan tâm. Việc thu hút nguồn vốn không những là sự cạnh tranh giữa khu vực, các quốc gia và ngay cả các tỉnh, thành của địa phương nhằm tận dụng và khai thác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT). Điển hình các tổ chức quốc tế như WB hay IMF luôn có những báo cáo định kỳ về tình hình thu hút vốn cũng như dự báo các dòng vốn đầu tư của khu vực và quốc gia (WB, 2019; IMF, 2019). Đáp ứng xu hướng phát triển và hội nhập, tỉnh Tây Ninh đã có những tiến triển nhất định trong việc phát triển tài chính nói chung và phát triển tín dụng ngân hàng (TDNH) nói riêng để TTKT trong thời gian qua. Các định hướng trong các Nghị quyết được triển khai quyết liệt theo Quyết định 775/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh tây ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chính phủ, 2020); Quyết định 01/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tây Ninh về ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tây ninh 5 năm 2021-2025 (UBND tỉnh Tây Ninh, 2021). Đến nay phát triển tài chính, trong đó phát triển TDNH đã đáp ứng nhu cầu nhất định về nguồn vốn TTKT của tỉnh trong những năm vừa qua và có những tiến triển cụ thể trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong xu hướng cạnh tranh về huy động nguồn lực cho TTKT không những liên quan giữa các quốc gia, mà ngay cả các tỉnh, thành địa phương trong cùng quốc gia luôn là vấn đề thách thức đặt ra và đáng được quan tâm của tỉnh. Tây Ninh có vị trí địa lý vừa thuận lợi về địa hình, tài nguyên nhưng khoảng cách xa trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nên cũng có những giới hạn trong kết nối, đặc biệt là liên quan trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra với đường
  15. 2 biên giới gần 120 km với Campuchia nên cũng vừa thuận lợi cho giao thương nhưng cũng có phần lo ngại của nhà đầu tư. Ngoài ra, với thực trạng trong những năm gần đây kinh phí từ ngân sách nhà nước có xu hướng hạn hẹp, nguồn vốn vay lại từ Chính phủ cũng có giới hạn nên việc tập trung khai khác các nguồn lực để huy động vốn, trong đó có phát triển TDNH để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng và thiết thực cho tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. Có thể thấy, phát triển TDNH cho TTKT là cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế nên đã nhận được một số quan tâm của các nhà nghiên cứu trước. Các nghiên cứu nước ngoài tập trung tiêu biểu vào một số quốc gia hay khu vực và chưa có nghiên cứu cho riêng tỉnh Tây Ninh. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về phát triển TDNH cho TTKT tại Tây Ninh. Do đó tôi chọn chủ đề: “Phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh” để thực hiện đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp phát triển TDNH góp phần hỗ trợ thúc đẩy TTKT của tỉnh Tây Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, từ những nghiên cứu trước, xác định mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Qua đó, phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh; Thứ hai, đề xuất các định hướng, giải pháp, kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu cụ thể nêu trên, đề tài xác định tương ứng những câu hỏi nghiên cứu sau: - Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế là gì? Thực trạng về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh hiện nay như thế nào?
  16. 3 - Những định hướng, giải pháp và kiến nghị nào thích hợp để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung cơ bản gồm: - Đối tượng nghiên cứu là phát triển TDNH cho TTKT. - Phạm vi nghiên cứu, về không gian đề tài tập trung các vấn đề trọng yếu liên quan đến phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh. Đối với thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu dữ liệu thông tin về phát triển TDNH cho TTKT trong 10 năm gần đây nhất (2013 - 2022) và khảo sát các chuyên gia cũng như đối tượng có liên quan trong quý 2 năm 2022 đến quý 2 năm 2023 để có được thông tin thiết thực và hữu ích. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính để phù hợp mục tiêu nghiên cứu, bao gồm các bước: - Phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển TDNH cho TTKT; - Phân tích, tổng hợp và quy nạp trên cơ sở các thông tin từ các tài liệu kết hợp với dữ liệu thực trạng phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh; - So sánh, đối chiếu giữa các vấn đề nghiên cứu liên quan qua các năm. - Phỏng vấn và thảo luận các chuyên gia về bảng hỏi các nội dung liên quan để nhìn nhận tổng thể về phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh. - Phân tích, tổng hợp và diễn giải để đề xuất các định hướng, giải pháp và những kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh; - Đối với mục tiêu cụ thể thứ nhất, đề tài sử dụng phương pháp định tính thông qua tổng hợp, phân tích và quy nạp các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết về phát triển TDNH cho TTKT nói chung và thực trạng phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh nói riêng; kết hợp phỏng vấn chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu về phát triển TDNH cho TTKT của một số quốc gia, tỉnh, thành trong nước để đúc kết bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh;
  17. 4 - Đối với mục tiêu cụ thể thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và suy diễn; kết hợp phỏng vấn chuyên gia nhằm diễn giải các thông tin liên quan đến các định hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh Tây Ninh. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần đóng góp một số vấn đề liên quan: - Về mặt lý luận, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan phát triển TDNH cho TTKT đến giai đoạn gần đây nhất trên thế giới và của Việt Nam. - Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích và đánh giá thực trạng để nhìn nhận thành quả, hạn chế và nguyên nhân phát triển TDNH cho TTKT của tỉnh trong thời gian 10 năm gần đây nhất để đảm bảo chất lượng thông tin được xác thực. Hơn hết, đề tài đã đề xuất các định hướng, giải pháp và những kiến nghị thiết yếu cho tỉnh để phát triển TDNH cho TTKT. 7. Kết cấu luận văn Đề tài có kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế. Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh.
  18. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Tổng quan về phát triển tín dụng ngân hàng cho tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Tín dụng Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là creditium, tiếng Anh gọi là credit, có nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.1.2. Tín dụng ngân hàng Bùi Diệu Anh và cộng sự (2009) cho rằng tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.1.3. Kinh tế Kinh tế là những lợi ích có được khi tham gia các hoạt động và những lợi ích này gắn các quan hệ giữa con người với quyền sở hữu của cá nhân. Kinh tế gắn liền với các yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng để làm gia tăng lợi ích trong nguồn lực hữu hạn của xã hội (Stroup, 2002). Như vậy, có thể hiểu kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người trong xã hội liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu với một
  19. 6 nguồn lực có giới hạn nhất định. 1.1.1.4. Tăng trưởng kinh tế Nguyễn Chí Hải và cộng sự (2019) cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là sự gia tăng hay mở rộng quy mô tổng sản phẩm của một nước trong một thời gian nhất định. Đây là sự gia tăng về lượng của nền kinh tế có thể đo lường bằng các chỉ tiêu tốc độ gia tăng GDP hoặc GDP bình quân đầu người/năm. Cần phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và tăng trưởng kinh tế dài hạn, nếu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn là sự gia tăng quy mô sản lượng trong thời gian 1 năm trên cơ sở sử dụng đầy đủ các nguồn lực hiện có, thì tăng trưởng kinh tế dài hạn là sự gia tăng hay mở rộng quy mô sản lượng qua các năm, trên cơ sở mở rộng nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm và vai trò 1.1.2.1. Đặc điểm Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả với những đặc trưng sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng có thể là tiền, động sản hoặc bất động sản - Thời hạn hoàn trả phải được xác định một cách có cơ sở để đảm bảo rằng bên đi vay sẽ hoàn trả tài sản cho bên cho vay đúng thời hạn đã thỏa thuận. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay có nghĩa rằng bên đi vay phải trả lãi cho bên cho vay. - Tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện, có nghĩa là bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1.1.2.2. Vai trò Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) vai trò của tín dụng là phân phối lại vốn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả tài chính được đặt lên hàng đầu và việc tính toán sử dụng vốn bao giờ cũng gắn
  20. 7 liền với chi phí, kể cả chi phí cơ hội. Một khi vốn tạm thời nhàn rỗi chưa được sử dụng thì sẽ lãng phí và tốn kém chi phí cơ hội do vốn chưa được sử dụng vào mục tiêu sinh lợi. Khi ấy, vốn cần được đem cho vay hay phân phối lại vốn từ nơi tạm thời nhàn rỗi sang nơi thiếu hụt vốn. Ngược lại, khi thiếu hụt vốn, cần có sự bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục hoặc tăng trưởng như hoạch định. Khi ấy, doanh nghiệp cần vay vốn hay điều hòa vốn nhằm đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhờ có tín dụng, việc điều hòa hay phân phối lại nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu có thể thực hiện được một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như vậy, tín dụng có chức năng phân phối lại vốn và qua đó nó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. 1.1.3. Phân loại Theo Nguyễn Minh Kiều (2006) tín dụng có nhiều loại hay nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại tín dụng nhằm hiểu rõ thêm sự khác biệt của từng loại tín dụng và qua đó chúng ta có thể sử dụng hoặc hiểu được tín dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phân loại tín dụng phải căn cứ vào những tiêu thức cụ thể và khi đề cập đến các loại tín dụng được phân loại là ám chỉ tín dụng theo tiêu thức phân loại đó. 1.1.3.1. Dựa vào thời hạn tín dụng Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ một đến năm năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. 1.1.3.2. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng Cho vay không có bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2