Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay
lượt xem 20
download
Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Công giáo Ninh Bình trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Công giáo tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằn phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình ngày càng phong phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LƢƠNG THỊ DUNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2016 i
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- LƢƠNG THỊ DUNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh Hà Nội - 2016 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh. Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Học viên Lương Thị Dung iii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô và tập thể cán bộ trong Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt các thầy cô ở Khoa Triết học đã giúp đỡ, dạy bảo, động viên và trao đổi ý kiến khoa học quý báu trong suốt thời gian học tập để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Lương Thị Dung iv
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ii 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2.Tình hình nghiên cứu .............................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ...........................................................8 CHƢƠNG 1: CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY ......................................................9 1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình. ...............................................9 1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình...........9 1.1.2 Tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình .............................................................16 1.2 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. ................22 1.2.1 Một số khái niệm ..............................................................................................22 1.2.2 Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần người dân ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. .......................................................................30 CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VÀ GIẢI PHÁP .........................................................................41 2.1 Ảnh hƣởng của Công giáo đến một số phƣơng diện của đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. .....................................................41 2.1.1 Phương diện đạo đức, lối sống ........................................................................41 2.1.2 Phương diện hôn nhân, gia đình. .....................................................................48 2.1.3 Phương diện tín ngưỡng truyền thống: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. .............59 v
- 2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân tỉnh Ninh Bình hiện nay..................................................................................................67 2.2.1 Chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Công giáo. ...................................................................................................................................69 2.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho chức sắc tín đồ Công giáo. .................................................................................................................72 2.2.3 Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với đạo Công giáo. ........................75 2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ ................................................................................78 KẾT LUẬN ..............................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................86 PHỤ LỤC .................................................................................................................95 vi
- MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo luôn ảnh hưởng đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội và đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục của nhiều quốc gia, dân tộc. Tôn giáo không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu “đền bù hư ảo” cho một bộ phận quần chúng nhân dân mà bản thân tôn giáo cũng mang trong mình những giá trị đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, cũng đều phải quan tâm tới vấn đề tôn giáo. Nhận thức được vai trò của tôn giáo, ngay từ Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’. Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa IX) về công tác tôn giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta’’. Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống văn hóa xã hội. Tôn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc của xã hội, nó vừa có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên những cản trở đối với sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa xã hội đời sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn nhận đánh giá đúng và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo. Công giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, Công giáo du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XVI, cho đến nay đã hơn 400 năm. 1
- Hiện nay Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hệ thống thứ bậc rõ ràng. Từ khi được truyền vào Việt Nam đến nay Công giáo đã không ngừng phát triển cả về tín đồ, chức sắc, chức việc, về các dòng tu…Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng Công giáo đã trở thành một thành tố văn hóa không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và có ảnh hưởng khá sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta. Ninh Bình là mảnh đất phù sa cổ ven chân núi, thuộc đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng, bao gồm vùng núi rừng, đồng bằng và biển cả. Ninh Bình còn là vùng đất cố đô, địa linh nhân kiệt. Đó là ưu thế để nơi đây trở thành địa phương phát triển du lịch, dịch vụ và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ trong nước và quốc tế. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình phụ thuộc nhiều vào ưu thế này. Về đời sống văn hóa tinh thần thì Ninh Bình là vùng đất chịu ảnh hưởng nhiều bới Công giáo. Thế kỷ XVI – XVII Công giáo được truyền vào Ninh Bình dần dần phát triển và đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lối sống của người dân nơi đây. Hiện nay, ở Ninh Bình có khá đông đồng bào theo đạo Công giáo, trên địa bàn tỉnh có Toà giám mục Phát Diệm, là một trung tâm Công giáo lớn của cả nước, được Toà thánh Vatican đặc biệt chú trọng và coi Phát Diệm là “thủ đô Công giáo của Việt Nam”. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Công giáo Ninh Bình đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Công giáo mang tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân Ninh Bình hiện nay là vấn đề rất cần thiết. 2
- Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Công giáo đối với con người Việt Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình hiện nay cũng là điều rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối với công tác tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, nhằm phát huy những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, lành mạnh ở Ninh Bình và trong phạm vi cả nước. Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay ”, làm luận văn Thạc sĩ. 2.Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Công giáo là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm tìm hiểu, lý giải và hiện nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như: đạo đức học, sử học, nhân học, xã hội học, tôn giáo học, triết học, thần học… Trên lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử - triết học – tôn giáo có một số công trình đã công bố như: Mười tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Tác phẩm Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam của Đỗ Quang Hưng, Tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991; Tôn giáo thế giới và Việt Nam của Mai Thanh Hải, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000; Một số tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội 2005; Thập giá và lưỡi gươm của linh mục Trần Tam Tĩnh, bản gốc tiếng Pháp: “Catholique 3
- et César”, được linh mục Vương Đình Bích dịch sang tiếng Việt, Nxb. Trẻ ấn hành năm 1978; ); Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam (từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX) (Nguyễn Văn Kiệm, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2001); Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2005; Một số vấn đề cơ bản của Công giáo ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Hồng Dương thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2012. Trong các quyển sách này, tác giả đã trình bày khái quát nguồn gốc và các đặc điểm cơ bản của nhiều tôn giáo phổ biến, như Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo trên thế giới .Và phân tích tương đối rõ về quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của đạo Công giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu sâu về văn hóa Công giáo đã có một số công trình như: Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001); Nhà thờ Công giáo Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2003); Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); Lịch cử văn học Công giáo Việt Nam (Võ Long Tê, Nxb Tư duy, Sài Gòn, 1965); Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo (Hà Huy Tú, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001)…Các tác phẩm này đã đi sâu phân tích những biểu hiện đặc trưng của văn hóa Công giáo và những ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, có một số công trình đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo về vai trò của văn hóa Công giáo như: Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề đạo Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Viện khoa học xã hội và ban tôn giáo Tp. Hồ Chí Minh năm 1988. Một số bài viết trên các tạp chí như: Hội nhập văn hóa Ki tô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong 4
- lịch sử (Nghiên cứu Đông Nam Á số 1/1993); Thiên chúa giáo với việc giáo dục gia đình (Văn học nghệ thuật số 2/1996); Một số vấn đề về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng đồng bào Thiên chúa giáo (Văn học nghệ thuật số 4/1996)… Nghiên cứu về Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có một số công trình nghiên cứu như: “Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình)” của tác giả Nguyễn Hồng Dương, Viện nghiên cứu tôn giáo, 1997. Công trình, đã đề cập đến một không gian cụ thể: Làng Công giáo Lưu Phương trong một khoảng thời gian từ khi thành lập 1829 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới góc độ lịch sử và văn hoá- tôn giáo. Những thay đổi trong mối quan hệ giữa cộng đồng đồng bào Công giáo và ngoài Công giáo trước và sau khi Pháp xâm lược ở làng Lưu Phương cũng được phân tích. Đây có thể coi là một trong những làng khá điển hình ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, nghiên cứu về Công giáo ở Ninh Bình, còn phải kể đến công trình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dương “Về một số làng Công giáo ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đầu thế kỷ XIX”. Tác giả đã cho người đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về hoạt động, cơ cấu tổ chức, các lễ nghi về Công giáo gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể, đặc trưng của Công giáo ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Các công trình đề cập tới đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm còn có cuốn: Địa chí Ninh Bình của Tỉnh ủy Ninh Bình (2010) đã đề cập tới quá trình khai khẩn và thành lập huyện Kim Sơn trong đó có đề cập tới vai trò của người Công giáo cũng như tình hình Công giáo ở địa phận Phát Diệm. Lã Đăng Bật có các công trình nghiên cứu: Nho Quan vùng đất cổ; Kim sơn vùng đất mở và Đất và người Ninh Bình đã đề cập đạo Công giáo ở Ninh Bình và nhà thờ Phát Diệm. Tiến sĩ Lê Văn Thơ với công trình nghiên cứu “Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm giáo phận Phát Diệm Ninh 5
- Bình” (2012) đã làm rõ quá trình hình thành, phát triển củ a đạo Công giáo ở giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; phân tích thực trạng và đặc điểm của giáo phận Phát Diệm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay; Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Công giáo. Ngoài ra, chúng ta cũng còn phải kể đến một số bài nghiên cứu, chẳng hạn như Nguyễn Phú Lợi, “Vài nét về công cuộc khai hoang thành lập Làng Thiên chúa giáo ở Như Tân, Kim Sơn, Ninh Bình cuối thế kỷ XIX“ (Nghiên cứu Lịch sử, số 4/1997); Cơ cấu tổ chức xã hội- tôn giáo trong một số làng Công giáo ở Kim Sơn, Ninh Bình nửa sau thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. “Thắng cảnh Phát Diệm” của tác giả Hoàng Xuân Việt, UBĐK Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1991… Liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách cụ thể và có hệ thống. Vì vậy nghiên cứu “Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần nhân dân tỉnh Ninh Bình hiện nay” là vấn đề mới mẻ và rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Công giáo Ninh Bình trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Công giáo tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằn phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Ninh Bình ngày càng phong phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2 Nhiệm vụ 6
- - Trình bày khái quát về Công giáo và tình hình Công giáo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Công giáo đến một số phương diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân tỉnh Ninh Bình hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng Luận văn chỉ tập chung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần người dân cụ thể là người Công giáo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay. 4.2 Phạm vi Luận văn giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo tới một số phương diện của đời sống văn hóa tinh thần, đó là đạo đức, lối sống, hôn nhân và gia đình, và tín ngưỡng truyền thống – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Thực hiện đề tài này tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng; kế thừa các công trình nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 7
- Người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài được lý giải, phân tích, chứng minh chủ yếu bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, loại suy và các phương pháp khác như văn bản học, tôn giáo học với nguyên tắc tiếp cận liên ngành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học và hoàn thiện quan điểm chính sách của Đảng , Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến Công giáo, cũng như có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để dạy về tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trường Chính trị tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 8
- Chƣơng 1 CÔNG GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung về Công giáo tỉnh Ninh Bình. 1.1.1 Công giáo và giáo lý, giáo luật , nghi lễ của Công giáo tỉnh Ninh Bình. Ki-tô giáo là đạo do Đức Kitô Giêsu (người làng Nazareth, xứ Plestina, nay thuộc Israel) sáng lập, đặt nền tảng trên cuộc sống lời rao giảng, sự chết và sự sống lại của Người. Công giáo là một bộ phận của Kitô giáo được tách ra. Công: phổ quát; giáo: đạo. Công giáo: (đạo) có tính phổ quát. Theo các giáo dân, Công giáo là tôn giáo do chính Chúa Giêsu khai sinh và giảng dạy để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho tất cả mọi người thành tâm, thiện chí muốn đón nhận Thiên Chúa để được cứu rỗi và sống đạo đời đời. Giáo hội Công giáo là giáo hội do Chúa Giêsu thiết lập để tiếp giao giảng và chuyển ơn cứu độ đó đến cho những ai muốn tiếp nhận. Giáo hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Giáo hoàng, người duy nhất nối tiếp sứ vụ chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo hội. Công giáo là tôn giáo thờ Thiên Chúa Ba Ngôi (Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần) nhưng cùng một bản thể và uy quyền như nhau. Trong bốn chi phái chính của Kitô giáo, bên cạnh đạo Tin Lành, Chính thống giáo và Anh giáo, Công giáo là tôn giáo duy nhất có Giáo hội hoàn vũ, nghĩa là một tổ chức chung cho tất cả các Giáo hội địa phương, tức Tòa thánh Vatican hiện nay, đứng đầu là Giáo hoàng. Đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 5 thế kỷ. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, năm 1533 được xem là năm 9
- khởi đầu cho Công giáo tại Việt Nam với sự truyền đạo của thừa sai Innêkhu (hay Inhaxiô). Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam. Cùng với quá trình du nhập và phát triển của Công giáo trên khắp đất nước. Công giáo cũng đã được du nhập vào Ninh Bình, trong quá trình tồn tại và phát triển Công giáo Ninh Bình cũng đã tạo cho mình những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên giáo lý, giáo luật và nghi lễ vẫn mang những đặc điểm chung của Công giáo Việt Nam. - Giáo lý Công giáo Giáo lý của Công giáo nằm trong kinh thánh gồm hai bộ: Cựu Ước (46 quyển) và Tân Ước (27 quyển). Sách Cựu Ước, vốn là sách của đạo Do Thái, trình thuật về Thiên Chúa với công việc sáng tạo ra vũ trụ và con người, kể về những phong tuc tập quán của người Do Thái và loan báo, chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Sách Tân Ước tiếp nối Sách Cựu Ước, kể về cuộc đời, sự nghiệp của Chúa Giêsu Kitô – Đấng cứu thế, về quá trình hoạt động của các tông đồ và lời dạy bảo của Chúa Giêsu và các tông đồ về con người. Với tín đồ Công giáo, tín điều cơ bản đầu tiên chính là đức tin vào Thiên Chúa, vào sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Đây thực chất là lời đáp trả lại của con người đối với Thiên Chúa bởi con người khao khát có Thiên Chúa không chỉ vì họ nhờ có Thiên Chúa mới được tạo thành mà còn vì ở nơi Chúa, con người mới có được hạnh phúc, đạt tới chân lý mà họ đang kiếm tìm. Bằng những năng lực của mình, con người có khả năng nhận ra được Thiên Chúa từ những gì Người tạo nên, và Thiên Chúa cũng tự ban chính mình cho con 10
- người, “mặc khải” tình yêu thương, phép màu nhiệm của mình cho con người thông qua việc cử Đức Giêsu Kitô và Thánh Thần đến với con người. Qua đó, tín đồ Công giáo tin rằng Chúa có ba ngôi: Cha – tạo dựng, Con - Cứu chuộc, Thánh thần - Thánh hóa. Họ cũng tin Thiên Chúa đã tạo ra con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn, sau khi chết đi, thể xác sẽ trở về vơi cát bụi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Con người do trí khôn, lương tâm nên làm chủ thế giới muôn loài nhưng do tính phàm tục nên mắc nhiều tội lỗi. Thiên Chúa đã trừng phạt con người vì những lỗi lầm của họ nhưng sai Chúa Giêsu xuống cứu chuộc cho con người. Chúa Giêsu được sinh ra từ Đức Mẹ Maria bằng phép màu nhiệm của Thiên Chúa. Cái chết của Chúa Giêsu - bị đóng đinh trên cây Thánh giá, sự sống lại về trời chính là biểu hiện cho tình thương yêu, đức hi sinh và cuộc sống vĩnh hằng nơi Thiên Chúa. - Giáo luật và nghi lễ Công giáo Giáo luật Công giáo quy định nhiều điều, trong đó đáng chú ý có “Thập giới” – Mười điều răn mà Thiên Chúa đòi hỏi nhằm giúp cho con người được cứu rỗi: 1) Phải thờ kính Thiên chúa trên hết mọi sự. 2) Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục tầm thường. 3) Giành ngày chủ nhật để phụng thờ Thiên chúa. 4) Thảo kính Cha Mẹ. 5) Không được giết người. 6) Không được dâm dục 7) Không được gian tham lấy của người khác 8) Không được làm chứng dối, che dấu sự gian dối. 9) Không được ham muốn vợ hoặc chồng của người khác. 10) Không được ham muốn của trái lẽ. 11
- Mười điều răn của Thiên chúa đã cho khắc vào đá ban cho Maisen, tổ phụ của người Do thái, chung quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Công giáo là kính Chúa và yêu người. Giáo luật Công giáo quy định các tín đồ không ai được quyền vi phạm một trong mười điều răn trên, bởi chỉ cần phạm vào một điều là phạm tới tất cả những điều răn còn lại. Điều này là tất yếu, bởi không thể tôn trọng người khác mà không chúc tụng Thiên Chúa – Đấng sáng tạo ra họ, lại càng không thể chỉ tôn thờ Thiên Chúa mà không yêu thương những con người vốn là sản phẩm của Thiên Chúa tạo ra. Ngoài Mười điều răn của Chúa, luật lệ Công giáo còn được quy định bởi “Sáu điều răn của Giáo hội” đó là: 1) Xem lễ các ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc. 2) Kiêng việc xác ngày chủ nhật. 3) Xưng tội mỗi năm một lần. 4) Chịu lễ mùa phục sinh. 5) Giữ chay những ngày quy định. 6) Kiêng ăn thịt vào những ngày quy định. Ngoài ra các tín đồ phải chịu bảy phép bí tích: phép rửa tội, phép thêm sức, phép giải tội, phép Thánh thể, phép xức dầu thánh, phép truyền chức thánh và phép hôn phối. Bên cạnh bảy phép bí tích quan trọng kể trên, trong một năm đạo Công giáo có rất nhiều ngày lễ với những nghi lễ và ý nghĩa khác nhau: - Lễ Thiên Chúa giáng sinh hay còn gọi là lễ Giáng sinh (Noel) vào ngày 25 tháng 12: đây là một trong những ngày lễ được coi là quan trọng nhất của những người Kitô hữu, là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem thuộc Irael ngày nay, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế Quốc La Mã. Tuy nhiên, theo quan niệm của mỗi nước thì có lễ kỷ niệm ngày Thiên 12
- Chúa giáng sinh khác nhau, có một số nước kỷ niệm ngày Noel vào đêm ngày 24 tháng 12, bởi theo lịch Công giáo ngày mới bắt đầu vào lúc hoàng hôn. Còn theo lịch Công giáo Rôma, lễ chính thức vào ngày 25 tháng 12 hay còn gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 được gọi là “lễ vọng”. - Lễ phục sinh, kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại, vào một ngày của tháng 4 (chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn – Rằm của tháng sau xuân phân). Đây là lễ kỷ niệm ngày Chúa Giêsu sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh và chết trên cây thập giá. Theo luận giải của giáo lý Ba ngôi trong Tân ước, Chúa Giêsu là con Thiên Chúa và là người, do đó người có quyền năng phó mạng sống mình để cứu nhân loại cũng như phục hồi sự sống ấy. Vì vậy, sau khi chết Chúa Giêsu đã sống lại, sự kiện này được đề cập trong thuật ngữ Cơ Đốc là sự phục sinh của Chúa Giêsu, trở thành ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Ki tô hữu, được cử hành vào các Chủ nhật phục sinh. Giáo thuyết Chúa Giêsu phục sinh nhấn mạnh Thiên Chúa là đấng phán xét cuối cùng, nhưng sự kiện phục sinh không gì khác hơn là một biểu tượng tôn giáo về niềm hi vọng, và có tác dụng nuôi dưỡng tâm linh . - Lễ Chúa Giêsu lên trời, một số nơi còn gọi là lễ Thăng Thiên: là ngày lễ trọng của người Kitô giáo, được diễn ra 40 ngày sau lễ phục sinh do đó ngày lễ Chúa Giêsu lên trời luôn rơi vào ngày thứ năm, nhưng thường được rời vào ngày chủ nhật kế tiếp. Theo Tân ước, khi Chúa Giêsu sống lại, ngài ở lại cùng các môn đệ trong 40 ngày, sau đó lên trời để kết thúc sự hiện diện của ngài giữa loài người trần thế. - Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (có một số nơi gọi là lễ Hiện xuống, Giáng xuống, hạ trần, Lễ Ngũ Tuần ): đây là một ngày lễ trọng của người theo Công giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi bắt đầu ngày lễ phục sinh, và sau mười ngày kể từ ngày lễ Chúa Giêsu lên trời. 13
- Người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh thần hiện xuống, ngày này người Ki tô giáo tin là mang đến những tín hiệu tốt lành về niềm tin vào sự sống. - Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời: đây là ngày lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức mẹ của người Ki tô giáo. Trong những thế kỷ đầu ngày lễ Đức bà hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức mẹ an giấc. Kể từ năm 1950 khi Giáo hoàng Piô XII định tín việc Đức mẹ được cân nhắc về trời cả về trời cả hồn lẫn xác. Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời được cử hành vào ngày 15 tháng 8, nhưng theo truyền thống của Giáo hội Phương Đông sẽ dành 15 ngày đầu của tháng để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Ở Việt Nam ngày lễ kỷ niệm Đức bà hồn và xác lên trời thường chỉ được tổ chức trong ngày 15 tháng 8 mà thôi và được các tín hữu tham gia đông đảo. - Lễ các Thánh, là một lễ trọng được tổ chức vào ngày 01 tháng 11 hàng năm. Trong Ki tô giáo Tây phương hoặc chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ Tuần, trong Ki tô giáo Phương Đông, nhằm tôn vinh tất cả các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên thiên đàng. Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo Lễ các Thánh là một ngày lễ nghỉ. Sáu lễ quan trọng nói trên là những ngày lễ bắt buộc phải giữ và dự lễ của những người theo Kitô giáo nói chung, và các ngày lễ chủ nhật hàng tuần cũng là những ngày lễ bắt buộc, tất cả các tín đồ phải nghỉ phần xác để tham dự. Do là các lễ bắt buộc và theo quy định chung của Giáo hội công giáo, nên những ngày có diễn ra các lễ này, thường có rất đông tín hữu tham gia để cũng cố đức tin, giữ đạo, với mong muốn nhận được nhiều ân sủng. Do đó, theo quan điểm của tín hữu Công giáo mỗi dịp lễ là một dịp để các tín hữu nhìn nhận, xét mình. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 115 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 77 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 70 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 53 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 59 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
107 p | 65 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 110 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 86 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 101 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn