intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian: Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu; tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu; tìm hiểu về sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian: Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN TỊNH THỦY ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC DÂN GIAN Hà Nội -2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN TỊNH THỦY ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN Mã số: 60 22 36 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Công Tài Hà Nội - 2012
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Giới thuyết đề tài: ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .............................................................................. 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứƣ: ........... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................ 4 5. Cấu trúc luận văn: ............................................................................................ 5 NỘI DUNG ............................................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: TRUYỆN THƠ VÀ CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG VÀ TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU ................ 6 1.1. Khái niệm truyện thơ và sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian ........................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm truyện thơ .......................................................................... 6 1.1.2. Các nhóm truyện thơ tiêu biểu............................................................ 7 1.1.3. Sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam ............. 9 1.2. Cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu ........................................................................... 12 1.2.1. Cơ sở lịch sử - xã hội ........................................................................ 13 1.2.2. Cơ sở nội tại văn học......................................................................... 17 Tiểu kết ................................................................................................................ 25 CHƢƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN NỘI DUNG THẨM MĨ DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU ............................... 27 2.1. Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tƣ tƣởng .................... 28 2.1.1. Đề tài và chủ đề ................................................................................ 28 2.1.2. Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng ................................................ 39 2.2. Phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi . 41 2.2.1. Những luật tục, hủ tục lạc hậu, hà khắc trong nghi thức hôn nhân – cƣới hỏi..................................................................................................... 41
  4. 2.2.2. Không gian sinh hoạt văn hóa miền núi .......................................... 54 2.3. Quan niệm về số phận và tâm lí đặc trƣng của con ngƣời trong xã hội Mông ........................................................................................ 57 2.4. Tâm trạng nhân vật trữ tình: ..................................................... 60 Tiểu kết ................................................................................................................ 70 CHƢƠNG 3: SỰ CHUYỂN HÓA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU ...................... 72 3.1. Hệ thống cốt truyện và kết cấu .................................................. 72 3.1.1. Yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện......................................................... 72 3.1.2. Sự vận động của cốt truyện theo xu hướng kết thúc bi kịch ............ 77 3.1.3. Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản ....................................... 82 3.2. Mô – tip nhân vật và mô- típ biểu tƣợng .................................... 86 3.2.1. Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu ................................................ 86 3.2.2. Mô – típ biểu tượng con đường ........................................................ 87 3.3. Tuyến nhân vật và hình tƣợng nhân vật trữ tình ........................ 90 3.3.1. Tuyến nhân vật chính diện – phản diện........................................... 90 3.3.2. Tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên ........................................... 92 3.3.3. Hình tượng nhân vật trữ tình : nhân vật em yêu ............................. 94 3.4. Phong cách trữ tình ................................................................... 95 3.4.1. Lời văn nghệ thuật ........................................................................... 95 3.4.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật .................................. 96 3.4.3. Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ ............................................... 97 3.4.4. Phương thức và hình thức diễn xướng ............................................ 99 Tiểu kết .............................................................................................................. 101 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 108
  5. Danh mục các chữ viết tắt 1. GS.: Giáo sƣ 2. Nxb: Nhà xuất bản 3. PGS.: Phó giáo sƣ 4. TS.: Tiến sĩ 5. TSKH: Tiến sĩ khoa học 6. tr.: trang 7. xb: xuất bản Danh mục các bảng biểu STT Tên bảng Nội dung khảo sát Đề tài ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, 1 2.1 Nhàng Dợ - Chà Tăng Số lượng câu thơ tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ bốn loại dân 2 2.2 ca dân tộc Mông trong ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng 3 2.3 Các cung bậc tâm trạng nhân vật trữ tình 4 2.4 Tần suất xuất hiện hình ảnh nước mắt Tần suất xuất hiện các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân 5 2.5 vật trữ tình 6 3.1 Hình ảnh, từ ngữ biểu trưng cho cái chết 7 3.2 Âm hưởng kết thúc tác phẩm 8 3.3 Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản 9 3.4 Tần suất xuất hiện biểu tượng con đường 10 3.5 Tần suất xuất hiện nhân vật phản diện mẹ chồng
  6. MỞ ĐẦU 1. Giới thuyết đề tài: Như chúng ta đã biết thuật ngữ Folklore ra đời đóng vai trò là một khái niệm dùng để chỉ phong tục, tập quán, nghi thức mê tín, ca dao, tục ngữ…của người thời trước. Folklore trên thế giới là khái niệm tương ứng với văn hoá dân gian, văn học dân gian của người Việt. Văn hóa dân gian, văn học dân gian từ bao đời này đã trở thành một nền tảng văn hóa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Việt cũng như của các dân tộc khác. Đặc biệt là văn học dân gian. Nền văn học này ra đời từ trong xã hội công xã nguyên thủy, phát triển rực rỡ qua thời gian, kiến tạo nên mười hai thể loại nhỏ hơn, các thể loại này lần lượt ra đời trong sự kế thừa và chuyển hóa các yếu tố văn hóa, văn học có trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, của tập thể. Liên tục bổ sung các thể loại mới để kịp thời phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội lịch sử. Quan trọng hơn là từ trong văn học cổ đại các thể loại văn học đã có sự tương trợ, và kế thừa lẫn nhau để sản sinh ra nhiều thể loại văn học mới. Dựa trên sự biến thiên của lịch sử và sự vận động của xã hội, đã có rất nhiều thể loại văn học mới được hình thành và phát triển dựa trên các nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh. Tiếp thu và kế thừa các truyền thống của văn học dân gian không chỉ còn là sự kế thừa mang tính chất giai đoạn nữa mà ngay trong sự nội tại phát triển của từng thể loại cũng dẫn dắt người tiếp nhận đến với thế giới của sự sáng tạo tập thể. Không chỉ đến với văn học viết ta mới thấy có sự ảnh hưởng của nhóm văn học dân gian trong phong cách sáng tạo nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn, mà quan trọng hơn, ngay chính bản thân văn học dân gian cũng là một quá trình kế thừa và phát triển, là một quá trình ảnh hưởng, giao thoa giữa các thể loại văn học. Như vậy có thể khẳng định một điều văn học dân gian có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng văn học Việt Nam. Từ giai đoạn văn học trong xã hội cổ đại đến văn học trong xã hội Nho giáo và hiện đại. Từ văn học của người Việt đến văn học của các dân tộc thiểu số ít người. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và sức lan toả mạnh mẽ của văn học dân gian trong hiện thực sinh hoạt tinh thần của con người. 1
  7. Nhận thấy vai trò quan trọng của văn học dân gian đối với văn chương – đặc biệt là sự ảnh hưởng của truyền thống thơ ca trữ tình dân gian đến các thể loại văn học- đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại trong tiến trình tìm hiểu và nghiên cứu đậm đặc đối với nền văn học của người Việt. Nền văn học của các dân tộc thiểu số khác với sự ảnh hưởng của văn học dân gian, của dân ca trữ tình vẫn còn là một khoảng trống dường như là vô tận. Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc thiểu số Mông cũng là một trong những tộc người có nền văn học khá phát triển. Và có thể nói sự ảnh hưởng của folklore đến nền văn học của đồng bào là rất lớn. Bởi người Mông cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, họ không có giai đoạn văn học trung đại đóng vai trò trung gian như người Việt. Vì thế nên văn học dân gian của tộc người này có những nét biến thiên rất đặc biệt, nó vận động từ nội tại của chính ngã và thai nghén nên nhiều thể loại văn học dân gian mới, làm giàu và phong phú cho kho tàng folklore dân tộc mình. Truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một tuyệt tác văn học dân gian của người Mông. Truyện thơ này là tiếng lòng của người dân với những cung bậc cảm xúc và tâm trạng hướng đến nội dung phản ánh, hình thức phản ánh trong mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa người Mông với nhau và với người dân tộc khác. Tiếng hát làm dâu không chỉ đơn thuần là một truyện kể, mà nó được coi là pho sách thể hiện vốn văn hóa dân gian đặc trưng từ những ảnh hưởng của phong cách trữ tình có trong một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn – dân ca trữ tình. Tìm hiểu sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu và sự ảnh hưởng của dân ca Mông trong truyện thơ này cũng là một cách thức tiếp cận với văn hoá dân tộc thiểu số mà không cần có sự tiếp xúc trực tiếp. Nó vừa giúp cho người đọc tìm thấy những giá trị bản sắc văn hoá người Mông lại vừa có thể phân tích và tìm hiểu nó qua một loại hình nghệ thuật đặc trưng- không gian văn hoá có trong đời sống văn học, tức là có thêm một cách tiệm cận mới với yếu tố văn hoá từ một bộ môn nghệ thuật trung gian. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề như vậy, qua luận văn này, chúng tôi đi đến quyết định tìm hiểu về sự ảnh hưởng của dân ca dân gian Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu như một cách thức để tìm hiểu vốn văn học dân gian phong phú của dân tộc Mông. Chúng tôi chọn Tiếng hát làm dâu, chọn thể loại truyện thơ 2
  8. và thực thể so sánh là dân ca bởi đây là tác phẩm thể hiện khá sâu sắc về văn hoá dân gian cùng những đặc trưng tiêu biểu trên phương diện thi pháp truyện thơ và thi pháp ca dao, dân ca. Chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện đề tài này là: 1.1. Tìm hiểu về truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu. 1.2. Tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. 1.3. Tìm hiểu về sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đối với vấn đề tìm hiểu sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, từ khi truyện thơ này được tác giả Doãn Thanh công bố cùng tuyển tập dân ca Mông, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tác phẩm truyện thơ này, cũng như nhiều tác phẩm truyện thơ hoặc các thể loại văn học dân gian khác của người Mông. Chỉ duy nhất có một bài viết của tác giả Phan Nhật có đưa ra những vấn đề khái quát trong nhận định của tác giả về sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu từ dân ca Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát tình yêu. Bài viết này có tên là Tìm hiểu quá trình hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, lần đầu tiên công bố năm 1972 trong tạp chí văn học số 3. Trong bài viết với dung lượng 11 trang, từ trang 62 đến trang 73, tác giả Phan Nhật đã đưa ra những nhận định của mình về sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Ông kết luận rằng: quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một quá trình “tiếp thu dân ca Tiếng hát làm dâu, là một sự tiếp thu có lựa chọn, nâng cao, hệ thống hóa, một quá trình chuyển hóa từ khái quát đến cụ thể, từ phiếm chỉ đến cá thể hóa, từ rời rạc đến hệ thống. Đó là quá trình từ trữ tình đến tự sự, hay nói đúng hơn là quá trình tự sự hóa dân ca trữ tình.” [18, tr. 67 - 68]. Tác giả Phan Nhật cũng tổng kết lại 6 kiểu kết cấu cơ bản của nội dung dân ca Tiếng hát làm dâu cùng khái lược kết cấu của truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Ông cho rằng các yếu tố tự sự đã có ngay từ kiểu 3,4,5,6 trong dân ca Tiếng hát làm dâu. Bên cạnh đó các tình tiết của truyện thơ thường giống trong dân ca, cả dân ca Tiếng 3
  9. hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu, tuy nhiên được tác giả dân gian kể lại chi tiết và cụ thể hơn rất nhiều. Tác giả Phan Nhật cũng khẳng định sự kế thừa các yếu tố nội dung và thi pháp từ dân ca trong quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một quá trình tất yếu dựa trên nền tảng nội sinh của chính nền văn học. Tuy nhiên phần này Phan Nhật mới chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính chất khái quát mà chưa đi sâu vào cụ thể, phân tích và khảo sát toàn diện. Trong bài viết, tác giả Phan Nhật cũng có đề cập đến phương thức sáng tác và lưu truyền cũng như một vài nhận xét đánh giá của ông với truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Những nhận xét đó là những trăn trở của ông về mảng nghiên cứu, tìm hiểu truyện thơ Tiếng hát làm dâu nói riêng và toàn bộ văn học dân gian Mông nói chung còn là một khoảng trống, còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp trong những công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy có giá trị đặt nền tảng cho một vấn đề nghiên cứu khoa học rất có giá trị về truyện thơ Tiếng hát làm dâu cũng như văn học dân gian Mông, cùng sự hình thành của nó, song, tác giả Phan Nhật mới chỉ dừng lại ở bài viết này, vấn đề nghiên cứu mà ông đưa ra cho đến nay vẫn chưa có một nhà nghiên cứu văn học dân gian nào tiếp bước. Đó là một thiệt thòi đối với văn học dân gian Mông so với các nền văn học khác. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứƣ: Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Đôí tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của luận văn là sự ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Phạm vi nghiên cứu: Dân ca dân tộc Mông, truyện thơ Tiếng hát làm dâu và truyện thơ dân tộc Mông. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài đã được xác định ở trên, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu địa lí- lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp địa lí lịch sử để tiến hành nghiên cứu những yếu tố quy định bản sắc văn hóa đặc trưng của người Mông cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phong phú, 4
  10. đa dạng trong văn hoá tinh thần của đồng bào từ đó làm cơ sở để xác định những yếu tố dân ca Mông ảnh hưởng đến sự hình thành, vận động, phát triển của truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống các bài dân ca và các dẫn chứng có trong các bài dân ca dân tộc Mông, một trong những nguồn tư liệu quý giá để tiến hành nghiên cứu và chứng thực cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng hai tiểu loại so sánh là so sánh tương đồng và so sánh dị biệt. So sánh những nét tương đồng của yếu tố văn hoá dân gian có trong thực tế và trong tác phẩm, so sánh dị biệt của những yếu tố đó được thể hiện trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu như thế nào và nó có dụng ý nghệ thuật gì, có tác dụng gì trong bước chuyển biến của nội tại tác phẩm. 5. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương: Chương 1: Truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Chương 2: Sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Chương 3: Sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và phụ lục. 5
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TRUYỆN THƠ VÀ CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG VÀ TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 1.1. Khái niệm truyện thơ và sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian 1.1.1. Khái niệm truyện thơ Văn học dân gian là một loại hình văn học có thể được coi là thủy tổ của các nền văn học trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Văn học dân gian với những đặc trưng của nó như tính tập thể, tính truyền miệng, tính thống nhất hữu cơ của các thành phần ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, cùng với sự tồn tại về hình thức sinh hoạt nghệ thuật gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân… đã đi sâu vào thế giới tinh thần của đông đảo cộng đồng. Văn học dân gian Việt Nam cũng vậy. Ra đời từ khi xã hội còn sơ khai, ngay từ khi có sự xuất hiện của con người trong xã hội công xã nguyên thủy, văn học dân gian Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân lao động. Văn học dân gian Việt Nam là người bạn đồng hành của quần chúng nhân dân trên đồng ruộng, trên đồi nương, trên những dòng sông bao la đỏ nặng phù sa… Văn học dân gian Việt Nam cùng với mười hai loại hình của nó đã trở thành chứng nhân của lịch sử, góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ thế giới quan cũng như bộc lộ tâm hồn, bộc lộ những khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động. Văn học dân gian Việt Nam ra đời từ khi dân tộc ta còn chưa có chữ viết. Vì vậy, hình thức lưu truyền chủ yếu để bảo tồn được mảng nghệ thuật ngôn từ này là hình thức truyền miệng cùng với hình thức diễn xướng. Chính vì vậy, hiện nay chưa thể khẳng định được chúng ta đã tìm và phân loại một cách đầy đủ, chính xác văn học dân gian. Nhìn chung, với công sức nghiên cứu nhiều năm của nhiều thế hệ đồng thời dựa vào đặc trưng của từng vùng miền, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã tạm chia nền văn học khởi nguyên này thành mười hai loại hình. Mỗi một loại hình có những chức năng, đặc trưng và khoảng thời gian xuất hiện khác nhau. 6
  12. Trong mười hai loại hình của folklore, truyện thơ là một trong những loại hình kế thừa nhiều đặc trưng của các loại hình khác. Khái niệm truyện thơ trong SGK Ngữ Văn lớp mười – một tài liệu chính thống được chọn lọc giảng dạy- được định nghĩa là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt [1, tr.18]. Như vậy có thể khẳng định hai yếu tố cấu thành nên truyện thơ là yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Yếu tố tự sự làm nên cốt truyện cho truyện thơ, làm nên tình tiết và hành động của các nhân vật, còn yếu tố trữ tình là hình thức nghệ thuật được chọn lọc, được thể hiện thay thế các cách kể đơn thuần khác. Về mảng đề tài của truyện thơ theo cách hiểu trên thì truyện thơ chủ yếu khai thác trên hai lĩnh vực số phận và khát vọng của con người trong xã hội đã có bước tiến mới. Xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt chứ không còn tồn tại dưới hình thái xã hội công xã nguyên thủy. 1.1.2. Các nhóm truyện thơ tiêu biểu Truyện thơ là một loại hình văn học dân gian ra đời sau các loại hình văn học khác, như đã nói ở trên, loại hình văn học này ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp, tầng lớp rõ rệt, thậm chí có thể ra đời khi sự mâu thuẫn của các giai cấp xã hội không được giải quyết. Tất nhiên, đã là một loại hình văn học dân gian, thì tự thân truyện thơ đã bao chứa trong nó nhiều mảng đề tài khác nhau, nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, nhiều nét văn hóa của các vùng miền khác nhau. Vì thế, việc phân loại truyện thơ cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tạo nên các nhóm truyện thơ tiêu biểu. 1.1.2.1. Phân loại truyện thơ dựa trên tiêu chí không gian địa lí và không gian văn hóa cộng đồng Với tiêu chí phân loại truyện thơ là dựa vào không gian địa lí và không gian văn hóa cộng đồng, các tác giả nghiên cứu văn học dân gian cho rằng, truyện thơ là thể loại văn học được ưa chuộng của các đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về quá trình nghiên cứu truyện thơ, có thể thấy rằng các dân tộc thiểu số là tác giả của những tập truyện thơ đồ sộ, có nhiều ảnh hưởng trong nền văn học Việt Nam. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam theo các tài liệu chính thống có khoảng 54 dân tộc anh em, còn theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay có khoảng hơn 60 dân tộc anh em, như vậy 7
  13. khối lượng truyện thơ dân gian chưa được khai thác, tìm hiểu còn rất nhiều. Bên cạnh một vài dân tộc đã có công bố về truyện thơ thì hầu hết còn lại là một ẩn số, đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần đào sâu tìm tòi hơn nữa. Đối với dân tộc Việt- dân tộc chiếm đa số cán cân dân số nước ta- hiện nay chỉ tìm thấy truyện thơ Nôm có tác giả, xuất hiện trong khoảng thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, chứ chưa tìm thấy một tác phẩm truyện thơ dân gian hoàn chỉnh nào. Vì những điểm hạn chế như vậy, cho nên nếu phân chia truyện thơ theo tiêu chí này, chúng ta chỉ có thể có những kết quả tương đối với những dân tộc đã công bố những tác phẩm truyện thơ dân gian được tìm thấy. Trong tác phẩm nghiên cứu Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 21 của NXB Khoa học Xã hội năm 2008 do GS.TS Nguyễn Xuân Kính chủ biên [12, tr.15 -81] đã điểm lại việc sưu tầm, công bố truyện thơ các dân tộc thiểu số theo từng dân tộc đã cho thấy từ năm 1957 đến 2008 đã có truyện thơ của tám dân tộc được sưu tầm, công bố và xuất bản. Đó là truyện thơ của tám nhóm dân tộc sau: - Nhóm truyện thơ dân tộc Tày. - Nhóm truyện thơ dân tộc Thái. - Nhóm truyện thơ dân tộc Mường. - Nhóm truyện thơ dân tộc H’Mông. - Nhóm truyện thơ dân tộc Chăm - Nhóm truyện thơ dân tộc Ba Na. - Nhóm truyện thơ dân tộc Giáy. - Nhóm truyện thơ dân tộc Sán Chay. 1.1.2.2. Phân loại truyện thơ dựa trên tiêu chí phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa Với tiêu chí phân loại truyện thơ dựa trên căn cứ phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa, tác giả Võ Quang Nhơn trong Văn học dân gian Việt Nam do tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên [9,tr.783] đã phân loại truyện thơ dân gian thành bốn nhóm cơ bản: - Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian. - Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc. - Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian các dân tộc. 8
  14. - Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Việt. 1.1.2.3. Phân loại truyện thơ theo đề tài, chủ đề, tư tưởng và mô-típ văn học Với tiêu chí phân loại truyện thơ như trên, tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004 có bài Truyện thơ, in trong cuốn sách Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn [34] đã chia truyện thơ thành ba nhóm tiêu biểu: - Truyện thơ về tình yêu. - Truyện thơ về người nghèo khổ. - Truyện thơ về chính nghĩa. 1.1.3. Sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam 1.1.3.1. Sự hình thành thể loại truyện thơ dựa trên nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hóa tộc người [34] Trở lại với định nghĩa truyện thơ, chúng ta thấy rằng truyện thơ là một thể loại tự sự dân gian bằng thơ, truyện thơ rất giàu chất trữ tình, tác dụng của nó là dùng để phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội bị tước đoạt. Như vậy, về bản chất truyện thơ là một loại hình văn học dân gian, đặc trưng cốt yếu nhất của truyện thơ là yếu tố tự sự. Về điểm này, truyện thơ có sự kế thừa yếu tố tự sự trong các loại hình văn học dân gian khác như: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười… Tuy nhiên yếu tố tự sự trong truyện thơ lại được kể ở một hình thức đặc biệt, kể bằng thơ chứ không phải văn xuôi. Điều đó cho thấy truyện thơ đã kế thừa yếu tố trữ tình trong các thể loại ca dao, dân ca, hò, vè, tục ngữ, câu đố...đặc biệt là trong ca dao, dân ca và lựa chọn nó trở thành hình thức nghệ thuật biểu hiện mục tiêu nghệ thuật. Đó là xét về mặt nghệ thuật biểu hiện, còn nếu xét về mặt giá trị nội dung, chúng ta thấy rằng truyện thơ có mục đích phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội bị tước đoạt. Điều đó chứng tỏ, truyện thơ ra đời khi con người không còn sinh hoạt dưới hình thái ý thức xã hội của mô hình công xã nguyên thủy. Con người không còn dùng văn học dân gian như một hình thức nghệ thuật để lí giải những hiện tượng tâm linh hay những hiện tượng thiên nhiên thường gặp trong thần thoại, truyền thuyết. Con người cũng 9
  15. không dừng lại việc thể hiện ước mơ của mình về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong những kết thúc có hậu của truyện cổ tích, những hình tượng anh hùng ca của sử thi hay trong những câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, bao hàm nhiều ý nghĩa. Con người không còn hát than thân vô định bằng những bài ca dao có tính hình tượng trừu tượng mà đã dùng hẳn một thể loại văn học dân gian mới, đáp ứng trực tiếp được mong ước của mình với những bất công của xã hội đương thời. Đó là truyện thơ với những con người cụ thể, những số phận cụ thể, với những mâu thuẫn xã hội gay gắt được đưa ra để giải quyết. Con người không còn an phận như trong ca dao, trong dân ca mà đã có những bước tiến mới trong ý thức hệ, dẫn đến tinh thần phản kháng xã hội bất công, ngang trái cùng với những khát vọng cháy bỏng làm thế nào để thay đổi cuộc đời và số phận của mình. Mặt khác, ở tất cả các dân tộc có truyện thơ phát triển, chúng ta thường thấy, sự xuất hiện với tần suất lớn của các nghệ sĩ dân gian như Mo, Then, Tảo, Pụt, Chí Xáy, Xổng Lì...đó chính là những người nghệ sĩ góp phần diễn xướng truyện thơ và làm phát triển truyện thơ theo chiều hướng lựa chọn hình thức biểu hiện trữ tình cho phù hợp với không gian diễn xướng. Về vấn đề hình thành truyện thơ, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tác giả Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử- xã hội của thời đại của nó. Lúc bấy giờ trong xã hội của các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội, mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng” [34, tr.401]. Tóm lại, về phần hình thành truyện thơ dựa trên nguồn gốc nội sinh có nhiều cách giải thích, song về cơ bản có thể tóm lược lại là do: - Nhu cầu xã hội của con người đòi hỏi một hình thức văn học có dung lượng lớn, đủ để thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của họ trong lĩnh vực thơ ca. - Có một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại làm tiền đề cho thể loại truyện thơ ra đời. - Có một đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo trong việc diễn xướng truyện thơ, góp phần truyền bá và tác động vào sự phát triển của thể loại này. 10
  16. - Có những mâu thuẫn xã hội trầm trọng mà con người không thể tìm được hướng giải quyết dựa trên những thể loại văn học cũ, cần hướng tới một thể loại mới nhằm đáp ứng được những mâu thuẫn trong đời sống tâm lí. 1.1.3.2. Sự hình thành thể loại truyện thơ dựa trên nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hóa tộc người [34] Nếu xét đến quá trình hình thành truyện thơ dựa trên yếu tố ngoại sinh, tức là do những ảnh hưởng từ các nền văn học, các nền văn hóa khác đến từ các dân tộc khác, có lẽ phải kể đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hai yếu tố Nho giáo và Phật giáo. Trong Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh chủ biên, tác giả Võ Quang Nhơn đã cho biết những lập luận của mình về vấn đề này. Ông cho rằng: “...Đồng thời còn có yếu tố khá quan trọng không thể không chú ý tới khi xét đến sự tiến triển của quá trình văn hóa xã hội ở các dân tộc ít người: đó là sự chi phối, sự ảnh hưởng của môi trường xã hội – văn hóa ở miền xuôi lên, ngày càng mạnh mẽ, ngày càng thấm sâu hơn vào đời sống của nhân dân các dân tộc. Ngoài ra sự giao lưu văn hóa với các dân tộc láng giềng ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh hơn, do các biến động của lịch sử, đặc biệt là việc truyền bá đạo Phật, đạo Bà-la-môn, đạo Hồi và theo đó là nền văn hóa của các tôn giáo ấy. Những đổi mới về mặt xã hội đó, những tác động về mặt văn hóa đó tất nhiên dẫn đến sự nảy sinh những nhu cầu mới trong sinh hoạt tinh thần ở các dân tộc anh em.” [9, tr.782-783]. Hoặc theo ý kiến phân tích về mô thức ảnh hưởng trong quá trình hình thành truyện thơ dân gian các dân tộc, GS.TS Kiều Thu Hoạch trong bài viết Về truyện thơ của người Thái ở Vân Nam- Trung Quốc, có ý kiến nhận định – tổng hợp vấn đề này như sau: “...Hấp thu các yếu tố văn hóa ngoại lai, lấy một tác phẩm cụ thể nào đó làm khuôn hình, rồi dung hợp, nhào nặn những truyền thống văn hóa của tộc người Thái và các tộc người khác, và các vùng văn hóa khác trên cơ sở đó sáng tạo thành một truyện thơ mới. Trong đó, tư tưởng, chủ đề, lý tưởng thẩm mỹ, bối cảnh văn hóa – lịch sử, nhân vật, tình tiết, kết cấu, thủ pháp biểu hiện đều được sáng tạo lại để trở thành một truyện thơ hoàn toàn địa phương hóa – Thái hóa.” [8, tr. 905]. 11
  17. Như vậy, đối với nguồn gốc ngoại sinh, để cấu thành truyện thơ, không chỉ đòi hỏi có những ảnh hưởng từ nội tại của văn học mà quá trình tiếp biến văn hóa, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau diễn ra cũng vô cùng quan trọng. Sự tiếp biến này dẫn đến việc hấp thu các mô-típ, hấp thu các hình tượng và đặc biệt là dẫn đến sự thay đổi của ý thức hệ, sự thay đổi của kết thúc các truyện thơ. Về nhóm này, có lẽ truyện thơ Tày – Nùng là truyện thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình tiếp biến văn hóa. Các dân tộc còn lại đặc biệt là nhóm truyện thơ của các dân tộc ít có sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác chịu ảnh hưởng ít hơn, tuy nhiên không hoàn toàn là sản phẩm tự thân nội tại văn học. Về một khía cạnh nào đó, về một tình tiết nhất định hoặc một kết thúc thay đổi với hệ thống kết thúc truyền thống là minh chứng cho kết quả của sự giao lưu văn hóa. Tóm lại, sự tiếp biến – giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em khi xã hội đã phân chia giai cấp với những mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm dẫn đến một hệ quả là sự thay đổi về loại hình văn học mới. Loại hình văn học truyện thơ ra đời vừa đáp ứng yêu cầu xã hội của một dân tộc cụ thể, vừa là kết quả tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau. 1.2. Cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dân tộc Mông là một trong những dân tộc có nhiều đóng góp làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Dân tộc Mông với những đặc điểm riêng biệt về tâm lí, đời sống văn hóa, không gian định cư, không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cùng những tư tưởng, quan niệm sống đã tạo nên một mảng màu riêng biệt của đời sống văn học dân gian. Folklore của người Mông tồn tại như một món ăn tinh thần không thể thiếu, cùng với các loại hình nghệ thuật dân gian khác, làm nên tiếng nói, tạo nên giá trị của người Mông trong đời sống sinh hoạt văn hóa. Như đã trình bày ở trên, truyện thơ dân tộc Mông được xếp vào tám dân tộc đến nay đã có tác phẩm truyện thơ cụ thể được công bố và xuất bản. Tất nhiên, truyện thơ Mông cũng có những đặc trưng chung của thể loại truyện thơ, có sự hình thành không vượt qua ngoài ranh giới của hai nền tảng ngoại sinh và nội sinh đã trình bày ở trên. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế nào thì không hẳn đã là tương đương giữa 12
  18. truyện thơ của các dân tộc. Khác với truyện thơ Tày, Thái, Mường...truyện thơ dân tộc Mông có lẽ chịu sự ảnh hưởng từ nền tảng nội sinh nhiều hơn nền tảng ngoại sinh. Các tiểu loại văn học dân gian Mông có nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành một thể loại văn học dân gian mới của dân tộc này, đó chính là truyện thơ. Để chứng minh được lập luận này, chúng tôi quyết định tìm hiểu sự ảnh hưởng của một tiểu loại folklore, đó là dân ca đến quá trình hình thành của ba truyện thơ có nội dung được gọi chung là Tiếng hát làm dâu: truyện thơ Vừa-chúa-pua (có tên gọi khác là Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát làm dâu Tây Bắc), truyện thơ A Thào- Nù Câu, truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng. Và cũng để lí giải thấu đáo đến đề tài luận văn, chúng tôi bắt nguồn từ sự lí giải dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và ba truyện thơ này dưới hai luận điểm chính: cơ sở lịch sử - xã hội và cơ sở nội tại văn học. 1.2.1. Cơ sở lịch sử - xã hội 1.2.1.1. Đặc điểm không gian địa lí định cư Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều thành phần dân tộc, chung sống trên cùng một lãnh thổ, có cùng bản sắc văn hóa và cùng chung vận mệnh lịch sử. Trên lãnh thổ nước ta hiện nay, có sự quần cư đông đúc do nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Có nhiều dân tộc là người bản xứ, nhưng cũng có nhiều dân tộc nhập cư đến nước ta vào những thời điểm khác nhau, những miền đất khác nhau. GS.TS. Lê Chí Quế trong Việc phân loại các dân tộc ở miền bắc nước ta cho rằng: “ở miền bắc có trên 30 dân tộc thiểu số, trong đó nổi lên mấy nhóm cơ bản: Nhóm Mường – Việt, nhóm Tày – Thái và nhóm Mèo – Dao, trong đó hai nhóm Tày – Thái và Mèo – Dao thiên di đến nước ta từ Trung Quốc, trong đó người Tày có mặt ở Việt Nam sớm hơn cả, khoảng 2000 năm, người Dao khoảng 1000 năm, và người Mèo – Nùng chỉ khoảng vài trăm năm” [25, tr.834]. Theo sử sách của nhà Nguyễn trong Đại Nam Thực lục, đến thế kỉ XIX mới thấy có sự xuất hiện của người Mông ở Việt Nam. Cũng theo nhiều tài liệu khác, dù khác nhau về con số, nhưng tựu trung lại đều khẳng định người Mông là một dân tộc nhập cư đến nước ta từ Trung Quốc, và là tộc người nhập cư muộn nhất so với các tộc người còn lại. Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người Mông ở miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang. Riêng một số nhóm người Mông ở 13
  19. vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào Việt Nam qua Lào. Về tên gọi, người Mông có nhiều tên gọi khác nhau. Ở Trung Quốc, người Mông cư trú ở miền nam, là nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận, họ chuyên sống ở vùng núi đá cao và thường được gọi là người H’mông, người Mông, người Hơ - mông, người Hmông, người Miêu, người Tam Miêu. Ở Việt Nam, người Mông được gọi chủ yếu với các tên gọi là người H’mông, người Mèo, người Mán. Ở Lào, người Mông được gọi là người Mẹo. Về vấn đề sinh tụ và quá trình hình thành phân hóa dân tộc Mông, hiện nay vẫn chưa được chứng minh cụ thể, tất cả mới chỉ dừng lại ở những giả thuyết. Điều này cho thấy những hạn chế trong việc tái tạo lại nền văn hóa lâu đời của tộc người đông thứ năm của Trung Quốc. Điều này cũng dễ giải thích, bởi dân tộc Mông là dân tộc không có chữ viết. Tất cả nền văn hóa của họ từ bao đời nay chỉ được bảo tồn duy nhất là phương thức truyền miệng. Trong truyền thuyết, người Mông cho rằng họ cũng đã từng có chữ viết nhưng chữ viết này đã bị mất, cho nên thành thử, hiện nay chữ viết của người Mông mới được chính thức công nhận bằng loại chữ viết ghi bằng kí tự la tinh như chữ quốc ngữ. Trở lại với vấn đề sinh tụ và quá trình hình thành phân hóa các dân tộc Mông, GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “theo các thư tịch cổ Trung Quốc, tổ tiên các dân tộc này (tức người Mông và người Dao) đã sinh tụ ở suốt một dải đất giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Tổ tiên của họ đã đạt đến một nền văn minh lúa nước vĩ đại, có thể sánh ngang với nền văn minh của nhà Hán ở Bắc Trung Hoa. Người Hán gọi là Tam Miêu. Họ đã có nhà nước, có chữ viết, có phân tầng giai cấp xã hội, rất thạo nghề bắn cung, rèn kiếm” [6, tr.544]. Nhà thơ Chế Lan Viên trong Tâm hồn và Tiếng hát Mèo lại có ý kiến cho rằng tổ tiên người Tam Miêu là Viêm tộc [41, tr.872]. Trong lịch sử Trung Quốc có nhắc đến mâu thuẫn giữa Viêm tộc và Hán tộc. Hai tộc người này đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh giành quyền lực và bành trướng lãnh thổ, cuối cùng Viêm tộc bị thua và dẫn đến người Miêu thuộc Viêm tộc phải rút dần xuống phía nam để tránh sự truy sát của nhà Hán. Nhưng cũng có ý kiến khác của các nhà dân tộc học cho rằng, Miêu tộc là tộc người hoàn toàn khác với Viêm tộc. Miêu tộc ở Trung Quốc có tên là Xi- Vưu, đây là một tộc người có tộc trưởng tương đương với ngôi Vương, chỉ dưới trướng quyền lực của hoàng đế. Miêu tộc được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc 14
  20. và 81 thị tộc. Dưới sự ảnh hưởng và những thành tựu rực rỡ như vậy của Miêu tộc, Viêm Đế và Hoàng Đế đã liên kết lại đánh đuổi Miêu tộc, bành trướng thế lực xuống phía nam. Miêu tộc bị thua, phân chia thành hai nhánh, nhánh người Miêu di chuyển xuống Vân Nam và Việt Nam. Nhóm người Lý ở lại vùng Hoàng Hà và về sau sát nhập trở thành công dân của Hán tộc. Những nhận định trên mới dừng lại ở các giả thuyết của các nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học. Có những nhận định dựa trên cứ liệu lịch sử, cũng có những nhận định là dựa trên chính các tác phẩm văn học dân gian của người Mông, đặc biệt là ca dao – dân ca. Tuy nhiên theo truyền thuyết truyền miệng và dựa vào nghi thức an táng trong bài hát Chỉ đường của người Mông, họ cho rằng lịch sử xa xưa của dân tộc họ không phải là ở Trung Quốc, mà Trung Quốc chỉ là điểm dừng chân đầu tiên trong quá trình di cư của họ. Với những truyền thuyết Con gấu ăn mặt trăng, truyền thuyết, thần thoại hóa được chuyển thể trong bài hát cúng ma Chỉ đường [31, tr.307 -335], người Mông có nhắc đến chuyện họ đã đến từ những vùng đất cực kì lạnh lẽo, ở đó ban ngày kéo dài sáu tháng và bóng tối kéo dài sáu tháng. Từ nơi này họ đã đặt chân đến Trung Quốc qua những chuyến đi săn. Vì vậy, trong Chỉ đường, người Mông quan niệm rằng, người chết phải về với tổ tiên, là nơi đầu tiên họ được sinh ra, là mảnh đất có trong truyền thuyết. Vì vậy, hầu hết các bài hát cúng ma đều nhắc đến nơi mà mặt đất vô cùng lạnh lẽo, băng giá, xứ sở đầu tiên của tộc người này. Tóm lại, tuy chưa có nhiều dẫn chứng lịch sử để chứng minh rõ ràng nguồn gốc sinh tụ và quá trình hình thành dân tộc của người Mông ở Trung Quốc, nhưng có một điều chắc chắn rằng, người Mông là một tộc người lớn của quốc gia này. Điều này được chứng tỏ bởi số dân của dân tộc này được xếp thứ năm trong 56 dân tộc được công nhận. Chưa kể số lượng đã di chuyển và nhập cư sang Việt Nam, Lào, Thái Lan. Đồng thời, tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc cho đến đời Minh- Thanh đều có những chính sách chính trị - quân sự đàn áp người Miêu và buộc họ phải lùi dần về phía Nam. Như vậy, có thể kết luận người Mông ở Việt Nam là dân tộc có nguồn gốc nhập cư, họ đến Việt Nam rất muộn, chính vì vậy, khả năng bị đồng hóa về văn hóa với các dân tộc khác là rất ít. Khi đến Việt Nam, họ đã trở thành một dân tộc hoàn chỉnh về đời sống sinh 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1