Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 20
download
Mục đích của luận văn: Nghiên cứu nội dung tư tưởng “đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam, chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng này ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của “đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ NGUYỄN THỊ THU “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60.22.03.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Thanh Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc, trên cơ sở đó tác giả luận văn bổ sung thêm những tƣ liệu mới và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thu
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận đƣợc sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và hƣớng dẫn tận tình của giảng viên hƣớng dẫn TS. Mai Thị Thanh. Vì vậy, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng viên hƣớng dẫn TS. Mai Thị Thanh đã tạo điều kiện hƣớng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành công trình nghiên cứu một cách thuận lợi nhất. Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng nhƣ bản thân em còn hạn hẹp về kinh nghiệm, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc. Chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Thu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn ............................................. 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu luận văn .................................................. 7 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ........................ 7 6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 8 8. Kết cấu của lận văn: ................................................................................... 8 Chƣơng 1: “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM .................. 9 NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN ......................................... 9 1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam ................................................ 9 1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Phật giáo ................................... 9 1.1.2. Quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam ......................... 16 1.2. Nội dung cơ bản về “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam............... 20 1.2.1. Tư tưởng về “Đạo Hiếu” trong Phật giáo .......................................... 20 1.2.2. Tư tưởng “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam .............................. 26 Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ...........32 2.1. Thực trạng ảnh hƣởng “Đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 32 2.1.1. Những tư tưởng về “Đạo Hiếu” trong đạo đức Việt Nam ................. 32 2.1.2. Những ảnh hưởng tích cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam ......................................................................................................... 40
- 2.1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực từ “Đạo Hiếu” Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam ......................................................................................................... 51 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của “Đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay ......................................................................................... 55 2.2.1. Phát triển kinh tế cần gắn với việc giáo dục các giá trị “Đạo Hiếu” của Phật giáo vào đời sống xã hội ................................................................. 55 2.2.2. Đổi mới nội dung giáo dục “Đạo Hiếu” Phật giáo cho phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay............................................................................. 59 2.2.3. Kết hợp giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục “Đạo Hiếu” cho mỗi cá nhân trong xã hội ...................................................................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xƣa đến nay, cha ông ta rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu, trong đó giáo dục đạo Hiếu đƣợc đặt lên hàng đầu. Đạo Hiếu vốn là truyền thống quý báu tốt đẹp của dân tộc ta, tinh thần ấy đƣợc giữ gìn, bảo tồn, phát huy qua bao thế hệ. Đạo Hiếu đƣợc bắt nguồn từ tấm lòng tri ân, là sự bày tỏ, đền đáp công lao dƣỡng dục của mẹ cha - ngƣời đã đem lại cho ta sự sống, nâng đỡ ta từ bƣớc đi đầu tiên. Đạo làm con phụng dƣỡng cha mẹ là để báo đền ân đức nhƣng không có nghĩa là chỉ phụng dƣỡng cha mẹ về vật chất mà còn về tinh thần, không để cha mẹ lo lắng, phiền muộn. Cũng nhƣ thế, Phật giáo với triết lý nhân sinh cao cả mang trong mình giá trị nhân văn sâu sắc khi luôn hƣớng về cội nguồn. Phật giáo gần gũi với Hiếu đạo trong truyền thống dân gian vì gia đình đƣợc xây dựng trên nền tảng của luân lý thành kính, tấm lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận, lƣơng tâm đƣợc đánh thức dậy từ thái độ biết ơn, đáp đền ân nghĩa của cuộc sống mà khởi đầu là đáp đền ân nghĩa mẹ cha. Lớn lên, khi nhận thức và kinh nghiệm sống trƣởng thành, ngƣời con nhận ra tình thƣơng cha mẹ không chỉ là ân nghĩa lớn mà còn là lẽ sống của mình. Ngƣời phƣơng Đông vốn coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống, coi các chuẩn mực đạo đức là thƣớc đo nhân cách con ngƣời. Cách ứng xử trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội đều trong vòng luân thƣờng đạo lí, trong đó mối quan hệ gia đình đƣợc đề cao vì đó là nguồn gốc, nền tảng cho các mối quan hệ khác. Trong quan hệ gia đình chữ Hiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng, Hiếu không đơn thuần chỉ là hành vi ứng xử đạo đức của con cái đối với cha mẹ mà hơn thế nữa, suy rộng ra chữ Hiếu còn bao gồm các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình dòng tộc, là sự ghi nhận, tƣởng nhớ của con của thế hệ sau đối với thế hệ trƣớc. Đạo Hiếu không chỉ là Hiếu với cha mẹ 1
- mình nhƣ ngƣời xƣa vẫn nói, trong thời đại ngày nay, Hiếu còn là Hiếu với nhân dân, với toàn dân tộc. Đây là điều mà các nhà tƣ tƣởng đạo đức hƣớng đến, chính cái nhìn từ bi của Phật giáo đã tiếp thêm sức sống cho dân tộc và khơi nguồn thêm cho dòng thác nhân đạo của dân tộc Việt Nam chảy mạnh vào nghĩa sống vô cùng, đó là lòng hiếu thảo. Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trƣờng cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức, tinh thần của thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai đất nƣớc. Thực trạng đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, đòi hỏi cộng đồng phải dành sự quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn đến đạo đức - vấn đề cần đƣợc quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tình hình đạo đức ở Việt Nam hiện nay đặt ra vần đề muốn giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức của dân tộc cần nghiên cứu tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo, bởi đạo Hiếu trong Phật giáo có tầm ảnh hƣởng rộng lớn tới nếp sống, phong tục, tập quán ngƣời Việt, là tƣ tƣởng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề “Đạo Hiếu” trong Phật giáo giống nhƣ thỏi nam châm thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhiều bài giảng, bài viết đã làm rõ hơn các khía cạnh của đạo Hiếu, trong đó có thể kể đến: - Bài giảng “Đạo Phật và chữ Hiếu” của Hòa Thƣợng Thích Minh Châu. Số ra đăng ngày 21 tháng 8 năm 2010. 2
- - Bài giảng “Chữ Hiếu trong Kinh điển Phật giáo” của Hòa thƣợng Thích Nhật Từ, Tạp chí Hƣơng Sen, 1991. - Bài giảng “Đạo Hiếu và chữ Hiếu” của Hòa Thƣợng Thích Minh Châu, Thƣ viện Hoa Sen, 2011. - Bài giảng “Đạo Hiếu trong nhà Thiền” của Hòa Thƣợng Thích Minh Thông (Tháng 6/2014). - Bài viết “Quan niệm về Hiếu trong giáo lý Phật giáo”, Thanh Dũng, Trung tâm văn hóa Phật Giáo Liễu Quán. Đăng ngày 21 tháng 7 năm 2014 - Bài viết “Từ Đạo Hiếu truyền thống nghĩ về Đạo Hiếu ngày nay”. Nguyễn Thị Thọ, đăng trên tạp chí Triết học số 8/2013 - Bài viết “Lễ Vu Lan và đạo lý sống của dân tộc Việt Nam” của Hòa Thƣợng Thích Phƣớc Đạt, đăng ngày 31/8/2012 trên báo Văn hóa - giáo dục. - Bài viết “ Hiếu và xây dựng đạo Hiếu trong xã hội hiện nay” của GS. Nguyễn Tài Thƣ, đăng trên Tạp chí Triết học tháng 8/2013. Những bài giảng, bài viết nêu trên phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về đạo Phật nói chung cũng nhƣ quan niệm về chữ Hiếu trong Phật giáo. Tuy nhiên, với những bài viết nêu trên các tác giả chƣa đi sâu vào nghiên cứu ảnh hƣởng “đạo Hiếu”, cũng nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế mặt tiêu cực của “đạo Hiếu” tới đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Liên quan đến văn hóa, lối sống Phật giáo và ảnh hƣởng của nó tới đời sống đạo đức trong xã hội Việt Nam còn có một số luận văn, luận án nhƣ: - Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của những tư tưởng Triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam”, Lê Hữu Tuấn, 1999. - Luận án tiến sĩ Triết học “Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam”, Phạm Văn Sinh, Trƣờng đại học tổng hợp, 1995. 3
- - Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay”, Ngô Thị Lan Anh. - Luận án tiến sĩ Triết học “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạ Chí Hồng, 2004. - Luận văn thạc sĩ “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Việt Nam”, Nguyễn Minh Nhựt, Trƣờng khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, (tháng 9, 2011) - Luận văn thạc sĩ “Thế giới quan, nhân sinh quan đạo Phật và sự ảnh hưởng của nó tới xã hội Việt Nam”, Mai Xuân Hội, Trƣờng đại học khoa học xã hội nhân văn, 1996. - Luận văn thạc sĩ “Đạo Hiếu trong lễ Vu Lan Phật giáo”, Nguyễn Thị Phƣơng Hà, Trƣờng đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2014. - Luận văn thạc sĩ “ Đạo Hiếu trong giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay”, Lý Thị Cẩm Vân, Trƣờng đại học khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội, 2014. Các luận văn, luận án trên đã phân tích rõ ảnh hƣởng của Phật giáo đến đạo đức, đời sống con ngƣời Việt Nam, vai trò của Phật giáo ở Việt Nam. Ảnh hƣởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nƣớc ta hiện nay, ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội hiện nay, nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến lối sống con ngƣời Việt Nam… Tuy nhiên các tác giả chƣa đi sâu vào nghiên cứu “đạo Hiếu” mà mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát ảnh hƣởng của Phật giáo đến đạo đức nói chung. Một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu tâm huyết cũng đề cập một cách rõ ràng hơn đến đạo Phật nhƣ: Cuốn sách "Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam", ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện triết học xuất bản năm 1984, tập hợp 25 bài tham luận của các nhà nghiên cứu có tên tuổi của giới khoa học nƣớc ta. 4
- Các tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ tác động qua lại giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, tính chất của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam và đề cập đến một số tông phái Phật giáo ở Việt Nam, ảnh hƣởng của Phật giáo tới chủ nghĩa yêu nƣớc, tới văn hóa Việt Nam. Cuốn sách "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" của Viện Triết học do PGS Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 1988. Cuốn sách đề cập đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo”, Thích Tâm Thiện, Nxb Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Đây là cuốn nhập môn Phật học. Tác giả trình bày vị trí và giá trị của Phật giáo với những nguyên lý nền tảng của Phật giáo. Cuốn sách“Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam”, TS. Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Trong đó tác giả phân tích khía cạnh bản thể luận, quan niệm nhân sinh của các thiền sƣ thời Trần. Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí cũng đề cập đến những ảnh hƣởng của Phật giáo trên các phƣơng diện khác nhau trong văn hoá, lối sống của ngƣời Việt Nam nhƣ: “Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thƣ. “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay” (Tạp chí Cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hƣng. “Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan. “Phật giáo và tâm hồn người Việt” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của Vũ Minh Tuyên. “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2005) của Lê Đức Hạnh. Công trình nghiên cứu 5
- “Phật giáo và văn hóa dân gian Việt Nam, mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Vũ Ngọc Khánh, Viện Triết học Hà Nội, 1986. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, từ nhiều góc độ khác nhau phần nào giúp chúng ta hiểu về đạo Phật, lịch sử Phật giáo nƣớc ta. Tuy nhiên các tác giả chƣa đi sâu vào tìm hiểu về đạo Hiếu và định hƣớng, giải pháp, ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Những đề tài trên đã cung cấp cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà đề tài của tác giả đặt ra. Với tình hình nghiên cứu nhƣ vậy, theo chúng tôi cần có một cái nhìn hệ thống hơn, toàn diện hơn về quan niệm đạo Hiếu trong Phật giáo, đồng thời từ đó áp dụng vào nhận thức và thực tiễn xã hội nƣớc ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nghiên cứu nội dung tƣ tƣởng “đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam, chỉ ra ảnh hƣởng của tƣ tƣởng này ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đƣa ra giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của “đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt mục tiêu trên, luận văn đề ra và tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, khái quát chung về Phật giáo Việt Nam – Nội dung và những biểu hiện cơ bản. Thứ hai, nội dung cơ bản về “Đạo Hiếu” trong Phật giáo Việt Nam. Thứ ba, thực trạng và ảnh hƣởng “đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. 6
- Thứ tư, một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của “đạo Hiếu” trong Phật giáo đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tƣ tƣởng về “đạo Hiếu “ trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung vào ảnh hƣởng của “đạo Hiếu” đến đạo đức ở Việt Nam từ sau năm 1986 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc ta về tôn giáo. Đồng thời, luận văn kế thừa một cách có chọn lọc những lý luận thích hợp của các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả có liên quan đến nội dung của luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng phƣơng pháp: lôgic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh để trình bày những vấn đề đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung cơ bản tƣ tƣởng “đạo Hiếu” trong Phật giáo, quá trình du nhập, biến đổi cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đến đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cố gắng đem lại những tri thức, quan niệm về “đạo Hiếu” dƣới góc nhìn của đạo Phật, từ đó 7
- giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc tầm quan trong “đạo Hiếu”, đền đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục của ông bà, cha mẹ, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn cung cấp một cách hệ thống, bao quát khái quát về sự ra đời và phát triển Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Làm rõ nội dung quan niệm “đạo Hiếu” trong Phật giáo, từ đó thấy đƣợc nét đặc sắc riêng của “đạo Hiếu” trong đạo Phật ở nƣớc ta có tầm ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đạo đức ngƣời Việt hiện nay. Đề tài sẽ là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về “đạo Hiếu” ở Phƣơng Đông, đặc biệt là ở Việt Nam. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Công trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy môn tôn giáo, đạo đức học, lịch sử triết học phƣơng Đông...Đặc biệt đề tài là cơ sở để giáo dục đạo đức, đạo Hiếu, góp phần vào sự phát triển hoàn thiện cho mỗi cá nhân. 8. Kết cấu của lận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày gồm hai chƣơng, bốn tiết. 8
- Chƣơng 1: “ĐẠO HIẾU” TRONG PHẬT GIÁO VIỆT NAM NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN 1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam 1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Phật giáo Nếu gọi phƣơng Đông là cái nôi của nền văn minh nhân loại thì Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và triết học cổ xƣa. Đây là vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu đất đai đa dạng, khắc nghiệt cùng với sự án ngữ của vòng cung dãy Hy-Mã-Lạp-Sơn kéo dài hai ngàn ki-lô-mét. Yếu tố địa lý trên ảnh hƣởng sâu sắc tới quá trình hình thành văn hóa, tôn giáo và tƣ tƣởng triết học của ngƣời Ấn Độ cổ đại, trong đó có tƣ tƣởng triết học Phật giáo. Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ thứ VI trƣớc công nguyên. Trong xã hội phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt, sự ra đời đạo Phật thể hiện tinh thần phản kháng của những ngƣời nghèo khổ mong tìm con đƣờng giải thoát cho riêng mình. Thái tử Tất Đạt Đa Gô Ta Ma (Siddhartha Gauta - ma) - Ngƣời sáng lập ra Phật giáo vào khoảng năm 528 trƣớc công nguyên tại Ấn Độ. Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào năm 563 trƣớc công nguyên tại thị trấn Kapilavaster, ngày xƣa thuộc Ấn Độ, ngày nay thuộc miền nam xứ Nêpal. Thân sinh của thái tử là Suddhodhana, một tiểu vƣơng có thế lực và giàu sang của bộ tộc Shakya. Đến năm 18 tuổi, thái tử Tất Đạt Đa vâng lệnh vua cha, cƣới ngƣời em họ tên Yasodhara làm vợ. Sau thời gian chung sống, hai vợ chồng có đƣợc một ngƣời con trai, đặt tên là La Hầu La. Cuộc sống trên nhung lụa trong hoàng cung không đem lại cho thái tử Tất Đạt Đa một sự thỏa lòng. Trái lại, thái tử luôn cảm thấy một sự trống rỗng khó chịu trong tâm hồn mình. Theo tục truyền, vào năm thái tử Tất Đạt Đa 29 tuổi, lúc đi dạo ngoài thành, thái tử gặp một cụ già, một ngƣời đau bệnh và nhìn thấy một xác chết. Những điều này làm cho thái tử nhận ra cuộc 9
- đời là “sinh, lão, bệnh, tử” và đời ngƣời chỉ là biển khổ nên thái tử quyết định từ giã gia đình vợ con, tiền tài và danh vọng để đi tìm ánh sáng cho cuộc đời. Trong nỗ lực tu luyện, thái tử Tất Đạt Đa tiếp xúc với các ẩn sĩ để tìm hiểu Ấn Độ giáo nhƣng không thỏa lòng về cách khổ tu của tôn giáo này. Sau đó, thái tử đi lên núi Tuyết Sơn với hy vọng áp dụng phƣơng pháp khổ tu sẽ đem lại cho chính mình sự giác ngộ. Một hôm, thái tử quyết định lìa bỏ nơi khổ tu để đi đến bờ sông Ni Liên, ở vùng Buddh Gaya, thuộc tỉnh Bihar. Sau khi tắm rửa xong và uống một bát sữa do một cô gái chăn dê mang đến cho, thái tử quyết định ngồi thiền dƣới bóng cây bồ đề cho đến khi nào tìm ra đƣợc chân lý và sự siêu thoát. Đến ngày thứ 43, thái tử Tất Đạt Đa nhận thấy mình giác ngộ, tức là hiểu biết hết mọi bí mật của cuộc đời và vũ trụ. Sau đó thái tử Tất Đạt Đa tuyên bố đắc đạo và thành Phật. Nhƣ vậy, thái tử Tất Đạt Đa thành Phật năm 35 tuổi, lấy danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Sau khi đắc đạo, thái tử đi về miền sông Hằng thu thập thêm môn đệ và rao giảng phƣơng cách tu hành. Thái tử cho rằng nếu ai làm đúng theo lời giảng dạy của ngài đều có thể thành Phật. Phật giáo phát triển thịnh vƣợng ở Ấn Độ vào thế kỷ III trƣớc công nguyên. Ngay sau khi Phật tịch diệt, các học trò của ông tập hợp nhau lại tại thành Vƣơng Xá, để biên soạn Kinh điển Phật giáo. Đây đƣợc coi là lần tập kết lần I. Khoảng 100 năm sau, kết tập lần II họp ở Vaisali. Trong nội bộ Phật giáo có mâu thuẫn, số đông đòi chữa lại, biên soạn luật tạng, những ngƣời này bị trục xuất và tập hợp nhau lại thành phái Đại Chúng Bộ. Năm 245 trƣớc công nguyên, kết tập lần III ở Pataliputra, có mƣời một phái ly khai, chia ra làm nhiều trƣờng phái Phật giáo khác nhau, trong đó có hai trƣờng phái lớn “Đại thừa”, “Tiểu thừa”. “Đại thừa” hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhƣng về chủ trƣơng, nó khác với “Tiểu thừa” vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy. Đại thừa (cỗ xe lớn): Con ngƣời có thể giác ngộ bằng tự lực, bằng tha lực (sự dẫn dắt ngƣời 10
- khác) đặc biệt là vị Bồ Tát, tức là mình đã giác ngộ đƣợc thì sẽ giác ngộ cho ngƣời khác. Đại thừa chủ trƣơng “tự giác” và “giác tha”, tức giác ngộ cho chính mình và cho ngƣời khác. Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): Mọi ngƣời phải lo tu dƣỡng tự thân, một mình đến chỗ giác ngộ bằng tự lực mà không chú ý cứu độ cho ngƣời khác, nhƣ đƣợc chở cỗ xe nhỏ. Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất là đến La Hán. Đối với Đại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên đến Bồ Tát. Có thể nói những quan niệm, chủ trƣơng của Đại thừa - một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phƣơng Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng nhƣ trong tín ngƣỡng dân gian. Đại thừa hay Tiểu thừa đƣợc coi nhƣ những cỗ xe đƣa chúng ta đến nơi thanh tịnh, giải thoát. Tuy công năng giữa chúng ít nhiều có sự khác nhau nhƣng cả hai phái đều tôn trọng những tƣ tƣởng cơ bản của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất là những tƣ tƣởng về thế giới quan và nhân sinh quan. Những nguyên lý cơ bản của Phật giáo đƣợc thể hiện trong giáo lý là một hệ thống rất đồ sộ nằm chủ yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng. Kinh tạng bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Hiện tại Phật giáo có hau hệ Kinh tạng: Kinh Nam truyền đƣợc phiên dịch từ tiếng Pali và đƣợc xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: Trƣờng bộ kinh, trung bộ kinh, tƣơng ƣng bộ kinh, tăng chi bộ kinh và tiểu bộ kinh. Ngoài ra còn có bốn bộ A-hàm: Trƣờng A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm Kinh Bắc truyền: điển hình nhƣ các bộ Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Đại Tập, Kim Cang, Bát Nhã. 11
- Luật tạng chứa đựng lịch sử phát triển của các giới luật của ngƣời xuất gia, đƣợc xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mƣơi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn. Luận tạng chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng đƣợc hình thành tƣơng đối trễ, có lẽ là sau khi các trƣờng phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy nó không còn giữ tính chất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trƣờng phái không đáng kể Thứ nhất: Thế giới quan Phật giáo có tính chất duy vật và vô thần. Theo Phật giáo vũ trụ là tự nó, không do ai sinh ra, không có một thế lực nào có thể dùng ý muốn của mình chi phối sự vận hành của nó, vũ trụ không sinh, không diệt. Thế giới quan Phật giáo thể hiện qua bốn luận thuyết cơ bản: Thuyết vô thƣờng, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết lý nhân duyên sinh. “Thuyết vô thường” là không ở mãi một trạng thái nhất định mà thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành để rồi biến hình đổi dạng và sau cùng đi đến sự tan rã. Thật vậy, mọi vật đều phải đƣợc tạo ra, tức là còn ở điều kiện tốt, sau đó phải chuyển từ từ sang xấu và sau cùng đi đến sự tan rã. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ nhƣ hạt cát, đến lớn nhƣ trăng sao, đều phải tuân theo luật vô thƣờng. Luật vô thƣờng chi phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thƣờng trụ, bất biến, ta lầm tƣởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhƣng thật ra nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng. Thuyết vô thƣờng là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phƣơng thức sống, cho triết lý sống của những con ngƣời tu dƣỡng theo giáo lý Phật. Chúng ta hiểu “Thuyết vô ngã” dƣới cái nhìn đạo Phật là tất cả sự vật, hiện tƣợng, chính bản thân ta là không có thực. Thế giới là sự hợp lại các yếu tố vật chất (sắc), tinh thần (danh), đó là năm yếu tố ngũ uẩn: Sắc - Thụ - Tƣởng - Hành - Thức. Nhƣng Danh - Sắc chỉ hội tụ trong thời gian ngắn rồi 12
- chuyển sang trạng thái khác nên không có cái tôi “vô ngã”. Thuyết “vô ngã” làm cho ngƣời ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Thuyết “vô thường”, “vô ngã” là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, căn cứ vào hai thuyết này Phật giáo đã xây dựng cho đệ tử một phƣơng thức sống, triết lý sống lấy vị tha làm đầu, hay nói cách khác chính là cuộc sống một ngƣời vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì một ngƣời. Với “Thuyết lý nhân duyên sinh” Phật giáo muốn nói tới một định lý, theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ diệt khi nhân duyên tan rã. Thế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp điệp. Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hoà hợp, sự vật là hƣ giả, là giả hợp không có tính tồn tại. Nhƣ vậy con ngƣời làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình. Cuộc sống của con ngƣời có tƣơi đẹp hạnh phúc hay phiền não đau khổ là đều do nhân duyên mà con ngƣời tạo ra. Với nhận thức nhƣ vậy, con ngƣời tìm đƣợc một phƣơng thức sống, sống vì hạnh phúc của mọi ngƣời, sống an lạc, tự tại, giải thoát. Thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật. Phật chủ trƣơng không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật. Sự vật sinh ra là có nguyên nhân. Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra đƣợc sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả đƣợc. Sự vật là một tràng nhân quả nối tiếp nhau không bao giờ đứt quãng. Thuyết vô thƣờng, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên sinh là điểm cốt lõi trong thế giới quan Phật giáo. Nó đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành quan điểm về con ngƣời và quan điểm nhân sinh quan trong thế giới này. 13
- Thứ hai: Nhân sinh quan Phật giáo: Triết học phƣơng Đông, trong đó có Phật giáo nghiêng về nghiên cứu những vấn đề chính trị - xã hội, đạo đức, tôn giáo với mục đích làm sáng tỏ, vạch ra những nguyên tắc ứng xử, giải quyết mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời. Giáo lý Phật giáo bao gồm hệ thống quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan, nhân sinh quan có kết cấu chặt chẽ với nhau. Triết lý nhân sinh quan Phật giáo bắt nguồn từ thế giới quan, do thế giới quan Phật giáo chi phối. Mục đích chủ yếu của Phật giáo là thoát khổ, giải phóng con ngƣời nên mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Theo Phật giáo, sự mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, quá trình thác sinh luân hồi do nghiệp chi phối theo nhân quả. Dƣới cái nhìn đạo Phật, để đến đƣợc sự giải thoát mọi ngƣời phải nhận thức đƣợc bốn chân lý thiêng liêng tuyệt diệu (Tứ Diệu Đế), đây là giáo lý nền tảng, là quan điểm cốt lõi về nhân sinh quan, định hƣớng cơ bản nhất của những tƣ tƣởng Phật giáo. Tứ Diệu Đế bao gồm: Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo đế. Khổ đế, nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân mà còn chỉ trạng thái cảm thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tƣ tƣởng Phật giáo cho rằng, con ngƣời sinh ra ở đời là khổ. Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về thân xác con ngƣời thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử mà cả bốn quá trình ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ: Sinh khổ (sinh ra là khổ), lão khổ (quá trình già nua của thân thể là khổ), bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là khổ), tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Trong xã hội con ngƣời cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt đƣợc là khổ), ái biệt ly khổ (yêu thƣơng nhau mà phải xa lìa là khổ), oán tăng hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), ngũ thụ uẩn khổ (năm giác quan tƣơng tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tƣớng sắc của vật chất, bị hình 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 504 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 191 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 369 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 172 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 11 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 108 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn