ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-----------------------<br />
<br />
PHẠM NGỌC ANH<br />
<br />
SỰ DUNG HỢP CỦA PHẬT GIÁO VỚI<br />
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT<br />
<br />
Chuyên ngành: Triết học<br />
Mã số: 60220301<br />
<br />
́<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIÊT HỌC<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG THỊ LAN<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3<br />
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 3<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 4<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 9<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10<br />
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 10<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................... 10<br />
7. Kết cấu cấu của luận văn: ............................................................................ 10<br />
NỘI DUNG......................................................................................................... 11<br />
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ TÍN<br />
NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT................................................... 11<br />
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc trƣng của Phật giáo Việt Nam.... 11<br />
1.1.1.<br />
<br />
Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam ............................................ 11<br />
<br />
1.1.2.<br />
<br />
Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam ................................................. 16<br />
<br />
1.1.3.<br />
<br />
Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam ..................................................... 21<br />
<br />
1.2. Khái lƣợc về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt .................................. 25<br />
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ...................................................... 25<br />
1.2.2. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu ........................................................ 28<br />
1.3.<br />
<br />
Cơ sở cho sự dung hợp của Phật giáo với tín ngƣỡng thờ Mẫu ......... 35<br />
<br />
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và cơ sở tâm lý cho sự dung hợp giữa Phật<br />
giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu .............................................................................. 36<br />
1.3.2. Cơ sở triết lý của Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu .............................. 40<br />
CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT<br />
GIÁO VỚI TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT ...................... 49<br />
2.1. Sự dung hợp thể hiện qua hình tƣợng Phật Mẫu Man Nƣơng và thờ<br />
Tứ Pháp .............................................................................................................. 49<br />
1<br />
<br />
2.1.1. Sự dung hợp thể hiện qua hình tượng Phật Mẫu Man Nương............. 49<br />
2.1.2.Sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hệ thống<br />
điện thờ và nghi lễ thờ Tứ Pháp ........................................................................ 58<br />
2.2. Sự dung hợp thể hiện qua hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ............ 67<br />
2.2.1. Sự dung hợp của Phật Giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hình<br />
tượng Mẫu Liễu Hạnh ....................................................................................... 67<br />
2.2.2. Sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua hệ thống<br />
nghi lễ và điện thờ .............................................................................................. 77<br />
2.3. Những biểu hiện và giá trị của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín<br />
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt ...................................................................... 85<br />
2.3.1. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt<br />
khẳng định tính độc đáo của Phật giáo Việt Nam............................................ 85<br />
2.3.2. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt làm<br />
phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam ..................................................... 86<br />
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 92<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với 54 dân<br />
tộc anh em, mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức<br />
tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng<br />
dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có<br />
công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân<br />
nông nghiệp lúa nước. Cùng với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba<br />
mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế<br />
giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo<br />
trên thế giới.Chính vì thế ở Việt Nam có không ít những tôn giáongoại lai như<br />
Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo…Trong đó mỗi loại hình tôn giáo lại có một cách<br />
tiếp cận biến đổi khác nhau, để có thể truyền bá tư tưởng của mình một cách tốt<br />
nhất. Tuy nhiên, điểm chung của chúng đều không thể nào xóa bỏ được các loại<br />
hình tín ngưỡng, tôn giáo bản địa, mà rút cuộc đều phải chung sống với nó, nếu<br />
muốn thu phục được tín đồ.<br />
Tại Việt Nam, khi Phật giáo du nhập vào đã có một hệ thống tín ngưỡng<br />
dân gian khá đa dạng, phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt có lịch<br />
sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, là một loại hình tín ngưỡng tiêu biểu,<br />
mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh<br />
chóng tổng hợp chặt chẽ với hình thức tín ngưỡng này tạo nên một Phật giáo<br />
riêng có của Việt Nam. Phật giáo Việt nam là sản phẩm của giao lưu, tiếp biến<br />
văn hóa Việt - Ấn nên ngay từ điểm khởi đầu ấy, nó đã đặt ra mối quan hệ tương<br />
tác biện chứng giữa văn hóa và tôn giáo, giữa các yếu tố văn hóa nội sinh và tôn<br />
giáo ngoại nhập.<br />
Mặt khác, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hòa quyện cùng Phật giáo để bổ sung<br />
cho mình những triết lý nhân sinh, nhân bản, lòng từ bi vượt ra ngoài biên giới<br />
quốc gia, nâng triết lý nhân sinh lên một tầm cao mới. Sự tiếp biến, giao thoa<br />
3<br />
<br />
giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian Việt Nam đã tạo cho Phật giáo<br />
cũng như tín ngưỡng này mang một sắc thái mới không hòa lẫn với Phật giáo ở<br />
nước khác cũng như tín ngưỡng của nền văn hóa khác.<br />
Từ đó,nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu<br />
Việt Nam trong dòng chảy lịch sử dân tộc là để khẳng định bản sắc riêng của<br />
Phật giáo Việt Nam, khai thác giá trị văn hóa dân tộc, nhằm góp phần xây dựng<br />
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn<br />
dân.Tất cả những khía cạnh trên là cơ sở để tôi lựa chọn cho mình nghiên cứu đề<br />
tài “Sự dung hợp của Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt”.<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
-<br />
<br />
Các công trình ghiên cứu về Phật giáo Việt Nam<br />
Các công trình nghiên cứu là sách:<br />
Nguyễn Lang với “ Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội<br />
<br />
1992) đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phẩt giáo vào Việt Nam, vai trò<br />
của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong<br />
kiến Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu công phu, chi tiêt về Phật giáo<br />
Việt Nam từ khởi nguyên hình thành trải qua các triều đại phong kiến cho đến<br />
thể kỷ XX với phong trào chấn hưng Phật giáo. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, tác giả<br />
đều đi sâu phân tích các nội dung tư tưởng của Phật giáo và các đại diện tiêu<br />
biểu cho từng trường phái. Từ đó, tác giả khái quát đặc điểm nổi bật của Phật<br />
giáo Việt Nam gắn với các thời kỳ tương ứng.<br />
Cuốn sách: “Phật giáo với dân tộc” của Thích Thanh Từ (Nxb Thành phố<br />
Hồ Chí Minh, năm 1992). Trong phần 1 của công trình nghiên cứu này, tác giả<br />
đã nêu rõ đạo Phật chung sống với người dân Việt Nam hơn 20 thế kỷ, là sợi<br />
dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả<br />
phân ly. Tư tưởng đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc bởi sự liên hệ mật<br />
thiết này, người dân Việt Nam coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Từ buổi<br />
đầu dựng nước đến cuối thời Trần, các thiền sư Phật giáo đã có sự đóng góp<br />
4<br />
<br />