intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bản sắc dân tộc Nga trong truyện ngắn của A.Chekhov

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

77
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những ý tưởng được gợi ý và xoáy sâu vào trọng tâm: bản sắc văn hóa Nga từ cả phương diện tư duy, cảm thức về thế giới, con người đến cả những yếu tố nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bản sắc dân tộc Nga trong truyện ngắn của A.Chekhov

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ NGỌC HÀ BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG TRUYỆN NGẮN A. CHEKHOV LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội-2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ NGỌC HÀ BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG TRUYỆN NGẮN A. CHEKHOV Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội-2016
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ NHỮNG “THAM SỐ” CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NGA.................................................................... 9 1.1 Khái lƣợc về bản sắc dân tộc .................................................................... 9 1.2 Các tham số xác định bản sắc văn hóa Nga .............................................. 12 CHƢƠNG 2: BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG TRUYỆN NGẮN A. CHEKHOV NHÌN TỪ CÁC KIỂU NHÂN VẬT ..................................... 21 2.1 Nhân vật “con ngƣời nhỏ bé" .................................................................... 21 2.2. Nhân vật và sức mạnh cứu rỗi.................................................................. 33 2.3 Nhân vật đang trong cuộc hành trình ....................................................... 47 CHƢƠNG 3: BẢN SẮC DÂN TỘC NGA TRONG TRUYỆN NGẮN A. CHEKHOV NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN KHÔNG GIAN........................ 57 3.1 Không gian làng quê và thiên nhiên Nga .................................................. 57 3.2 Không gian thành thị và hành trình khám phá thế giới của con ngƣời Nga. ..63 3.3 Không gian ngôi nhà – nơi trở về của con ngƣời Nga .............................. 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75 1
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài A.Chekhov (1860-1904) là nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga thế kỉ XIX, "ngƣời đại biểu kiệt xuất cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga". Ông đƣợc coi là bậc thầy truyện ngắn với số lƣợng khá đồ sộ, gần 600 truyện, trong đó có nhiều truyện xứng vào hàng kiệt tác của văn học thế giới. Nhà tiểu thuyết ngƣời Đức Th.Mann khẳng định "nghệ thuật tự sự của A.Chekhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về những gì có sức mạnh nhất và tinh hoa nhất trong toàn bộ văn học châu Âu"[21,tr48]. Sức hấp dẫn của truyện ngắn A.Chekhov không phải ở những biến cố lớn lao, những sự kiện tầm cỡ tạo nên những biến động trong đời sống lịch sử- xã hội. Ngòi bút của ông hƣớng vào lĩnh vực hiện thực mà các nhà văn Nga đƣơng thời chƣa khai thác hết. Đó là cuộc sống hàng ngày với muôn vàn biểu hiện phong phú, đa dạng, phức tạp của nó. Đọc truyện ngắn của A.Chekhov, độc giả sẽ hiểu rõ hơn xã hội, đời sống, con ngƣời Nga thế kỉ XIX. Đặt vấn đề bản sắc dân tộc/ căn tính dân tộc để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là sự lựa chọn, là định hƣớng không ít nhà nghiên cứu văn hóa, văn học đƣơng đại. Câu hỏi mang tính bản thể triết học luôn đƣợc đặt ra sau tất cả mọi khám phá về nghệ thuật luôn là: Ta là ai? Ta thuộc về nơi nào? Ta có điểm gì khác biệt? Bản sắc dân tộc là khái niệm không chỉ để nhận dạng một dân tộc với những đặc sắc văn hóa riêng mà còn phản ánh nhu cầu khẳng định cái riêng, cái độc đáo, cái đẹp của dân tộc trong tƣơng quan với các dân tộc khác. Sáng tác của nhà văn lớn luôn hƣớng đến luận giải những câu hỏi mang tính bản thể luận đó, luôn chứa đựng “mã” văn hóa của cộng đồng, dân tộc. 2
  5. Bản sắc dân tộc là một phạm trù có tính lịch sử của tồn tại xã hội, đƣợc xác lập trên cơ sở những đặc điểm hiện hữu khách quan ban đầu khi cộng đồng mới hình thành và vẫn tiếp tục thay đổi, ổn định trong quá trình cộng đồng đó vận động. Căn tính của một dân tộc đƣợc hợp nhất bởi căn tính của mỗi cá nhân trong cộng đồng trên nguyên lí của sự đồng hoá, dung hoà và thích nghi để cùng tồn tại. Do đó, nó đại diện cho một nhóm ngƣời trong một phạm vi không gian văn hoá nhất định. Từ đó có thể thấy, căn tính dân tộc còn là phạm trù để giúp phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Đó không chỉ là một cách thức để nhận dạng một dân tộc với những đặc sắc văn hoá riêng mà đó còn là một nhu cầu khẳng định cái riêng, cái độc đáo, cái đẹp của dân tộc trong tƣơng quan so sánh với các dân tộc khác. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Bản sắc dân tộc Nga trong truyện ngắn của A.Chekhov mong góp một phần nhỏ vào việc đánh giá thế giới nghệ thuật và những giá trị thẩm mỹ độc đáo trong tryện ngắn của nhà văn Nga kiệt xuất A.Chekhov. 2.Lịch sử vấn đề Các tác phẩm của A.Chekhov đến với độc giả Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX. Ngay sau đó, những bài phê bình, nghiên cứu về Chekhov lần lƣợt xuất hiện. Nghiên cứu về Chekhov từ trƣớc đến nay chủ yếu là những bài viết riêng lẻ, hay những bài giới thiệu in trong các tuyển tập tác phẩm, hầu nhƣ chƣa xuất hiện một chuyên luận nào dành riêng nghiên cứu tác gia này. Đọc và tham khảo hầu hết những bài viết ấy, chúng tôi nhận ra một số hƣớng nghiên cứu và tiếp cận chính nhƣ sau: - Hƣớng tiếp cận xã hội học kết hợp với nghiên cứu tiểu sử: Đây là hƣớng tiếp cận chính của rất nhiều bài viết về Chekhov từ những thập niên 60, 70, 3
  6. 80 và đầu 90. Có thể kể đến: Đọc Sekhop của Nguyễn Tuân, Văn nghệ số 5/1957, Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Sekhốp của Lancon, Nghiên cứu Văn học số 2/1960, Sekhop nhà hiện thực vĩ đại của Trọng Hiền, Tạp chí văn học số 6/1960, A. Sekhop: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn in trong Tsekhov tập truyện tập 1, NXB Văn học 1977, cuốn sách A. Sekhop, của Phan Hồng Giang NXB Văn hóa 1979 - giới thiệu về tiểu sử cuộc đời Sekhov, phần nghiên cứu A. P. Sekhov của Đỗ Hồng Chung in trong Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục 2003; Chất nhân bản trong truyện ngắn Chekhov của Vƣơng Trí Nhàn in trong Anton Sekhov - tuyển tập tác phẩm (3 tập), NXB Văn học, 1999. Những bài viết này khái quát cuộc đời sự nghiệp sáng tác của Chekhov, nhấn mạnh phƣơng diện nội dung và ý nghĩa xã hội của tác phẩm, ít quan tâm đến giá trị nghệ thuật, thậm chí có những ý kiến áp đặt. Tuy nhiên bài nghiên cứu của Vƣơng Trí Nhàn ít nhiều đã kết hợp chỉ ra đƣợc những vấn đề nội dung và yếu tố nghệ thuật tác phẩm, có những nhận xét, cảm nhận tinh tế, đáng lƣu ý. - Hƣớng tiếp cận theo thi pháp học và thi pháp học so sánh đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố về nghệ thuật trong truyện ngắn Chekhov, có những so sánh để làm nổi bật nét riêng ở phong cách nhà văn. Đó là bài viết của Đào Tuấn Ảnh: Tsekhov và Nam Cao một sáng tác hiện thực kiểu mới, Tạp chí Văn học, số 2, 1992; và rất nhiều bài nghiên cứu đƣợc đọc trong hội thảo nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày mất của A. Chekhov tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Có thể kể đến: Đào Tuấn Ảnh Kết cấu thời gian trong truyện ngắn Chekhov và Nam Cao, Trần Lê Bảo với A. Sekhov và Lỗ Tấn dưới góc nhìn so sánh, Đỗ Hải Phong với trong Mạch ngầm tự sự và trữ tình truyện ngắn “Một chuyện đùa nhỏ” của A. Sekhov, Nguyễn Trƣờng Lịch với A. Sekhov, người thuật chuyện tài hoa…Nhƣng một số bài viết mới chỉ mang tính nhận định chung và dựa trên một số luận điểm đã đƣợc khái quát từ trƣớc. 4
  7. - Hƣớng tiếp cận thi pháp học kết hợp với văn hóa học. Ở đây chúng tôi lƣu tâm nhiều đến hai bài nghiên cứu viết nhân kỷ niệm 100 năm mất đại văn hào A. Chekhov đã đƣợc đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Văn học và Tạp chí Văn học nước ngoài: Bài viết của Đào Tuấn Ảnh - Cách tân nghệ thuật của Anton Sekhov (thử một cách tiếp cận mới) (Nghiên cứu văn học số 8 - 2004); và bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cƣ Trekhov nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch (Văn học nước ngoài, số 4-2004). Những bài viết này gợi mở cho chúng tôi một số vấn đề về phong cách truyện ngắn của Chekhov, giúp chúng tôi hiểusâu sắc hơn về Chekhov và truyền thống văn hóa Nga trong tác phẩm của ông. Luận văn của chúng tôi sẽ đi tiếp những ý tƣởng đƣợc gợi ý và xoáy sâu vào trọng tâm: bản sắc văn hóa Nga từ cả phƣơng diện tƣ duy, cảm thức về thế giới, con ngƣời đến cả những yếu tố nghệ thuật. 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu Nhƣ đã nói ở trên, luận văn lấy vấn đề bản sắc văn hoá Nga làm trung tâm và tập trung khai thác trên truyện ngắn của A. Chekhov, do đó chúng tôi hƣớng đến: - Chỉ ra những biểu hiện rõ bản sắc văn hoá Nga trong truyện ngắn của A.Chekhov. - Thông diễn cách tƣ duy về thế giới và con ngƣời của A.Chekhov trong mối quan hệ với truyền thống văn hoá Nga, đặc biệt là truyền thống văn hoá Chính thống giáo. Tác phẩm của Chekhov để lại gần 600 truyện ngắn và hàng chục vở kịch. Cả truyện ngắn và kịch của ông đều đƣợc giới nghiên cứu quan tâm.Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi tập trung tìm hiểu mảng truyện ngắn. Khảo sát kỹ càng toàn bộ truyện ngắn của Chekhov là điều khó có thể thực hiện đƣợc. Nhìn tổng quát có thể thấy, Chekhov sáng tác truyện ngắn ở hai giai đoạn: giai đoạn đầu (những năm 1880 - 1888) - giai đoạn của những 5
  8. sáng tác hài hƣớc châm biếm; giai đoạn sau từ năm 1888 trở đi và đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XIX, một phong cách viết truyện ngắn của Chekhov đƣợc định hình rõ rệt, tiếng cƣời châm biếm hài hƣớc ẩn kín vào trong lối viết nhẹ nhàng trữ tình. Đây là giai đoạn có nhiều sáng tác hay, nhiều cách tân trong nghệ thuật tự sự, trong thi pháp thể loại, có nhiều yếu tố báo hiệu cho văn chƣơng thế kỷ XX. Ngòi bút của Chekhov vừa hƣớng đến những đặc trƣng thể loại, vừa phá vỡ giới hạn khuôn khổ thể loại. Vì vậy luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát và tìm hiểu truyện ngắn Chekhov sáng tác vào những năm 90 của thế kỉ XIX. Theo quan sát của chúng tôi, ở Việt Nam từ những năm 50 đến nay có rất nhiều bản dịch, tuyển tập truyện ngắn Chekhov. Để lựa chọn tƣ liệu cho việc nghiên cứu của mình, chúng tôi quan tâm đến một số tuyển tập và bản dịch sau: - Truyện ngắn tuyển tập với 20 truyện ngắn - NXB Văn học 1957. Ngƣời dịch: Nguyễn Tuân, Trần Dần, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ dịch qua các bản tiếng Pháp, tiếng Anh. Lời giới thiệu của Nguyễn Tuân. Năm 2004, tuyển tập này đƣợc tái bản lại. - Tập truyện (2 tập), NXB Văn học, 1977- 1978. Ngƣời dịch: Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo, dịch nguyên bản tiếng Nga. - Anton Sekhov - Tuyển tập tác phẩm (3 tập, Tập 1,2: truyện ngắn, Tập 3: kịch). NXB Văn học, 1999, Vƣơng Trí Nhàn tuyển chọn và viết lời giới thiệu. Bộ tuyển tập này tuyển chọn và tập hợp các tác phẩm của Chekhov đƣợc dịch ở Việt Nam trong các tuyển tập trƣớc đó. - Truyện ngắn A. P. Tsekhốp, NXB Văn học 2003. Ngƣời dịch: Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo, dịch nguyên bản từ tiếng Nga. Tuyển tập này về số lƣợng ít hơn so với tuyển tập năm 1977 - 1978 do Phan Hồng Giang, Cao 6
  9. Xuân Hạo dịch. Nhƣng ở đây có bổ sung thêm 8 truyện ngắn khác, chủ yếu là các truyện ngắn nằm ở giai đoạn sáng tác đầu tiên của Chekhov. Gần đây nhất năm 2004, tạp chí Văn học nước ngoài số 4 có đăng 4 truyện ngắn Chekhov do Đào Tuấn Ảnh dịch trực tiếp từ tiếng Nga: Cuộc đọ súng, Sinh viên, Dusechka, Agafia. Chúng tôi đã tham khảo hầu hết các bản dịch, tuyển tập ấy và lựa chọn Truyện ngắn Sekhov (2 tập), NXB Văn học 1977 - 1978, ngƣời dịch: Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo làm nguồn tƣ liệu chính. Lý do khiến chúng tôi lựa chọn: đây là bộ tuyển tập có in nhiều tác phẩm Chekhov sáng tác trong giai đoạn những năm 90 của thế kỉ XIX, mặt khác với bộ tuyển tập này chúng tôi xác định đƣợc những năm sáng tác của các tác phẩm. Thống kê trên tuyển tập do Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch, chúng tôi đã chọn ra đƣợc 12 truyện ngắn Chekhov sáng tác vào những năm 90 của thế kỉ XIX: Những người đàn bà (1891), Người đàn bà phù phiếm (1891), Ở nơi đày ải (1892), Phòng số 6 (1892), Vôlôdia lớn và Vôlôdia bé (1893), Nhà tu hành vận đồ đen (1894), Huân chương Anna nhị đẳng (1895), Ngôi nhà có căn gác nhỏ (1896), Khóm phúc bồn tử 1898), Một chuyện tình yêu (1898), Một chuyến công vụ (1898), Người đàn bà và con chó nhỏ (1899). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi không bó hẹp trong phạm vi 12 truyện ngắn ấy. Để có thể có những nhận định xác đáng và có cơ sở hơn, chúng tôi khảo sát, so sánh thêm những truyện ngắn sáng tác vào giai đoạn trƣớc, những truyện ngắn sáng tác vào những năm 90 nhƣng không có trong tuyển tập do Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch (VD: Người trong bao, Sinh viên, Cây hồ cầm của Rothschild ..), và cả truyện ngắn Người vợ chưa cuới - thiên tự sự cuối cùngcủa ông sáng tác vào 1903. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
  10. Với định hƣớng nhƣ đã nêu trên, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính: tiếp cận văn hoá họcvà phƣơng pháp phân tích- tổng hợp. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Bản sắc dân tộc và những “tham số” của bản sắc dân tộc Nga Chƣơng 2: Bản sắc dân tộc Nga trong truyện ngắn A. Chekhov nhìn từ các kiểu nhân vật Chƣơng 3: Bản sắc dân tộc Nga trong truyện ngắn A. Chekhov nhìn từ phƣơng diện không gian 8
  11. Chƣơng 1: BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ NHỮNG “THAM SỐ” CỦA BẢN SẮC DÂN TỘC NGA 1.1 Khái lƣợc về bản sắc dân tộc 1.1.1 Khái niệm dân tộc Dân tộc, theo quan niệm của các nhà sử học, là những cộng đồng ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử, trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hoá, đặc biệt là về truyền thống văn hoá. Mỗi dân tộc có quá trình hình thành và phát triển không giống nhau nhƣng đều chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nên giữa các dân tộc có những nét tƣơng đồng nhất định trong lịch sử, văn hóa… Trong điều kiện giao lƣu nhƣ ngày nay, những yếu tố thuộc về truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc đƣợc quan tâm nhiều hơn. Tính dân tộc trong văn học là một khái niệm thuộc phạm trù tƣ tƣởng thẩm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tƣơng đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, đƣợc hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác. Một nhà văn trong bất cứ trƣờng hợp nào cũng sử dụng một số phƣơng diện biểu hiện quen thuộc của hình thức nghệ thuật dân tộc họ từ thể loại, ngôn từ đến các chất liệu của đời sống xã hội và thiên nhiên của dân tộc mình. Vậy nên, tinh thần dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo đƣợc bảo tồn lƣu giữ qua nhiều thế hệ. Đại văn hào Nga, M.Gorky cho rằng “Văn học là nhân học”, đối tƣợng của văn học là con ngƣời, nhiều cá nhân hợp thành xã hội. Do đó, văn học phải 9
  12. phản ánh tính dân tộc là điều tất yếu. Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, khách thể và chủ thể ở đây nói chung là thuộc tính của một dân tộc nhất định, cho nên tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu của văn học. Nhà phê bình văn học Nga Belinsky cho rằng: “Mỗi nhân vật phải gắn với một dân tộc nhất định, một thời đại nhất định. Vì nếu con ngƣời không có tính dân tộc không phải là con ngƣời thực sự mà là một khái niệm trừu tƣợng. Vì vậy mà rõ ràng tính dân tộc trong tác phẩm không phải là một thành tích mà là một thuộc tính tất yếu của việc sáng tạo”. Tính dân tộc của tác phẩm văn học đƣợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trƣớc hết là ở ngôn ngữ, trong cách cảm thụ thế giới. Về hình thức, tính dân tộc thể hiện trong thể loại của tác phẩm văn học. Ta cũng cần phân biệt tính dân tộc và tính cách dân tộc. Tính cách dân tộc cũng đƣợc thể hiện trong tác phẩm có tính dân tộc. Đó là những phẩm chất, tính cách lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên thành phẩm chất của dân tộc.Tuy nhiên sự lặp lại ở đây không phải là sự lặp lại một cách đơn điệu, nhàm chán ở các hình tƣợng nghệ thuật; mà tính cách dân tộc là cái thống nhất trong sự đa dạng, ổn định trong sự biến đổi. Cũng không nên hiểu tính cách dân tộc là sự liệt kê các phẩm chất. Tính cách dân tộc là một phẩm chất chỉnh thể, nó thể hiện trong một phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định. Một tác phẩm văn học thể hiện đƣợc nội dung và những vấn đề phù hợp với tình cảm và tâm lí dân tộc thì tác phẩm ấy có tính dân tộc. Do những điều kiện riêng về hoàn cảnh địa lí, về lịch sử phát triển của xã hội, nếp sống văn hóa, phong tục tập quán… mà mỗi dân tộc có những tình cảm và tâm lí riêng. Bàn về tính dân tộc trong văn học nghệ thuật, A.Tolstoy đã từng nhận định "Nghệ thuật dân tộc là nghệ thuật mang mùi hƣơng đất đai, trong tiếng mẹ đẻ mỗi từ dƣờng nhƣ có hai lần ý nghĩa nghệ thuật… ". Bởi tác phẩm văn học nghệ thuật là sản phẩm riêng của cá nhân nghệ sĩ, nhƣng đằng sau mỗi ngƣời 10
  13. nghệ sĩ bao giờ cũng mang bóng dáng của dân tộc, giai cấp mà họ đang sống. Vậy nên tinh thần dân tộc luôn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong cách cảm cách nghĩ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Và cũng chính đặc thù của đời sống dân tộc đã mang lại cho văn học của dân tộc ấy một bản sắc riêng độc đáo đƣợc bảo tồn lƣu giữ qua nhiều thế hệ. 1.1.2 Khái niệm bản sắc dân tộc Bản sắc dân tộc (national identity) là điểm phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác. Các nhà dân tộc học nhấn mạnh yếu tố nhân chủng học của tộc ngƣời trong bản sắc dân tộc. Các nhà văn hóa học nhấn mạnh yếu tố tín ngƣỡng, nghệ thuật. Các nhà xã hội học nhấn mạnh phƣơng diện hoạt động xã hội của con ngƣời. Bản sắc dân tộc không phải là khái niệm tĩnh, nó có sự vận động biến đổi nhƣ những “tham số” cơ bản để định hình nên nét riêng, độc đáo của riêng mỗi dân tộc. Bản sắc dân tộc đƣợc hợp thành từ bản sắc của mỗi cá nhân trong cộng đồng trên nguyên lí đồng hóa, dung hòa, thích nghi để cùng tồn tại. Do đó bản sắc dân tộc gắn liền với một giới hạn không gian văn hóa nhất định. Phạm Quang Long trong cuốn Lý luận văn học cũng nhận xét: "bản sắc dân tộc , tính dân tộc của văn học đƣợc xem xét nhƣ là sản phẩm của một quá trình lịch sử, mang tính tổng hợp, là tích hợp của những giá trị, phụ thuộc vào điều kiện lịch sử hay là những sản phẩm của ngƣời đƣa những thông điệp ấy (nghệ sĩ) đến ngƣời đọc"[25, tr113 ] Các tham số để xác định bản sắc dân tộc: tín ngƣỡng, tôn giáo, cách ứng xử của con ngƣời với tự nhiên và xã hội, ngôn ngữ,….Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát, văn hóa có thể coi là phạm trù quan trọng nhất, bao trùm, giúp ta hình dung nét riêng của mỗi dân tộc, chứa đựng phần lớn những nét riêng của bản sắc dân tộc. 11
  14. 1.2 Các tham số xác định bản sắc dân tộc Nga 1.2.1 Địa văn hóa Xét về cơ tầng văn hóa bản địa, trƣớc hết có thể thấy Nga là một trong những nƣớc có đƣờng bờ biển dài nhất thế giới ( 37.00km/ 17.075.200km2). Đây là điều kiện thuận lợi cho phép đất nƣớc này có thể mở rộng giao lƣu với bên ngoài, đặc biệt là giao lƣu với Phƣơng Tây. Nga cũng là nƣớc có đƣờng biên giới dài nhất, trải dài từ Á sang Âu. Do đó chắc chắn trong văn hóa Nga, bên cạnh yếu tố Phƣơng Tây sẽ có yếu tố Phƣơng Đông. Từ phƣơng diện sự hình thành quốc gia lãnh thổ, sự đan xen của yếu tố Phƣơng Đông và Phƣơng Tây càng biểu hiện rõ nét hơn. Tổ tiên của ngƣời Nga là những bộ tộc Slav phƣơng Đông xƣa kia từng sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi ở Đông Nam Châu Âu. Đầu công nguyên, họ chiếm giữ vùng lãnh thổ từ Baltic đến Biển Đen, từ Karpat đến thƣợng nguồn sông Oka và sông Volga. Ngƣời Slav tổ chức công xã theo lãnh thổ chứ không theo dòng họ. Do đó mối quan hệ theo chiều dọc- huyết thống yếu hơn so với những mối liên hệ theo chiều ngang. Ngƣời Slav vì thế không có tộc phả và dễ dàng đón nhận các yếu tố từ bên ngoài vào và mong muốn đồng hóa các dân tộc khác. Quả thực ngƣời Slav trong lịch sử tồn tại, đã từng chiến đấu với rất nhiều bộ tộc khác (chẳng hạn bộ tộc Huns) nhƣng đồng thời cũng mở rộng ảnh hƣởng của mình sang Bzantyum. Nƣớc Nga Kiev đƣợc hình thành ở thế kỉ VI chính là nhờ liên minh các bộ tộc Slav, trong đó bộ tộc Rus đứng đầu. Yếu tố bản địa văn hóa đó vừa kết hợp với những cuộc tiếp xúc, tiếp biến văn hóa trong lịch sử nƣớc Nga tạo ra những giá trị văn hóa Nga. Có thể kể đến những cuộc tiếp xúc và tiếp biến văn hóa đã diễn ra trong lịch sử nƣớc Nga nhƣ : sự hình thành nƣớc Nga Kiev, tiếp xúc với Bizantyum(IX- X), Hunnish đô hộ ( XIII-XV), cải cách của PyotrI(VII-VIII). 12
  15. Trƣớc hết có thể thấy rõ, đặc điểm đầu tiên trong văn hóa Nga chính là sự hòa hợp và xung đột giữa hai yếu tố Đông và Tây. Năm 988, Cơ Đốc giáo trở thành quốc giáo của Nga. Sự kiện này tạo nên bƣớc ngoặt cơ bản trong đời sống xã hội Nga. Những ngẫu tƣợng bị đem đốt hoặc quẳng xuống sông, song nhiều nghi lễ đa thần giáo vẫn đƣợc giữ lại. Điều đó có nghĩa là nƣớc Nga đã nhích gần về phía Phƣơng Tây dù vẫn giữ lại một số nét phƣơng Đông…Các bài hát nghi lễ cổ xƣa, các vũ điệu ngày hội gắn liền với phong tục các bộ tôc Slav phƣơng Đông đã chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ Bzatyum Thế chế quân chủ nga cũng đƣợc thiết lập theo mô hình đế chế phƣơng Đông. Bên cạnh giao thoa tự nguyện còn có giao thoa cƣỡng bức. Cuộc xâm lƣợc và đô hộ của quân Mông Cổ kéo dài hơn hai thế kỉ đã để lại dấu vết sâu đậm và lâu dài trong lịch sử Nga. Chính nó đã quy định nên tính chất nông nô chuyên chế Nga. Lý tƣởng tập thể và chế độ chuyên chế chính là hai dấu ấn rõ nét nhất mà đế quốc Mông Cổ để lại trong văn hóa Nga. Mặt khác Byzantyum cũng là Châu Âu, là phƣơng Đông nằm kề phƣơng Tây Cơ đốc giáo. Do đó Cơ đốc giáo không chỉ góp phần thống nhất và củng cố địa vị của Nhà nƣớc Nga mà còn tạo điều kiện mở rộng những mối giao lƣu của nó với các quốc gia khác ở Âu Châu. Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, cuộc cải cách của Piotr’ Đệ nhất đã tạo nên quá trình Tây hóa ở Nga, nhanh chóng đƣa nƣớc Nga thoát khỏi lạc hậu bằng những cuộc cải cách thiết thực toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế và giáo dục… Chính nhà vua là ngƣời rất tiến bộ, có ý thức dân chủ, thƣờng đi qua các nƣớc Tây Âu để học tập kinh nghiệm. Ông có công đầu xây dựng thành phố Saint Petersburg để nối liền Nga với phƣơng Tây. Nƣớc Nga so với thế kỉ trƣớc đã phát triển nhiều mặt và đạt nhiều thành tựu. 13
  16. Đây là thời kì tiếp xúc và tiếp biến văn hoá thứ hai của nƣớc Nga. Tƣ tƣởng tự do dân chủ vì thế cũng hình thành. Cũng từ thời Piotr’ Đệ nhất quá trình Âu hóa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội. Các công trình kiến trúc mang phong cách Châu Âu đƣợc xây dựng (Cung điện mùa đông, Hoàng thôn). Những bản giao hƣởng và opera tràn đầy tƣ tƣởng khai sáng cũng dần thay thế các vũ điệu dân gian Nga… Có lẽ với cải cách của Piotr’ Đệ nhất, nƣớc Nga đã tuyên bố đi với Châu Âu. Song quá trình đi với Châu Âu đó nƣớc Nga vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hóa của mình. Văn học của Pushkin, Tolstoy vẫn chứng tỏ bản sắc văn hóa riêng của Nga, bên cạnh những ảnh hƣởng của phƣơng Tây. Song Đông và Tây không phải chỉ là khái niệm. Đó còn là những tƣ tƣởng đối nghịch nhau giữa những ngƣời sùng Slav và những ngƣời sùng phƣơng Tây. Phái sùng Slavcho rằng nƣớc Nga nên đi theo con đƣờng Đông phƣơng đặc sắc của mình. Họ hƣớng về nƣớc Nga cổ xƣa và truyền bá tƣ tƣởng thỏa hiệp giữa ngai vàng và nhân dân. Phái sùng Tây Phƣơng cho rằng nƣớc Nga cần đi theo con đƣờng chung của Châu Âu. Họ chủ trƣơng tự do cải lƣơng chủ nghĩa, coi nhà nƣớc quân chủ lập hiến là lý tƣởng. Ban đầu cả hai phái đều có thiện chí thay đổi chế độ nông nô. Nhƣng cả hai phái đều mắc sai lầm cơ bản. Phái Slave thì bảo thủ, phái sùng Tây Phƣơng thì mất gốc. Sự phân cực về tƣ tƣởng này liên quan đến vấn đề con đƣờng phát triển của nƣớc Nga. Đặc điểm thứ hai trong văn hóa Nga đƣợc coi nhƣ là hệ quả của yếu tố địa văn hóa chính là thái độ thành kính tôn giáo. Với ngƣời Nga, nhân tố đạo đức luôn luôn chiếm ƣu thế hơn nhân tố trí lực. Vì thế họ luôn tin thần linh và giàu lòng bác ái. Với ngƣời Nga, Chúa luôn đứng ở vị trí tối thƣợng, không ai đƣợc vƣợt lên trên, nắm giữ vai trò của Chúa. Aitmatov với Đoạn đầu đài hay M. Bulgakov với Trái tim chó và Những quả trứng định mệnh đều hƣớng đến ý tƣởng rằng: kẻ nào có tham vọng vƣợt lên vai trò của Chúa, kẻ đó sẽ bị 14
  17. trừng phạt. Aitmatov nhấn mạnh bi kịch đoạn đầu đài trở về trong cuộc sống đời thƣờng khi có kẻ dám thay Chúa thực hiện những thiên chức thiêng liêng của Ngƣời. Tâm thế của con ngƣời Nga tồn tại cả hai trạng thái: mặc cảm sợ hãi và tâm lý bành trƣớng ra bên ngoài. Điều này xuất phát từ yếu tố địa văn hóa. Nƣớc Nga có vùng đồng bằng Đông Âu, không có lá chắn an ninh tự nhiên, do đó thƣờng bị xâm lƣợc từ nhiều phía. Đặc điểm này tạo nên cảm giác bản năng không an toàn, không tin cậy thế giới bên ngoài, nhƣng đồng thời cũng muốn vƣơn ra bên ngoài. Bản thân nƣớc Nga trong lịch sử đã phải chịu sự cai trị đô hộ của nhiều đế quốc lớn, liên tục phải tự bảo vệ mình trƣớc những cuộc tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, Nga cũng không ngừng mở rộng lãnh thổ của mình cả về phƣơng Tây lẫn phƣơng Đông. Lịch sử nƣớc Nga từng chứng kiến những cuộc Đông Tiến trong thế kỉ XVI đến Kazan, Astrakhan, thế kỉ XVII đến Sibir và Viễn Đông và cả những cuộc Tây tiến đến Baltic vào thế kỉ thứ XVIII. Trong bản tính con ngƣời Nga có cả tâm lý sợ hãi lẫn tham vọng bành trƣớng. Bản thân A. Chekhov vào cuối thế kỉ XIX đã từng tuyên bố rằng ông “muốn gột bỏ dòng máu nô lệ đang chảy trong huyết quản của con ngƣời Nga”. Song chính các nhà văn nhƣ A. Chekhov cũng luôn chuyển tải trong tác phẩm của mình ý tƣởng, suy tƣ của ngƣời Nga rằng dân tộc Nga là dân tộc đƣợc Chúa tuyển chọn và mang sứ mệnh của Chúa. Hơn nữa, Nƣớc Nga là một bình nguyên vĩ đại với những khoảng không vô bờ bến. Các yếu tố địa lí, môi trƣờng tự nhiên đó ảnh hƣởng khá rõ nét đến đời sống tâm hồn của ngƣời Nga. Hay nói ngƣợc lại, các yếu tố tự nhiên là biểu tƣợng của tâm hồn Nga. Tâm hồn con ngƣời Nga nhƣ trôi nổi trên bình nguyên bất tận, phiêu du đến những khoảng xa xăm vô tận. Tâm hồn đó luôn khao khát đến cái kết thúc và tận cùng, bởi vì nó chƣa biết đến ranh giới và hình dạng của cuộc sống, chƣa gặp những đƣờng nét và giới hạn trong kết cấu 15
  18. đất đai của mình, trong thiên nhiên của mình. Một tâm hồn cực kỳ nhạy cảm với những dòng mạch thần bí và khải huyền. Nó không bị biến thành pháo đài, nhƣ tâm hồn con ngƣời châu Âu, không bị bao bọc bằng nƣớc thép của kỷ luật tôn giáo và văn hóa. Tâm hồn đó rộng mở cho mọi khoảng không, khát khao tới xa tắp tận cùng của lịch sử. Nó dễ dàng dứt bỏ mọi mảnh đất và phiêu du trong cơn lốc xoáy hoang dại đến khoảng xa tít tắp, trong nó có thiên hƣớng phiêu lãng trên khắp các bình nguyên bao la của đất đai Nga. 1.2.2 Truyền thống văn hóa Chính thống giáo – tư tưởng Cứu thế Kitô giáo là một tôn giáo lớn và xuất hiện lâu đời trên thế giới, có sức ảnh hƣởng đến nhiều quốc gia trên nhiều phƣơng diện nhƣ văn hóa, chính trị, kinh tế, văn học… “Ra đời ở Trung Cận Đông, trong một đế quốc La Mã rộng lớn mà đế quốc ấy lại kế thừa rất nhiều di sản văn hóa Hy Lạp, Kitô giáo trong quá trình tạo dựng đã biết kế thừa những tư tưởng triết học nổi lên là triết học khắc kỷ và duy lý, những hệ thống thần linh của các dân tộc thời cổ đại thuộc đế chế La Mã.” [14, tr.29]. Quá trình phát triển của Kitô giáo đƣợc chia thành ba thời kỳ chính: Kitô giáo Sơ kỳ, Kitô giáo thời Trung cổ và Kitô giáo thời Cận - hiện đại. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Kitô giáo đã phân chia thành ba nhánh chính, gồm Tin lành (hay còn gọi là Kháng cách/Protestantism), cùng với Thiên chúa giáo (hay còn gọi là Công giáo/Catholicism) và Chính thống giáo Đông phƣơng (Eastern Orthodoxy). Vào thế kỷ XI, Kitô giáo diễn ra cuộc đại phân liệt lần thứ nhất, một bên theo văn hóa Hy Lạp, một bên theo văn hóa La tinh, gọi là phân liệt Đông – Tây, hình thành tôn giáo mới ở phƣơng Đông: Chính thống giáo. Đôi khi Chính thống giáo còn đƣợc gọi là Kitô giáo phƣơng Đông. Thế kỷ XVI, cuộc đại phân liệt lần thứ hai diễn ra trong Công giáo, hình thành một tôn giáo mới – đạo Tin lành. Cùng thời gian với việc ra đời đạo Tin lành, 16
  19. xuất hiện một trào lƣu cải cách theo cách riêng ở nƣớc Anh hình thành Anh giáo. Ảnh hƣởng của Kitô giáo phƣơng Đông thể hiện rõ rệt trong thời kỳ lịch sử thế kỷ XV-XVI khi chính Byzantium nằm dƣới ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh hƣởng này xảy ra chủ yếu thông qua văn hóa. Văn hóa Byzantium vô cùng tinh tế và sâu sắc, là sự kết hợp giữa thần học và truy hoan. Nó khiến những thời điểm quan trọng nhất trong đời sống của con ngƣời – sinh, tử, hƣớng linh hồn đến Chúa – nhuốm chất thơ cao cả, mang ý nghĩa vĩ đại mà cho đến nay không đâu có đƣợc. Từ thế kỷ thứ X, Kitô giáo, nói cụ thể hơn là Kitô giáo chính thống đã trở thành quốc giáo của Nga với số lƣợng Kitô hữu ngày một đông. Trong hơn mƣời thế kỷ, Kitô giáo chính thống (còn gọi là Chính thống giáo) đã tham gia tích cực vào việc nuôi dƣỡng, đào luyện nên tính cách con ngƣời Nga, giúp cho họ hiểu đƣợc ý nghĩa cuộc sống, thậm chí ngay cả khi mất niềm tin thì họ vẫn không hoàn toàn đoạn tuyệt với thế giới quan Chính thống giáo. Nền văn hóa và văn học Nga có mối liên hệ mật thiết với thế giới quan Chính thống giáo và đó chính là điều khác biệt chủ yếu với văn hóa và văn học phƣơng Tây. Chính Chính thống giáo cũng đã ảnh hƣởng đến thái độ, quan tâm tới bản chất tinh thần, tới việc đào sâu vào thế giới nội tâm của con ngƣời – một nhiệm vụ trọng tâm của văn học. Trong dòng chảy lịch sử của văn học Nga, Kitô giáo đã để lại dấu ấn trong nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, đặc biệt ở thế kỷ XIX nhƣ A.Pushkin, N.Gogol, F.Dostoevsky, L.Tolstoy… và thế kỷ XX nhƣ M.Bulgakov, I.Shmelev, B.Pasternak,… “Các nhà văn Nga xem xét các sự kiện của đời sống, tính chất, khát vọng của con ngƣời, soi sáng chúng bằng ánh sáng chân lý của Kinh Thánh, tƣ duy qua các phạm trù của Chính thống giáo”. 17
  20. Có thể nhìn lại một số nét riêng của văn hóa Kito giáo phƣơng Đông in đậm trong tƣ duy con ngƣời Nga và thể hiện trong sáng tác của các nhà văn Nga. Trong văn hóa Kitô giáo phƣơng Đông, sự tồn tại của con ngƣời nơi trần thế đƣợc coi là một đoạn trƣớc ngƣỡng cửa cuộc sống vĩnh cửu chứ không đƣợc xem nhƣ giá trị tự thân. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống là chuẩn bị cho con ngƣời đón nhận cái chết. Cái chết đƣợc xem nhƣ bản nguyên của cuộc sống này. Nguyện vọng thiêng liêng của con ngƣời muốn sống hòa thuận, từ tâm, ý thức về tội lỗi của bản thân và sự khổ hạnh đƣợc coi là ý nghĩa cuộc sống nơi trần thế. Từ đây, trong văn hóa Chính thống giáo xuất hiện thái độ xem nhẹ lợi ích vật chất nơi trần thế bởi nó phù du và nhất thời, coi lao động không phải là phƣơng tiện xây dựng và sáng tạo mà nhƣ là khả năng tự cải tạo bản thân. Trên cơ sở tƣơng phản giữa thiêng liêng và trần tục, văn hóa Byzantium thể hiện đặc biệt rõ khát vọng khám phá chân tƣớng bí ẩn của sự vật, hiện tƣợng. Những ngƣời Byzantium đã coi văn hóa của mình là cao nhất nên họ có ý thức tự vệ, tránh những ảnh hƣởng của ngoại lai, kể cả ảnh hƣởng văn hóa, từ đó nảy sinh trong mẫu gốc văn hóa Chính thống giáo những đặc điểm của tinh thần cứu thế. Truyền thống hội nhập của giáo hội Chính thống giáo thể hiện trong việc sáp nhập các khái niệm đẹp và thiện vào từ cao quý (tiếng Nga: blagolepie) rất đặc trƣng cho văn hóa Nga. Nhà triết học tôn giáo S.Bulgakov đã coi “khả năng nhìn thấy vẻ đẹp trí tuệ của thế giới tinh thần” nhƣ là đặc điểm thế giới quan chính thống giáo này. Khi tổ chức nên đời sống tôn giáo – tinh thần của nhân dân Nga, Chính thống giáo có khả năng hấp thu những hệ thống giá trị tinh thần đã đƣợc hình thành trong môi trƣờng văn hóa đa thần giáo, dẫn đến sự hình 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2