Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam" nhằm xác định các yếu tố đại diện cho rủi ro tín dụng có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, tiếp đó đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Từ kết quả tác động đó sẽ đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng và duy trì sự ổn định cũng như tăng trưởng cho hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Jb TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN GIA NAM TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN GIA NAM TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MINH SÁNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Gia Nam Là học viên cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Cam đoan đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sáng. Luận văn này là công trình của riêng tôi, không có sự sao chép về nội dung hay số liệu. Toàn bộ nội dung được trích dẫn nguồn đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm với cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Người cam đoan Nguyễn Gia Nam
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn của tôi là TS. Nguyễn Minh Sáng, trong quá trình hoàn thành luận văn này Thầy đã chỉ dẫn, định hướng và cho tôi nhũng góp ý chân thành, sâu sắc và xác đáng để tôi hoàn thành được công trình tốt nhất. Tiếp đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Thầy/Cô của Khoa Sau Đại học đã hỗ trợ tôi tốt nhất trong quá trình học và làm luận văn. Cuối cùng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, người thân và đồng nghiệp yêu quá đã động viên và giúp tôi hoàn thành luận văn thuận lợi nhất. Trân trọng cám ơn !
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nội dung luận văn: Công trình này tổng hợp các khung lý thuyết nền liên quan đến HQKD của NHTM. Đồng thời, luận văn đã tổng hợp những lý thuyết nền tảng liên quan đến RRTD tại các NHTM, các chỉ tiêu đo lường và mối quan hệ giữa HQKD với RRTD. Tiếp đó, thông qua lược khảo các nghiên cứu liên quan xác định các khoảng trống để đề xuất mô hình cùng các giải thuyết nghiên cứu ứng với bối cảnh của các NHTM tại Việt Nam. Trong đó HQKD được đại diện bởi ROA, ROE và RRTD được đại diện thông qua tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD Luận văn này đã được tác giả thu thập số liệu của 24 NHTM niêm yết tại Việt Nam và thiết kê dưới dạng dữ liệu bảng trong giai đoạn từ 2011 – 2022. Dữ liệu này được xử lý thông qua phần mềm thống kê STATA 14.0 và kết quả được trình bày với các mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất cụ thể đó là Pool OLS, FEM và REM. Từ kết quả được trích xuất từ phần mềm thì bước đầu thống kê mô tả để nắm được tình hình chung của các biến số trong mô hình. Tiếp đó là phân tích ma trận tương quan để xem xét không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Luận văn tiếp tục trình bày sơ lược về kết quả của các mô hình hồi quy và nhận thấy có sự tương đồng cao về kết quả. Tuy nhiên, với biến phụ thuộc ROA thì REM phù hợp và với biến phụ thuộc ROE thì mô hình FEM phù hợp, sau đó tác giả tiến hành kiểm định và phát hiện các khuyết tật phổ biến, sau đó khắc phục thông qua phương pháp FGLS. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy các tỷ lệ nợ xấu có tác động tích cực đến ROA, ROE trong khi tỷ lệ dự phòng RRTD thì ngược lại. Ngoài ra, luận văn còn xem xét sự tác động của các biến kiểm soát và kết quả cho thấy quy mô, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến ROA, ROE trong khi sở hữu Nhà nước thì ngược lại. Từ kết quả đó tác giả tiến hành đề xuất các hàm ý chính sách tương ứng cho các NHTM giảm thiểu RRTD và gia tăng HQKD. Từ khoá: Hiệu quả kinh doanh, rủi ro tín dụng, quy mô, sở hữu Nhà nước.
- iv ABSTRACT Title: Impact of credit risk on business performance of Vietnamese commercial banks. Thesis content: This work synthesizes the theoretical frameworks related to the business efficiency of commercial banks. At the same time, the thesis has synthesized the fundamental theories related to credit risk at commercial banks, the measurement criteria and the relationship between business efficiency and credit risk. Next, through a review of related studies, to identify gaps in order to propose models and research hypotheses corresponding to the context of commercial banks in Vietnam. In which business efficiency is represented by ROA, ROE and credit risk are represented through bad debt ratio, provision for credit risk This thesis has collected data of 24 commercial banks listed in Vietnam and designed in the form of data. panel data for the period from 2011 to 2022. This data is processed through statistical software STATA 14.0 and the results are presented with specific least squares regression models that are Pool OLS, FEM and REM . From the results extracted from the software, initially descriptive statistics to understand the general situation of the variables in the model. Next is correlation matrix analysis to see that no serious multicollinearity occurs. The thesis continues to briefly present the results of the regression models and finds that there is a high similarity in the results. However, with the dependent variable ROA, the REM is suitable and with the dependent variable ROE, the FEM model is suitable, then the author conducts testing and detects common defects, then overcomes them through the method. FGLS. Finally, the research results show that bad debt ratios have a positive impact on ROA and ROE while provision for credit risk has the opposite effect. In addition, the thesis also considers the impact of control variables and the results show that the size, credit growth, and inflation rate positively affect ROA and ROE while state ownership has the opposite effect. . From that result, the author proposes corresponding policy implications for commercial banks to reduce credit risk and increase business efficiency. Keywords: Business efficiency, credit risk, scale, State ownership.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................iii ABSTRACT.................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 1.6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 5 1.7. Kết cấu của luận văn................................................................................ 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 8 2.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại ................... 8 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả ....................................................................... 8 2.1.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................... 8
- vi 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................................................................................................ 11 2.2. Lý thuyết về RRTD của các ngân hàng thương mại ............................... 14 2.2.1. Khái niệm RRTD tại các ngân hàng thương mại ............................. 14 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường RRTD của ngân hàng thương mại ................. 14 2.2.2.1.Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................. 15 2.2.2.2.Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ....................................... 15 2.3. Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .......................................................................................................... 16 2.3.1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại ...................................................................................................... 17 2.3.2. Rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại .................................................................................................. 17 2.4. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 18 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................. 18 2.4.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................... 20 2.4.3. Các khoảng trống nghiên cứu được xác định ................................... 26 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28 3.1. Thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 28 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 28 3.1.1.1.Thiết lập mô hình nghiên cứu ...................................................... 28 3.1.1.2. Phương pháp đo lường biến ...................................................... 34
- vii 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 35 3.1.2.1. Đối với các biến độc lập............................................................ 35 3.1.2.2. Đối với các biến quan sát .......................................................... 36 3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 39 3.2.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................... 39 3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu .................................................................... 39 3.2.2.1. Xác định số mẫu nghiên cứu ..................................................... 39 3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................... 40 3.2.3. Trình tự tính toán ............................................................................ 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................... 44 4.1. Thống kê mô tả và xét tính tương quan các biến số trong mô hình .......... 44 4.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................... 44 4.1.2. Phân tích sự tương quan của các biến độc lập trong mô hình ........... 48 4.2. Kết quả tính toán thực nghiệm ............................................................... 49 4.2.1. Phân tích hồi quy............................................................................. 50 4.2.2. Kiểm định lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM............... 51 4.2.3. Kiểm định khuyết tật của mô hình phù hợp ..................................... 52 4.2.3.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................ 52 4.2.3.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan......................................... 52 4.2.3.3. Khắc phục các khuyết tật trong mô hình tác động cố định FEM 53 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................ 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................. 61
- viii 5.1. Kết luận ................................................................................................. 61 5.2. Hàm ý chính sách nhằm giảm rủi ro tín dụng......................................... 62 5.2.1. Hàm ý chính sách về công tác quản trị RRTD của các NHTM ........ 62 5.2.2. Hàm ý chính sách về quy mô các ngân hàng thương mại ................. 62 5.2.3. Hàm ý chính sách về tăng trưởng tín dụng....................................... 63 5.2.4. Kiểm soát tốt các yếu tố vĩ mô ........................................................ 64 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 64 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu ......................................................................... 64 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 64 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TỪ PHẦN MỀM THỐNG KÊ STATA 14.0 ................................................................................................... vii PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU THU THẬP ......................................................... xvii
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa HQKD Hiệu quả kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng VBNN Văn bản Nhà nước
- x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả mối quan hệ giữa các biến số tại những nghiên cứu liên quan ......................................................................................................... 23 Bảng 3.1: Các biến số được đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu ................. 31 Bảng 3.2: Phương pháp đo lường biến trong mô hình nghiên cứu ................... 34 Bảng 4.1: Thống kê mô tả ............................................................................... 46 Bảng 4.2: Ma trận tương quan ......................................................................... 46 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM ............... 50 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM ............. 51 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ......................... 52 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan .................................. 53 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS .................... 54 Bảng 4.8: Kết quả tổng hợp............................................................................. 55
- xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Tỷ lệ ROA, ROE của 24 NHTM Việt Nam qua các năm từ năm 2011 - 2022.............................................................................................................. 44 Hình 4.2: Tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 24 NHTM Việt Nam qua các năm từ năm 2011 - 2022 .......................................................... 445
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là hoạt động chủ lực của NHTM và gắn liền với quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập và nguồn vốn của NHTM. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro, nhất là quản trị RRTD luôn được các NHTM đặc biệt chú trọng. RRTD được hiểu là khả năng các khách hàng của NHTM mất khả năng thanh toán và không thể trả được gốc lãi nợ vay như đã cam kết trên hợp đồng tín dụng, ngoài ra, RRTD còn được xem là loại rủi ro ảnh hưởng đáng kể nhất đến hoạt động của NHTM (Boffey và Robson, 1995). Tại Nepal, trong khi nghiên cứu về RRTD ảnh hưởng đến hoạt động NHTM thì Bhattarai (2016) đã cho thấy rủi ro được sinh ra từ việc phê duyệt các khoản vay thiếu tính trung thực và hoạt động kiểm tra lỏng lẻo. Trong những năm qua với vô số nguyên nhân chính của các vấn đề liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn tín dụng nới lỏng cho người đi vay và đối tác, rủi ro danh mục đầu tư kém. Điều này, có thể dẫn đến gia tăng các khoản nợ không trả được và nợ xấu, hay đây chính là nguyên nhân gây ra suy tổn về sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh của NHTM (Saeed và Zahid, 2016). Một nghiên cứu khác của Nair và Fissha (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM cao hiển thị cho chất lượng tín dụng suy kém đi và ảnh hưởng không tốt đến ngành ngân hàng. Mặt khác, khi tỷ lệ này gia tăng thì RRTD đang có dấu hiệu leo thang và làm cho hiệu quả tài chính của NHTM cũng sụt giảm đến từ việc các NHTM phải trích lập dự phòng RRTD, ngoài ra các NHTM phải đối mặt với các rủi ro nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và dễ dẫn đến khủng hoảng kéo dài nếu không xử lý kịp thời. Hay nói cách khác, RRTD không được các NHTM kiểm soát và tồn tại với mức tỷ lệ
- 2 cao thì dẫn đến rủi ro vỡ nợ và làm mất điểm uy tín của NHTM với lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm (Bizuayehu, 2015). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa quản trị RRTD và lợi nhuận của các NHTM có vốn Nhà nước tại Việt Nam, cụ thể hoạt động quản trị này ảnh hưởng trực tiếp đến ROA của các NHTM, thông qua việc các ngân hàng dựa trên các chỉ số liên quan đến RRTD để dự báo nhằm định hướng hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng. Gần đây, Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương (2021) khi nghiên cứu về tác động của RRTD và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam đã cho thất mối quan hệ nghịch chiều của tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận, đồng thời khi RRTD càng tăng thì khả năng sinh lời của các NHTM càng suy giảm. Mặc dù tại các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung vào nghiên cứu vấn đề tác động của RRTD đến lợi nhuận của các NHTM, nhưng vẫn có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, ngoài ra các nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung nhiều vào các vấn đề nội tại ngân hàng mà bỏ qua các vấn đề vĩ mô nền kinh tế. Đến từ tình hình thực tiễn trong thời gian vừa qua thì các NHTM đang trong giai đoạn phấn đấu để kìm hãm và duy trì tỷ lệ nợ xấu tại mức an toàn, đảm bảo được quy định của NHNN. Tính đến cuối tháng 06/2020, tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM như VPB, STB, VBB, LBP, ACB có xu hướng gia tăng. Điều này, có thể đánh giá phần nào về hoạt động kém hiệu quả tại các NHTM hay chất lượng tín dụng đang có xu hướng suy giảm. Tính đến hết quý I năm 2020, các NHTM đã cơ cấu lại thời gian thanh toán nợ cho hơn 12.000 khách hàng với dư nợ 13,5 ngàn tỷ đồng. Với tình hình nợ xấu có xu hướng gia tăng, hoạt động mua bán nợ với công ty Quản lý tài sản (VAMC) được cho rằng sẽ sôi động và giá trị tăng cao hơn. Đến đầu năm 2020 thì đã có 13 NHTM thực hiện tất toán trái phiếu của VAMC (Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương, 2021). Đây được xem là thời điểm tròn 5 năm kết thúc trái phiếu do VAMC phát hành, điều này đồng nghĩa với việc các NHTM buộc phải nhận lại các
- 3 khoản nợ xấu không xử lý được sau thời gian bán sang cho VAMC, hay nói cách khác nợ xấu nội bảng của các NHTM sẽ tăng lên. Do đó, các NHTM buộc phải có những động thái cụ thể để quản lý và kiểm soát tối đa RRTD của mình. Hay nói cách khác, RRTD gây tổn thất về tài sản cho NHTM, nếu RRTD ở mức cao, không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… làm giảm uy tín NHTM, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất uy tín của NHTM. Một NHTM thua lỗ liên tục, thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của NHTM và phá sản là khó tránh khỏi. Từ các lập luận liên quan về sơ lược các nghiên cứu và tình hình RRTD của các NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây, thì rủi ro này luôn có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh lẫn lợi nhuận của các NHTM. Mặt khác, với xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc các NHTM cạnh tranh lẫn nhau và với các NHTM có vốn nước nước ngoài ngày càng sâu sắc. Để có thể cạnh tranh thì bản thân các NHTM phải gia tăng sức mạnh tài chính của mình và phương thức hữu hiệu nhất đó chính là kiểm soát được chất lượng tín dụng hay giảm thiểu RRTD của mình nhằm tạo bước đệm cho việc gia tăng lợi nhuận của NHTM. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về sự tác động của RRTD đến HQKD và đề xuất các hàm ý có tính khả thi cho các NHTM thì tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định các yếu tố đại diện cho RRTD tại các NHTM. Đồng thời, đánh giá mức độ tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam trong giai
- 4 đoạn 2011- 2022. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý nhằm hạn chế được RRTD để gia tăng được HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định các yếu tố đại diện cho RRTD có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam, tiếp đó đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Thứ hai, từ kết quả tác động đó sẽ đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng và duy trì sự ổn định cũng như tăng trưởng cho HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thứ nhất, các yếu tố nào đại diện cho rủi ro tín dụng có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam ? Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố đó đến HQKD của các NHTM Việt Nam như thế nào ? Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu thì có những hàm ý chính sách nào sẽ được đề xuất nhằm hạn chế được các rủi ro tín dụng và duy trì sự ổn định cũng như tăng trưởng cho HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai? 1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: 24 NHTM niêm yết tại Việt Nam, do có những NHTM chưa được niêm yết trong giai đoạn 2011 – 2015. Mặt khác, tổng tài sản của 24 NHTM này chiếm trên 80% thị phần của hệ thống NHTM ở Việt Nam, do đó có thể đại diện cho các NHTM. Thời gian nghiên cứu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy trong giai đoạn
- 5 2011 – 2022. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là định tính và định lượng với những mục đích cụ thể sau: Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng tài liệu và các công trình liên quan về sự tác động của RRTD đến HQKD của NHTM nhằm đề xuất nghiên cứu phù hợp với bối cảnh NHTM Việt Nam. Nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập số liệu liên quan đến các biến số của mô hình nghiên cứu, thiết kế dưới dạng bảng với giai đoạn từ 2011 – 2022. Từ đó, tính toán hồi quy số liệu qua các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để đánh giá sự phù hợp của số liệu. Tiếp đó thực hiện kiểm định Hausman, F - test để tìm ra mô hình cuối cùng phù hợp để phân tích kết quả nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng mô hình nghiên cứu được chọn tiến hành kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và khắc phục chúng theo phương pháp FGLS. Cuối cùng, từ kết quả được khắc phục tiến hành thảo luận và đề xuất hàm ý. 1.6. Đóng góp của đề tài Về lý thuyết thì luận văn tổng hợp các kiến thức có liên quan đến ngành tài chính ngân hàng nhằm, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc xác định được mức độ rủi ro tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của các NHTM. So với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tôi đã nghiên cứu và đánh giá các yếu tố của rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ trích lập dự phòng và tỷ lệ nợ xấu của rủi ro tín dụng đến từng chỉ tiêu cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Phân tích đề tài đã cung cấp các yếu tố về sự tác động của rủi ro tín dụng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá
- 6 được thực trạng của rủi ro tín dụng ngân hàng đang gặp phải cũng như khi đứng trước RRTD thì sẽ xử lý thế nào. Từ đó sẽ đề ra các biện pháp phù hợp trong các tình huống để cải thiện được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động NHTM về các rủi ro tín dụng. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 1 sẽ trình bày các vấn đề tổng thể của bài nghiên cứu sẽ được trình bày như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tính hình nghiên cứu Chương 2 tổng hợp lý thuyết về RRTD, HQKD của các NHTM, các chỉ tiêu đánh giá hai vấn đề này tại các NHTM. Chương này tổng hợp các nghiên cứu liên quan nhằm tìm ra cơ sở đề xuất các yếu tố xây dựng mô hình. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 3 sẽ trình bày về giả thuyết, mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình, bảng kỳ vọng về tương quan giữa các biến. Ngoài ra, trình bày về cách thức tính toán mẫu nghiên cứu và các phương pháp tính toán. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định và thảo luận các kết quả đó. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này sẽ tóm tắt về kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý phù hợp với các NHTM Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn