LUẬN VĂN THẠC SĨ - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG
lượt xem 87
download
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thời đại, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, giáo dục Việt Nam đang đứng trước bài toán phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu giáo dục, nội dung đến phương pháp, phương tiện dạy học. Vì thế Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đề ra mục tiêu của Giáo dục phổ thông như sau: “Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN THẠC SĨ - VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- HÀ THỊ THU OANH VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƢƠNG “PHƢƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- HÀ THỊ THU OANH VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC CHƢƠNG “PHƢƠNG PHÁP TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn toán Mã số: 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS VƢƠNG DƢƠNG MINH THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- -1- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn toán ở trường phổ thông ....................................... 5 1.1 Phương pháp dạy học. .............................................................................. 5 1.2. Một số PPDH thường được sử dụng trong dạy học môn toán ở trường THPT hiện nay ............................................................................................... 8 1.3. Một số nhận xét về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. ........... 12 1.4. Phương pháp PH&GQVĐ trong dạy học môn toán ở trường phổ thông. ...... 13 Chương 2: Vận dụng Phương pháp phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong không gian” cho học sinh lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng ........................................ 32 2.1 Đặc điểm về nhận thức của học sinh miền núi tỉnh Cao Bằng ............ 32 2.2 Đặc điểm và yêu cầu dạy học chương "Phương pháp toạ độ trong không gian" ................................................................................................... 33 2.3 Vận dụng phương pháp PH&GQVĐ trong thiết kế một số bài soạn của chương III: Phương pháp toạ độ trong không gian ........................................ 36 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm............................................................. 107 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- -2- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN Viết tắt Viết đầy đủ PH&GQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề GV Giáo viên HĐ Hoạt động Học sinh HS Dạy học DH Phương pháp dạy học PPDH SGK Sách giáo khoa Trung học phổ thông THPT THGVĐ Tình huống gợi vấn đề Công nghiệp hoá CNH HĐH Hiện đại hoá Vectơ pháp tuyến vtpt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thời đại, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, giáo dục Việt Nam đang đứng trước b ài toán phải đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu giáo dục, nội dung đến phương pháp, phương tiện dạy học. Vì thế Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã đề ra mục tiêu của Giáo dục phổ thông như sau: “Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Điều 27: Mục tiêu Giáo dục phổ thông, tr.75) Để thực hiện mục tiêu trên, Luật giáo dục đã quy định rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú trong học tập cho HS ”. (Luật giáo dục, Chương 2- mục 2, điều 28). 1.2. Để thực hiện các mục đích trên, ngành giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới sách giáo khoa (SGK) ở tất cả các cấp học phổ thông, bố trí lại khung chương trình, giảm tải lượng kiến thức không cần thiết, đưa SGK mới vào trường phổ thông. Đi đôi với việc đổi mới SGK, đổi mới chương trình là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Nhưng đổi mới PPDH như thế nào để dạy học (DH) đạt hiệu quả? Đây là một vấn đề hết sức cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục ở nước ta. Hiệ n nay việc đổi mới PPDH đã và đang được tiến hành ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục theo các quan điểm: “Tích cực hoá hoạt động học tập”, “Hoạt động hoá người học”, “Lấy người học làm trung tâm”... Những quan điểm trên đều bao hàm các yếu tố tích cực, có tác dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- -2- thúc đẩy đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Nhưng đổi mới PPDH chưa được tiến hành với phần đông giáo viên (GV) đang trực tiếp giảng dạy trên lớp hiện nay, đặc biệt là với GV ở những khu vực miền núi, Một số ít GV đã và đa ng áp dụng phương pháp mới nhưng chưa có hiệu quả cao, chưa tích cực hoá và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng HS. GV cố gắng truyền đạt cho HS hiểu được những kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK là đủ, chưa khơi dậy được sự hứn g thú say mê học tập ở HS dẫn tới không khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân. 1.3. Do thực tiễn giáo dục của tỉnh Cao Bằng. Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi phía đông bắc của Tổ quốc. Điều kiện kinh tế còn nghèo, văn hoá cổ hủ và lạc hậu, trong khi đó công tác giáo dục chưa được quan tâm, đầu tư thực sự của các cấp Đảng và chính quyền địa phương cả về cơ sở vật chất đến trang thiết bị trường học còn rất nhiều thiếu thốn. Đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, có nhiều b ộ môn còn thiếu GV, GV trình độ sau đại học rất ít. Đối tượng học sinh đến trường bao gồm chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, sự nhận thức của các em còn nhiều hạn chế do thiếu thốn về cơ sở vật chất trường sở, giao thông đi lại khó khăn và các thông tin phục vụ cho học tập. Bên cạnh đó việc tìm ra biện pháp để áp dụng phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương là rất khó khăn đối với lãnh đạo ngành giáo dục Cao Bằng. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá ( HĐH) với thực trạng lạc hậu của PPDH ở tỉnh Cao Bằng đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới PPDH trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng. 1.4. Trong những năm gần đây việc vận dụng phương pháp Phát hiệ n và giải quyết vấn đề trong dạy học được đề cập và quan tâm như một phương pháp hữu hiệu để người học hoạt động tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo trong quá trình hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Chương “Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- -3- pháp tọa độ trong không gian” là một trong những nội dung cơ bản của chương trình toán học THPT. Việc vận dụng phương pháp PH & GQVĐ vào dạy học chương này sẽ giúp HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, vừa phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong không gian” cho HS lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được một số bài soạn thể hiện sự vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học chương “phương pháp toạ độ trong không gian” cho HS lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về phương pháp PH&GQVĐ. - Nghiên cứu thực trạng dạy học bộ môn toán ở trường THPT tỉnh Cao Bằng. - Nghiên cứu trình độ nhận thức của HS miền núi Cao Bằng. - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK toán THPT. Trong đó tập trung nghiên cứu chương “ Phương pháp tọa độ trong không gian” SGK hình học lớp 12. - Đề xuất một phương án vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào dạy học nội dung “phương pháp tọa độ trong không gian”. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi của phương án đề xuất. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận DH bộ môn t oán như: giáo trình PPDH môn Toán, Các văn kiện Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
- -4- xác định phương hướng của đề tài và những quan điểm cơ bản chỉ đạo sự nghiên cứu. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: SGK hình học 12 THPT, sách tha m khảo, các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh vấn đề PPDH Toán nói chung và chủ đề Phương pháp toạ độ trong không gian. 3.2. Phương pháp quan sát, điều tra Thông qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô giáo đã và đang dạy, đồng thời thông qua ý kiến, những góp ý của thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đề tài. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thực nghiệm DH chương: Phương pháp toạ độ trong không gian về một số phương diện nhằm kiểm nghiệm việc vận dụng phương pháp PH&GQVĐ vào DH. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn dự kiến gồm ba chương: Chƣơng 1: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn toán ở trường phổ thông. Chƣơng 2: Vận dụng Phương pháp phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học chương “Phương pháp toạ độ trong không gian” cho học sinh lớp 12 THPT tỉnh Cao Bằng. Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
- -5- NỘI DUNG Chƣơng 1 PHƢƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Phƣơng pháp dạy học 1. 1.1. Khái niệm về phƣơng pháp dạy học [8, tr 7] Phương pháp day học (PPDH) là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những đ iều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. 1.1.2 Tính đa dạng của hệ thống PPDH- phân loại PPDH. Dạy học là một trong những hoạt động phức tạp và hết s ức đa dạng, bao gồm những thao tác cả về trí tuệ lẫn vật chất của cả thầy và trò trong sự thống nhất hữu cơ nhằm một mục đích cuối cùng là làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo, hình thành phẩm chất mới của nhân cách. Hiện nay có nhiều cách phân loại PPDH bao gồm: - Cách phân loại PPDH căn cứ vào những nhiệm vụ dạy học, từ đó hình thành các nhóm phương pháp. - Cách phân loại căn cứ vào tính chất của hoạt động nhận thức của HS trong quá trình lĩnh hội. - Cách phân loại căn cứ vào nguồn thông báo (thông tin). Trong đó cách thứ 3 là cách phân loại chủ yếu và có kết hợp một phần với hai cách trên. Người ta đã phân chia thành các nhóm phương pháp dạy học: Dùng lỗi trực quan, thực hành, chuyên biệt. 1.1.3. Những yêu cầu chung của các nhóm phƣơng pháp - Đảm bảo tính mục đích. - Đảm bảo tính khoa học. - Đảm bảo tính vừa sức. - Đảm bảo đem lại hiệu quả cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
- -6- 1.1.4. Các nhóm phƣơng pháp 1.1.4.1. Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ Nhóm này gồm có: Các phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp dùng sách giáo khoa. Nhóm phương pháp này có những ưu nhược điểm sau: * Ƣu điểm: - Lời nói là phương tiện dạy học thông dụng và phổ biến nhất trong quá trình truyền đạt tri thức. - Lời nói là phương tiện tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý trí HS mạnh mẽ. * Nhƣợc điểm: - HS tiếp thu tài liệu dễ thụ động. - GV khó kiểm tra được sự lĩnh hội tri thức của HS. 1.1.4.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan Nhóm này gồm có: Trực quan trong dạy lý thuyết, thực hành, thăm quan và tự quan sát. Nhóm phương pháp này có những ưu nhược điểm sau: * Ưu điểm: Phù hợp với đặc điểm nhận thức học sinh học nghề, giúp các em tiếp thu tốt tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo nghề nghiệp. Sử dụng tốt phương pháp này, lớp học sẽ sinh động HS hào hứng, phấn khởi làm việc phát triển năng lực quan sát, hứng thú tò mò khoa học. * Nhƣợc điểm: Nếu lạm dụng trực quan sẽ làm giảm khả năng tư duy, phân tán chú ý của HS. 1.1.4.3. Nhóm các phương pháp thực hành Nhóm này gồm có các phương pháp: Thí nghiệm, thực nghiệm; luyện tập, thảo luận về sản xuất và hướng dẫn viết trong dạy học thực hành. Nhóm phương pháp này có những ưu nhược điểm sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
- -7- * Ƣu điểm: Giúp HS rèn luyện kỹ nă ng, kỹ sảo, qua đó củng cố mở rộng những tri thức đã học, làm cho người học hào hứng tin tưởng vào những điều đã học, hình thành cho người học một số phẩm chất như tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, tính tập thể. * Nhƣợc điểm: Nếu khâu chuẩn bị không chu đáo sẽ gây ra tình trạng là HS rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo một cách máy móc, giáo điều. 1.1.5. Các phƣơng pháp dạy học khác - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp dạy học chương trình hoá. - Dạy học theo phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. 1.1.6. Lựa chọn phƣơng pháp dạy học Có rất nhiều PPDH, mỗi phương pháp đều có chức năng riêng và đều có ưu, nhược điểm nhất định. Trong quá trình dạy học không thể xây dựng một bản hướng dẫn cụ thể nào để áp dụng, hoặc cũng không thể xây dựng được một phương pháp vạn nă ng duy nhất để có thể dùng cho tất cả các trường hợp. Sau đây là một số cơ sở mà GV có thể lựa chọn phương pháp dạy học cần thiết một cách dễ dàng hơn: - Lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào nhiệm vụ dạy học. Bài học là truyền thụ kiến thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo. - Lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào tâm sinh lý người học, trình độ người học. - Lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc vào đặc tính riệng của môn học. - Lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào cơ sở vật chất của nhà trường. - Lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc vào một chừng mực nhất định vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
- -8- 1.2. Một số PPDH thƣờng đƣợc sử dụng trong dạy học môn toán ở trƣờng THPT hiện nay 1.2.1. Các phương pháp thuyết trình * Giảng giải: - Là phương pháp trình bày và giải thích một thuật ngữ, một mỗi quan hệ, một quy tắc, nhằm giúp HS hiểu biết về chúng. - Yêu cầu khi giảng giải. + Giảng bài phải rõ ràng, có luận cứ chính xác gọn gàng dễ hiểu. + Có thể kết hợp với sử dụng các phương tiện trực quan. + Khi cần cũng có thể kết hợp vấn đáp để HS tự rút ra kết luận cần thiết. *Diễn giảng: - Là phương pháp trình bầy một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất phức tạp trừu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài (1+2 tiết). - Yêu cầu khi diễn giảng: + Diễn giảng phải rõ ràng, chính xác các sự kiện tính lôgic của cấu chúc tài liệu. + Đảm bảo tính trừu tượng và tính diễn cảm. + Đảm bảo thu hút sự chú ý, phát huy tính tích cực tư duy của HS. + Đảm bảo cho HS biết cách ghi chép. 1.2.2. Phương pháp dùng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo - Sách là nguồn tri thức phong phú, sinh động, hấp dẫn đối với HS. Sách giúp HS mở rộng đào sâu tri thức rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, thói quen đọc sách. - Trước khi lên lớp, HS phải tự đọc sách ở nhà theo sự hướng dẫn của GV. Trong khi lên lớp, HS có thể kết hợp nghe giảng với đọc sách nói riêng, sử dụng sách nói chung. 1.2.3. Phương pháp vấn đáp- đàm thoại - Phương pháp này yêu cầu GV phải đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và thảo luận cùng GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
- -9- - Phương pháp vấn đáp- đàm thoại khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người học, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi do người dạy đề xuất. - Mục đích của phương pháp này nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi – đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể. - Ưu nhược điểm của phương pháp này. * Ƣu điểm: Làm cho lớp học sinh động, tạo nên không khí học tập thoải mái, kích thích HS tự giác, tích cực hào hứng trong học tập, tiếp thu không thụ động. Giúp GV nắm được nhanh chóng, kịp thời trình độ và kết quả tiếp thu của HS và từ đó có biện pháp sử lý thích hợp. * Nhƣợc điểm: Nếu sử dụng không khéo phương pháp này dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch của giờ học. - Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này: * Đối với GV: + Cần xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy. + Nội dung câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, gọn phù hợp với đối tượng HS, kích thích HS tích cực tư duy, chủ động và sáng tạo. + Tránh những câu hỏi khó quá hoặc dễ quá, không có tác dụng kích thích tính tích cực của HS. + Cần nêu câu hỏi sao cho toàn lớp chú ý, sau mới gọi HS nào đó trả lời. Khi HS không trả lời được, tránh để thời gian chết, GV cần có những câu gợi mở hoặc HS khác tiếp sức. + Khi HS trả lời, GV phải chú ý lắng nghe có nhận xét, có động viên, nhất là đối với HS ít phát biểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
- - 10 - * Đối với HS: + Cần yêu cầu HS trả lời rõ ràng, ngắn gọn nêu được bản chất vấn đề và phải bình tĩnh, nói to, rõ ràng, dõng dạc. 1.2.4. Phương pháp dạy học trực quan 1.2.4.1. Trực quan trong dạy lý thuyết * Nội dung: - GV trình bày, biểu diễn các phương tiện trực quan để HS quan sát nhằm rút ra những tri thức cần thiết. - Những phương tiệ n trực quan thường dùng bao gồm các vật, sơ đồ, đồ thị và các vật tạo hình (tranh, ảnh, mô hình, phim,…). * Yêu cầu: - Phương tiện trực quan phải được cả lớp nhìn thấy. - Khi cần thiết và có điều kiện, cần cho HS quan sát những sự vật hiện tượng trong sự vận động và phát triển của nó. - Các phương tiện trực quan phải rõ ràng chính xác, không được gây biểu tượng sai lệch. - GV cần hướng dẫn HS tập chung chú ý vào những cái chủ yếu để xem xét, ghi chép biết mô tả bằng lời những đối tượng được trình bày ở trên và tự rút ra kết luận. - Phương tiện trực quan phải đưa ra đúng lúc dùng xong phải cất đi ngay để HS không bị phân tán tư tưởng. 1.2.4.2. Trực quan trong dạy luyện tập * Nội dung: - Trình bày mẫu quá trình luyện tập là cơ sở của việc thực hiện yêu cầu trực quan trong dạy học. - Kết hợp lời giải thích tương ứng với các bước tiến hành luyện tập giúp HS hình thành các biểu tượng về hình mẫu và công việc phải làm. Quá trình làm mẫu tiến hành qua các giai đoạn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
- - 11 - Giai đoạn 1: GV làm mẫu với tốc độ bình thường. Giai đoạn 2: GV làm mẫu với tốc độ chậm. Giai đoạn 3: GV làm mẫu với tốc độ bình thường để giúp HS hệ thống lại. * Yêu cầu: - GV giải thích cho HS hiểu nhiệm vụ, ý nghĩa từng hành động sắp thực hiện, sau đó GV tiến hành làm mẫu. - Làm mẫu phải tiến hành nhiều lần để HS hiểu và nhớ. Gọi HS nhắc lại điểm chính, nếu sai và phải uốn nắn kịp thời. - GV khéo léo sử dụng ngôn ngữ để hướng dẫn sự quan sát của HS. - Phương pháp này áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập. 1.2.5. Phương pháp luyện tập * Nội dung: - Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác, hành động nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ sảo cần thiết, dưới sự chỉ đạo của GV. - Luyện tập được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch và nó có tính đa dạng. * Yêu cầu: HS phải hiểu rõ mục đích và cách thức tiến hành công việc. Nội dung luyện tập phải có hệ thống, đa dạng. HS phải được hướng dẫn chặt chẽ các thao tác cơ bản, những động tác ban đầu, HS cần biết tự kiểm tra và đánh giá . 1.2.6. Phương pháp PH&GQVĐ (trình bày ở phần tiếp theo). 1.2.7. Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ PPDH hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
- - 12 - 1.3. Một số nhận xét về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng THPT Xuất phát từ yêu cầu thực tế của thời đại mới, Đất nước ta đang trên đường hội nhập, nền kinh tế trí thức ngày càng phát triển và được coi trọng. Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và hiện đại hoá giáo dục nói riêng đang đứng trước bài toán phải đổi mới một cách toàn diện. Đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung đến phương pháp, phương tiện dạy học. Trong đó đặt trọng tâm vào việc đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học là điều cần thiết. Bởi vì chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thật sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, tự chủ, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã và đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THPT là một trong những cấp học quan trọng để tạo bản lề cho học sinh trước khi bước vào các cấp học chuyên nghiệp. * Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đưa Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới PPDH ở các cấp học là rất quan trọng và mang tính chiến lược nhằm đưa nền giáo dục nước ta lên một tầm cao mới đáp ứng chương trình giáo dục hội nhập Quốc tế. Vậy đổi mới PPDH ở bậc THPT có những ưu và nhược điểm cụ thể như sau: - Ƣu điểm: + PPDH mới khắc phục được những nhược điểm của những phương pháp cũ trước đây là chuyển từ lối dạy thụ động sang chủ động nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa khả năng tư duy của người học. Đồng thời đòi hỏi người dạy luôn chủ động và phát huy tối ưu kiến thức khoa học và các phương pháp khác, tạo nhiều tình huống nhằm đưa người học làm chủ kiến thức của mình. + Khi vận dụng các PPDH mới trong bài dạy một cách linh hoạt sẽ đẩy nhanh quá trình hoạt động của Thầy và trò từ đó nảy sinh những ưu nhược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
- - 13 - điểm của học sinh, phát hiện mặt tích cực và khuyếm khuyết kiến thức của các đối tượng học sinh trong cùng một lớp học từ đó rút ra kinh nghiệm giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu trong dạy học, phù hợp với các đối tượng học sinh. + Đổi mới PPDH còn nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục hội nhập Quốc tế, bởi vì nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế tri thức còn mới, còn nhiều bất cập so với nền giáo dục thế giới trong khi nền giáo dục truyền thống của người Việt Nam là rất tốt. Các thế hệ của người Việt có truyền thống chăm chỉ, cần cù chịu khó luôn chủ động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi, điều đó được thể hiện qua các thời kỳ lịch sử và nhất là ngày này thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định mình trên trường Quốc tế qua các cuộc thi Olympic các môn khoa học hay Robocom đều đạt giải cao. Vì vậy việc đổi mới PPDH mang tính thiết thực và là quyết định đúng của nền giáo dục nước ta. - Nhƣợc điểm: + Tuy nhiên việc đổi mới PPDH còn gặp rất nhiều hạn chế nhất là việc áp dụng rộng dãi cho tất các vùng miền địa phương. Vì hiện nay nước ta đang nằm trong hệ thống các nước nghèo, hơn 60 % dân số chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng đổi mới PPDH ở đây là rất khó khăn, đặc biệt là các vùng cao, miền núi và hải đảo. Những nơi đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đại đa số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, văn hoá tập quán sinh hoạt lạc hậu, cổ hủ, cơ sở vật chất tạm bợ nhất là các cơ sở ytế và giáo dục. Từ nhận thức của phụ huynh học sinh có hạn nên rất khó vận động các em đến trường, các em nhận thức chậm, dụt dè nên phải dạy đi, dạy lại nhiều lần các em mới hiểu. Vì vậy áp dụng PPDH mới ở đây gặp rất nhiều khó khăn. 1.4. Phƣơng pháp PH&GQVĐ trong dạy học môn toán ở trƣờng phổ thông Phương pháp PH&GQVĐ là một trong những PPDH tích cực đã và đang được quan tâm và phát triển ở các trường phổ thôn g. Việc vận dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
- - 14 - phương pháp này trong dạy học cho các môn học nói chung và môn toán nói riêng ở các trường phổ thông hiện nay với mục đích tập dượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhâ n, gia đình và cộng đồng. Từ đó HS có được một năng lực thích ứng với một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Phương pháp PH&GQVĐ là PPDH phát huy tính tích cực, tự giá c, chủ động, sáng tạo và có ưu thế trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình DH. Đặc biệt là trong những tình huống DH các khái niệm, những tri thức mới. Đặc điểm cơ bản của p hương pháp PH&GQVĐ là : Thông qua quá trình gợi ý dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều k iện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua tình huống gợi vấn đề. Các tình huống này có thể do GV chủ động xây dựng, cũng có thể do lôgic kiến thức bài học tạo nên. cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của HS, tạo cơ hội cho HS thảo luận, tranh luận đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân( có thể không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của GV), giúp HS tự giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Mục đích của phương pháp không phải chỉ làm cho HS lĩnh hội được kết quả của q uá trình PH&GQVĐ mà còn ở chỗ làm cho họ phát hiện khả năng tiến hành những quá trình như vậy. Nói cách khác, HS được học bản thân việc học. 1.4.1. Cơ sở lý luận của phƣơng pháp PH&GQVĐ [5, tr 151] Phương pháp PH&GQVĐ dựa trên cơ sở khoa học là những kết q uả nghiên cứu về triết học, tâm lí học, giáo dục học: - Cơ sở Triết học : “Mẫu thuẫn là động lực của sự phát triển” . Mâu thuẫn giữa yêu cầu nhận thức và những tri thức, kỹ năng còn hạn chế là động lực thúc đẩy sự nhận thức của học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
- - 15 - - Cơ sở Tâm lý học : “Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy”. Khi có nhu cầu hiểu biết, có niềm say mê, hứng thú thì quá trình nhận thức có hiệu quả tăng lên rõ rệt. - Cơ sở Giáo dục học : Sẽ có hiệu quả giáo dục cao hơn khi qúa trình đào tạo biến thành quá trình tự đào tạo. 1.4.2. Các khái niệm cơ bản [2, tr 185-188] Trong dạy học sử dụng phương pháp PH&GQVĐ có những khái niệm cơ bản là vấn đề, tình huống gợi vấn đề, đặc điểm của dạy học sử dụng phương pháp PH&GQVĐ. Vấn đề được biểu thị bởi một hệ thống những mệnh đề, câu hỏi, yêu cầu hoạt động chưa được giải đáp, chưa có phương pháp có tính thuật toán để giải hoặc thực hiện. Tình huống gợi vấn đề (THGVĐ): Là tình huống gợi cho học sinh những khó khăn về mặt lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. Vì vậy tình huống gợi vấn đề là một tình huống phải thoả mãn các điều kiện sau: - Tồn tại một vấn đề (như đã nêu ở trên), t ức là một khó khăn đối với học sinh. - Gợi nhu cầu nhận thức, tức là học sinh ý thức được khó khăn, nhận thấy có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết vấn đề đặt ra. - Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân, tức là khó khăn vừa sức với học sinh, khơi dậy ở họ cảm nghĩ rằng tuy chưa có ngay lời giải đáp nhưng với vốn kiến thức đã có và tích cực suy nghĩ thì có nhiều hy vọng giải quyết được vấn đề đặt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing mix nhằm phát triển khách hàng cho dịch vụ App MBBank của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
100 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Chứng khoán Smartinvest
102 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng tổ chức của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Tân Hồng Phát
90 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Mirai International
95 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Hoàn thiện hoạt động quảng cáo máy lọc nước đa chức năng Makxim Promax của Công ty Cổ phần TM và XNK Makxim Việt Nam
68 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm xe ô tô của Công ty Bảo hiểm Pjico Hà Nội
95 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp trả lương theo mô hình 3P tại Công ty cổ phần Eurowindow
122 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn