intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thú y: Khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle ở gà trên địa bàn Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

75
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của tiêm phòng qua các năm đối với tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà. Đánh giá tác động của một số quy trình tiêm vaccine Newcastle đến đáp ứng miễn dịch dịch thể ở gà. Khảo sát sự lưu hành kháng nguyên virus Newcastle trong phân gà nuôi ở nông hộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thú y: Khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle ở gà trên địa bàn Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ LÊ ĐÌNH QUANG KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU TIÊM VACCINE PHÒNG BỆNH NEWCASTLE Ở GÀ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY SƠN VÀ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60640101 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. 2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ LÊ ĐÌNH QUANG KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS VÀ HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU TIÊM VACCINE PHÒNG BỆNH NEWCASTLE Ở GÀ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY SƠN VÀ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60.64.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HỒNG SƠN PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 14 tháng 9 năm 2016 Tác giả Lê Đình Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình, sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn - Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Hồng Sơn, người đã định hướng, tận tình chỉ dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện nội dung của đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, viên chức của Trạm Thú y huyện Tây Sơn, Trạm Thú y thị xã An Nhơn và Thú y viên cơ sở thuộc 2 địa phương triển khai các nội dung nghiên cúu đề tài. Đặc biệt là cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, công chức phòng Chẩn đoán - Xét nghiệm thuộc Chi cục, những người đã luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện các nội dung đề tài. Xin được gửi lời cảm ơn đến chính quyền các xã thuộc huyện Tây Sơn, thị xã An Nhơn của tỉnh Bình Định và hơn hết là các hộ chăn nuôi gà tại hai địa bàn trên đã cung cấp thông tin, tích cực phối hợp thực hiện chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng,… và hết lòng tạo điều kiện để tôi triển khai kế hoạch nghiên cứu và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các phần viêc, nội dung đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân, cũng như nhóm sinh viên khóa 45, chuyên ngành Thú y của Trường Đại học Nông lâm Huế đã tích cực hợp tác trong nghiên cứu, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 14 tháng 9 năm 2016 Tác giả Lê Đình Quang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Chăn nuôi gia cầm là lĩnh vực chiếm vị trí cao trong chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người và nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên dịch bệnh là mối nguy với gia cầm, nhất là các bệnh truyền nhiễm mà đặc biệt bệnh Newcastle, một trong số bệnh quan trọng nhất về mặt kinh tế đối với chăn nuôi gia cầm. Đề tài đã tiếp cận giải quyết ba vấn đề: 1) Khảo sát ảnh hưởng của tiêm phòng trong thời gian những năm qua đối với tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà; 2) Đánh giá tác động của một số quy trình tiêm vaccine Newcastle đến đáp ứng miễn dịch dịch thể; 3) Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên virus Newcastle trong phân để xác định tình hình cảm nhiễm ở gà nuôi tại nông hộ trong ba tháng thuộc năm 2015. Kết quả khảo cứu trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2010-2015 cho thấy, việc tiêm phòng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ gà mắc bệnh Newcastle. Tuy vậy, mặc dù gà đã được phòng bệnh bằng vaccine theo đúng hướng dẫn, nhưng bệnh vẫn xảy ra. Gà bị bệnh nhưng triệu chứng, bệnh tích không đặc trưng và khó chẩn đoán. Khảo sát đáp ứng kháng thể của gà sau khi tiêm phòng, xét nghiệm bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Haemagglutination Inhibition) đã được thực hiện với 630 mẫu huyết thanh, từ 7 đàn đã được tiêm vaccine theo 4 quy trình thí nghiệm từ huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn. Kết quả xét nghiệm cho thấy, gà con được chủng vaccine Lasota cho đáp ứng kháng thể nhanh và hiệu giá kháng thể trung bình nhân (GMT) đạt từ 13,3 đến 27,2 cao hơn so với vaccine ND-IB chỉ đạt GMT từ 4,7 đến 7,3. Vaccine Lasota cho đáp ứng kháng thể sớm và có hiệu giá bảo hộ ở 3 tuần sau khi được chủng. Kết quả thí nghiệm tiêm sớm vaccine M cho gà (35 ngày tuổi) với việc chủng lót 2 lần Lasota (hoặc ND-IB) vào 7 và 21 ngày tuổi trước đó, cho thấy gà có đáp ứng kháng thể rất cao đạt tỷ lệ bảo hộ từ 90% đến 100%. Hiệu giá kháng thể chống virus Newcastle ở gà tăng dần sau khi tiêm vaccine nhắc lại. Việc sử dụng loại vaccine làm cơ sở (nền) trước khi tiêm vaccine chứa chủng độc lực mạnh hơn có ý nghĩa trong phòng bệnh Newcastle bằng vaccine. Vì vậy, nên chủng Lasota (hoặc ND- IB) cho gà con 2 lần vào lúc 7 ngày và 21 ngày tuổi, sau đó tiêm chủng sớm vaccine M cho gà vào 35 ngày tuổi để có đáp ứng miễn dịch với virus Newcastle cao hơn. Phát hiện kháng nguyên virus Newcastle lưu hành ở gà bằng phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI – Shifting assay of standardized direct haemagglutination inhibition) đã được thực hiện với 633 mẫu phân từ huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn trong các tháng 8, 9 và 10 năm 2015. Kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ mang virus khác nhau ở các vùng nuôi khác nhau và ở Tây Sơn thì thời điểm thu mẫu khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm bệnh, cường độ nhiễm (tỉ lệ nhiễm 19,18%, GMT=1,28) còn tại An Nhơn thì tỉ lệ nhiễm chung thấp hơn so với Tây Sơn và hầu như giống nhau qua các tháng (tỷ lệ nhiễm 9,21%, GMT=1,08). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................viii DANH SÁCH CÁC HÌNH .....................................................................................................ix DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ x MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ...............................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................4 1.1. Khái quát về bệnh Newcastle ............................................................................................4 1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................4 1.1.2. Sơ lược tình hình phát hiện bệnh Newcastle .................................................................4 1.2. Căn bệnh .............................................................................................................................7 1.2.1. Phân loại, hình thái, cấu trúc virus Newcastle ..............................................................7 1.2.2. Đặc tính sinh học ............................................................................................................9 1.2.3. Độc lực của virus ..........................................................................................................10 1.2.4. Các thể bệnh do virus Newcastle gây ra......................................................................13 1.2.5. Đặc tính nuôi cấy ..........................................................................................................14 1.2.6. Sức đề kháng của virus Newcastle ..............................................................................15 1.3. Truyền nhiễm học ............................................................................................................16 1.3.1. Loài cảm thụ ..................................................................................................................16 1.3.2. Tuổi và mùa vụ mắc bệnh ............................................................................................17 1.3.3. Chất chứa mầm bệnh ....................................................................................................17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 1.3.4. Đường xâm nhập và phương thức lây lan ...................................................................18 1.3.5. Cơ chế sinh bệnh ...........................................................................................................19 1.4. Triệu chứng ......................................................................................................................20 1.5. Bệnh tích ...........................................................................................................................23 1.5.1. Bệnh tích đại thể ...........................................................................................................23 1.5.2. Bệnh tích vi thể .............................................................................................................25 1.6. Miễn dịch chống bệnh Newcastle ...................................................................................25 1.6.1. Miễn dịch chủ động ......................................................................................................26 1.6.2. Miễn dịch thụ động .......................................................................................................29 1.6.3. Quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.........................................................................30 1.6.4. Quy luật hình thành kháng thể đặc hiệu ......................................................................31 1.7. Chẩn đoán bệnh Newcastle .............................................................................................32 1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh lý ...................................................................32 1.7.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm .............................................................................34 1.8. Trị bệnh.............................................................................................................................37 1.9. Phòng bệnh .......................................................................................................................37 1.9.1. Vệ sinh phòng bệnh ......................................................................................................38 1.9.2. Phòng bệnh bằng vaccine .............................................................................................39 1.9.3. Biện pháp phòng, chống dịch.......................................................................................44 1.10. Nhận xét chung ..............................................................................................................46 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................................48 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................48 2.1.1. Đối tượng.......................................................................................................................48 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................48 2.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................49 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................49 2.3.1. Khảo cứu tình hình dịch bệnh và tiêm phòng Newcastle ở gà nuôi tại Bình Định ..49 2.3.2. Phương pháp xác định hàm lượng kháng thể..............................................................50 2.3.3. Nghiên cứu sự lưu hành của kháng nguyên virus Newcastle ....................................56 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................58 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................59 3.1. Khảo cứu tình hình chăn nuôi gà, tiêm phòng và dịch bệnh Newcastle giai đoạn từ năm 2010-2015 ........................................................................................................................59 3.1.1. Tình hình chăn nuôi, tiêm phòng và dịch bệnh trên gà nuôi tại huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .............................................................................................59 3.1.2. Khảo cứu tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà nuôi tại Bình Định ..60 3.2. Khảo sát đáp ứng miễn dịch ở gà sau khi chủng vaccine Newcastle ...........................61 3.2.1. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt và hướng trứng ở huyện Tây Sơn ................................................................62 3.2.2. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà hướng thịt và hướng trứng tại thị xã An Nhơn ......................................................................67 3.2.3. Ảnh hưởng của các quy trình chủng khác nhau đến mức độ miễn dịch dịch thể ở gà nuôi thực nghiệm hai hướng trên cùng địa bàn .....................................................................69 3.2.4. So sánh tỷ lệ hiệu giá kháng thể khi sử dụng vaccine Lasota và hệ M .....................77 3.3. Khảo sát sự lưu hành virus Newcastle ở gà nuôi trong nông hộ tại huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn của tỉnh Bình Định .......................................................................................80 3.3.1. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại huyện Tây Sơn qua các tháng khảo sát ...................................................................................................................80 3.3.2. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại thị xã An Nhơn qua các tháng khảo sát ...................................................................................................................83 3.3.3. So sánh tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ thuộc huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ..............................................86 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................88 4.1. Kết luận.............................................................................................................................88 4.2. Kiến nghị ..........................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................90 PHỤ LỤC ................................................................................................................................98 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NDV: Newcastle disease virus HA: Haemagglutination (ngưng kết hồng cầu) HI: Haemagglutination Inhibition (ngăn trở ngưng kết hồng cầu) SSDHI: Shifting assay of standardized direct haemagglutination inhibition (Phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn) ELISA: Enzyme-Linked Immunosorbent Assay (Trắc định hấp phụ miễn dịch hấp phụ enzyme) PCR: Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase) RT-PCR: Reverse Transcription - Polymerase Chain Reaction (Phản ứng phối hợp Phiên mã ngược và phản ứng chuỗi polymerase) RNA: Acid Ribonucleic GMT: Geometric Mean Titre (Hiệu giá trung bình nhân) OIE: L’Office Internationale des Epizooties hay World Organisation for Animal Health (Tổ chức Thú y thế giới) MDT: Mean Death Time (Thời gian trung bình gây chết phôi) IVPI: Intravenous Pathogenicity Index (Chỉ số gây bệnh khi tiêm vào tĩnh mạch) ICPI: Intracerebral Pathogenicity Index (Chỉ số gây bệnh khi tiêm vào não) CEP: Chicken Embryonic Pathogenicity (Bệnh lý tế bào của phôi gà) SPF: Specific Pathogen Free (Vô nhiễm mầm bệnh đặc hiệu) EID50: Egg Infective Dose 50 (Liều gây nhiễm 50% phôi gà) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG NỘI DUNG Trang Bảng 1.1. Chỉ định độc lực của virus bệnh Newcastle ................................................... 12 Bảng 1.2. Chỉ số độc lực của một số chủng virus Newcastle ........................................ 13 Bảng 1.3. Tóm tắt triệu chứng bệnh Newcastle ở thể cấp tính ...................................... 22 Bảng 1.4. Chủng virus Newcastle dùng làm vaccine nhược độc................................... 42 Bảng 1.5. Sự hình thành kháng thể khi dùng vaccine Lasota ở gà có kháng thể thấp .. 43 Bảng 1.6. Các loại vaccine phòng Newcastle sản xuất tại NAVETCO ........................ 44 Bảng 1.7. Lịch tiêm phòng cho đàn gà ........................................................................... 45 Bảng 2.1. Các bước phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) .............................................. 53 Bảng 2.2. Các bước phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) ................................. 55 Bảng 2.3. Các bước phản ứng trắc định xê lệch ngăn trở ngưng kết hồng cầu trực tiếp chuẩn (SSDHI) .............................................................................................. 58 Bảng 3.1. Tổng đàn và tỷ lệ tiêm phòng bệnh Newcastle cho gà nuôi tại Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định từ năm 2010-2015........................................... 59 Bảng 3.2. Kết quả số liệu khảo cứu về tỷ lệ tiêm phòng và tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở đàn gà nuôi tại tỉnh Bình Định, qua các năm từ 2010-2015 ...................... 61 Bảng 3.3. Phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine ở gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn ................................................................... 62 Bảng 3.4. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine ở gà nuôi hướng trứng tại Tây Sơn ................................................................................ 65 Bảng 3.5. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine khác nhau ở gà nuôi hướng thịt tại An Nhơn .................................................................. 67 Bảng 3.6. Hiệu giá kháng thể sau tiêm chủng với các quy trình vaccine ở gà nuôi hướng trứng tại An Nhơn ............................................................................... 68 Bảng 3.7. Phân bố hiệu giá kháng thể bảo hộ HI ≥ 4log2 khi sử dụng quy trình chủng với vaccine Lasota và M cho gà hai hướng nuôi khác nhau tại Tây Sơn ..... 70 Bảng 3.8. Hiệu giá kháng thể bảo hộ HI≥4log2 sử dụng quy trình với hai loại vaccine ND-IB và M chủng cho gà ở hai hướng nuôi tại Tây Sơn .............. 71 Bảng 3.9. Phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine M cho gà ở các quy trình chủng tại hai địa bàn khảo sát ........................................................................ 77 Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại Tây Sơn ..... 81 Bảng 3.11. Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại An Nhơn..... 83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH SÁCH CÁC HÌNH NỘI DUNG Trang Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc virus Newcasle ................................................................. 8 Hình 1.2. Vòng truyền lây của virus Newcastle ............................................................... 19 Hình 1.3. Gà mắc bệnh có biểu hiện thần kinh ................................................................. 20 Hình 1.4. Triệu chứng thần kinh đầu và cổ bị vẹo, thõng xuống, gà chết. Gà không thở được bằng mũi phải há mồm vươn cổ ra mà thở ........................................ 21 Hình 1.5. Gà ủ rũ, sã cánh, lông xù như khoác áo tơi, mắt lim dim nửa nhắm nửa mở .. 22 Hình 1.6. Niêm mạc khí quản có chứa nhiều tiêu điểm xuất huyết, khoang miệng có chứa nhiều dịch nhớt ..................................................................................... 23 Hình 1.7. Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết bằng đầu đinh ghim ................................. 24 Hình 1.8. Niêm mạc trực tràng xuất huyết. Nang trứng xung huyết, xuất huyết, hoại tử ................................................................................................................. 25 Hình 1.9. Mô hình tổng quát cơ chế đáp ứng miễn dịch ở gia cầm chống virus Newcastle .......................................................................................................... 27 Hình 2.1. Vaccine Newcastle chủng Lasota, chủng M và vaccine ND-IB ...................... 48 Hình 2.2. Lấy mẫu máu thu huyết thanh xét nghiệm........................................................ 52 Hình 2.3. Phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) ................................................................. 54 Hình 2.4. Phản ứng thử hiệu giá virus Newcastle............................................................. 54 Hình 3.1. Kết quả xét nghiệm theo phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) ........... 61 Hình 3.2. Kết quả xét nghiệm theo phản ứng SSDHI ...................................................... 80 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ NỘI DUNG Trang Biểu đồ 3.1. Hiệu giá kháng thể khi sử dụng quy trình vaccine khác nhau chủng cho gà nuôi hướng thịt tại Tây Sơn ........................................................64 Biểu đồ 3.2. Hiệu giá kháng thể khi sử dụng quy trình vaccine khác nhau chủng cho gà nuôi hướng trứng tại Tây Sơn .....................................................69 Biểu đồ 3.3. Hiệu giá kháng thể HI ≥4log2 cùng quy trình chủng ở gà hai hướng nuôi tại Tây Sơn .....................................................................................70 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của quy trình chủng với hai loại vaccine ND-IB và M đến miễn dịch dịch thể của gà ở hai hướng nuôi khác nhau .........................72 Biểu đồ 3.5. Hiệu giá kháng thể bảo hộ sử dụng quy trình với hai loại vaccine Lasota và M chủng cho gà nuôi hai hướng khác nhau tại An Nhơn ......72 Biểu đồ 3.6. Hiệu giá kháng thể bảo hộ sử dụng quy trình với hai loại vaccine Lasota và M chủng cho gà ở hai hướng nuôi khác nhau thuộc hai địa bàn khảo sát ............................................................................................73 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hiệu giá kháng thể ở gà sau chủng vaccine với các quy trình gồm hai loại vaccine Lasota và M nuôi trên hai địa bàn khảo sát..........78 Biểu đồ 3.8. Hiệu giá kháng thể sau chủng vaccine ở gà nuôi trên hai địa bàn nghiên cứu với các công thức khác nhau ...............................................79 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus newcastle ở gà nuôi tại Tây Sơn qua các tháng khảo sát ....................................................................82 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại thị xã An Nhơn qua các tháng khảo sát ............................................................85 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm virus Newcastle ở gà nuôi tại Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định qua các tháng khảo sát ......................86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm giữ một vai trò quan trọng trong ngành Nông nghiệp Việt Nam, là một trong những lĩnh vực có bước phát triển mạnh, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu trong nông thôn các năm gần đây (Nguyễn Huy Đăng, 2014). Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng đã gặp phải không ít khó khăn, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Đối với ngành công nghiệp nuôi gia cầm, các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh Newcastle do tính chất lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% (Alexander, 1997; OIE, 2008) và được tổ chức Thú y thế giới – OIE (World Organisation for Animal Health) xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với gia cầm. Bệnh này do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, làm thiệt hại kinh tế trầm trọng cho chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi theo kiểu cổ truyền (chăn thả) ở hộ gia đình. Hơn thế, bệnh còn là mối nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Bệnh Newcastle còn được gọi là bệnh gà rù, là một bệnh thường xuyên xảy ra, thường gặp trên gà, vịt, ngan, ngỗng (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 1999). Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh và rộng (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Tuy bệnh đã được phát hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX, cho đến nay việc tìm ra giải pháp điều trị bệnh chưa mang lại kết quả cao, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Bệnh đang là vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, có mặt khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Thị Nga và cs, 2007), nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế chăn nuôi nông hộ gia đình và công nghiệp. Bệnh ở châu Á, châu Phi thường là thể nặng hơn, còn tại Bắc Mỹ ở thể nhẹ. Hiện nay, do mức độ nguy hiểm, diễn biến phức tạp và phạm vi ảnh hưởng của cúm gia cầm mà bệnh Newcastle ít được chú ý. Thực tế nhiều người chăn nuôi thường có tư tưởng chủ quan, khi thấy trong thời gian dài gia cầm gia đình mình không bị bệnh Newcastle, đã không thực hiện đúng quy trình tiêm vaccine phòng bệnh, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao. Mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, công tác kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Tìm ra nguyên nhân và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cho đàn gà là vô cùng quan trọng. Ngoài ra thiệt hại liên tục do bệnh Newcastle sẽ ảnh hưởng đến số lượng, cũng như chất lượng thực phẩm cho người dân. Do vậy, vấn đề phòng ngừa càng được chú trọng, nhất là việc áp dụng biện pháp phòng bằng vaccine là thiết yếu nếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 muốn chăn nuôi không bị thất bại. Nhiều tác giả trong và ngoài nước cho rằng quy trình chủng ngừa bệnh Newcastle là không thể thiếu trong chăn nuôi gà nói chung và đặc biệt là khi nuôi tập trung với số lượng lớn. Gà ta cũng như nhiều giống gà khác, hiện nay cũng được nuôi sản xuất hàng hóa với quy mô đàn lớn theo hình thức thả vườn trong diện tích giới hạn, nên cần phải chú ý quy trình chủng ngừa sao cho đơn giản mà hiệu quả cao (Trần Ngọc Bích và cs, 2014). Xác định tình hình lưu hành mầm bệnh Newcastle và nguy cơ phát bệnh là một việc thiết thực, giúp làm rõ thực trạng tỷ lệ nhiễm mầm bệnh ở gà thuộc các địa bàn nuôi khác nhau. Bên cạnh đó theo dõi diễn biến kháng thể sau tiêm phòng và nghiên cứu, đánh giá khả năng chống lại bệnh Newcastle của gà nuôi nông hộ bằng biện pháp tiêm vaccine, sẽ góp phần không nhỏ trong khống chế bệnh. Đồng thời đề xuất việc sử dụng vaccine trong phòng bệnh Newcastle cho gà là việc có ý nghĩa thực tế rất lớn. Với những yêu cầu đó của thực tiễn, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát sự lưu hành virus và hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle ở gà trên địa bàn Tây Sơn và An Nhơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục đích của đề tài - Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của tiêm phòng qua các năm đối với tỷ lệ mắc bệnh Newcastle ở gà. - Đánh giá tác động của một số quy trình tiêm vaccine Newcastle đến đáp ứng miễn dịch dịch thể ở gà. - Khảo sát sự lưu hành kháng nguyên virus Newcastle trong phân gà nuôi ở nông hộ. - So sánh kết quả phát hiện kháng nguyên lưu hành; kháng thể chống virus Newcastle ở vùng nuôi khác nhau. - Khuyến cáo việc sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle cho gà. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, góp phần làm rõ thực trạng về sự lưu hành của virus Newcastle ở gà khảo sát được tại địa bàn huyện Tây Sơn và thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. - Đánh giá được hiệu giá kháng thể sinh ra sau tiêm vaccine phòng bệnh Newcastle trên gà ở từng quy trình. - Thực trạng mầm bệnh Newcastle lưu hành và khả năng đề kháng của đàn gà sau tiêm vaccine nuôi tại địa bàn, tạo ý thức người chăn nuôi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 sinh thú y và biện pháp phòng tránh một cách hiệu quả bệnh Newcastle ở gà. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đánh giá đúng về sự lưu hành virus gây bệnh Newcastle trên đàn gà nuôi ở địa bàn nghiên cứu, giúp cho các nhà chăn nuôi, cơ quan quản lý nhà nước về thú y có kế hoạch phòng chống bệnh và tiến tới thanh toán dịch bệnh nguy hiểm này. - Đề tài xác nhận một phương pháp chẩn đoán rẻ tiền và nhanh chóng với nguyên liệu sẵn có. - Đề tài đầu tiên về giám sát sự lưu hành virus, cũng như đáp ứng kháng thể chống virus Newcastle sau tiêm vaccine phòng bệnh ở gà được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về bệnh Newcastle 1.1.1. Khái niệm Bệnh Newcastle (Newcastle disease) hay còn gọi là bệnh gà rù hay bệnh giả dịch tả gà (avian pseudoplague) (Phạm Hồng Sơn, 2013). Bệnh này do paramyxovirus type 1 hay virus bệnh Newcastle (NDV) gây ra ở gà, gà tây, vịt, chim cút, bồ câu, chim trĩ, quạ, chim sẻ,… những chứng bệnh cơ quan hô hấp và thần kinh,... (Phạm Hồng Sơn, 2013), là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh ở gà mọi lứa tuổi. Gà bệnh có những triệu chứng về hô hấp, tiêu hoá và thần kinh, tỷ lệ ốm và chết cao (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006). Bệnh xảy ra trên mọi lứa tuổi, thường ghép với nhiều bệnh khác ở gia cầm và gây ra tỷ lệ chết cao lên tới 90 - 100%, thiệt hại kinh tế lớn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Virus Newcastle có tính độc lực cao. Tỷ lệ tử vong gần như 100% có thể xảy ra trong đàn gia cầm chưa được tiêm vaccine. Virus cũng có thể lây nhiễm và gây tử vong ngay cả trong đàn gia cầm đã được tiêm phòng (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2013). Những ổ bệnh và nạn dịch thường xuyên gây ra tác hại và tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, có thể lên đến hàng triệu đô la (Rones và cs, 1996). Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh Newcastle mà tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bảng A các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở vật nuôi và là bệnh bắt buộc phải công bố khi có dịch (Rones và Levy, 1996). 1.1.2. Sơ lược tình hình phát hiện bệnh Newcastle 1.1.2.1. Trên thế giới Năm 1833, Peteni lần đầu tiên đã mô tả về một trận dịch tả gà (một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà nay được đổi tên thành bệnh cúm gia cầm (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002)) ở Hungari. Đến năm 1880, Denprato ở Ý bắt đầu phân biệt dịch tả gà với bệnh tụ huyết trùng gà và gọi tên là Typhus exudativus gallinarum. Mãi đến năm 1926, Kraneveld ở Jakarta (Indonesia) đã mô tả triệu chứng và bệnh tích của một loại bệnh ở gà, khác với đặc điểm của bệnh dịch tả gà. Năm 1927 ở bang Tyne ngoại ô thành phố Newcastle nước Anh, lại phát hiện một số ổ dịch tả gà cổ điển, song khi nghiên cứu huyết thanh học lại thấy căn bệnh có đặc tính hoàn toàn khác, và cũng trong năm này Doyle đã phân lập được virus ở gà và là người đầu tiên chứng minh virus phân lập được có tính kháng nguyên khác với virus dịch tả gà. Để kỷ niệm nơi phát hiện ra bệnh, người ta đã gọi tên bệnh là Newcastle hay dịch tả gà châu Á (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997). Còn bệnh dịch tả gà được tìm thấy trước kia được gọi là bệnh dịch tả gà cổ điển, dịch tả gà châu Âu hay dịch tả gà thật (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). Dịch bệnh ở Anh xảy ra PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 theo tài liệu ghi chép có liên quan đến một con tàu vận chuyển thịt đông lạnh, mang theo gà nuôi di chuyển từ châu Á đến cảng Newcastle (Alexander, 1988). Năm 1951 bệnh lan tới Hawaii, Canada và tiếp tục lan rộng sang châu Âu và nhiều vùng khác nhau của châu Phi. Bệnh Newcastle được chẩn đoán lần đầu tiên ở Angola năm 1957 và đã giết khoảng 50% - 80% số gà ở làng quê trong mỗi năm. Trong cùng thời gian đó, các thể bệnh không điển hình cũng được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới (Bankowski, 1964). Tại châu Mỹ, ổ dịch do virus cường độc đầu tiên xảy ra ở Paraguay vào năm 1970, làm chết một triệu con gà. Năm 1971, bệnh xảy ra ở California, Mỹ (Acha và Szyfres, 1987) và trong năm 2002 - 2003 bệnh Newcastle lại xuất hiện ở Califonia, gây thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến cái chết của hơn ba triệu con gia cầm và ngành công nghiệp nuôi gà ở Mỹ thiệt hại ước tính ở mức 5 tỷ USD, phải 9 tháng sau mới kiểm soát được bệnh này (The Center for Food Security, Iowa State University, 2016; Phan Chí Thông, 2015). Tính chất bệnh nghiêm trọng hơn ở châu Âu và Trung Đông. Các chuyên gia thú y ở Mỹ đặt tên bệnh là “Velogenic Viscerotropic Newcastle Disease”. Năm 1977, tại hội nghị gia cầm thế giới tổ chức tại Atlanta (Mỹ) đã làm rõ tính chất bệnh và kết luận: Tất cả các chủng virus phân lập được ở California, Trung Đông và châu Âu có cùng serotype. Ở Đài Loan từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1984, bệnh đã xảy ra ở 245 trại gà trong 11 vùng với 2,76 triệu gà mắc bệnh và 0,57 triệu con chết (Lu và cs, 1986). Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới nhưng lưu hành rộng rãi nhất là châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Ở châu Á, châu Phi bệnh thường thể nặng hơn (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978). 1.1.2.2. Ở Việt Nam Năm 1933, bệnh được Phạm Văn Huyến đề cập đến lần đầu tiên ở Việt Nam và gọi là bệnh dịch tả gà Đông Dương. Năm 1938, một vụ dịch xảy ra trên gà ở Nam bộ được mô tả có những triệu chứng giống bệnh Newcastle. Năm 1949, Jacotot và Le Louet đã chứng minh có virus Newcastle ở Nha Trang sau khi nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm cho gà và nuôi cấy trên phôi gà, làm phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA), phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà (HI) và miễn dịch chéo. Tại Sài Gòn vào năm 1956, Notter và cộng sự đã phân lập được chủng virus Newcastle. Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã khẳng định lại sự có mặt của bệnh ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Từ cuối năm 1955–1957, ở miền Bắc đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu bệnh dịch tả gà và bệnh Newcastle. Trên 189 bệnh phẩm não gà bệnh lấy từ 20 tỉnh, các tác giả thấy 58 mẫu phát hiện có virus Newcastle, chưa thấy có virus dịch tả gà. Điều này cũng phù hợp với thông báo của Ủy ban quốc tế phân loại virus gà. Từ năm 1940 trở lại đây, trên thế giới không có bệnh dịch tả gà cổ điển nữa. Nguyễn Bá Huệ và Nguyễn Thu Hồng (1980) đã nghiên cứu và chứng minh được rằng virus gây PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 ra những trận dịch lớn năm 1970 ở nông trường An Khánh; đầu năm 1974 ở Đông Anh, Hà Nội và Hải Phòng là do virus cường độc Newcastle gây nên (Nguyễn Bá Huệ và cs, 1986). Năm 1984-1985, tại Trung tâm nghiên cứu Thụy Phương thuộc viện Chăn nuôi đã giết và hủy 18.000 con gà các loại. Năm 1986 trại gà Phú Tịnh, Đông Anh, Hà Nội bệnh Newcastle đã gây chết 56.000 con gà (Lê Văn Năm, 2004). Báo cáo của Cục Thú y trong một hội thảo tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994, kết quả điều tra bệnh Newcastle trong năm 1991 - 1992 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trên 30% và tỷ lệ chết từ 15 - 20%, có tỉnh thiệt hại lên đến 4 - 5 tỷ đồng (Cục Thú y và Công Ty Sanofi, 1994). Theo số liệu của phòng Kỹ thuật thuộc Sở Nông Lâm nghiệp Hà Nội, thì tổng số gà chết do bệnh Newcastle từ năm 1993 - 1995 chiếm từ 14 - 16% (Phạm Xuân Tý và cs, 2000). Trương Quang và cộng sự (2005) cho biết những năm gần đây bệnh Newcastle xảy ra ở các đàn gà nuôi tập trung trong các hộ gia đình thường ở thể không điển hình. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trên là do: Lịch sử dụng vaccine không thích hợp, một tỉ lệ nhất định (7,59 - 13,15%) gà sau khi uống vaccine có hàm lượng kháng thể thấp (
  19. 7 cầu (HI) từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011, cho thấy có 23 đàn gà mắc bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là (20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm ngừa, kế đến là các đàn gà chỉ được tiêm ngừa một lần và gà được tiêm ngừa hai lần (Hồ Thị Việt Thu, 2012). Đến nay, ở Việt Nam bệnh Newcastle vẫn thường xuyên xảy ra và gây những tổn thất lớn trong ngành chăn nuôi gà, nhất là khi chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh (Dương Nghĩa Quốc, 2007). 1.2. Căn bệnh 1.2.1. Phân loại, hình thái, cấu trúc virus Newcastle 1.2.1.1. Phân loại Virus gây bệnh Newcastle trên gia cầm thuộc họ Paramyxoviridae, tộc Paramyxovirinae, chi Avulavirus, loài Newcastle disease virus hay Avian paramyxovirus 1 gây ra (Phạm Hồng Sơn, 2013). Họ Paramyxoviridae gồm 2 tộc Paramyxovirinae và Pneumovirinae, bên cạnh các paramyxovius chưa phân loại. Tộc Paramyxovirinae gồm 5 chi: Respirovirus và Rubulavirus và chi mới Avulavirus được thành lập trên cơ sở tách chi cũ Paramyxovius, chi Morbillivirus gồm virus bệnh quai bị ở người, virus bệnh sài sốt chó, virus bệnh sài sốt hải cẩu, virus dịch tả trâu bò và các loài virus dịch tả động vật nhai lại, còn Henipavirus là chi mới được đề nghị thiết lập trên cơ sở các đặc điểm khác biệt của virus Nipah (ban đầu gọi là Hendra-like virus) và Hendra (ban đầu gọi nhầm là equine morbillivirus: morbillivirus ngựa). Còn tộc Pneumovirinae gồm 2 chi, chi Pneumovirus và chi mới thiết lập là Metapneumovirus. Chi Paramyxovius cũ có 9 loài paramyxovius chim trong đó có virus bệnh Newcastle (NDV), 4 loài virus á cúm (parainfluenza) và virus quai bị (mumps virus). Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã dẫn đến sự sắp xếp lại chi này. Trên cơ sở các loài của chi Paramyxovius cũ nêu trên và virus Menangle (Menangle virus) mới phân lập được vào năm 1997 ở lợn, hai chi là Respirovirus và Rubulavirus đã được thiết lập, và gần đây là chi mới Avulavirus. Cả ba chi giống nhau ở chỗ áo ngoài (envelope) của chúng đều có một phân tử protein HN duy nhất có hoạt tính của cả haemagglutinin (H) và neuraminidase (N) nhưng chi Rubulavirus lại có thêm protein SH (protein ngắn kỵ thủy) không rõ chức năng, gần giống ở chi Pneumovirus thuộc tộc Pneumovirinae. Trong chi Morbillivirus có các virus gần gũi về mặt kháng nguyên như virus sởi (measles virus), virus sài sốt chó (canine distemper virus, Carré disease virus), virus dịch tả trâu bò (rinderpest virus) virus dịch tả các loài nhai lại nhỏ (peste-de-petis- ruminants virus), virus sài sốt hải cẩu (phocine distemper virus) và các paramyxovirus PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 khác phân lập được gần đây từ động vật biển. Chúng hình thành các thể ẩn nhập trong tế bào chất và trong nhân chứa ribonucleoprotein (RNP). Đặc điểm phân biệt của chúng là có protein H mà không có N. Chi Henipavirus cũng chỉ có H mà không có N, nhưng genome có kích thước lớn hơn genome của các Paramyxovius khác (hơn 18kb so với 15-16kb) và độ tương đồng nucleotide so với virus khác rất thấp (tối đa 49%, trong khi giữa các chủng của chúng có độ tương đồng 70-78%). Các chi có nhiều khác biệt về mặt cấu tạo virion, cấu tạo genome, kích thước genome, sự tồn tại một protein liên quan đến màng, trật tự các gen mã hóa protein G và F thuận hay ngược,… (Phạm Hồng Sơn, 2013). 1.2.1.2. Hình thái Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc virus Newcasle (http://www.brandeis.edu/wanghlab/research/projects/newcastle.html) Virion có đường kính 150 - 300nm hơi to hơn các orthomyxovirus chút ít, chúng thường có dạng hình cầu hoặc đa hình thái. Áo ngoài có độ dày khoảng 10nm trên bề mặt có gai glycoprotein sắp xếp chặt chẽ (Phạm Hồng Sơn, 2013). Do không bền vững nên khi bị làm đông giá và tan giá hay khi được tinh chế thì áo ngoài thường bị phá hủy rất dễ dàng, do vậy dưới kính hiển vi điện tử thường thấy nucleocapsid lộ xuất ra ngoài. Nucleocapsid đối xứng xoắn dạng sợi thừng có chiều rộng 14-18nm, chiều dài khoảng 1µm (Phạm Hồng Sơn và cs, 2002). Virus có thể qua được ống lọc Berkefeld, Chamberland và màng lọc Seitz (Nguyễn Như Thanh và cs, 2006). Một thời gian dài trước đây người ta nhầm lẫn bệnh Newcastle với bệnh dịch tả gà (bệnh cúm gia cầm), vì cả hai loại virus này đều gây ngưng kết hồng cầu gà, vịt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2