Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh
lượt xem 3
download
Luận văn "Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh" này tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại và áp dụng với bối cảnh nơi làm việc của tác giả là Agribank Tánh Linh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG MỸ “ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG MỸ “ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THANH HÀ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được thu thập trong đề tài là trung thực, chính xác và có nguồn đáng tin cậy. Ngoài ra các nội dung được trích dẫn trong luận văn do chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và tuân thủ đúng nguyên tắc trích dẫn tại tài liệu tham khảo. Tác giả Phạm Hoàng Mỹ
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành gửi đến giảng viên hướng dẫn của tôi là PGS. TS. Đoàn Thanh Hà, trong quá trình tôi thực hiện luận văn thầy đã cho tôi những góp ý rất chân thành và xác đáng để tôi hoàn thành luận văn này. Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô tại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và rèn luyện để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và quý anh chị đồng nghiệp động viên trong quá trình tôi làm nghiên cứu Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh. Nội dung luận văn: Đối với NHTM hoạt động tín dụng hàm chứa rất nhiều rủi ro, RRTD được xem là một trong những loại dưỡng da cơ bản và mang lại tác động tiêu cực lớn nhất cho các ngân hàng thương mại. Do đó, luận văn này tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại và áp dụng với bối cảnh nơi làm việc của tác giả là Agribank Tánh Linh. Trong đó, luận văn đã hoàn thành việc tổng hợp các lý thuyết cơ bản liên quan đến RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại NHTM. Đồng thời, trình bày những tiêu chí để đo lường RRTD cũng như tính hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD tại các NHTM. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được tổng hợp, luận văn đã tiến hành thu thập và trình bày các số liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tánh Linh trong giai đoạn từ năm 2019 – 2023. Từ đó phân tích và đánh giá thực trạng RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng. Mặt khác, luận văn tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động quản trị RRTD bao gồm các nội dung đó là xây dựng mô hình quản trị RRTD, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, giám sát rủi ro và quản lý nợ xấu. Từ các đánh giá và phân tích thực trạng thì luận văn cũng xác định những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động quản trị RRTD tại Agribank Tánh Linh trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó đề suất các giải pháp cho chi nhánh và các kiến nghị cho các bên liên quan. Từ khóa: Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, xếp hạng nội bộ, xử lý nợ.
- iv ABSTRACT Title: Credit risk at Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Tanh Linh Branch. Content: For commercial banks, credit activities contain many risks. Credit risk is considered one of the basic types of skin care and brings the greatest negative impact to commercial banks. Therefore, this thesis focuses on researching issues related to credit risk and credit risk management activities at commercial banks and applies it to the context of the author's workplace Agribank Tanh Linh. In particular, the thesis has completed the synthesis of basic theories related to credit risk and credit risk management activities at commercial banks. At the same time, the criteria for measuring credit risk as well as the effectiveness of credit risk management activities at commercial banks are presented. Based on the synthesized theoretical basis, the thesis has collected and presented secondary data from Agribank Tanh Linh's business performance reports in the period from 2019 - 2023. From analyze and evaluate the current status of credit risk and credit risk management activities at the bank. On the other hand, the thesis focuses on analyzing the current status of credit risk management activities, including the contents of building a credit risk management model, building an internal credit rating system, risk monitoring and management. bad debt. From the assessments and analysis of the current situation, the thesis also identifies the strengths and weaknesses of credit risk management activities at Agribank Tanh Linh during the research period. From there, propose solutions for the branch and recommendations for relevant parties. Keywords: Credit risk, Credit risk management, internal ranking, debt settlement.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii ABSTRACT ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ xii DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ ............................................................................... xiii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 4 2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 5 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 5 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ............................................................................ 6 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................... 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................ 7 1.1. LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại .............................. 7
- vi 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ................................ 8 1.1.2.1. Rủi ro giao dịch .................................................................................... 8 1.1.2.2. Rủi ro danh mục ................................................................................... 9 1.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ............. 10 1.1.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ........................................................ 10 1.1.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn ................................................. 12 1.1.3.3. Nguyên nhân từ các yếu tố khách quan bên ngoài ............................ 15 1.1.4. Sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ................................................................ 15 1.1.4.1. Đối với với ngân hàng thương mại .................................................... 15 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế ............................................................................. 18 1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ............... 19 1.1.5.1. Tỷ lệ nợ quá hạn ................................................................................. 20 1.1.5.2. Tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................ 21 1.1.5.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............................................ 21 1.2. LÝ THUYẾT VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................................ 23 1.2.1. Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ..................... 23 1.2.2. Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ....................... 24 1.2.2.1. Xây dựng mô hình hạn chế rủi ro tín dụng ........................................ 24 1.2.2.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................... 25 1.2.2.3. Giám sát rủi ro ................................................................................... 26 1.2.2.4. Hạn chế rủi ro bằng biện pháp xử lý nợ ............................................ 27
- vii 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng ............................. 27 1.2.3.1. Ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả ............................................................................................................ 27 1.2.3.2. Ngân hàng có khẩu vị rủi ro tín dụng cụ thể ..................................... 28 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................... 28 1.3.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 29 1.3.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam................... 29 1.3.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP. Hồ Chí Minh ........... 29 1.3.2. Bài học kinh nghiệm để hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh ........................................ 30 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH ............................................................................................................................ 32 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH ........................................................ 32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh.............................................................. 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh........................................................................................ 33 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh.............................................................. 36
- viii 2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2023 ...................................................................... 36 2.2.1. Tình hình chung các chỉ tiêu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ................................... 37 2.2.2. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ......................... 38 2.2.2.1. Hoạt động cấp tín dụng theo kỳ hạn .................................................. 38 2.2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng.......................... 39 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 – 2023................................... 40 2.2.3.1. Thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 – 2023 ............. 41 2.2.3.2. Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 – 2023 .... 42 2.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH GIAI ĐOẠN 2019 – 2023 .................................................................................................................. 43 2.3.1. Những mặt đạt được của hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ......... 44 2.3.1.1. Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh .................................................. 44 2.3.1.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh..................................... 46
- ix 2.3.1.3. Giám sát rủi ro tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh .................................................................... 48 2.3.2. Những mặt chưa đạt được của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ...................................................................................................................... 51 2.3.2.1. Rủi ro tín dụng gia tăng ..................................................................... 51 2.3.2.2. Các hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng còn hạn chế .......................... 51 2.3.2.3. Xếp hạng tín dụng còn hạn chế .......................................................... 52 2.3.2.4. Các công tác kiểm tra chưa thực chất ............................................... 52 2.3.2.5. Sự suy giảm về đạo đức và chuyên môn làm việc của cán bộ tín dụng53 2.3.2.6. Sự hạn chế trong việc đầu tư hệ thống cảnh báo ............................... 53 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ................. 53 2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan ............................................................. 54 2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan ......................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TÁNH LINH ............................................................................................................... 57 3.1. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK TÁNH LINH 57 3.1.1. Quản lý rủi ro tín dụng toàn diện ................................................................. 57 3.1.2. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về công tác kiểm tra, giám sát sau khi cấp tín dụng ............................................................................................ 59
- x 3.1.3. Về việc quản trị nguồn nhân lực .................................................................. 61 3.1.4. Quản lý nợ có vấn đề ................................................................................... 62 3.1.5. Chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ ............................................. 63 3.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 65 3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................... 65 3.2.2. Đối với Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i
- xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CĐKT Cân đối kế toán DPRRTD Dự phòng rủi ro tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại HĐKD Hoạt động kinh doanh RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo XHTD Xếp hạng tín dụng
- xii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình chung các chỉ tiêu kinh doanh tại Agribank Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 ................................................................................................................... 37 Bảng 2.2: Phân loại nợ theo thời hạn cho vay tại Agribank Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................................................................. 41 Bảng 2.3: Phân loại nợ theo đối tượng vay tại Agribank Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................................................................. 43 Bảng 2.4: Hệ thống xếp hạng mức độ rủi ro tín dụng tại Agribank Tánh Linh ........... 50
- xiii DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Agribank Tánh Linh .............................. 34 Hình 2.2: Tỷ trọng các nhóm nợ quá hạn tại Agribank Tánh Linh giai đoạn từ 2019 – 2023 .............................................................................................................................. 42 Hình 2.3: Tình hình trích lập dự phòng RRTD tại Agribank Tánh Linh giai đoạn từ 2019 - 2023 ............................................................................................................................ 44 Hình 2.4: Mô hình hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Tánh Linh giai đoạn 2019 - 2023 .............................................................................................................................. 45
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thì ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh quan “ trọng, thường được gọi là trung gian định chế tài chính góp phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Sở dĩ NHTM được xem là trung gian tài chính vì hoạt động huy động tiền gửi từ các đối tượng trong nền kinh tế, sau đó phân phối cho các đối tượng thiếu vốn, đây còn được gọi là vai trò đòn bẩy của NHTM. Do đó, khi thực hiện vai trò trung gian hay đòn bẩy của mình thì NHTM sẽ được nhận lại khoản thù lao xứng đáng nhưng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh này vẫn luôn xuất hiện. Chính vì thế hoạt động quản trị rủi ro (QTRR) luôn được các NHTM đề cao nhằm nhận diện và ngăn ngừa nó để đảm bảo tính ổn định, lành mạnh trong kinh doanh của mình. ” Mặt khác, khi rủi ro tại các NHTM diễn ra dễ tạo ra hiệu ứng domino cho nền kinh tế, vì vậy các NHTM cần phải có công tác QTRR nhằm phát triển lâu dài, mở rộng sự cạnh tranh với các đối thủ trong nền kinh tế, đặc biệt phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam cũng như xu hướng của thế giới. Như đã đề cập vai trò trung gian của NHTM được thể hiện rõ trong hoạt động cấp tín dụng cho các đối tượng thiếu vốn trong nền kinh tế, từ đó NHTM cũng thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Hay nói cách khác, hoạt động trung gian này cũng chính là điểm đặc biệt về kinh doanh tiền tệ của tổ chức này, tiền tệ huy động được là chất liệu đầu vào cũng được xem là sản phẩm đầu ra để phục vụ cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Đồng thời, tín dụng được xem là hoạt động kinh doanh và các sản phẩm liên quan đến nó là cơ sở tạo ra nguồn lợi lớn nhất cho ngân hàng, cũng như đòn bẩy tài chính quan trọng nhất cho cả nền kinh tế. Do đó, việc gia tăng được dư nợ cấp tín dụng sẽ giúp cho nền kinh tế có thêm cơ sở để vận hành và mở rộng, cũng giúp cho ngân hàng có được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ việc chênh lệch lãi suất và cam kết trả nợ vô điều kiện của khách hàng vay tiền sẽ tạo ra rủi ro tín dụng (RRTD) tiềm ẩn cho ngân hàng trong tương lai (Nguyễn
- 2 Văn Tiến, 2015). Đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì các nguyên nhân khách quan và chủ quan, hay bên trong và bên ngoài ngân hàng đều được sinh ra, hoạt động tín dụng cũng nằm trong số đó. Mặt khác, hiện nay cơ cấu tín dụng đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục kinh doanh của các NHTM Việt Nam, do đó RRTD được xem là rủi ro lớn nhất và mang tính hệ thống tại ngân hàng (Đặng Văn Dân, 2021). Trên thực tế, phần lớn các NHTM tại Việt Nam chỉ đang tập trung gia tăng dư nợ cho “ vay, mặc dù nhiều khoản cấp tín dụng có chất lượng chưa cao, hoạt động quản lý RRTD còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng, khiến lợi nhuận của NHTM sụt giảm, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ làm mất uy tín, giảm chất lượng của NHTM, thậm chí khiến NHTM có nguy cơ bị phá sản. Vào cuối năm 2022, nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTM là 1,92% (Nguyễn Vũ, 2023), tuy nhiên, nhiều ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022 không khả quan, cho thấy nợ xấu đang có diễn biến gia tăng, dù tỷ lệ dự phòng giảm. Nguy cơ gia tăng các khoản nợ xấu một phần xuất phát từ việc sau thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN, ngày 07/9/2021 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT- NHNN, ngày 13/3/2020 của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kết thúc vào ngày 30/6/2022. Tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh (nợ xấu nội bảng và trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản - VAMC phát hành) tại thời điểm ngày 30/9/2022 của toàn ngành là ” khoảng 2,6%, tăng nhẹ so với mức 2,5% hồi đầu năm. Nhiều ngân hàng lớn ghi nhận tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu từ 0,1 - 0,3 điểm phần trăm. Trong hệ thống có đến 7 ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, 2 ngân hàng đạt tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu trên dưới 300%, điển hình là Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank… RRTD xuất hiện một cách khách quan trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là vấn đề được các NHTM quan tâm hàng đầu. Theo Đỗ Doãn (2022), tại Việt Nam vốn
- 3 tín dụng ngân hàng chiếm 47% trong tổng vốn đầu tư trên thị trường tài chính. Hậu quả của RRTD là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và khủng hoảng nền kinh tế. Tại Việt Nam, quý 3/2021, tỉ lệ tăng trưởng GDP xuống tới mức -6,17% (Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, 2021). Yếu tố này khiến RRTD có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các công tác liên quan đến hoạt động quản trị RRTD cần được đặc biệt quan tâm để giúp các NHTM có các kế hoạch, chính sách cũng như chiến lược để phòng bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nhằm tạo sự ổn định lâu dài trong kinh doanh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là NHTM nhà nước chuyên doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn. Do đó, hoạt động giữ vị trí chủ yếu chính là hoạt động cho vay. Cùng hòa với hoạt động kinh doanh nói chung của Agribank thì chi nhánh Tánh Linh tính đến thời điểm 06/2023 thì tổng nguồn vốn tăng trưởng 6,4% so đầu năm; Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng 2,4% so với đầu năm, tỷ trọng cho vay để phục vụ cho các hoạt động đầu tư "Tam nông" chiếm trên 88%/tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Tánh Linh. Nhưng với dư âm kéo dài của đại dịch Covid 19 và làn sóng khó khăn chung của nền kinh tế, mặc dù đạt được những tăng trưởng nhất định trong hoạt động tín dụng nhưng chất lượng tín dụng tại chi nhánh cũng có phần suy giảm, cụ thể với nợ quá hạn năm 2023 tăng 8%, nợ xấu tăng 7,3% so với 2022 và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cũng tăng 5%. Chính vì vậy, lợi nhuận của Agribank có phần giảm sút so với các năm trước, giảm 3,8% so với năm 2021 và giảm 4,5% so với năm 2022 (Agribank Tánh Linh, 2023). Mặt khác, với chủ trương cho vay để phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên đa phần đối tượng khách hàng của Agribank Tánh Linh là nông hộ vì vậy nợ xấu tại ngân hàng chủ yếu đến từ đặc thù của khách hàng và hoạt động kinh doanh riêng của họ rất nhiều (Agribank Tánh Linh, 2023). Vì vậy, việc kiểm
- 4 soát nợ xấu hay hạn chế RRTD, tìm ra những nguyên nhân để hạn chế đối với ngân hàng là cực kì quan trọng, bởi nó tác động đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện nay có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến RRTD tại các NHTM, các tác giả như Đặng Thị Thu Hằng (2019) đã vận dụng phương pháp Logistics với các tỷ lệ xác suất nhằm đo lường khả năng vỡ nợ của NHTM nếu tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Hay Đặng Văn Dân (2021) thì quan tâm đến mức độ tác động của các nhóm nhân tố vi mô và vĩ mô đến RRTD tại các NHTM, đồng thời chỉ ra sự khác biệt của các NHTM với khẩu vị rủi ro nhằm chấp nhận lịch sử khách hàng giao dịch có vấn đề đáng ngờ,… Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu định tính về vấn đề RRTD cụ thể tại một số “ ngân hàng như nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010) nhằm xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam; Nguyễn Quang Hiện (2016) nghiên cứu về quản trị RRTD tại NHTM Quân Đội,... Nhìn chung các nghiên cứu này chủ yếu tập ” trung vào đo lường sự tác động của các nhân tố nhưng chưa tập trung vào đặc thù của ngân hàng đối với việc hạn chế RRTD tại tổ chức đó. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn và diễn biến xấu của RRTD đến hoạt động kinh doanh của NHTM, cũng như xem xét về hoạt động hạn chế RRTD tại các ngân hàng nói chung và tại nơi tác giả làm việc nói riêng là Agribank Tánh Linh. Tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tánh Linh” làm đề tài nghiên cứu để phân tích tình hình RRTD tại chi nhánh, các hoạt động quản trị RRTD theo đặc thù của ngân hàng, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp cho ngân hàng để hạn chế được RRTD và tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại Agribank Tánh Linh. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị hạn chế RRTD tại
- 5 Agribank Tánh Linh và các cơ quan chức năng nhằm ngăn ngừa RRTD trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát thì các mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau: Thứ nhất, phân tích và đánh giá về thực trạng RRTD của Agribank Tánh Linh từ năm 2019 – 2023. Thứ hai, xác định các nguyên nhân gây ra RRTD tại Agribank Tánh Linh từ năm 2029 – 2023. Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho Agribank Tánh Linh để hạn chế RRTD cho chi nhánh trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tương ứng với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể thì các câu hỏi nghiên cứu cần được hoàn thành như sau: Thứ nhất, thực trạng RRTD của Agribank Tánh Linh từ năm 2019 – 2023 như thế nào? Thứ hai, nguyên nhân gây ra RRTD tại Agribank Tánh Linh từ năm 2029 – 2023 là gì? Thứ ba, các giải pháp và kiến nghị nào được đề xuất cho Agribank Tánh Linh để hạn chế RRTD cho chi nhánh trong thời gian tới ? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: RRTD và hoạt động quản trị RRTD tại Agribank Tánh Linh. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Agribank Tánh Linh. Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo HĐKD liên quan đến RRTD của Agribank Tánh Linh trong giai đoạn 2019 – 2023. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 72 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 147 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn