Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian: Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, đồng thời tìm hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của người Thái Bình trong lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên, gia đình, xã hội. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học dân gian: Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- TÔ THỊ QUỲNH MAI KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI-2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- TÔ THỊ QUỲNH MAI KHẢO SÁT TỤC NGỮ CỔ TRUYỀN VỀ THÁI BÌNH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Anh Tuấn HÀ NỘI-2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.Vũ Anh Tuấn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Tô Thị Quỳnh Mai
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến GS.TS.Vũ Anh Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao học của mình. Xin cám ơn các thầy cô trong Khoa Văn học, Phòng sau đại học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm việc trên khoa để tiến hành tốt luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã đã luôn bên tôi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn ......................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10 Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung ...................................................... 10 1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình .............. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10 1.1.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 12 1.2. Tổng quan về văn học dân gian Thái Bình .......................................... 16 1.2.1. Tác phẩm văn học dân gian Thái Bình ................................................. 16 1.2.2. Khái niệm tục ngữ cổ truyền ................................................................. 22 1.2.3. Tục ngữ cổ truyền về Thái Bình ............................................................ 27 1.3. Tổng quan về văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử bằng tục ngữ........... 31 Tiểu kết ........................................................................................................... 34 Chƣơng 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình........................................................................................................ 36 2.1. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm dự báo thời tiết ................................ 37 2.2.Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm trồng lúa nƣớc .................................. 46 2.3. Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm chăn nuôi gia súc gia cầm ............... 56 Tiểu kết ........................................................................................................... 60 Chƣơng 3: Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình.................................................................... 62 3.1. Mối quan hệ trong gia đình ................................................................... 62
- 3.1.1. Mối quan hệ bố mẹ – con cái ................................................................ 64 3.1.2. Mối quan hệ vợ chồng ........................................................................... 70 3.2. Mối quan hệ xã hội ................................................................................. 75 Tiểu kết ........................................................................................................... 82 Chƣơng 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình ................................................................................................... 83 4.1. Làng nghề thủ công ................................................................................ 83 4.1.1. Nghề kim hoàn....................................................................................... 85 4.1.2. Nghề dệt chiếu cói ................................................................................. 87 4.1.3. Nghề làm bánh cáy ................................................................................ 92 4.2. Văn hóa ẩm thực .................................................................................... 93 4.3. Văn hóa nghệ thuật ................................................................................ 99 Tiểu kết ......................................................................................................... 103 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108
- DANH MỤC VIẾT TẮT TNTB I : Văn học dân gian Thái Bình, tập I TNTB II : Tìm hiểu Tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình TNNV : Tục ngữ người Việt GS. : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TS. : Tiến sĩ Nxb : Nhà xuất bản Tp. : Thành phố Tr. : Trang
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tục ngữ là thể loại văn học dân gian độc đáo xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác. Tục ngữ có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nói và viết về tục ngữ cũng đã nhiều song với một kho tàng tri thức lớn của dân tộc thì còn biết bao điều có thể nói: “Một di sản mênh mông cực kì phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng có, tác dụng vẫn rất “dai dẳng”. Vẫn còn bao nhiêu “bí ẩn” bên trong cái thế giới tưởng đơn giản đó nhưng vẫn còn “thách đố” khoa học. Tục ngữ được ví là kho báu và kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận”. 1.2. Thái Bình là tỉnh đồng bằng duyên hải thuộc châu thổ Bắc Bộ.Tuy ở một địa hình không gần với những đô thị lớn của cả nước nhưng người Thái Bình lại có sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa khá rộng. Cũng như người ở các tỉnh khác, người Thái Bình rất yêu văn hóa văn nghệ dân gian. Họ biết tiếp nhận những nét văn hóa tinh túy của từng vùng miền cùng với nét văn hóa quê hương tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Đã có những công trình nghiên cứu có giá trị về mảnh đất này trên những khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ với văn học dân gian. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về văn học dân gian Thái Bình, những người đi trước thường mới chỉ đi vào cái tổng quát, còn chưa đi sâu nghiên cứu vấn đề tục ngữ Thái Bình trong các mặt của đời sống văn hóa nhân dân và chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi lựa chọn đề tài Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa nhằm nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, đồng thời tìm hiểu nội dung và phương thức sử dụng tục ngữ của người Thái Bình trong lời ăn tiếng nói và trong giao tiếp ứng xử với tự nhiên,gia đình, xã hội. Khi thực hiện luận văn, chúng tôi luôn mong muốn có 1
- thể góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về văn hóa cổ truyền ở vùng đất này. 1.3. Bản thân là người Thái Bình, nay lại là giáo viên Ngữ văn giảng dạy trong trường phổ thông chúng tôi luôn mong muốn đi sâu khai thác, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, giữa văn hóa và đời sống, đồng thời bồi dưỡng học sinh kiến thức và niềm tự hào về một nền văn hóa đa dạng, cũng như giáo dục các em ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy nét văn hóa của Việt Nam nói chung và của Thái Bình nói riêng. Trong chương trình Ngữ văn được giảng dạy ở nhà trường, văn học dân gian luôn dành được một vị thế quan trọng. Văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng luôn tạo được sự hứng thú học tập và nghiên cứu của học trò bởi sự ngắn gọn, súc tích, gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày, biểu hiện nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống văn hóa. Qua đó, học sinh có thể hiểu được phần nào nét văn hóacủa người dân . Bên cạnh đó, đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực cho công tác giảng dạy văn học dân gian và chương trình địa phương Thái Bình. Trên đây là những lí do chính để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tục ngữ người Việt trong văn chương và trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau đã có không ít các công trình nghiên cứu vừa và lớn. Chẳng hạn như cuốn Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1928); Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (1956); cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt 2 tập do GS. Nguyễn Xuân Kính chủ biên (1999) …Trong phạm vi đề tài của luận văn người viết không đặt ra mà chủ yếu tập trung vào những công trình sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình nói chung và tục ngữ cổ truyền nói về Thái Bình nói riêng. 2
- Thái Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian. Trong khoảng thời gian đất nước còn chưa giành được độc lập, kinh tế gặp nhiều khó khăn; khi Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước tập trung xây dựng kinh tế, viện trợ cho miền Nam thống nhất thì ở Thái Bình đã có ý thức rất rõ ràng về việc bảo tồn, sưu tầm các giá trị văn học dân gian quý báu nhằm giáo dục tư tưởng tình cảm mới cho nhân dân.“Thái Bình là một tỉnh vốn có truyền thống đấu tranh chống thiên nhiên và cải tạo xã hội, có những hoạt động văn hóa phong phú. Nhiều tác phẩm văn nghệ dân gian hiện đang còn lưu truyền trong nhân dân mà chưa được sưu tầm ghi chép lại…..Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Thái Bình mở cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian trong toàn tỉnh.” (Văn nghệ dân gian Thái bình, xuân 1973, Thể lệ về cuộc vận động sưu tầm văn học dân gian thái bình 1-1-1973); cuộc thi này diễn ra trong thời gian dài từ tháng 1 năm 1973 tới tháng 12 năm 1973. Với bề dày truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, cùng với quá trình cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt người dân Thái Bình đã xây dựng và gìn giữ cho mình một nền văn hóa dân gian đặc sắc. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Thái Bình như: “Thái Bình – Một vùng văn hóa văn nghệ dân gian phong phú” , Phạm Minh Đức (1997), Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 (60). Trong bào viết này tác giả chia thành hai mục sau đây: một là Thái Bình, vùng lúa nước tiêu biểu; hai là Thái Bình một vùng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú. Nguyễn Thanh (1997), “Về công tác sưu tầm nghiên cứu vốn văn hóa phi vật thể ở Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 4(60). Bài viết đã đưa ra những định danh về văn hóa phi vật thể...đó là những kỹ nghệ, những thao tác trong quy trình tạo ra các vật phẩm, ở đó những phong tục, tập quán có cả mặt hay, mặt tốt đã trở thành thuần phong mỹ tục, những vấn đề về tâm linh, những nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, những phương thuật bấm độn, tướng số, phù thủy, địa lý... 3
- Nguyễn Thanh (2001), “Một thế kỉ sưu tầm nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian ở Thái Bình”, Tạp chí văn hóa dân gian số 2 . Bài viết khẳng định Thái Bình là vùng đất giàu tiềm năng về văn hóa,văn nghệ dân gian. Tác giả chứng mình điều khẳng định trên bằng những thành tựu mà Thái Bình đạt được trong một thế kỉ sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian. Nguyễn Huy Hồng (1987) với Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Nxb Sở Văn hóa thể thao Thái Bình. Cuốn sách gồm ba phần. Phần một: Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước. Phần hai giới thiệu cụ thể về nghệ thuật múa rối nước: Sân khấu, Máy điều khiển, Nghệ nhân, Phường hội, Tễu, Văn học, Âm nhạc. Phần ba cung cấp những hình ảnh về múa rối nước ở Thái Bình. Cuối sách giới thiệu ba phường hội múa rối nước Thái Bình là Nguyễn, Tuộc và Đống. Nguyễn Thanh, Đào Hồng (1997), “Đền Đồng Xâm quy mô kiến trúc và lễ hội”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 (60) Tác giả miêu thuật về đền Đồng Xâm với một tổng thể kiến trúc đồ sộ với 1000 m2 xây dựng và gồm 12 công trình kiến trúc chính. Những lễ hội được tiến hành ở ngôi đền thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4(âm lịch) hàng năm. Nguyễn Thanh (1998), “Hội múa Bệt làng Vọng Lô”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 03 (63), Thái Bình có tới hơn 100 hội làng được khôi phục và duy trì theo định lệ, mỗi hội có những nghi thức khác nhau cả trong phần lễ và phần hội. Hội làng Vọng Lỗ ở xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một trong những hội độc đáo nhất bởi còn duy trì khá nguyên vẹn tục múa Bệt đuổi hổ với nhiều yếu tố tín ngưỡng thần bí cổ xưa. Nguyễn Thanh (1999), “Lễ hội ở Thái Bình” , Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Bộ VHTT số 09 (183). Nguyễn Thanh (2000), Lễ hội truyền thống ở Thái Bình,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội giới thiệu về các lễ hội trên đất Thái Bình, giải thích lịch sử hình thành và vị trí các lễ hội ấy trong đời sống văn hóa tâm linh của người Thái Bình. 4
- Phan Thị Hoa Lý (2011), Lễ hội làng Vọng Lô và văn hóa dân gian xã Quỳnh Hoa:Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Nxb Lao Động, Hà Nội. Nội dung cuốn sách này gồm 2 phần. Phần 1: Lễ hội làng Vọng Cổ. Phần 2: Văn hóa dân gian xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Phạm Thị Chuyền (2013) với “Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 07 (121), Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội. Phạm Thị Nết (1997), “Múa dân gian Thái Bình”, Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 (60), Thái Bình nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Sông Hồng...từ ngàn năm nay, cư dân trong các làng xã ở đây đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật dângian đặc sắc. Bên cạnh hai bộ môn nghệ thuật phổ biến là chèo và múa rối nước. Đặc biệt, ít ai ngờ rằng đất Thái Bình bốn bề sông biển bao bọc lại còn lưu giữ được hàng chục điệu múa dân gian cổ truyền. Phạm Minh Đức (2011) với cuốn sách Văn hóa ẩm thực Thái Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu những món ăn mang nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Thái Bình, cùng với cách chế biến tạo nên nét riêng biệt. Những làng văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc ở Thái Bình, Nxb Văn hóa thông tin 2006 giới thiệu các lễ hội truyền thống đặc sắc ở Thái Bình. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ văn học dân gian ở Thái Bình có thể kể đến các công trình sau: Văn học dân gian Thái Bình,tập 1, Phạm Đức Duật chủ biên (1981), Nxb Khoa học xã hội đã khái quát tổng quan về văn học dân gian ở Thái Bình. Cuốn sách này được chia làm 2 phần. Phần thứ nhất là mấy nét về văn học dân gian Thái Bình. Phần thứ hai: Phương ngôn, tục ngữ. Cuốn sách là quá trình nghiên cứu, sưu tầm cũng như khai thác từ các sách Nôm do các nhà Nho Thái Bình viết, có chép văn học dân gian. Đó cũng là quá trình sưu tầm, khảo sát và tổng hợp từ việc khảo sát thực địa của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Thái Bình và sự đóng góp to lớn của nhân dân trong tỉnh với các tư liệu dân gian truyền miệng chưa đưa vào sách vở. 5
- Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên, (2002); Cuốn Tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính (2014), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội là sự tập hợp những câu tục ngữ của nhân dân tái hiện đời sống xã hội con người. Cuốn sách chia làm tám phần với những câu tục ngữ về lịch sử đất nước, các mối quan hệ gia đình xã hội, các hiện tượng thiên nhiên hay những câu tục ngữ về các ngành nghề trong xã hội. Cuốn sách cũng là những phong tục tập quán được hiện lên trong phần sáu, và lên án giặc cướp và áp bức cũng như những tệ nạn, những thói hư tật xấu của con người. Phần cuối cuốn sách là những quan niệm về nhân sinh vũ trụ. Trong cuốn sách này tỉnh Thái Bình đều có những câu tục ngữ góp phần vào làm nên diện mạo trong kho tàng tục ngữ người Việt. Cuốn Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình,Nxb Văn hóa thông tin (2014) được tác giả Phạm Minh Đức tập hợp, sưu tầm những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về mảnh đất này. Lịch sử những tên làng, tên đất, tên địa danh được Cuốn sách còn sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về đạo lý làm người của cả dân tộc mà người dân Thái Bình luôn ghi nhớ và làm theo. Các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ về văn học dân gian Thái Bình. Nguyễn Thị Tô Hoài với “Tín ngưỡng thờ Mẫu đền Đồng Bằng và việc bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương trong bối cảnh hội nhập” (2005), kỉ yếu khoa học, Nxb Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Thái Bình... Hà Thị Hoa với luận án tiến sĩ văn hóa học về đề tài: “Nghệ thuật chèo trong đời sống văn hóa của cư dân ở Thái Bình”, Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam 2008. Luận văn thạc sĩ Những đặc điểm của truyện kể dân gian Thái Bình của Nguyễn Thanh Nga. Ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu chuyên sâu, còn có thể kể tới các hội thảo quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể ở Thái Bình như: Hội thảo khoa học quốc gia “Những giá trị đặc biệt của các di 6
- sản văn hóa thời Trần trên vùng đất Hưng Hà –Thái Bình” tổ chức tại huyện Hưng Hà, trong số 28 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, có nhiều tham luận quan tâm bàn về giá trị văn hóa phi vật thể như: “Văn hóa văn nghệ dân gian những dấu ấn sâu đậm về nhà Trần ở Long Hưng (Hưng Hà)” của nhà nghiên cứu Phạm Minh Đức; “Giá trị đặc biệt của di sản nhà Trần ở Hưng Hà” của PGS.TS Phạm Quốc Sử; “Ý nghĩa lịch sử văn hóa của phần lễ - phần hội trong lễ hội Đền Trần” của Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chuyên; “Hội giao chạ Tam Đường – Vân Đài, một mỹ tục văn hóa thời Trần cần bảo tồn và phát huy trong xã hội đương đại” của PGS. TS Bùi Quang Thanh; “Tìm hiểu lễ hội giao chạ ở làng Vân Đài – xã Chí hòa, Hưng Hà và Diệu Dung công chúa” của nhà nghiên cứu Đặng Hùng v.v.. Nhìn chung, đã có những công trình nghiên cứu về Thái Bình và văn hóa văn học dân gian nói chung song chưa có ai dành những trang viết có hệ thống và nghiên cứu về tục ngữ cổ truyền Thái Bình trong đời sống văn hóa,trên cơ sở đó trong thời gian và phạm vi của luận văn chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu và khảo sát về vấn đề này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Ở luận văn này, chúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát, nghiên cứu trong những câu tục ngữ cổ truyền có nhắc tới địa danh, sự vật hay sự kiện liên quan tới Thái Bình. Đó là những câu tục ngữ được nhân dân sáng tác và lưu truyền trước cách mạng tháng Tám 1945. Những câu tục ngữ xuất hiện sau này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn này. b. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát tục ngữ cổ truyền gắn liền hay nhắc tới địa điểm, sự vật hay sự kiện có liên quan tới địa danh tỉnh Thái Bình và giá trị của chúng trong đời sống văn hóa. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu, sử dụng nguồn tư liệu để khảo sát sau: 7
- 1. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về tục ngữ, phương ngôn Thái Bình, bao gồm: - Văn học dân gian Thái Bình I, Phạm Đức Duật chủ biên, NXB Khoa học xã hội 1981 - Tìm hiểu tục ngữ, ca dao nói về đất và người Thái Bình, Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan, Nguyễn Thanh, Vũ Đức Thơm, NXB Văn hóa thông tin 2014. - Tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính chủ biên (2014) Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội 2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa văn học dân gian Thái Bình 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn a. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu vị trí cũng như ý nghĩa của tục ngữ trong văn học dân gian, luận văn tiến tới khảo sát tục ngữ cổ truyền về Thái Bình từ góc nhìn văn hóa để thấy được ảnh hưởng cũng như vị trí của tục ngữ trong các mặt của đời sống văn hóa xã hội ở Thái Bình. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu về tục ngữ cổ truyền về Thái Bình - Phân tích làm rõ tục ngữ có giá trị đến các mặt của đời sống văn hóa 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát Đây là một trong những phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong việc hoàn thành luận văn này. Từ những tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước cũng như những công trình khoa học đã được công nhận, chúng tôi tiến hành khảo sát, sàng lọc và tập trung nghiên cứu đối tượng mà chúng tôi hướng tới. 8
- - Phương pháp thống kê, phân loại Từ các tư liệu sưu tầm và khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại để từ đó có cái nhìn toàn vẹn, tổng thể về tục ngữ được sử dụng trong cuộc sống của người Thái Bình. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Trên cơ sở các tư liệu đã khảo sát được, chúng tôi tiến hành hệ thống và phân tích để qua đó có cái nhìn cụ thể và một sự đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về những câu tục ngữ cổ truyền về đất và ngườiThái Bình. - Phương pháp liên ngành Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp nêu trên, phương pháp liên ngành có một vai trò hết sức to lớn trong việc hoàn thiện luận văn này. Với việc chọn lọc những kiến thức và phương phápcủa các ngành lịch sử, địa lý, văn hóa, chúng tôi có cái nhìn tổng quan hơn về vùng đất Thái Bình, để từ đó tiến hành nghiên cứu có chiều sâu các vấn đề mà luận văn hướng tới. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có, luận văn khảo sát một cách có hệ thống kho tàng tục ngữ cổ truyền về Thái Bình trên cơ sở ứng dụng vào văn hóa ứng xử của người Thái Bình, từ đó giúp mọi người có thể hiểu hơn về nét đẹp văn hóa vùng đất lúa này. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn này gồm bốn chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung Chương 2: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Chương 3: Văn hóa ứng xử với các mối quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình Chương 4: Văn hóa ứng xử với các ngành khác trong tục ngữ cổ truyền về Thái Bình 9
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận chung 1.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng đất Thái Bình được hình thành khá sớm và được gọi với các tên gọi khác nhau, sắp xếp theo hệ thống hành chính khác nhau dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Để đàn áp phong trào nhân dân khởi nghĩa mạnh mẽ, liên tục từ năm 1885 đến 1897, thực dân Pháp thành lập tỉnh Thái bình ngày 21-3-1890. Tính từ ngày ấy đến nay tỉnh Thái Bình mới có hơn 100 năm, song trên thực tế đất đai Thái Bình hình thành đồng thời với quá trình hình thành đồng bằng Bắc Bộ, muộn nhất là vào trung kỳ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, cách ngày nay trên dưới 3000 năm. Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê Trung Hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên. Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà, phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình có 3 phủ là: Kiến Xương, Thái Ninh,Tiên Hưng, trong đó bao gồm 12 huyện.Sau này, tỉnh lị Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình. Tính đến năm 2011, 10
- tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc. Là một vùng đất vốn được hình thành từ một bãi biển do phù sa của sông Hồng, sông Thái Bình và các chi lưu của hai dòng sông này bồi đắp, Thái Bình được xác định là một tỉnh đồng bằng duyên hải nằm trong châu thổ đồng bằng sông Hồng. Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Cùng với Hưng Yên, Thái Bình là tỉnh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi. Tỉnh tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Những kết quả nghiên cứu địa lý văn hóa trên cơ sở tổng hợp thành tựu của khoa học liên ngành cho thấy đồng bằng sông Hồng cổ xưa vốn là một vùng đất bị sụt võng dưới mực nước biển mà thành một vịnh biển. Thế rồi, trải qua các đợt biển tiến, biển thoái, đất đai được hình thành trên cơ sở bồi đắp phù sa của hai dòng sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình kết hợp với quá trình chinh phục của cư dân, chủ yếu bằng các phương thức trị thủy và lấn biển. Với bờ biển dài 52 km và có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng), phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông. Các sông này tạo cho Thái Bình 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Với vị trí địa lí như vậy, khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa mà đặc trưng là một mùa đông lạnh mưa ít, một mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Với vị trí địa lí cùng với những đặc điểm khí hậu như vậy, cùng với những đặc điểm địa hình, nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc thiên nhiên, người dân Thái Bình đã thích nghi và hòa hợp và cải tạo để phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sống. 11
- Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..) Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giớichâu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Tất cả những điều nêu trên đã góp phần làm phong phú lối sống, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán và đời sống văn hóa, tạo nên một sắc thái riêng của người Thái Bình. 1.1.2. Điều kiện xã hội Do sự sắp đặt của lịch sử và địa lí, Thái Bình là một vùng đất ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển với những cửa sông lớn có thể từ đó ngược dòng tiến vào thủ đô Hà Nội. Chính vì địa thế này mà Thái Bình vốn vẫn được xem là cửa ngõ, là mảnh đất tiền tiêu thường phải đối mặt trước tiên với mọi đạo quân xâm lược từ nước ngoài tràn vào nước ta. Tứ giác sông nước Thái Bình đầy bão táp, song trải qua hơn 3000 năm chung sống với bờ bãi, dù không biết bao nhiêu phen chìm nổi, họ vẫn bền chí, không để cuộc đời trôi dạt như “nước chảy bè trôi”, kiên trì “lặn ngòi ngoi nước”, “đắp đập be bờ”, biến bãi bể thành nương dâu, biến đồng hoang thành biển lúa. 12
- Nhà báo Đỗ Vĩnh Bảo trong bài viết của mình có nhận xét: “Thực tình mà nói. Ních – xơn quả có biết cách “làm ăn” hơn cả Giôn – xơn, khi hắn xếp Thái Bình vào hàng thứ tư trong số các tỉnh trên miền Bắc cần phải đánh phá dữ dội. Vì đó cũng là một kho người, kho của, một loại “dạ dày chiến tranh”, nhất thiết phải chọc cho thủng!” “Từ lâu người ta vẫn hát: “Tiền Hải quê tôi biển bạc, biển tiền”. [ 20, 5]. Nói như thế quả không sai, mảnh đất ở đây người đông, đất rộng, sản vật địa phương khá phong phú. Suốt dải bờ biển dài khoảng hai chục cây số là những đồng cói xanh lam, rừng cây xanh thẫm, ruộng muối trắng tinh và rực vàng đồng lúa nối nhau không dứt. Những hình ảnh ấy đã in trong những bài thơ, bài hát về Thái Bình: “Anh đến quê em một chiều nắng ấm Tiếng hát quê hương ru dài theo sóng Thái Bình ơi Thái Bình Ai đặt tên cho đất Thái Bình tự bao giờ Mà trong nắng trong mưa Lúa vẫn lên xanh tốt Mà trong bom trong đạn Đất vẫn cứ sinh sôi Thái Bình ơi, sao mà yêu đến thế ..” (Bài hát Nắng ấm quê hương – Nhạc sĩ Thái Cơ) Người Thái Bình có sự tinh nhạy, dễ hấp thụ cái mới, không chỉ ở mặt văn hóa mà còn ở mặt lí tưởng thẩm mĩ, nhân sinh quan. Nhân dân cả nước khi nói đến Thái Bình về mặt văn hóa truyền thống thường nhắc đến nghệ thuật chèo, nghệ thuật rối nước, khu mộ cổ nhà Trần, thắng cảnh chùa Keo..... Đồng thời Thái Bình còn có một truyền thống văn học dân gian và văn học thành văn lâu đời với nội dung phong phú và nghệ thuật hấp dẫn. Không có núi non hùng vĩ, nhưng văn hóa của Thái Bình cũng để lại những biểu tượng thần thoại anh hùng. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 146 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn