intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Năm 2023)

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình" nhằm tổng hợp khung lý thuyết và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại An Bình Bank, từ đó đánh giá thực trạng và nhận xét những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại An Bình Bank. Đồng thời, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cho ABB để nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại An Bình Bank trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (Năm 2023)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN BẢO ANH “ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN BẢO ANH “ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ THÚY ÁI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” là công trình nghiên cứu của tác giả. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong đề tài là trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Các nội dung trích dẫn đều được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả Trần Bảo Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Thúy Ái đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô ở Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin cảm ơn Gia đình, Người thân và Bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này. Trân trọng!
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình Nội dung luận văn: Hoạt động của NHTM đều hàm chứa rất nhiều rủi ro trong đó rủi ro tín dụng được xem là loại rủi ro cơ bản và mang lại tác động tiêu cực lớn nhất cho các NHTM. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề quản trị rủi ro tín dụng và áp dụng cho bối cảnh của NHTM cổ phần An Bình để nghiên cứu. Trong đó, luận văn đã hoàn thành việc hệ thống về khung lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng và các tiêu chí đánh giá. Đồng thời, trình bày những hoạt động liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng và cách thức để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động này. Tiếp đó, dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ ngân hàng, luận văn đã phân tích thực trạng của NHTM cổ phần An Bình trong giai đoạn 2015 – 2022 về rủi ro tín dụng và các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Trong đó tập trung vào các hoạt động chính đó là việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, dựa trên quy định của Basel để thiết lập các tiêu chuẩn quản trị rủi ro và xử lý nợ. Từ đó, đánh giá các điểm mạnh và điểm hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Từ các điểm nhận xét đó tạo cơ sở cho luận văn đề xuất các kiến nghị với ngân hàng các giải pháp để nâng cao sự hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong tương lai. Từ khóa: Quản trị rủi ro tín dụng, Basel II, xếp hạng nội bộ, xử lý nợ.
  6. iv ABSTRACT Title: Credit risk management at An Binh Commercial Joint Stock Bank Thesis content: The operation of commercial banks contains many risks in which credit risk is considered as the basic type of risk and brings the biggest negative impact to commercial banks. Therefore, the author decided to choose the problem of credit risk management and apply it to the context of An Binh Joint Stock Commercial Bank for research. In which, the thesis has completed the systematization of the theoretical framework related to credit risk and evaluation criteria. At the same time, present activities related to credit risk management and how to evaluate the effectiveness of this activity. Next, based on the presented theory and secondary data collected from banks, the thesis analyzed the current situation of An Binh Joint Stock Commercial Bank in the period of 2015 - 2022 in terms of credit risk and other related issues. credit risk management activities in banks. In which, the main activities are focused on organizing the credit risk management structure, building an internal rating system, based on Basel regulations to establish risk management standards. and debt settlement. From there, assess the strengths and limitations of credit risk management activities of the bank. From those points of review, it forms the basis for the thesis to propose solutions to banks to improve the effectiveness of credit risk management activities in the future. Keywords: Credit risk management, Basel II, internal rating, debt settlement.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................... iii ABSTRACT ..................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 1.6. Đóng góp của nghiên cứu .....................................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................7 2.1. Lý thuyết về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ................................ 7 2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ...........................7 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ..............7 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn ......................................................................................7 2.1.2.2. Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................. 8 2.1.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng...................................................9 2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .........9 2.1.3.1. Các nguyên nhân khách quan ..................................................................9 2.1.3.2. Nguyên nhân đến từ khách hàng đi vay ................................................10 2.1.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại ......................................... 11 2.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng ......................................................................12
  8. vi 2.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại ............................................................... 12 2.1.4.2. Đối với nền kinh tế ................................................................................13 2.2. Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................14 2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng ....................................14 2.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .........................................................14 2.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng .......................................................14 2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................15 2.2.2.1. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng ............................................15 2.2.2.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ........................................16 2.2.2.3. Đo lường rủi ro ......................................................................................18 2.2.2.4. Giám sát rủi ro .......................................................................................18 2.2.2.5. Quản trị rủi ro bằng biện pháp xử lý nợ ................................................20 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ..........................20 2.2.3.1. Ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả ...............................................................................................................21 2.2.3.2. Ngân hàng có khẩu vị rủi ro tín dụng cụ thể .........................................21 2.2.3.3. Ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo đúng thông lệ ........22 2.3. Tình hình nghiên cứu..........................................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2022 ...................................................................................................................29 3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ..................................29 3.1.1. Sơ lược về ABBANK ...............................................................................29 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 30 3.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK giai đoạn từ năm 2015 – 2022 ...............................................................................................................33 3.2.1. Tình hình chung các chỉ tiêu của ABBANK từ năm 2015 – 2022 ...........33 3.2.2. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại ABBANK giai đoạn từ 2015 – 2022 .......................................................................................................................................34 3.2.2.1. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo thời hạn .......................................34
  9. vii 3.2.2.2. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng .................35 3.2.2.3. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo chất lượng nợ vay .......................37 3.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn từ 2015 - 2022 .........37 3.2.3.1. Thực trạng nợ quá hạn tại ABBANK giai đoạn từ 2015 - 2022 ............38 3.2.3.2. Thực trạng nợ có vấn đề và nợ xấu tại ABBANK giai đoạn từ 2015 - 2022.39 3.2.3.3. Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn 2015 – 2022 ..41 3.3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK từ 2015 – 2022 ....42 3.3.1. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ........................42 3.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ................42 3.3.1.2. Quy trình cấp tín dụng tại ABBANK ....................................................45 3.3.1.3. Chính sách phân tán rủi ro tín dụng .......................................................48 3.3.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ABBANK ....................49 3.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại ABBANK ....................................................50 3.3.4. Giám sát rủi ro tín dụng tại ABBANK .....................................................52 3.3.5. Công tác xử lý rủi ro tín dụng tại ABBANK ............................................53 3.4. Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK .................................53 3.4.1. Những mặt đạt được của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK .......................................................................................................................................53 3.4.2. Những mặt chưa đạt được của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK ......................................................................................................................56 3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ......................................................................................................................58 3.4.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan ................................................................ 58 3.4.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan ............................................................ 59 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 61 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62 4.1. Kết luận .............................................................................................................62 4.2. Kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK ..................................................................................................................62 4.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng toàn diện.............................................................. 62
  10. viii 4.2.2. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về công tác kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng ........................................................................................64 4.2.3. Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng ...................................................................66 4.2.4. Về việc quản trị nguồn nhân lực ............................................................... 67 4.2.5. Quản lý nợ có vấn đề ................................................................................68 4.2.6. Chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ..........................................69 4.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan ..................................................................70 4.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan liên quan ..................................................70 4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................i
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ABB Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình BCTĐ Báo cáo thẩm định CBTD Cán bộ tín dụng CĐKT Cân đối kế toán DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng ĐVKD Đơn vị kinh doanh GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị HQHĐ Hiệu quả hoạt động HQKD Hiệu quả kinh doanh KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần QHKH Quan hệ khách hàng QTRR Quản trị rủi ro RR Rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TGĐ Tổng giám đốc TS Tài sản TSBĐ Tài sản bảo đảm XHTD Xếp hạng tín dụng
  12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tình hình các chỉ tiêu của ABB từ năm 2015 – 2022 ...................................33 Bảng 3.2: Phân loại nợ theo chất lượng nợ vay tại ABB giai đoạn 2015 - 2022 ..........37 Bảng 3.3: Hệ thống xếp loại mức độ RRTD của ABB ..................................................49 Bảng 3.4: Thực trạng đo lường RRTD theo Basel II tại ABB.......................................50
  13. xi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Logo của ABB ............................................................................................... 29 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của ABB .................................................................................32 Hình 3.3: Phân loại nợ theo thời hạn cho vay tại ABB giai đoạn 2015 - 2022 .............34 Hình 3.4: Phân loại nợ theo đối tượng cho vay tại ABB giai đoạn 2015 - 2022...........36 Hình 3.5: Tỷ trọng nhóm nợ quá hạn tại ABB giai đoạn từ 2015 - 2022 ......................38 Hình 3.6: Tình hình nhóm nợ có vấn đề và nợ xấu tại ABB giai đoạn 2015 - 2022 .....39 Hình 3.7: Tình hình trích lập dự phòng RRTD tại ABB giai đoạn 2015 - 2022 ...........41 Hình 3.8: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị RRTD của ABB ...........................................42 Hình 3.9: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng tại ABB ...........................................................45
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường. Với các mặt hoạt động kinh doanh (HĐKD), NHTM góp phần quan trọng trên thị trường tài chính. Chính nhờ hoạt động của các NHTM mà nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại, chuyển hóa thành nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và các cá nhân trong xã hội. Từ đó, NHTM trở thành trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế với vai trò đòn bẩy. Tại NHTM thì hoạt động có tính chất kinh doanh. Trong HĐKD nói chung và kinh doanh tiền tệ của ngân hàng (NH) nói riêng, đều đòi hỏi hệ thống tổ chức quản lý phù hợp nhưng đề cao tính quản trị rủi ro (QTRR) nhằm ngăn ngừa những rủi ro (RR) “ kinh doanh để bảo toàn và tăng trưởng lợi nhuận, từ đó tạo điều kiện phát triển và gia tăng tính cạnh tranh, trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang dần được mở cửa theo lộ trình đã được cam kết với tổ chức thương mại thế giới. ” Trong bối cảnh đó, vấn đề nghiên cứu và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) trong các NHTM mang một ý nghĩa rất quan trọng, không những đối với mỗi NH, mà còn đối với toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam. HĐKD của NHTM là một lĩnh vực kinh doanh rất đặc thù. Bởi lẽ, đây là một “doanh nghiệp đặc biệt” sử dụng tiền tệ để vừa làm nguồn nguyên liệu đầu vào, vừa để làm sản phẩm đầu ra. Nhưng cũng chính vì thế mà đây cũng là lĩnh vực kinh doanh cực kỳ nhạy cảm. Trong cơ cấu hoạt “ động của NHTM, hoạt động cấp tín dụng giữ vai trò quan trọng. Bởi lẽ, nó là hoạt động chính, chủ chốt, mang lại phần lớn tỷ trọng nguồn thu nhập cho NHTM , góp phần tích ” lũy lợi nhuận cho NHTM nói riêng và đồng thời cũng là đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho thị trường. Không phủ nhận NHTM là một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, “High Risk – High Return” được hiểu là: “Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn”. Chính vì vậy, mọi hoạt động của NHTM luôn tiềm ẩn rất nhiều những RR cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng trong số đó RR nhất vẫn là RRTD. Thực tế cũng cho thấy, phần lớn các NHTM tại Việt Nam chỉ đang tập trung gia tăng dư nợ cho vay, mặc dù nhiều khoản cấp tín dụng có chất lượng chưa cao, hoạt động quản lý RRTD còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng, khiến lợi nhuận của NHTM sụt giảm, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ làm mất uy tín, giảm
  15. 2 chất lượng của NHTM, thậm chí khiến NHTM có nguy cơ bị phá sản. Chính vì những lý do trên mà hiệu quả từ hoạt động cho vay luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Do đó, cần hạn chế đến mức thấp nhất những RR, đồng thời nhận diện các RR và đề ra những biện pháp nhằm QTRR một cách nhanh chóng kịp thời trước khi có sự lan rộng. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập, mở rộng với thế giới về kinh tế - xã hội, các NHTM đang phải cạnh trạnh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của từng NHTM là khả năng QTRR đặc biệt là RRTD một cách toàn diện, bền vững và có hệ thống. Đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề RRTD tại các NHTM như Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) sử dụng phương pháp GMM kiểm định các giả thuyết để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam; Đặng Thị Thu Hằng (2019) đã giới thiệu việc sử dụng mô hình logistics trong ước lượng tham số xác suất vỡ nợ của các NHTM để đưa ra một số ý kiến phân tích nhằm tăng cường khả năng áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị RRTD tại các NH Việt Nam hay gần đây nhất là Đặng Văn Dân (2021) đã nghiên cứu và giải thích cho việc chấp nhận RR của các NH bằng cách xem xét đến các nhân tố tác động vi mô và vĩ mô,... Tuy nhiên, các nghiên cứu đó thường tiếp cận bằng phương pháp định lượng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD mà chưa có khung phân tích mang tính tổng quát và chi tiết cụ thể cho vấn đề này. Bên cạnh việc phân tích định lượng, cũng có nhiều nghiên cứu định tính về vấn đề RRTD cụ thể tại một số NH như nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010) nhằm xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam; Nguyễn Quang Hiện (2016) nghiên cứu về quản trị RRTD tại NH Quân Đội,... Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa áp dụng khung phân tích chi tiết theo hướng dẫn của Basel. Đặc biệt, những nghiên cứu về vấn đề RRTD tại một NH quy mô trung bình và nhỏ như ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) An Bình vẫn chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Luận văn này sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trên bằng cách áp dụng mô hình quản trị RRTD theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II và hướng đến tiêu chuẩn của “ Hiệp ước Basel III để áp dụng vào NHTMCP An Bình (ABB). Tại Việt Nam, ABB là một NHTM có quy mô trung bình/nhỏ so với các NHTM khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà làm chính sách, các nhà quản trị NH có một bức tranh cụ thể hơn về vấn
  16. 3 đề quản trị RRTD tại một NH trung bình/nhỏ, bổ sung cho các nghiên cứu tương tự trước đây. Ngoài ra, luận văn còn nhấn mạnh việc coi RRTD như là một phần tất yếu, một vấn đề mà ABB phải chấp nhận trong HĐKD. Hay nói cách khác, phải coi RRTD là vấn đề luôn luôn xảy ra trong tất cả các mặt HĐKD của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. RR luôn tồn tại song hành với lợi nhuận do đó phụ thuộc vào khẩu vị RR của mỗi NHTM cụ thể và không thể nào loại bỏ được hoàn toàn. Xuất phát từ thực ” tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ tốt nghiệp để nghiên cứu về RRTD, các hoạt động quản trị RRTD tại NH và đề xuất các giải pháp cho chính NH mà tác giả đang công tác và làm việc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn này là tổng hợp khung lý thuyết và các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các NHTM và hoạt động quản trị RRTD tại ABB, từ đó đánh giá thực trạng và nhận xét những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động quản trị RRTD tại ABB. Đồng thời, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cho ABB để nâng cao hoạt động quản trị RRTD tại ABB trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu nghiên cứu tổng quát được cụ thể hóa thành các mục tiêu nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022. Thứ hai: Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị RRTD của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022. Từ đó, chỉ ra các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân tạo ra các hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB. Thứ ba: Đề xuất các định hướng, kiến nghị và giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ABB trong thời gian sắp tới.
  17. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thì tác giả cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022 như thế nào ? Thứ hai: Thực trạng về hoạt động quản trị RRTD của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022 như thế nào ? Các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân nào tạo ra các hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB ? Thứ ba: Các định hướng, kiến nghị và giải pháp nào được đề xuất mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ABB trong thời gian sắp tới ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị RRTD tại ABB. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lượng hóa, đánh giá việc quản trị RRTD. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB. Về không gian: NHTMCP An Bình. Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo liên quan của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp: Tiến hành thu thập số liệu, thực hiện việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu từ các báo cáo của ABB từ năm 2015 – 2022. Phương pháp suy luận logic: Trên cơ sở các lý luận nghiên cứu và thực trạng quản trị RRTD tại ABB, tiến hành lập luận, đánh giá về tính hiệu quả của công tác quản trị RRTD. 1.6. Đóng góp của nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu đã không còn phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 ngày nay, ngoài ra rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị RRTD tại ABB trong giai đoạn từ 2015 - 2022. Với xu hướng quản trị NHTM hiện đại thì rất cần áp dụng những giải pháp phù hợp và thích ứng với thời đại mới, liên quan đến hoạt động
  18. 5 quản trị RRTD trong hệ thống NHTM. 1.7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu Chương 3: Thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2015 – 2022 Chương 4: Kết luận và kiến nghị
  19. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này luận văn đã trình bày lý do lựa chọn đề tài từ đó định ra được các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu tương ứng. Đồng thời, trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Nhằm giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thì chương này cũng đã trình bày phương pháp nghiên cứu. Từ đó, chương này cũng nêu lên các đóng góp của đề tài và bố cục dự kiến của luận văn.
  20. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Santomero (1997) cho rằng RRTD của NHTM phát sinh từ việc không sẵn sàng hoặc không có khả năng thực hiện đúng theo cam kết hợp đồng tín dụng của khách hàng (KH) vay. Crouhy (2006) cho rằng RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụng biểu hiện qua việc KH không muốn hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn tại các NHTM. Theo Howard và Meritt (1997) thì RRTD là loại RR mà người vay không có “ khả năng thanh toán các khoản nợ với NHTM theo thỏa thuận trên hợp đồng khi đến hạn thanh toán. Theo Ủy ban Basel về giám sát NH thì RRTD là RR thất thoát tài sản (TS) có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một NH, bao gồm cả việc không thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. ” Như vậy, RRTD được xem là RR mà NHTM có khả năng tổn thất một phần TS khi KH được cấp tín dụng không hoàn thành được nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi cho NH khi đã đến hạn được xác lập trên hợp đồng tín dụng. Hay nói cách khác hành vi này “ được xem là sự vi phạm nguyên tắc hoàn trả một phần hay toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đã được cam kết. 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Tại các NHTM thì các chỉ tiêu để đo lường RRTD đó là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD) (Nguyễn Văn Tiến, 2015). Cụ thể như sau: 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là toàn bộ hoặc một phần nợ gốc hoặc nợ lãi đã quá hạn trả không phân biệt vì lý do gì. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày “ 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của ” tổ chức tín dụng (TCTD) thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ đối với TCTD mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng, đủ theo trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2