intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam" nghiên cứu phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lợi và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022, cùng thông tin dữ liệu bảng thu thập từ 29 ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2012-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUỲNH THANH HUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUỲNH THANH HUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi xin khẳng định luận văn “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình của riêng tôi và chưa có công trình nào được công bố trước khi nộp. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 TRẦN HUỲNH THANH HUY
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu được đề tài này một cách hoàn thiện, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn đã tận tình và làm việc với tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các cán bộ, giảng viên đã giảng dạy nhiều kiến thức bổ ích cũng như giúp tôi có sự chuẩn bị tốt hơn cho quá trình học tập này tại Đại học Ngân hàng TP.HCM. Tuy nhiên, với kiến thức hạn chế và thời gian có hạn thì đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý từ các thầy cô để hoàn thiện và hoàn thiện luận văn của mình. Tác giả TRẦN HUỲNH THANH HUY
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tóm tắt: Luận văn nghiên cứu phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lợi và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2022, cùng thông tin dữ liệu bảng thu thập từ 29 ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2012-2022. Thông qua việc kiểm tra các khuyết tật của mô hình với một số bài kiểm định liên quan, mô hình GMM được xác định là phương pháp hồi quy phù hợp nhất để đo lường hiệu quả của việc đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại. Kết quả từ dữ liệu bảng cho thấy, càng đa dạng hóa hoạt động, các ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn, từ đó, dẫn đến việc tăng cường hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, những kết quả này có thể là thông tin hữu ích để các nhà quản lý ngân hàng, hoặc các cơ quan liên quan khác có chiến lược tốt hơn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng; cũng như đóng góp cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này. Từ khóa: đa dạng hóa thu nhập, khả năng sinh lời, rủi ro, ngân hàng.
  6. iv ABSTRACT Title: The impact of income diversification on profitability and risk of Vietnamese Commercial Banks Research summary: This study analyzes the impact of income diversification on profitability and risk of Vietnamese commercial banks by using the collected panel data of 29 Commercial Banks over the period of 2012 to 2022. Also, the study uses quantitative methods to test the impact of income diversification on profitability and risk of commercial banks. By checking defects of the model with some relevant test, GMM model is the most appropriate regression methods to measure how efficiency the income diversification impacting on profitability and risk of commercial banks. The results of the panel data present that the more diversification the banks operate, the more profitability and the less risk the banks gain, consequently, leading to increase the efficient business and minimize risk. Especially, these results can be helpful information for bank managers, or other related agencies to have better strategies to optimize profitability for banks; as well as to contribute to future empirical studies. Keywords: income diversification, profitability, risk, bank.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM KẾT............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii ABSTRACT .............................................................................................................. iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 5 1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 7 2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 7 2.1.1. Ngân hàng thương mại ..................................................................................... 7 2.1.2. Khả năng sinh lời ............................................................................................. 7 2.1.3. Rủi ro.............................................................................................................. 10 2.1.4. Đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động ngân hàng ........................................ 14 2.1.5. Lý thuyết đa dạng hóa thu nhập ..................................................................... 16 2.1.6. Lý thuyết tài chính và đa dạng hóa thu nhập ................................................. 17 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................... 18
  8. vi 2.2.1. Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đối với khả năng sinh lời .................. 18 2.2.2. Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đối với rủi ro ..................................... 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 31 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 32 3.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 35 3.3. Biến nghiên cứu ............................................................................................... 36 3.3.1. Biến phụ thuộc ............................................................................................... 36 3.3.2. Biến độc lập ................................................................................................... 38 3.3.3. Biến kiểm soát................................................................................................ 39 3.4. Dữ liệu .............................................................................................................. 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 46 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 47 4.1. Thực trạng đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro tại các ngân hàng thương mại việt nam ........................................................................................ 47 4.2. Thống kê mô tả ................................................................................................ 49 4.3. Hệ số tương quan ............................................................................................. 51 4.3. Kết quả ước lượng và thảo luận ....................................................................... 53 4.3.1. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời ........................... 53 4.3.2. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro .............................................. 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 71 CHƯƠNG 5. KẾT LUẠN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 72 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 72 5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 74 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai .......................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i
  9. vii PHỤ LỤC .................................................................................................................. vi
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời ......................................................................................................................24 Bảng 2.2. Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro ..30 Bảng 3.1. Các loại thống kê mô tả ...........................................................................32 Bảng 3.2. Tổng hợp biến ..........................................................................................42 Bảng 4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 50 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .......52 Bảng 4.3. Đa cộng tuyến VIF ...................................................................................53 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định của OLS, FEM, REM với mô hình ROA, ROE ........53 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiệp phương sai thay đổi, tự tương quan, hiện tượng nội sinh với mô hình ROA và ROE .........................................................................54 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định GMM với mô hình ROA và ROE .............................55 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy của mô hình ROA và ROE ............................................56 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy cuối cùng của biến độc lập và biến kiểm soát ...............57 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định của OLS, Fem, REM với mô hình ZScore ................62 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định hiệp phương sai thay đổi, tự tương quan, hiện tượng nội sinh với mô hình ZScore ....................................................................................63 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định GMM với mô hình ZScore ......................................64 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy của mô hình ZScore ....................................................65 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy cuối cùng của biến độc lập và biến kiểm soát .............66 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam 2012 - 2022 ......................................................................................................47 Hình 4.2. Đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam 2012 - 2022 ........................................................................................................................48
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói rằng, ngân hàng thương mại là các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường bởi vì nếu không có hệ thống ngân hàng, sẽ xuất hiện một chuỗi rối loạn với nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, ngân hàng thương mại là các tổ chức phù hợp nhất để thực hiện các chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương, giúp cho nền kinh tế vĩ mô. Theo nhận định của DeYoung & Roland (2001) về các ngân hàng thương mại, bắt đầu các thập niên đầu của thế kỷ XXI, lĩnh vực tài chính ngân hàng trên toàn cầu có xu hướng phi tập trung các hoạt động cốt lõi do sức nóng lợi nhuận từ các hoạt động tài chính phi truyền thống. Ngoài ra, trong giai đoạn 2006 - 2007, thị trường chứng khoán tạo nên cơn sốt đặc biệt về những khoản lời lớn đối với nhà đầu tư khi tham gia. Do đó, sự xuất hiện của các doanh nghiệp con từ những tập đoàn tài chính để tham gia các lĩnh vực phi truyền thống trong môi trường tài chính với giá trị lợi nhuận cao ngày càng gia tăng. Đó là lý do khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng hơn đến xu hướng đa dạng hóa, nhằm giảm thiểu sự tập trung vào nguồn thu nhập duy nhất, trong đó đặc biệt quan tâm các sản phẩm dịch vụ có thu nhập ngoài lãi, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, trong khi các hoạt động cổ điển lại thiếu ổn định và an toàn. Tuy nhiên, theo McKibbin & Fernando (2021), một số khủng hoảng toàn cầu đã thách thức nghiêm trọng nền kinh tế thế giới, bao gồm cuộc khủng hoảng gần đây nhất - đại dịch Covid-19. Theo Le và cộng sự (2022), đáng chú ý là nguồn sinh lợi của ngành ngân hàng có thể sụt giảm trong lúc rủi ro liên quan có thể tăng cao trong các giai đoạn dịch bệnh do một vài biện pháp chẳng hạn giãn cách xã hội, phong tỏa, tăng tỷ lệ thất nghiệp và đóng cửa doanh nghiệp. Theo hoạt động truyền thống, hoạt động tín dụng là nguồn chính tạo ra doanh thu trong ngân hàng, nhưng hoạt động tín dụng không chắc chắn và tiềm ẩn rủi ro. Đó là lý do vì sao trên thực tế, nhiều ngân hàng đã phá sản do nợ xấu. Với tỷ lệ nợ xấu vượt quá mức cho phép 4-5%, ngân hàng thương mại không còn sinh lợi và dần mất vốn của mình. Hơn nữa, theo một số số liệu thống kê trước đây, thu nhập từ hoạt động truyền thống của hầu hết ngân hàng thương mại trên thế giới chiếm hai phần
  12. 2 ba tổng thu nhập của họ, trong khi nó tạo ra khoảng 90% thu nhập cho ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, thu nhập của hầu hết ngân hàng thương mại Việt Nam được tạo ra từ hoạt động tín dụng, được biết đến với những rủi ro. Do đó, ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải chuyển sang các hoạt động khác nhằm giảm áp lực rủi ro lên ngân hàng. Ngoài ra, với đại dịch Covid-19, các nguyên tắc tài chính, chính sách, cũng như hoạt động truyền thống đang đối mặt với nhiều thử thách, và do đó, các ngân hàng trên thế giới đã đang tiến hành nhiều biện pháp đa dạng hóa thu nhập để giảm thiểu khó khăn tài chính trên thị trường (Feyen và cộng sự, 2021). Ngoài ra, sự cạnh tranh lại càng gay gắt hơn khi có sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại với 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng như các định chế tài chính khác với số lượng và quy mô ngày càng tăng cao. Hệ quả là khiến cho thu nhập cận biên tạo ra từ các hoạt động tín dụng thu hẹp hơn. Nếu các tổ chức tài chính lấy hoạt động tín dụng làm trọng điểm muốn bền vững phát triển, đạt lợi nhuận tốt hơn cùng với giữ chỗ đứng ổn định, cần có thay đổi, nâng cấp các hoạt động nội bộ và đối ngoại nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe và thu hút sự quan tâm từ lượng khách hàng mục tiêu. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng việc đa dạng hóa thu nhập đối với khả năng tạo thu nhập của các ngân hàng thương mại đang được tiến hành trên toàn cầu, với nhiều kết quả khác nhau ở các khu vực khác nhau, và có Việt Nam. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã cho rằng mức độ đa dạng hóa thu nhập cao hơn thường đi kèm với lợi nhuận gia tăng. Vinh & Mai (2015) đã tiến hành phân tích 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam với thời gian phân tích là năm 2006 và 2013 với kết luận rằng các ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau thường đạt được lợi nhuận lớn hơn. Ngược lại, các ngân hàng dựa nhiều vào đa dạng hóa thu nhập có thể trải qua sự giảm sút về lợi nhuận có sự điều chỉnh theo rủi ro. Kết quả đánh giá từ nghiên cứu của họ đặt ra câu hỏi về quan điểm rằng phong phú hóa thu nhập luôn thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong bối cảnh Việt Nam. Một nghiên cứu khác do Le và cộng sự (2022) thực hiện đã khám phá ảnh hưởng của việc rộng rãi hóa nguồn thu nhập đối với rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn không có đại dịch Covid-19 và giai đoạn có đại dịch Covid-19 từ năm 2012 đến 2020. Đầu ra
  13. 3 cho thấy sự tăng cường trong phong phú hóa thu nhập tương ứng với sự giảm thiểu rủi ro vỡ nợ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh xu hướng giảm rủi ro vỡ nợ của ngân hàng trong bối cảnh bùng phát của đại dịch COVID-19 Liệu áp dụng xu hướng đa dạng hóa thu nhập trong những năm gần đây có đem đến tiềm năng và lợi ích hiệu quả nhát cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hay không, bên cạnh đó việc thực hiện phi tập trung thu nhập như thế nào để bảo đảm lợi nhuận tăng ổn định và giảm thiểu rủi ro vẫn là một vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu tương đồng đến khía cạnh này vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 buộc các ngân hàng phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch lên nhiều khía cạnh kinh tế, bao gồm việc đóng cửa doanh nghiệp, hạn chế cơ hội tăng trưởng và tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp đối mặt với nghĩa vụ nợ của họ. Hơn nữa, do các quy định về sự hoãn nợ do chính phủ áp dụng, đại dịch đã gây ra suy thoái kinh tế và tạo áp lực lên hoạt động cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, do đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025", được Thủ tướng phê duyệt qua Quyết định số 689/QĐ-TTg vào ngày 08/06/2022, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực thực hiện việc đa dạng hóa nguồn thu nhập. Điều này bao gồm việc mở rộng vào các lĩnh vực phi truyền thống và thúc đẩy hoạt động cổ điển như huy động vốn và cho vay sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi suất, từ đó nâng cao đa dạng hóa thu nhập. Vì vậy, nhằm giải quyết các nội dung trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng việc phong phú hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2022. Sau đó, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể
  14. 4 • Đánh giá ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bao gồm cả giai đoạn đại dịch Covid-19. • Đánh giá ảnh hưởng của việc tăng cường đa dạng thu nhập đối với rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bao gồm cả giai đoạn đại dịch Covid- 19. • Đưa ra một số khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện đa nguồn thu nhập một cách hiệu quả để tăng khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, hai câu hỏi nghiên cứu cụ thể được đặt ra như sau: • Câu hỏi nghiên cứu 1: Đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2022? • Câu hỏi nghiên cứu 2: Một số hàm ý nào giúp nâng cao hiệu quả khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro khi đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở 29 ngân hàng thương mại cổ phần có niêm yết. Thời kỳ phân tích từ năm 2012 đến 2022. Giai đoạn này rất quan trọng và nhạy cảm bởi nó diễn ra nhiều cải cách tái cơ cấu nợ tại các tổ chức tín dụng Việt Nam 1.5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên việc xem xét các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu này áp dụng cách thức nghiên cứu định lượng và phân tích hồi quy với dữ liệu bảng nhằm đánh giá một số nhân tố, bao gồm các yếu tố đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam. Điển hình, để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn trong mô hình cũng như trình bày kết quả
  15. 5 khách quan hơn, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp ước lượng Phương pháp GMM (dựa trên Arellano & Bover, 1995 và Blundell & Bond, 1998). Trong luận văn này, tác giả sử dụng mẫu số liệu của 29 ngân hàng thương mại tại Việt Nam năm 2012 - năm 2022 trong báo cáo tài chính đã kiểm toán từ nguồn tin cậy Bankscope. 1.6. Đóng góp của đề tài Mặt thực tiễn, theo dữ liệu mới nhất, phân tích về hiệu quả ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với khả năng sinh lời cũng như rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cung cấp cho các ngân hàng cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với lợi nhuận cũng như rủi ro trong giai đoạn không có và có đại dịch Covid-19. Do đó, điều này có thể quan trọng trong việc giúp ngân hàng đưa ra khuyến nghị, gợi ý cũng như các phương pháp tiếp cận tốt hơn phù hợp với chiến lược, kế hoạch hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Mặt lý thuyết, kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu suất hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn không có và có đại dịch Covid-19. 1.7. Kết cấu luận văn Luận văn sẽ được trình bày qua năm chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Trong chương này, tác giả không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề trong bối cảnh hiện tại mà còn thu hút sự chú ý đến các vấn đề chính sẽ được khám phá. Phần này sẽ bao gồm các yếu tố như cơ sở học thuật cho vấn đề nghiên cứu, làm rõ mục tiêu của chủ đề nghiên cứu, và đề xuất các câu hỏi nghiên cứu được thiết kế nhằm thực hiện các mục tiêu này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết của chủ đề nghiên cứu bao gồm khả năng sinh lời, rủi ro, về phân loại thu nhập của các ngân hàng thương mại, đa dạng hóa thu nhập và cách đo lường sự đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, việc xem xét nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại là nền tảng để nghiên cứu chọn biến cũng như mô hình nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
  16. 6 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Người phân tích đã giới thiệu cơ sở lựa chọn mô hình, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực hiện một số kiểm định nhằm làm cơ sở cho việc ước lượng và phân tích trong chương tiếp theo. Bên cạnh đó, để hình dung mô hình một cách rõ ràng hơn, luận văn đã đưa ra công thức và giải thích ý nghĩa của từng biến làm cơ sở cho kết luận của chương tiếp theo. Hơn nữa, tác giả cũng cung cấp nguồn thu thập dữ liệu và phương pháp thực hiện trong quá trình khảo sát mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 4 sẽ trình bày kết quả ước lượng của mô hình, bổ sung bằng thống kê mô tả cho các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy. Chương này sẽ đi sâu vào việc kiểm định mối liên hệ giữa các biến này, với các giải thích chi tiết về kết quả. Để tính toán hệ số hồi quy, chúng tôi sẽ sử dụng khả năng phân tích định lượng của Stata15, dựa trên những hiểu biết từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Hơn nữa, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích so sánh, đối chiếu kết quả ước lượng của chúng tôi với các nghiên cứu trước đây, để có cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của việc đa dạng hóa thu nhập đối với khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Từ cơ sở lý thuyết và kết quả ước lượng định lượng trong chương trước, tác giả sẽ trình bày kết luận, đưa ra một số hàm ý và giải pháp để giúp ngân hàng thương mại Việt Nam giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận. Luận văn cũng chỉ ra một số hạn chế của luận văn và đề xuất một số hướng nghiên cứu tương lai cho các nghiên cứu sau này.
  17. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Ngân hàng thương mại Có nhiều định nghĩa về ngân hàng thương mại dưới các góc độ khác nhau, tuy nhiên, nói chung, theo Peter S. Rose (2002), ngân hàng thương mại có thể là tổ chức nhận tiền gửi và cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp, hoặc được định nghĩa là một loại ngân hàng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác với mục đích sinh lời. Ngoài ra, ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền gửi như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; cung cấp cho khách hàng các công cụ thanh toán, dịch vụ thanh toán bao gồm dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ thanh toán nội địa như séc, lệnh thanh toán và thu hộ; dịch vụ cho vay; cung cấp các sản phẩm tài chính cơ bản cho đối tượng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Một số đặc điểm cụ thể được bao gồm như sau: • Việc kinh doanh tại lĩnh vực ngân hàng là hoạt động thường xuyên và cung cấp một số hoạt động ví dụ nhận tiền gửi, mở rộng tín dụng, hoặc cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản. • Các hoạt động của ngân hàng thương mại như sau: Kinh doanh có điều kiện, tài sản tài chính là đối tượng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động ngân hàng như trung gian, ảnh hưởng đáng kể đến môi trường bởi các hoạt động ngân hàng, hoặc rủi ro cao 2.1.2. Khả năng sinh lời Đơn giản mà nói, khả năng sinh lời có tầm quan trọng đáng kể trong việc đánh giá tính linh hoạt hoạt động của một ngân hàng thương mại. Theo Don Hofstrand (2009), đó là mục tiêu chính cho tất cả các nỗ lực kinh doanh, và thiếu khả năng sinh lời ưu đãi làm cho việc duy trì lâu dài trở nên khó khăn. Như Ezejiofor (2017) đã nêu, khả năng sinh lời chỉ đến khả năng của một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận dựa vào khả năng quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực thị trường có sẵn. Olalekan & Adeyinka (2013) cho rằng khả năng tạo ra lợi nhuận cho một ngân hàng thương mại biểu hiện
  18. 8 khả năng của nó trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho tổ chức. Theo Olweny & Shipho (2011), Lý thuyết Cấu trúc Hiệu quả (ES) liên quan đến khả năng sinh lời, cho rằng ngân hàng thương mại nhằm đạt được sự phân bổ nguồn lực hiệu quả và cấu trúc tổ chức để nâng cao khả năng sinh lời của họ. Bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch và tối ưu hóa tổ chức nội bộ, ngân hàng thương mại có thể cải thiện hiệu suất tài chính tổng thể bao gồm việc giảm chi phí, hiệu quả nội bộ, hiệu suất lâu dài, ... dẫn đến khả năng sinh lời cao hơn. Mặc dù lý thuyết ES cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức cấu trúc tổ chức hiệu quả có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, nhưng các yếu tố khác ví dụ điều kiện thị trường, động lực cạnh tranh và ra quyết định chiến lược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Vì thế, cũng có thể được hiểu là mức độ mà ngân hàng tạo ra thu nhập thông qua việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực hiện có. Ngoài ra, khả năng sinh lời này tạo thành nền tảng cho việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. Một mức độ sinh lời cao cho phép ngân hàng thiết lập uy tín mạnh mẽ trên thị trường và giành được lợi thế ưu tiên, làm cho ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn và tạo điều kiện việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các cải tiến khác. Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tại lĩnh vực tài chính, có nhiều chỉ số để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, theo nhiều nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu nổi tiếng, các chỉ số quan trọng và hiệu quả thường được sử dụng để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Việc sử dụng các chỉ số này là một phương pháp tốt hơn cho các nhà quản lý để hiểu sâu về tình hình hiệu suất tài chính hiện tại cũng như năng lực tài chính của ngân hàng, bởi đó, có thể tái điều chỉnh việc kinh doanh phù hợp với đặc tính nội bộ của ngân hàng và phát triển bền vững, cạnh tranh tốt hơn. Tỷ suất sinh lời trên Tổng Tài sản (ROA) là chỉ số liên quan đến ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận bằng cách đầu tư vào tài sản thông qua lợi nhuận sau thuế
  19. 9 từ tài sản của một ngân hàng thương mại. Theo Dietrich & Wanzenried (2010), chỉ số ROA chỉ ra sự so sánh giữa lợi nhuận ròng và tổng tài sản và làm rõ số lợi nhuận sinh ra từ việc đầu tư một đồng vào tài sản. Nói cách khác, giá trị ROA càng cao, tài sản mang lại chất lượng càng tốt. Ngoài ra, Molyneux & Thornton (1992) nói rằng một khía cạnh quan trọng trong việc sử dụng đánh giá lợi nhuận và nghiên cứu ngân hàng là ROA. Điều này là bởi vì ROA cho thấy hiệu quả đầu tư tài sản của ngân hàng như thế nào. Nếu ngân hàng có ROA thấp, chính sách cho vay không năng suất, hoặc chi phí của ngân hàng được đánh giá rất cao. ROA được tính như sau: 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑅𝑂𝐴 = 𝑥 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn qua lợi nhuận sau thuế đạt được từ vốn chủ sở hữu. Theo Rose Hudgins (2010), chỉ số ROE đại diện cho sự so sánh giữa lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, điều này có nghĩa là bao nhiêu đồng lợi nhuận ngân hàng được tạo ra từ một đồng vốn. Giá trị ROE càng cao, hiệu suất hoạt động của ngân hàng thương mại càng hiệu quả trong việc tận dụng vốn chủ sở hữu. 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑅𝑂𝐸 = 𝑥 100% 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Theo một số nghiên cứu trước đây, tác giả chỉ ra rằng việc sử dụng tỷ lệ ROA và ROE để đánh giá hiệu suất kinh doanh của ngân hàng và thể hiện khả năng của chủ sở hữu trong việc thu hồi vốn đầu tư là một phương pháp phổ biến và hiệu quả đối với quản lý. Và theo tiêu chuẩn Moody về năng lực tài chính, hai chỉ số được đánh giá tốt trong khung: ROA ≥ 0.01, ROE ≥ 0.12 - 0.15. Kết luận, việc sử dụng các chỉ số ROA và ROE là phổ biến và hiệu quả để trình bày tín hiệu tốt hoạt động kinh doanh. Do đó, nó đáng tin cậy để xem xét biến đổi đo lường lợi nhuận một cách đơn giản, hơn nữa, việc sử dụng các chỉ số ROA và ROE như biến phụ thuộc trong mô hình đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng thương mại là dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu.
  20. 10 2.1.3. Rủi ro Đầu tiên, rủi ro là một thuật ngữ chung quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế nói chung và tài chính nói riêng. Tuy nhiên, mỗi nhà kinh tế học hoặc chuyên gia tài chính lại có định nghĩa riêng của mình. Nói chung, theo nhiều nghiên cứu trước đây, định nghĩa về rủi ro có thể được chia thành hai quan điểm. Với quan điểm truyền thống, rủi ro mang ý nghĩa tiêu cực về mất mát hoặc nguy hiểm khi rủi ro được quan tâm. Một cách cơ bản, rủi ro được coi là điều không có lợi, xảy ra đột ngột và thậm chí không thể dự đoán trước được. Tại lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được định nghĩa là sự mất mát tài sản, sụt giảm lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Bởi đó, rủi ro có thể xem là sự không chắc chắn trong quá trình kinh doanh hoặc một vấn đề sức khỏe trong hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và phát triển mỗi công ty. Với quan điểm hiện đại, rủi ro có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực khi rủi ro được coi là mất mát có thể đo lường, sự không chắc chắn về kết quả tương lai của hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa rằng rủi ro có thể mang lại thua lỗ, tuy nhiên, chúng cũng có thể mang lại lợi ích và cơ hội cho hoạt động. Đây là lý do tại sao, trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý có thể dựa vào rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Theo quan điểm hiện đại, nhiều tác giả cũng có các định nghĩa khác nhau về rủi ro. Nhà kinh tế học người Mỹ chỉ ra rằng rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được (Knight, 1921). Bên cạnh đó, Irving Perfer xem rủi ro có thể được tính toán bằng xác suất về tính ngẫu nhiên của nó. Trong ngành ngân hàng, theo Peter S. Rose (2002), tương tự một số tác giả trên khi ông nói rằng rủi ro là sự không chắc chắn của một số sự kiện hoặc như là những thua lỗ trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của ngân hàng. Nói chung, các định nghĩa có thể không giống nhau, tuy nhiên, tất cả đều gần như xác nhận rằng không chắc chắn, nhưng có thể được đo lường. Với thị trường kinh tế, cạnh tranh là một trong những đặc điểm cần thiết, gây ra áp lực cho các bên tham gia. Nếu muốn tồn tại và phát triển ổn định, cần có chiến lược đúng đắn để đối mặt với cạnh tranh, dự đoán càng nhiều càng tốt các chuỗi rủi ro để xác định xác suất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2