Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn)
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là hướng vào tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. So sánh đối chiếu chất đồng quê trong thơ hai ông với nhau và với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra những đặc điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM MAI PHONG CHẤT ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn) Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60.22.32 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Hà Nội - 2008 1
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Về thơ lục bát Việt Nam hiện đại: Từ lâu, thơ lục bát đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn và cả lối sống của người Việt Nam ta. Có thể nói, với mỗi người dân Việt, ít ai là không biết đến thơ lục bát như một điều bình dị và thân thuộc nhất. Nếu không là những vần thơ lục bát hiện đại với nhiều cách tân thì cũng là đôi ba câu Kiều, một vài câu ca dao. Chí ít cũng là những lời ru trong câu hát của bà, của mẹ. Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Nó đi trên sợi dây ranh giới, giữa một bên là những câu ca dao mượt mà, những thi phẩm làm rung động lòng người và một bên là những câu vè mang đậm âm điệu ngôn ngữ sinh hoạt. Đánh giá về thơ lục bát, nhà thơ Nguyễn Đình Thi gọi lục bát là hơi thở của người Việt. Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại lấy thơ lục bát làm tiêu chuẩn đánh giá tài năng của một nhà thơ Việt: “Anh là nhà thơ Việt Nam ư? Vậy hãy chiềng ra cho tôi mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói cho anh ngay anh là hạng thi sĩ như thế nào”. Qua đó, đủ để thấy rằng, thơ lục bát có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống và trong văn học Việt Nam. Sở dĩ thơ lục bát có vai trò quan trọng như vậy, ấy là bởi thể thơ này mang đậm điệu tâm hồn Việt. Hiện nay, trong xu hướng hiện đại hoá và sự chuyển mình nhanh chóng của xã hội, thơ lục bát vẫn có một tiếng nói riêng, là “đứa con cưng” của nền văn học nước nhà. Một trong những giá trị làm nên điệu tâm hồn Việt của thể thơ này, đó chính là chất đồng quê đậm đà vẫn không ngừng chảy trong lòng thể loại. Trong văn học Việt Nam, đã xuất hiện cả một dòng thơ đồng quê có được nhiều thành tựu đáng quí, đặc biệt là ở thể thơ lục bát. Tuy nhiên, văn học luôn vận động, phát triển theo những qui luật riêng của nó bên cạnh sự tác động của các yếu tố thời đại. Thơ đồng quê cũng không nằm ngoài những qui luật ấy. Do vậy, tìm hiểu về chất đồng quê trong một thể thơ đặc trưng cho tâm hồn Việt qua những thời kì, giai đoạn khác nhau luôn là một yêu cầu cấp thiết. 2
- Về Nguyễn Duy Nguyễn Duy, tên thật là Nguyễn Duy Nhụê, sinh năm 1948. Nguyễn Duy đến với làng thơ Việt Nam từ những năm đất nước còn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã góp một tiếng nói quan trọng làm nên diện mạo riêng của một thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hoà mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc, Nguyễn Duy đã cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị và được công chúng nhiệt liệt đón chào. Chiến tranh kết thúc, trở về với đời thường, bước vào cuộc sống mới, với mỗi người chiến sĩ, mỗi nhà văn quả không phải là điều đơn giản. Nhiều người trong số đó đã không tìm được lẽ sống và cảm hứng sáng tác, trở nên lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với Nguyễn Duy lại khác, ông đã có nhiều sáng tạo, đổi mới chứng tỏ được bút lực dồi dào của mình. Nhiều tập thơ có giá trị sâu sắc tiếp tục được nhà thơ hoàn thiện. Năm 1997, bằng một cuộc triển lãm thơ, Nguyễn Duy đã tuyên bố ngừng sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình. Tuy nhiên, theo thời gian, sức sống của thơ Nguyễn Duy dường như mỗi lúc một mãnh liệt và toả sáng, được bạn đọc đón nhận nhiệt liệt hơn. Nguyễn Duy làm thơ với nhiều thể loại khác nhau, nhưng chủ yếu và thành công hơn cả vẫn là thơ lục bát. Nhiều câu thơ, bài thơ lục bát của ông đã trở nên quen thuộc như tiếng lòng vọng về từ thuở xa xưa. Vậy điều gì đã làm nên những thành công của thơ Nguyễn Duy? Đó là tài năng, sự nỗ lực không ngừng của tác giả hay một yếu tố nào khác? Dĩ nhiên, một yếu tố đơn lẻ sẽ khó có thể nói lên môt điều gì. Tuy nhiên, trong số các yếu tố đó, sẽ rất thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua chất đồng quê như một sức sống tiềm ẩn trong thơ Nguyễn Duy. Những hương vị đồng nội, những hình ảnh quê mùa, những phẩm chất mộc mạc đáng mến dường như đã ngấm sâu vào cảm thức của nhà thơ. Chất đồng quê ấy đã theo chân tác giả trải qua những năm tháng chiến tranh, để rồi lại theo tác giả trở về lại với đời thường, bật lên những tiếng thơ sao xuyến lòng người. Đi sâu tìm hiểu về chất đồng quê trong thơ Nguyễn Duy sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về nhà thơ này. Đồng thời, phần 3
- nào thấy rõ hơn về một đặc điểm quan trọng của thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Đồng Đức Bốn và chất đồng quê trong thơ ông Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng lạ trong làng thơ Việt Nam. Giữa lúc mà mọi người cứ ngỡ thơ lục bát sau Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Nguyễn Duy…khó có thể có thêm thành tựu và chỗ đứng thì giọng thơ Đồng Đức Bốn cất lên như tiếng của “chim mỏ vàng” hót trong “hoa cỏ độc”. Là kẻ đến sau, nhưng Đồng Đức Bốn lại mạnh dạn và liều lĩnh đến mức dám chen chân vào mảng thơ lục bát về đồng quê, chỗ tưởng như các tác giả trước đó đã gặt hái hết những thành tựu có thể có được. Nhưng cũng chính cái sự khác người ấy đã góp phần tạo nên một Đồng Đức Bốn đầy cá tính với phong cách riêng giữa lòng thời đại. Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, cùng trang lứa với nhà thơ Nguyễn Duy, nhưng ông bước vào làng thơ Việt muộn hơn, chỉ khoảng chục năm cuối của cuộc đời. Đồng Đức Bốn vội vã ra đi vào ngày 14/02/2006, giữa lúc hồn thơ vẫn đang dạt dào sức sống. Dẫu biết rằng thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay, Đồng Đức Bốn vẫn tìm đến thể thơ này như một định mệnh. Chính ông cũng đã nhiều lần ý thức được điều đó trong thơ mình: Tôi còn nợ những người mong Bài thơ lục bát viết trong cõi buồn” (Tôi không thể chết được đâu) Đi giữa hai dòng chảy, một bên là những miền quê bình dị, chất phác với một bên là những thành thị đang trong quá trình đô thị hoá và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Đồng Đức Bốn đã cho ra đời nhiều bài thơ đậm đà hương vị đồng quê. Chất đồng quê chính là nguồn nhựa sống quí báu nhất nuôi dưỡng hồn thơ Đồng Đức Bốn. Nếu không có nguồn nhựa sống này, thơ Đồng Đức Bốn sẽ trở nên mờ nhạt giữa làng thơ Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, thay da đổi thịt. Có thể nói, đến Đồng Đức Bốn, thơ lục bát thêm một lần nữa khẳng định được vị trí và sức sống lâu bền của mình. Tìm hiểu về 4
- chất đồng quê trong thơ lục bát Viêt Nam từ quá khứ tới hiện tại sẽ trở nên rất khó khăn, thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Văn hoá làng xã, những giá trị truyền thống của làng quê, cảnh sắc đồng quê in đậm trong thơ ca Việt là những nhân tố quan trọng tạo nên tính dân tộc, bản sắc dân tộc của nền văn học nước nhà. Vì vậy, đi vào tìm hiểu đề tài: Chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại (Qua thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn) là một yêu cầu cấp thiết để làm rõ hơn đặc điểm thể loại của thơ lục bát, thấy rõ hơn giá trị thơ ca Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn cũng như sự đóng góp của họ cho văn học nước nhà. Đồng thời, công việc này cũng khẳng định thêm một lần nữa những giá trị đặc trưng của thơ ca dân tộc Việt Nam. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Để thấy rõ hơn quá trình phát triển và đánh giá giá trị của thơ lục bát nói chung cũng như thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn nói riêng, chúng tôi đi vào lược khảo vấn đề nghiên cứu theo từng tiêu chí cụ thể như sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ Việt Nam hiện đại Cho đến nay, công việc nghiên cứu về dòng thơ đồng quê ở mức độ khái quát với những tác giả chính, những thi phẩm tiêu biểu vẫn là một công việc còn bỏ ngỏ, đòi hỏi sự góp sức của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả. Tuy nhiên, nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ của một tác giả cụ thể hoặc một số tác giả trong thế đối sánh với nhau thì đã có khá nhiều bài viết, nhiều công trình có giá trị. Khởi đầu cho công việc này, có thể kể đến Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân. Những bài nghiên cứu, thẩm bình về các tác phẩm của các tác giả Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân đã bước đầu bắt được cái thần, cái hồn đồng quê trong thơ các tác giả này. Khẳng định được vị thế của thơ lục bát cũng như chất đồng quê trong thơ mỗi người, chỉ ra được nét khác biệt, bản sắc riêng của mỗi nhà thơ dù họ cùng đi chung trên một con đường (47). 5
- Tiếp sau Thi nhân Việt Nam, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết về chất đồng quê trong thơ các tác giả riêng lẻ. Đặc biệt là về Nguyễn Bính, người được coi là chủ soái của dòng thơ đồng quê. Trong cuốn Nguyễn Bính-thơ và đời, nhà văn Tô Hoài có nhận xét: “Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công ăn việc làm vất vả sương nắng. Bởi đồng quê là cốt lõi cuộc đời và tâm hồn thơ nguyễn Bính”(5). Năm 1995, giáo sư Hà Minh Đức cho ra mắt cuốn Nguyễn Bính- thi sĩ của đồng quê. Phần thứ nhất của cuốn sách được coi là một chuyên luận có giá trị cao. Giáo sư đánh giá: “Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê. Con người và cảnh vật làng quê thấm đượm hồn quê” (13). Cuốn sách đã tìm hiểu khá hệ thống về chất đồng quê trong thơ của tác giả Nguyễn Bính. Tác giả Đoàn Đức Phương hoàn thành luận án tiến sĩ về thơ Nguyễn Bính vào năm 1997. Luận án đã nhìn nhận Nguyễn Bính đầy đặn hơn với một cái “tôi” đầy bản sắc đồng quê trong phong trào thơ mới (38). Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng cho ra mắt cuốn sách Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu-Nguyễn Bính-Hàn Mặc Tử. Tác giả đã đặt Nguyễn Bính trong thế đối sánh với hai nhà thơ mới tiêu biểu là Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, qua đó khẳng định “lời thơ Nguyễn Bính là lời Việt trong vẻ đẹp chân quê” và “nhuyễn lề lối quê ”... (43). Bên cạnh các công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính, còn có các bài viết về chất đồng quê trong thơ của các tác giả khác. Vũ Quần Phương trong cuốn Thơ với lời bình có bài viết về bài thơ Chiều xuân của nhà thơ Anh Thơ. Tác giả nhận ra rằng, Anh Thơ “sống ở quê từ tấm bé, những cảnh sắc quê hương thấm vào chị từ tuổi thơ, nên chị mới diễn đạt cảnh quê bằng nhiều sắc thái và chân thật đến thế” (40). Vẫn viết về thi phẩm này, học giả Lê Quang Hưng trong cuốn Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm lại nhận định: “nữ sĩ đã làm dịu tâm hồn người đọc bằng cách đưa họ về với những bức tranh quê yên bình”. Còn về bài Quê hương của Tế Hanh, Lê Quang Hưng lại nhìn 6
- thấy chất đồng quê của một “làng quê làm nghề chài lưới ở miền Trung Trung Bộ với cuộc sống lao động vất vả mà đầy chất thơ”(24). Ngoài các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đây, còn có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác. Đó đều là những công trình mang ý nghĩa, giá trị sâu sắc, ít nhiều đề cập tới chất đồng quê trong thơ Việt Nam hiện đại. 2.2. Các công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Duy Nguyễn Duy xuất hiện trên văn đàn và mang đến một tiếng nói riêng đầy bản sắc, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Đã có khá nhiều bài viết thẩm bình, đánh giá về thơ ông. Mỗi công trình nhìn nhận thơ Nguyễn Duy từ một phương diện khác nhau, một khía cạnh nào đó trong đời thơ của ông. Để thấy rõ hơn quá trình thẩm bình, đánh giá đó, luận văn chủ yếu đi vào khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy. Năm 1972, những bài thơ đăng báo lần đầu của Nguyễn Duy đã thu hút được sự chú ý của Hoài Thanh. Bằng cảm nhận tinh tế, sắc sảo, ông đã nhận ra vị quê mùa đằm thắm, chân chất trong thơ Nguyễn Duy, “quen thuộc mà không nhàm”, là “khúc dân ca” vùng “đồng bằng miền Bắc đã cùng anh đi vào giữa đỉnh Trường Sơn”. Chất thơ đó “nhẹ nhàng hiền hậu”, “rất Việt Nam mà chúng ta vẫn giữ nguyên trong thử lửa”. Hoài Thanh cũng chỉ ra một số hạn chế ở thơ Nguyễn Duy, “câu thơ anh còn nhiều khi khắc khổ, cầu kì rắc rối”, “chưa học được nhiều cái giản dị, cái trong sáng của thơ ca dân gian” (46). Dĩ nhiên, những thiếu sót này đã được Nguyễn Duy khắc phục ở những bài thơ tiếp sau. Như vậy, ngay từ những bài thơ đầu tiên trình làng, chất đồng quê đã hiện diện trong thơ Nguyễn Duy. Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Về một số cây bút trẻ gần đây trong quân đội nhận xét: “Thơ Nguyễn Duy mang nhiều màu sắc dân gian. Cách suy nghĩ và cảm xúc trên trực tiếp hay gián tiếp nằm trong mạch suy nghĩ quen thuộc của dân gian”, “anh chú ý nhiều đến thể lục bát, đến sự mềm mại, nhịp nhàng của các làn điệu dân ca” (15). Cũng về thơ lục bát, Lê Quang 7
- Trang nhận ra đây là thế mạnh của Nguyễn Duy: “anh vốn là người sở trường về sử dụng thơ lục bát- một thể thơ có phần tĩnh và biến hoá không nhiều” (54). Nhà thơ Tế Hanh, với tâm hồn nhạy cảm luôn gắn bó với quê hương đã cảm nhận sâu sắc về hồn quê, tình quê trong thơ Nguyễn Duy: “Một điểm đáng chú ý nữa là thơ Nguyễn Duy nói về ruộng đồng dù đó là Thanh Hoá quê anh hay Cà Mau quê bạn, có cái gì đó rất tha thiết” (19). Trên tạp chí văn học số 3 năm 1986, Lê Quang Hưng có bài viết Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng đã nói: “Những bài thơ lục bát trong Ánh trăng thật đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ lục bát nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta khó phân biệt được đấy là ca dao hay thơ” (25). Năm 1987, nhân đọc Ánh trăng, Lại Nguyên Ân đã đối chiếu với lục bát truyền thống, cảm nhận về hơi hướng đồng quê trong thơ Nguyễn Duy. Tác giả đã chỉ ra sự mới mẻ, phá cách của Nguyễn Duy so với truyến thống trên cơ sở của sự kế thừa, “ngay cả những bài thơ lục bát, ta cũng thấy có cái gì đó bên trong như muốn cãi lại vẻ êm nhẹ, mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” (2). Tìm hiểu về thơ Nguyễn Duy, khó có thể bỏ qua mảng thơ lục bát đậm đà chất đồng quê của ông, vì đây là tác giả “vốn có ưu thế trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tình trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Lời nhận xét đó trong bài viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy của nhà văn Nguyễn Quang Sáng quả là tinh tế. Ông nhấn mạnh thêm, Nguyễn Duy có “khả năng nắm bắt cái thần, cái hồn của mỗi làng quê”, “lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. tư duy thơ thì hiện đại” (42). Tác giả Đỗ Ngọc Thạch lại đi sâu vào hình ảnh Người vợ trong thơ Nguyễn Duy và thấy rõ “hồn quê” có sức “lay động tận sâu thẳm tâm linh…đưa ta trở về với bản ngã, với những gì con người nhất” (49). Tạp chí văn học số 7. 1998 đăng bài Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy của tác giả Phạm Thu Yến. Bài viết đã đi sâu vào những biểu hiện trong 8
- mối quan hệ giữa ca dao và thơ hiện đại, cụ thể là tiếng vọng của ca dao trong thơ lục bát Nguyễn Duy: “Đọc thơ Nguyễn Duy, ta như được gặp một thế giới ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”. Bài viết cũng khẳng định “thể thơ lục bát- thể thơ đặc trưng của dân tộc được Nguyễn Duy sử dụng nhuần nhuỵ, giúp tác giả chuyển tải một cách nhẹ nhàng trong sáng những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của con người. Có lẽ, những bài thành công nhất của Nguyễn Duy là những bài làm theo thể lục bát ”(58). Thơ ca là một bộ phận quan trọng thể hiện tính cách, nhân phẩm của người sáng tạo ra nó. Tác giả Vũ Văn Sỹ đã trình bày cảm nhận của mình về hình ảnh Nguyễn Duy trong thơ và trong cuộc sống, một con người chất phác, chân thật qua bài Nguyễn Duy- Người thương mến đến tận cùng chân thật. Tác giả bài viết đánh giá và xếp Nguyễn Duy “vào bậc tài tình” trong làng thơ lục bát Việt Nam (44). Ngoài những bài viết mang tính chất thẩm bình, đánh giá chung về thơ Nguyễn Duy, còn khá nhiều bài viết, bài bình văn về những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu là những bài lục bát của ông. Bài Tre Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học. Giáo sư Lê Trí Viễn đã chỉ ra phẩm chất con người Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre trong bài thơ, đồng thời thấy được giọng điệu quen thuộc của ca dao dân gian của bài thơ: “người ta gặp ở đây vừa âm hưởng của ca dao- dân ca ngọt ngào thân mật, vừa vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ. Cách tân linh hoạt nhưng lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, cả truyền thống lẫn hiện đại” (57). Vẫn ở bài thơ này, tác giả Chu Huy khẳng định “Tre Việt Nam là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy. Bài thơ dào dạt cảm hứng cấu tứ sâu sắc, độc đáo kết tinh từ những hình ảnh cuộc sống dân dã đời sống mà ai đã đọc một lần thì nhớ mãi ” (23). Trần Hoà Bình trong Bình văn ấn tượng với “giai điệu thư thái lâng lâng” của bài thơ cất lên từ nhịp thơ lục bát thân quen trong bài Tiếng hát mùa gặt của Nguyễn Duy (19). Nguyễn Thị Bông lại mang cảm giác xốn xang khi 9
- phát hiện ra Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy qua hai bài thơ Thương vợ và Vợ ốm: “hai thi nhân của hai thời đại, một thì ngang ngạnh…một thì trầm lắng…dịu dàng đằm thắm …lại có những điểm gặp nhau tuyệt vời” (6). Như vậy, các công trình nghiên cứu, các bài viết về thơ Nguyễn Duy đã phần nào xác định được giá trị thơ lục bát của Nguyễn Duy và hơi hướng của chất đồng quê trong thơ ông. Tuy nhiên, hầu như vẫn chưa có một công trình xứng đáng đi sâu nghiên cứu cụ thể, toàn diện về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và vị trí của nó trong hành trình thơ lục bát Việt Nam. Đó vẫn là một khoảng trống còn đang bỏ ngỏ. 2.3. Các công trình nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn Là một hiện tượng mới nổi, nhưng Đồng Đức Bốn và thơ ca của ông đã có được một vị trí khá sâu sắc trong lòng độc giả. Nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ lục bát của ông, chúng tôi tập trung vào khảo sát một số bài viết có đề cập và liên quan đến chất đồng quê trong thơ lục bát của tác giả này. Phần lớn các bài viết chúng tôi khảo sát được rút từ phần hai cuốn sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (7) do chính tác giả Đồng Đức Bốn đã tập hợp. Trước hết, phải kể đến chùm bài viết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người bạn văn chương của nhà thơ Đồng Đức Bốn. Ở trong bài viết Đồng Đức Bốn- Vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả nhận định: “Thơ lục bát Đồng Đức Bốn có một cái gì khác người, hiếm và lạ…Trong bối cảnh thơ có phần nào lộn xộn, Đồng Đức Bốn hiện lên như một hiện tượng thơ đặc biệt…Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng thể thơ lục bát”. Đó là cái duyên, là ân huệ trời ban cho nhà thơ Đồng Đức Bốn. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn nhìn nhận Đồng Đức Bốn từ vai trò một nhà thơ của đồng quê, của con trâu, cái diều. Nhà thơ, nhà phê bình văn học Đỗ Minh Tuấn có bài viết Đồng Đức Bốn- Kẻ mượn bút của trời nhận thấy “Sự xuất hiện của Đồng Đức Bốn đã đem lại cho thơ lục bát, thơ truyền thống một niềm tự tin đáng kể”, “thơ Bốn vụt lên với sự sáng trong giản dị mà không kém phần sâu sắc, mới lạ và ấn tượng như 10
- mang cả hồn thiêng của tổ tiên trong mỗi lời đối thoại, mỗi tiếng nhủ thầm”. Ở bài viết Trời đưa anh đến cõi thơ, tác giả này lại chỉ ra niềm kiêu hãnh, biết ơn của Đồng Đức Bốn với thơ lục bát: “cái tình cảm của Bốn với thơ lục bát nhìn bề ngoài giống như tình cảm của người nông dân với con trâu”. Bài viết Đồng Đức Bốn- Phiêu du vào lục bát của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp thêm một lần nữa cho thấy rõ hơn vị trí của thơ lục bát trong đời thơ Đồng Đức Bốn: “Trong các thứ hương hoả, Đồng Đức Bốn “ăn lộc” ca dao nhiều hơn cả. Cái chất nhà quê trong thơ anh kết hợp với cái lang thang, thân cò thân vạc của một kẻ bị bầm dập trong đời sống hiện tại đã làm thành một lối nói ngang, tưng tửng”. Tiến sĩ Đoàn Hương cũng thấy được hình ảnh quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn qua bài Những câu thơ tình tang quê mùa, “Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn đẹp vẻ đẹp rất mộc của thơ ca dân gian, của những câu ca dao mà ta đọc trong mọi thế hệ, đọc trong cả cuộc đời mà vẫn cứ giật mình. Trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Thơ Đồng Đức Bốn giống như chìa khoá mở ra cánh cửa cho mỗi con người tìm về với cội nguồn của mình. “Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về với quê hương trong tâm tưởng của ta”. Tác giả bài viết còn nhìn nhận chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ phương diện ngôn ngữ, đó là “một thứ ngôn ngữ chân quê, một ngôn ngữ chất phác nhất, đồng thời cũng chính xác nhất, tinh tế nhất của ngôn ngữ tiếng Việt”. Nhà thơ Phạm Tiến Duật với giọng điệu tự nhiên, pha chút ngang tàng trong bài Đóng gạch nơi nao đã khẳng định: “một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”. Nhà văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn- Nhàu nát và trau chuốt đánh giá về chất đồng quê trong thơ Đồng Đức Bốn từ góc độ câu thơ, “Thơ Đồng Đức Bốn đấy, mỗi câu giống như lời nói của các bà nông dân lam lũ, yếm trễ ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai”. 11
- Trong Tựa bão để sống làm người, tác giả Anh Quân cũng thấy được nhạc tính giàu chất dân gian trong thơ lục bát nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng: “thực ra trong thơ ca, lục bát là thể thơ mang tính nhạc đậm nhất, ở thơ Đồng Đức Bốn càng thấy rõ điều này. Bất kỳ một bài nào của anh đều như những bài hát dân ca, điệu hò câu ví thuở xưa”. Tác giả Băng Sơn trong bài Đồng Đức Bốn- Thi sĩ đồng quê đã nhận định khá sâu sắc về hồn quê mùa trong thơ Đồng Đức Bốn, coi ông là “một nhà thơ kiệt xuất trong lục bát, có lẽ là hồn Việt chắt lọc ngàn năm để ứ dồn vào tâm hồn thi sĩ làm ta nghiêng ngả mê say những vần thơ như từ ca dao đi ra, như từ thơ đi vào ca dao, cứ ngọt lịm và ở lại”. Nhà thơ Nguyễn Thanh Toàn trong Vài ý nghĩ tản mạn về thơ Đồng Đức Bốn cũng có nhận xét, “thế mạnh thơ Đồng Đức Bốn là thể thơ đồng quê, ngôn ngữ đồng quê, cảm hứng đồng quê…Đặc biệt là tình ý tư tưởng đồng quê”. Ngoài các bài viết trên đây, còn phải kể tới bài viết của một số tác giả như Nguyễn Ánh Ngân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Việt Hà, Văn Chinh…Đó đều là những bài viết, những ý kiến đánh giá về thơ Đồng Đức Bốn khá sâu sắc, xác đáng. Nhìn chung, các bài viết tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn bước đầu đã có những tìm tòi mới mẻ, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận định chung chung, là cái nhìn ban đầu về một hiện tượng thơ mới nổi, ít có sự đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể trong thơ ông, chưa có được cái nhìn toàn cục về vị trí của thơ lục bát Đồng Đức Bốn trong dòng chảy của thơ lục bát đồng quê Việt Nam. Nghiên cứu về chất đồng quê trong thơ lục bát hiện đại nói chung, chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn nói riêng là một việc làm có ý nghĩa quan trọng để đánh giá xác đáng hơn giá trị của thơ lục bát cũng như thơ của hai tác giả trên. Điều này đòi hỏi sự góp công, góp sức của nhiều nhà nghiên cứu. Dẫu biết rằng như muối bỏ bể, công trình nghiên cứu này của chúng tôi vẫn hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu vấn đề này. 12
- 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, để cho công việc được thuận lợi, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Chú ý tới toàn bộ thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong khả năng cao nhất có thể. Riêng về thơ của Đồng Đức Bốn, chủ yếu là các bài lục bát trong phần một tập sách Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. Bên cạnh các bài thơ lục bát của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, chúng tôi cũng liên hệ so sánh với thơ lục bát ca dao và lục bát của một số tác giả văn học Việt Nam khác. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu sâu sắc vấn đề, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Thông qua phương pháp này, luận văn sẽ nêu bật những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Đồng thời, tránh được sự chủ quan, cảm tính khi đưa ra các nhận xét, các kết luận. Phương pháp đối chiếu so sánh. Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong luận văn. Để thấy được chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại trong sự biến đổi theo dòng chảy thời gian, chúng tôi sử dụng phương pháp này đối chiếu, so sánh giữa thơ lục bát Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn với các mảng thơ khác trong đời thơ hai ông và của các nhà thơ khác. Qua đó, những nét tiêu biểu độc đáo của dòng thơ đồng quê, tiêu biểu là thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn sẽ hiện lên một cách nổi bật và có tính thuyết phục cao. Phương pháp thống kê- phân loại. Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp bổ trợ hữu ích cho hai phương pháp trên đây. Với sự thống kê, phân loại, luận văn sẽ tìm được những yếu tố nội dung, nghệ thuật tiêu biểu để đi đến kết luận chính xác nhất, có cơ sở cho sự thuyết phục. 13
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi phối hợp chặt chẽ giữa ba phương pháp nêu trên để luận văn có tính khoa học và hệ thống, đạt được những hiệu quả cao nhất. 5. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ. Mục đích nghiên cứu của luận văn Đi sâu vào đề tài này, mục đích của chúng tôi là hướng vào tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về chất đồng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. So sánh đối chiếu chất đồng quê trong thơ hai ông với nhau và với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra những đặc điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người. Bên cạnh đó, luận văn cũng mong đạt được một hiệu quả cao hơn, đó là có được cái nhìn khái quát về sự tồn tại, biến đổi của chất đồng quê trong thơ lục bát Việt Nam hiện đại. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Hướng vào những mục đích đã nêu trên đây, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Sơ lược tìm hiểu đặc trưng của thể loại thơ lục bát và sự vận động của nó trong tiến trình thơ ca dân tộc. - Tìm hiểu các văn bản thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn, cụ thể là thơ lục bát để tìm ra những nét nổi bật trong nôị dung, nghệ thuật gắn liền với chất đồng quê trong thơ họ. - Đối sánh thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn với thơ ca truyền thống, thơ ca các tác giả khác, tìm ra những sự kế thừa và đổi mới của hai tác giả này. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương. Chương một: Chất đồng quê và thơ lục bát về đồng quê trong thơ ca dân tộc. Chương hai: Cảnh quê và tình quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. 14
- Chương ba: Tính dân gian, hiện đại trong thơ lục bát về đồng quê của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Chương một CHẤT ĐỒNG QUÊ VÀ THƠ LỤC BÁT VỀ ĐỒNG QUÊ TRONG THƠ CA DÂN TỘC Theo những bước đi của thời gian, nền văn học Việt Nam cũng không ngừng vận động, biến chuyển. Nhiều thành tựu của văn học nước nhà đã được nhân loại biết đến và trân trọng. Trong những thành tựu ấy, thơ lục bát chiếm một vị trí đáng kể, tạo nên tiếng nói tiêu biểu đặc trưng cho văn học người Việt, tâm hồn người Việt. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT Cấu trúc thể loại Lục bát là thể thơ tổng hợp giữa câu sáu và câu tám. Số câu không hạn định, ít thì chỉ hai câu, còn nhiều thì có thể kéo dài đến vô kể. Từ khi ra đời, thể lục bát đã trở thành thể loại được ưa chuộng trong sáng tác của người Việt. Qua tiến trình thể loại, thể lục bát mỗi lúc càng trở nên hoàn thiện hơn. Niêm, vần, luật. Giáo sư Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong cuốn Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại đã dành cho thể lục bát một sự quan tâm, ưu ái đặc biệt. Niêm luật của thể thơ này đã được tóm tắt thành một hệ thống tương đối rõ ràng. * Hệ thống phổ biến - Trường hợp một: Dòng/ti 1 2 3 4 5 6 7 8 ếng 15
- Dòng - B - T - B lục Dòng - B - T - B - B bát B: Vần bằng; T: Vần trắc Trường hợp này khá phổ biến trong ca dao và cả trong văn học viết. Chẳng hạn: Dù ai cho bạc cho vàng Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay (Ca dao) Láng giềng đã đỏ đèn đâu Chờ em ăn dập bã giầu em sang (Nguyễn Bính) Ở hệ thống này, niêm luật giữa câu lục và câu bát đều theo mối quan hệ tương liên từng cặp: B- B; T- T; B- B. - Trường hợp hai: Các tiếng thứ tư, thứ sáu, thứ tám nhất định phải theo vần bằng, riêng tiếng thứ hai có thể linh động, hoặc bằng hoặc trắc. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao) Có oản anh tình phụ xôi Có cam phụ quýt, có tình phụu ta (Ca dao) * Hệ thống đặc biệt: Các loại biến thể. Có biến thể vần trắc: Tiếng thứ sáu câu câu sáu và câu tám đều là vần trắc. Con cò mắc giò mà chết Con quạ ở nhà mua nếp làm chay (Ca dao) 16
- Có loại biến thể cách gieo vần: Cách gieo vần thông thường của thơ lục bát là tiếng thứ sáu dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát. Tiếng thứ tám dòng bát lại hiệp vần với tiếng thứ sáu dòng lục tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết bài thơ. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt, tiếng thứ sáu dòng lục lại hiệp vần với tiếng thứ tư dòng bát: Có con đỡ gánh đỡ gồng Con đi lấy chồng vai gánh tay mang (Ca dao) Chú ý: Khi gieo vần, tiếng thứ sáu, thứ tám (ở hệ thống phổ biến) và tiếng thứ tư, thứ tám ở hệ thống đặc biệt, tuy đều là thanh bằng nhưng phải đối nhau về âm vực trầm bổng. Trong thơ lục bát có cả vần chân và vần lưng. Cách gieo vần này góp phần vào việc mở rộng dung lượng cho bài lục bát. Về nhịp Cả cặp lục bát mười bốn tiếng được coi là một đơn vị nhịp điệu, trong đơn vị đó lại có thể ngắt ra từng tiết tấu theo cách diễn đạt nội dung câu thơ. Trong thơ lục bát, cách ngắt nhịp rất uyển chuyển nhưng thường là nhịp hai. Ví dụ: Đi mau! Trốn hết! Trốn mau Trốn hơi! trốn tiếng! Trốn nhau! Trốn mình (Xuân Diệu) Đôi khi lại là nhịp ba: Ơi thôn Vân/ hỡi thôn Vân Phương nào kết dải mây Tần cho ta (Nguyễn Bính) Nhiều khi lại có sự phối hợp nhiều nhịp cho phù hợp với nội dung nào đó hoặc tạo ra ngữ điệu đặc biệt. Cái gì như thể nhớ mong Nhớ nàng?không! quyết là không nhớ nàng (Nguyễn Bính) 17
- Đối Thơ lục bát không quy định nhất thiết phải có đối. Tuy vậy, đặc trưng phổ biến của lục bát lại là tiểu đối. Khi thì đối ý, đối thanh, có khi lại đối cả ý và thanh. Câu lục bát có đối thường theo nhịp 3/3, 4/4. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du nhiều lần sử dụng đối khá thành công. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh (Nguyễn Du) Trong ca dao, tiểu đối cũng không thiếu phần đặc sắc: Chồng đánh bạc, vợ đánh bài Chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng (Ca dao) Một số biến thể trong cấu trúc của thể lục bát Ở mỗi một phương diện, thể lục bát luôn có những biến thể rất linh hoạt, sinh động để đáp ứng nhu cầu truyền tải nội dung hoặc tự làm mới mình. Về cấu trúc, thể lục bát cũng có nhiều biến đổi đặc sắc, tạo được hiệu quả nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao. Cấu trúc thường thấy của thể lục bát là 6/8. Bên cạnh đó, còn có một số dạng khác mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Cơ bản có các dạng sau đây: Ở phạm vi câu thơ: Có biến thể dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên. Số chữ ở dòng lục có thể tăng hoặc giảm. Ví dụ: - Buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà - Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây (Ca dao) Có trường hợp, dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi: - Lời nguyền trước cũng như sau Ta không ham vui bỏ bạn, bạn chớ tham giàu bỏ ta (Ca dao) Có khi cả dòng lục và dòng bát đều thay đổi. 18
- Em thương anh thầy mẹ ngăm nghe Cậu, cô, chú, bác đòi đậu bè thả trôi (Ca dao) Ở phạm vi bài thơ: Có trường hợp, bài thơ lục bát bắt đầu bằng câu tám: Buồn rầu buồn rĩ, nghĩ lại buồn riêng Hai tay bưng quả đào tiên Miệng cười hớn hở dạ phiền tương tư (Ca dao) Có khi tác phẩm bắt đầu bằng hai dòng lục: Chợ Giăng rồi lại chợ Chùa Chợ rạng thì phải qua đò Chợ Lường lắm bánh, ăn dò mà đi (Ca dao) Dạng này thường không phổ biến. Chủ yếu là phần lời của bài hát giao duyên, hay gặp trong dân ca xứ Nghệ và dân ca Nam Bộ. Có tác phẩm lục bát lại kết thúc theo lối bỏ lửng ở vần lục: Anh về xẻ ván cho dày Đánh thuyền đợi bến rước thầy mẹ sang Thuyền lớn quan bắt chở lương Còn chiếc thuyền nhỏ cùng nường qua sông Chờ nàng anh đứng chờ trông… ` (Ca dao) Cách bỏ lửng này giúp chúng ta suy nghĩ không ít về hồi kết của tác phẩm. Dạng này có thể tìm thấy cả trong ca dao và trong văn học viết. Như vậy, thể lục bát là một thể thơ linh hoạt, sinh động chứ không hề khô khan và cứng nhắc. Trong tiến trình thể loại, cả thơ ca dân gian và thơ ca văn học viết đều có những sáng tạo, đổi mới cho phù hợp. Đó đều là những đổi mới góp phần khẳng định thêm giá trị thể loại. Nguồn gốc sinh thành 19
- Trên cơ sở những tài liệu hiện có, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn nhận định: “Thể lục bát, sớm nhất cũng chỉ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XV” (21). Từ đó cho đến Truyện Kiều, thể lục bát đã tương đối hoàn chỉnh. Vậy thể lục bát có phải là sở hữu riêng biệt của người Việt ta hay không? Đây là câu hỏi nhạy cảm và không dễ gì trả lời được. Đã có nhiều học giả đi sâu nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đó. Nhà nho Phạm Đình Toái ở thế kỉ XIX gọi lục bát là “lối văn tuyệt diệu của ta”(20). Sang đầu thế kỉ XX, cụ Bùi Kỉ thêm một lần nữa khẳng định đây là “lối văn riêng của ta mà Tàu không có” (39). Sách Lí luận văn học (G.s Phương Lựu chủ biên) cũng nhấn mạnh: “Đó là thể thơ quen thuộc của dân tộc mang cốt cách thuần tuý Việt Nam” (61). Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính lại nhận định “Ở văn học người Hán của Trung Quốc không có thể lục bát. Trong lịch sử văn học người Việt, thể lục bát có vai trò đặc biệt và có sức sống mạnh mẽ” (27). Các công trình nghiên cứu về thơ lục bát và nguồn gốc sinh thành của nó xuất phát từ nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, cuối cùng đều đi đến điểm chung khẳng định lục bát là thể thơ thuần tuý dân tộc Việt, thuần tuý biểu hiện lối sống Việt. Vì lẽ đó, nó được coi là mang nặng cảm xúc, suy tư, tâm hồn con người Việt Nam. Tiến trình thể loại Có thể nói, lục bát khởi đầu từ ca dao và xuất hiện trong văn học thành văn vào khoảng cuối thế kỉ XV. Từ đó đến nay, thể thơ này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, đạt được nhiều thành tựu đặc sắc. 1.3.1. Lục bát từ cuối thế kỉ XV đến trước Truyện Kiều. Là thời kỳ sơ khai của thể loại, cho nên thơ lục bát ở giai đoạn này còn trong tình trạng chưa hoàn chỉnh, hình hài chưa cụ thể, còn xô bồ, tự do và có đôi chút lỏng lẻo. Chẳng hạn, có thể gieo vần ở cả tiếng thứ 4 và thứ 6 dòng bát, vừa là vần bằng, vừa là vần trắc hoặc chưa định vị được vần. Đất vua ai chẳng là tôi Non cao hang thẳm cùng trời tôn thân (Đào Nguyên Hành) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 313 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 241 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 267 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 319 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 194 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 121 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 117 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 217 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 173 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 173 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 175 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 150 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 163 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 150 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 106 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn