intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn)

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

137
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn) trình bày về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Trần Dần; chủ thể trần thuật và kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần; ngôn từ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Thu NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN DẦN (Qua Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Thu NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN DẦN (Qua Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn) Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CẢM ƠN  Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Phùng Quý Nhâm cùng sự góp ý của của Giáo sư, Tiến sĩ phản biện, các thầy cô và các bạn khoa Ngữ văn Đại học Sư Phạm TP.HCM. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ chân tình và quý báu đó. Dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi có những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô và bạn bè. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Minh Thu
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN .............................................................. 20 1.1.Sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Trần Dần ............ 20 1.2.Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ........................................ 27 1.2.1.Khái niệm quan niệm nghệ thuật ..................................... 27 1.2.2.Những nét chính trong quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ....................................................................................... 28 1.2.3.Cơ sở của những quan niệm nghệ thuật của Trần Dần.... 49 Chương 2: CHỦ THỂ TRẦN THUẬT VÀ KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRẦN DẦN ....................................................... 57 2.1. Chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần ......................... 57 2.1.1. Chủ thể trần thuật trong tác phẩm tự sự ......................... 57 2.1.2. Chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần ................ 61 2.2. Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần ......................... 88 2.2.1. Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự.......................... 88 2.2.2. Các kiểu kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần.. 90 Chương 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN DẦN ............................ 111 3.1. Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần .............. 111 3.1.1. Khái niệm ngôn từ nghệ thuật ...................................... 111 3.1.2. Sự độc sáng về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần ....................................................................... 112 3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần ................. 131 3.2.1. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự .................. 131 3.2.2. Các giọng điệu trần thuật chủ yếu trong tiểu thuyết của Trần Dần ....................................................................... 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 156 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  5. 1 MỞ ĐẦU Khi nhắc đến Trần Dần, người ta luôn cảm thấy có một màn sương huyền thoại bao phủ lên cuộc đời và tác phẩm của ông. Người ta cũng bị kích thích bởi sự bí ẩn khơi gợi khám phá trong thơ văn Trần Dần. Suốt một thời gian dài, tên tuổi Trần Dần chìm trong sự im lặng cho đến cách đây hơn mười năm. Cùng với sự nhìn nhận lại các vấn đề chính trị, trả lại sự trong sạch cho Trần Dần là sự bộc phá những cách tân về cả nội dung lẫn hình thức trong nền văn học nước nhà. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các lý thuyết phương Tây hiện đại cũng đem đến một cái nhìn thông suốt hơn cho văn học đương đại Việt Nam, trong đó có cả những vần thơ của Trần Dần. Tuy được sáng tác cách đây mấy chục năm, nhưng thơ Trần Dần vẫn làm người đọc ngỡ ngàng bởi sự mới mẻ, hiện đại của nó. Không chỉ dừng lại ở đó, khi tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của ông được xuất bản vào cuối năm 2010 thì Trần Dần đã thực sự khơi dậy một làn sóng trong diễn đàn văn học nước nhà. Người ta bắt đầu tìm hiểu tác phẩm của ông một cách thận trọng và tỉ mỉ hơn. Người ta ngạc nhiên trước những thể nghiệm mới mẻ của ông và những cách tân vượt bậc của ông so với thời điểm tác phẩm ra đời và so với ngay cả hiện tại. Sáng tác của Trần Dần như một dòng suối mát chảy vào văn học nước nhà đang khan nước, nó có sức khơi gợi sự thích thú đối với những nhà nghiên cứu khó tính nhất. Vì vậy, nghiên cứu Trần Dần vừa là sự thú vị vừa là một thách thức đối với người viết trong thời điểm hiện nay. 1. Lí do chọn đề tài Từ buổi sơ khai đến nay, cuộc sống của nhân loại không bằng phẳng, yên ả mà luôn phải đối mặt với những cuộc xung đột lớn nhỏ khác nhau. Từ những cuộc đấu tranh mở rộng phạm vi bộ lạc của thời kỳ nguyên thủy xa xưa, đến những trận chiến phân chia lãnh thổ săn bắn, canh tác và ngày nay là cuộc chiến giành quyền thống trị thế giới. Văn học như một tấm gương phản
  6. 2 chiếu của cuộc sống, cũng đã xuất hiện đề tài chiến tranh từ rất lâu như một tất yếu. Trước khi có chữ viết, nhà thơ mù Homere của Hy Lạp cổ xưa đã đi khắp nơi và hát lên những khúc ca hoành tráng về cuộc chiến thành Troy qua hai sử thi Iliad và Odyssey. Phương Đông huyền bí cũng không hề thua kém với Ramayana và Mahabharata cũng có kể về những cuộc chiến tranh. Một trong tứ đại kỳ thư có thể sánh với mọi thời đại của Trung Quốc là Tam Quốc diễn nghĩa – tác phẩm viết về cuộc chiến của ba nhà Ngụy-Thục-Ngô thời Chiến quốc. Hay thậm chí là chiến tranh trong nội bộ đất nước qua “kỳ thư” thứ hai Thủy Hử. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của Nga, hai bộ tiểu thuyết đồ sộ về đề tài này được ra đời Chiến tranh và hòa bình (Lev Tolstoi), Sông Đông êm đềm (Mikhail Solokhov) đã có một vị trí quan trọng trong nền văn học Nga – Xô viết. Và ở Việt Nam ta, như người ta thường nói “không có lúc nào là không có bóng giặc” thì đề tài chiến tranh lại càng xuất hiện đậm đặc trong văn học. Chúng ta từng có những lời thơ căm thù giặc trong ca dao - thể loại vốn chứa đựng rất nhiều ngọt ngào; cũng biết đến hàng loạt thơ văn hừng hực hào khí Đông A thời Trần trong kháng chiến chống Nguyên – Mông. Thơ văn kháng chiến đã làm nên diện mạo văn học giai đoạn 1945-1975 với hàng loạt các tên tuổi: Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Thi, Lâm Thị Mỹ Dạ,… Hiện nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng chúng ta vẫn day dứt với Nỗi buồn chiến tranh cùng Bảo Ninh – như một hồi ức không thể nào quên. Hòa trong không khí đó của thế giới và dân tộc, hơn nữa lại trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp cứu nước, nhà thơ – nhà văn Trần Dần cũng có nhiều tác phẩm viết về đề tài này. Với thơ, chúng ta sẽ còn lưu giữ âm điệu hùng tráng, dồn dập của Đi! Đây Việt Bắc! kể về những ngày “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo” của các chiến sĩ cách mạng. Hay nỗi xót xa trước đau thương cùng niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc và cuộc sống con người trong Nhất định thắng. Trong văn xuôi, Trần Dần mang
  7. 3 lại một luồng gió mới cho văn học, khi một mình ông chiếm lĩnh một chân trời – cũng với đề tài chiến tranh nhưng ông viết về những sự kiện, nhân vật hoàn toàn khác lạ so với thơ văn thời ấy. Tiểu thuyết đầu tay của Trần Dần, Người người lớp lớp tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ - đây là tiểu thuyết duy nhất lúc bấy giờ viết về chiến dịch vĩ đại này của dân tộc – hoàn thành ngay khi vừa kết thúc chiến dịch. Một tác phẩm khác của Trần Dần cũng về đề tài này nhưng vẫn mang đến sự kinh ngạc cho người đọc bởi Những ngã tư và những cột đèn là tác phẩm duy nhất viết về hình ảnh người lính ngụy binh trong cuộc sống sau giải phóng. Có thể thấy, Trần Dần để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc, mới lạ không chỉ trong thơ mà còn trong văn xuôi. Từ khi tự sự học ra đời, nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật của một văn bản ngày càng phát triển. Thông qua việc tìm hiểu “cách kể” của nhà văn trong tác phẩm mà chúng ta có thể đi sâu khám phá những tầng lớp sâu xa của nội dung, tư tưởng. Đồng thời cũng bộc lộ tài năng quan trọng của nhà văn, tài năng kể chuyện hấp dẫn và giúp xác định được phong cách nghệ thuật của nhà văn. Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện: đề tài, nội dung, thế giới nhân vật, ngôn ngữ, chủ thể, kết cấu trần thuật,… Thế nhưng, hai tiểu thuyết của Trần Dần chưa được nghiên cứu, tìm hiểu nhiều. Vì tác phẩm Người người lớp lớp tuy lúc mới ra đời nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của đông đảo bạn đọc, nhưng ngay sau đó đã phải chịu sự im lặng cùng với số phận tác giả của nó. Còn tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn chỉ mới được xuất bản gần đây (năm 2010) dù ra đời đã hơn bốn mươi năm, nó phải chịu số phận “bản thảo nằm”. Người người lớp lớp viết trong khí thế cuộc chiến đấu nên chịu ảnh hưởng nhiều của tiểu thuyết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thời đó. Còn Những ngã tư và những cột đèn viết sau đó và đặc biệt lại viết về lính ngụy quân nên tác phẩm này thiên về “chiêm nghiệm,
  8. 4 đắm đuối và suy tư”. Khi tiếp cận hai tác phẩm này của Trần Dần, chúng tôi nhận thấy từ Người người lớp lớp đến Những ngã tư và những cột đèn có sự kế thừa và cách tân trong nghệ thuật trần thuật. Trong đó, những nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật chiếm ưu thế, đặc biệt là những thể nghiệm về nghệ thuật trần thuật của Trần Dần ở Những ngã tư và những cột đèn. Người viết chọn đề tài NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TRẦN DẦN với mong muốn nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của Trần Dần theo một hệ thống các yếu tố về chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, ngôn từ và giọng điệu trần thuật. Trong tác phẩm, các yếu tố này có mối tương quan với nhau. Yếu tố này là nét riêng nhưng cũng là tiền đề cho yếu tố sau. Yếu tố sau là hệ quả tất yếu của yếu tố trước. Trong đó, nổi bật lên vai trò chủ đạo của chủ thể trần thuật và tầm quan trọng của kết cấu trần thuật. Nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật, luận văn đem đến cái nhìn tổng quan về phương diện tiểu thuyết trong sáng tác của Trần Dần. Đây là phương diện chưa được nghiên cứu nhiều của tác giả. Hành trình thơ của Trần Dần đã được nghiên cứu nhưng hành trình sáng tạo văn xuôi của ông (đặc biệt là tiểu thuyết) thì chưa. Luận văn mong muốn tái hiện lại hành trình đó từ Người người lớp lớp đến Những ngã tư và những cột đèn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã nói ở trên, tiểu thuyết Người người lớp lớp của Trần Dần nhận được sự đón nhận nhiệt liệt của độc giả từ lúc mới ra đời. Bởi đó là quyển tiểu thuyết duy nhất lúc đó viết về chiến thắng Điện Biên Phủ huy hoàng của dân tộc ngay sau khi chiến dịch kết thúc. Tuy thế, cuốn sách có một số phận không may mắn cùng với cha đẻ của nó trên văn đàn suốt mấy chục năm. Quyển tiểu thuyết không được người người lớp lớp tìm đọc và nghiên cứu. Do đó, những bài viết về tiểu thuyết này cũng rất ít ỏi.
  9. 5 Cũng như Người người lớp lớp, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn gây nên một “hiện tượng” trong văn học nước nhà khi nó được xuất bản vào năm 2010, khi mà quyển tiểu thuyết viết cách đây hơn 40 năm lại được nhận định là có một “cách viết đi trước thời đại rất xa”. Để chứng minh Trần Dần đã “thể nghiệm cả” những cách viết được xem là mới mẻ hiện nay, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết này. Nhận định chung về nghệ thuật trần thuật của tác phẩm này, có rất nhiều ý kiến. Trong “Im lặng trong cô đơn để viết tương lai”, Công Tú nhận ra rằng: “những cách tân theo lối phương Tây thường được dùng như lời khen tặng với các nhà văn ham tìm tòi của Việt Nam thời đang sống, Trần Dần đều đã “thể nghiệm” cả” [128]. Quả thật, khi đọc Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, ta ngạc nhiên bởi sự hiện đại của nó trên nhiều phương diện trần thuật. Trần Dần từ những năm 1966 đã làm được những điều mà các nhà văn Việt Nam hôm nay mới chạm tới. Hoài Nam trong “Một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ”, cũng đề cao Trần Dần khi viết: “Bằng sáng tác của mình, ông gây hấn, ông tấn công và đập phá không thương tiếc những đường biên nghệ thuật tưởng đã rất sâu gốc bền rễ” [96]. Đường biên ấy là những quy phạm, công thức, quan niệm nghệ thuật bén rễ sâu vào tư duy của người nghệ sĩ, khiến họ khó lòng thoát ra khỏi những ràng buộc cố hữu để tự do viết theo ý mình. Từ dùng của Hoài Nam “gây hấn” cũng rất hợp với quyết liệt trong sáng tạo của Trần Dần. Phạm Xuân Nguyên không chỉ bàn về nghệ thuật mà còn nói đến nội dung chứa đựng trong nghệ thuật ấy: “bút pháp hiện đại, kĩ thuật siêu việt và tư tưởng nhân văn sâu sắc” [102]. Phạm Xuân Nguyên cũng lí giải tại sao có được điều đó ở Trần Dần: “Chỉ khi nhà văn dám sống chết với từng con chữ thì mới mong tìm tòi được cái mới” [102].
  10. 6 Nguyễn Vĩnh Nguyên trong “Viết, để được sống” cũng nhận xét chung về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần là: “Những thủ pháp như liên văn bản, phân mảnh tự sự, giễu nhại… của phương pháp hậu hiện đại đã được Trần Dần sử dụng nhuần nhuyễn từ rất sớm với một ý thức cao” [101]. Như vậy, tác giả không chỉ dừng lại ở việc xem tiểu thuyết của Trần Dần có tính hiện đại mà các nhà nghiên cứu còn thấy thấp thoáng trong đó bóng dáng của cảm quan và bút pháp hậu hiện đại. Trên đây là những nhận định chung về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần. Có thể thấy rằng tất cả các ý kiến trên đều tập trung vào tiểu thuyết mới xuất bản của Trần Dần. Nguyên nhân của vấn đề này, theo chúng tôi, là do Người người lớp lớp ngay sau khi ra đời đã phải chịu số phận im lặng cùng với Trần Dần. Hơn nữa, chủ nghĩa cấu trúc (nền tảng lí thuyết để nghiên cứu một tác phẩm ở phương diện nghệ thuật trần thuật) cũng chỉ mới phát triển ở Việt Nam thời gian gần đây. Tuy không được nhắc đến một cách tổng quan về nghệ thuật trần thuật như trong Những ngã tư và những cột đèn, nhưng vẫn có một số ý kiến rải rác về Người người lớp lớp. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chia các ý kiến về nghệ thuật trần thuật của hai tác phẩm theo những vấn đề như: chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, ngôn từ và giọng điệu trần thuật. Đây cũng là hướng triển khai của luận văn. Về chủ thể trần thuật Bàn đến chủ thể trần thuật của Những ngã tư và những cột đèn, Lại Nguyên Ân trong bài báo “Tôi thán phục tiểu thuyết của Trần Dần” nhận định: Trần Dần: “đã dùng kỹ thuật tự sự đa chủ thể (nhiều nhân vật cùng kể chuyện) - một kỹ thuật rất tiên tiến của văn chương thế giới cùng thời” [12]. Cùng thời - ở đây được hiểu là vào thời điểm tác phẩm được sáng tác – năm 1966. Theo chúng tôi, kể chuyện theo kiểu này không chỉ có tác dụng hấp dẫn
  11. 7 độc giả mà còn làm cho một sự việc được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, đối tượng được soi tỏ, lí giải sâu sắc hơn. Nhã Thuyên trong “Trần Dần giữa những cơn mưa” cũng nói về chủ thể trần thuật trong tác phẩm này với ý “ông là nhà thơ mọi lúc” khi mà “cá tính các nhân vật (dù được xây dựng với lời kể từ ngôi thứ nhất, xưng “tôi”) dường như bị xóa nhòa, đúng hơn, bị đồng nhất với cái Tôi – Trần Dần” [150]. Như thế Những ngã tư và những cột đèn đích thị là “một bài thơ- trường thiên”. Và “nhân vật thực sự của cuốn tiểu thuyết–thơ này là một Tôi đa nhân cách: một Tôi luôn “sinh sự” với Bóng, với Sọ, với Chữ” [150]. Tác giả Phạm Thị Phương trong bài viết “Cuộc vượt biên hệ hình nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa của Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn” đưa ra ba nguyên tắc xây dựng điểm nhìn của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa để rồi khẳng định rằng Trần Dần đã “phá vỡ cả ba nguyên tắc” đó qua Những ngã tư và những cột đèn. Tác giả chỉ rõ Trần Dần đã tổ chức “điểm nhìn trùng phức với những người kể chuyện đa thức”. Và nhận xét đó là một “mô hình trần thuật hiện đại, đem đến tính dân chủ, bình đẳng cho các nhân vật, gia tăng tính đối thoại […] khiến tiểu thuyết gần với một văn bản đa thanh” [116, 966]. Cũng giống các nhà phê bình khác, tác giả Phạm Thị Phương chú ý đến sự đa phân, lưỡng phân đối thoại ở chủ thể xưng tôi Dưỡng. Bà cho rằng, điểm nhìn khi Dưỡng phân thân đối thoại là điểm nhìn từ bên ngoài vào bản thân mình, đó là “cái nhìn tự đào sâu vào bản thể và bản ngã của mình” [116, 970]. Cũng bàn về chủ thể trần thuật của Những ngã tư và những cột đèn, nhưng tác giả Nguyễn Thành Thi trong bài viết “Tiếng nói của “cái tôi bị chấn thương” và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết (nhân đọc Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần)” lại đưa ra nhận xét rằng cái tôi của Dưỡng mới là cái tôi nắm giữ điểm nhìn chủ đạo.
  12. 8 Tác giả cũng có ý kiến về chức năng của một chủ thể kể chuyện xưng tôi khác – nhà văn trong tác phẩm – là người “không có chức năng thay thế mà giữ vai trò bổ sung tư liệu, sao chép hay sắp xếp lại bản thảo, hoặc bình luận thuyết minh thêm” [141, 236]. Còn Đoàn Cầm Thi trong bài viết “Những ngã tư và những cột đèn: đi tìm thời đang mất” lại băn khoăn về mối liên hệ giữa nhân vật nhà văn trong tác phẩm và Trần Dần. Liệu có phải chính Trần Dần đã hóa thân thành nhà văn trong tác phẩm hay không? Điểm lại các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy mọi nghiên cứu đều chỉ ra được điểm nổi bật nhất trong chủ thể trần thuật của tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn: đó là tự sự đa chủ thể, đa điểm nhìn. Chính lối trần thuật này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố khác của trần thuật như: kết cấu, giọng điệu, ngôn từ,… Về kết cấu trần thuật “Đọc Những ngã tư và những cột đèn”, Nguyễn Chí Hoan chỉ ra trong tiểu thuyết này có “một mạng không gian nhiều chiều hiển hiện” tạo ra “một không gian phức hợp thật sự”. Ông cho rằng đây là một “tiểu thuyết không cốt truyện với một cái kết mở thênh thang”. Rõ ràng, tiểu thuyết này của Trần Dần được chú ý nhiều đến phương diện không – thời gian trong kết cấu trần thuật. Đây cũng là phương diện lạ của tác phẩm, khi nhiều lúc không – thời gian trùng khít và hòa lẫn vào nhau, có những tính từ thể hiện xáo trộn nhau. Trong bài “Trần Dần và Dostoevsky” Cao Việt Dũng cũng chú ý đến “sự dịch chuyển không gian vô cùng nhỏ bé” và nhận xét “nhân vật của Trần Dần mắc kẹt trong thời gian, nhiều khi không thực sự còn có ý thức về thời gian, có những lúc với họ thời gian không trôi đi nữa, mà đứng yên, bất động” [34]. Đó là những lúc nhân vật của ông trôi miên man trong dòng tâm trạng tạo nên kết cấu tâm lý cho tác phẩm. Vì thế, đôi khi ta cảm thấy đây là “một tác phẩm
  13. 9 bất khả tóm tắt” như Nhã Thuyên nhận định. Trong Lời mở đầu quyển tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, ông Vũ Văn Kha cũng nhấn mạnh đến yếu tố thời gian qua cảm nhận của hai nhân vật Dưỡng và nhà văn: “Họ xử sự với thời gian cùng một cách. Dưỡng tính thời gian theo lối của riêng anh: để gọi tên mùa thu là mùa đông, để ngày tiếp quản tháng Mười trở thành mồng một Tết. Anh nhà văn đi tìm những định nghĩa về thời gian, luôn luôn nhầm lẫn giữa tuần lễ bảy ngày và Chủ nhật” [72, 7]. Tác giả Phạm Thị Phương cũng có cùng một ý kiến như thế về thời gian trong Những ngã tư và những cột đèn: “thời gian được ghi nhận bằng những tính từ chỉ sự mơ hồ, bất định. Đó là thời gian thử nghiệm, thời gian tâm trạng, được trải nhờ trên khung thời gian vật lí” [116, 956]. Đoàn Cầm Thi cũng cho rằng khi Dưỡng và nhà văn trên hành trình “đi tìm thời đang mất” bằng cách tác động vào thời gian thì đã khiến cho thời gian trong tiểu thuyết này xáo trộn, mơ hồ, thuần cảm giác. Hành trình đó là sự dịch chuyển thời gian mà Vũ Văn Kha cũng đề cập tới: “Thời gian của toàn bộ tiểu thuyết di chuyển liên tục, từ 11 năm trước, đến 11 năm sau, rồi lại về 11 năm trước” [72, 7]. Theo chúng tôi, chính sự dịch chuyển này đã làm nên kết cấu đan xen hiện tại – quá khứ – hiện tại của tác phẩm. Với tiểu thuyết Người người lớp lớp, cốt truyện được xây dựng theo kiểu truyền thống của văn học theo khuynh hướng sử thi 1945 – 1975 với “mở đầu bằng những cuộc hành quân đầy khí thế, kết thúc là sự toàn thắng với cuộc sống mới đang hồi sinh và những người lính lại chuẩn bị bước vào một cuộc chiến đấu mới” [81]. Chính vì cốt truyện đó mà nhiều khi “thời gian trần thuật phải vội vàng để theo kịp thời gian sự kiện” [50] và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giọng điệu trần thuật của tác phẩm mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.
  14. 10 Về ngôn từ nghệ thuật Nhắc đến các ý kiến bàn về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần phải kể đến đầu tiên là nhận định của Hoài Nam trong bài viết “Một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ”. Đây là bài viết có tính chất xác định những cách tân cũng như đóng góp to lớn về ngôn ngữ của Trần Dần cho sự đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết của nước nhà. Hoài Nam quyết liệt: “Nếu xét về cốt truyện, cách xây dựng nhân vật hay nghệ thuật trần thuật, đọc Những ngã tư và những cột đèn ở thời điểm này không khiến ta thấy lạ (mặc dù đó vẫn thực sự là thứ của hiếm trong văn chương Việt Nam những năm 1960, thậm chí 1970). Nhưng nếu xét về nghệ thuật ngôn ngữ, đoan quyết là đến tận bây giờ cũng ít ai làm giống như Trần Dần” [96]. Hoài Nam cũng đưa ra ví dụ để chứng minh cho nhận định của mình bằng một sự lạ trong ngôn ngữ của Trần Dần. Đó là những dấu phẩy thừa. Hoài Nam cũng nhận xét không chỉ xuất hiện sự lặp lại của những dấu phẩy thừa mà còn điệp các từ, cụm từ, cấu trúc câu,… chính điều này đã tạo nên nhịp điệu đặc biệt cho tác phẩm của Trần Dần. Nhịp điệu riêng đó là gì, trong phần sau chúng tôi sẽ nói rõ. Cuối cùng, Hoài Nam kết luận: Trần Dần là người biết “tự mua vui cho chính mình bằng cách bắt ngôn ngữ phải khiêu vũ theo những điệu chưa từng có” [96]. Nhã Thuyên có cùng ý kiến với với Hoài Nam về tầm cao của sự đổi mới ngôn ngữ trong Những ngã tư và những cột đèn khi cho rằng tiểu thuyết này “Trần Dần đến từng dấu phẩy”. Nhã Thuyên cũng đánh giá không thấp cốt truyện, nhân vật, tâm lý,… trong quyển tiểu thuyết này nhưng vẫn nghĩ rằng người đọc nên tạm gạt hết để “thưởng thức sự phong phú và độc đáo của ngôn từ, cả lối trình bày chữ riêng biệt, như trong các bài thơ của ông” [150]. Trong bài viết “Kinh ngạc Trần Dần văn xuôi” tổng hợp lại những ý kiến đánh giá, phát biểu trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Những ngã tư và
  15. 11 những cột đèn của Trần Dần, Toan Toan đã dẫn lại ý của Lê Minh Khuê: “Tiểu thuyết không được viết một cách điềm đạm, bình tĩnh, không phải là sự dễ dàng của một người kể chuyện. Nhà văn chọn cách viết, trong đó các nhân vật đi qua sắc như một nhát chém. Từ những trang đầu đã có cảm giác ông làm khó chữ nghĩa, có những đoạn lủng củng một cách cố ý” [126]. Hay lời phát biểu của Dương Tường – một bạn văn của Trần Dần: “Đọc Trần Dần, người ta thấy khoái cảm chữ, tiếng. Cuốn tiểu thuyết như bữa tiệc ngôn ngữ. Có nhiều trang, chương như thơ” [126]. Những đánh giá này cũng đã lưu tâm người viết đến khía cạnh quan trọng trong tác phẩm của Trần Dần cả về thơ và tiểu thuyết: sự đổi mới ngôn từ nghệ thuật. Và chất thơ, những đặc điểm của thơ dường như thấm đẫm trong văn xuôi Trần Dần. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã đưa ngôn từ trong tiểu thuyết này của Trần Dần lên một tầm cao khi ông đánh giá: “nhà văn sử dụng ngôn ngữ điêu luyện đến độ tôi chỉ có thể thán phục một cách sung sướng vì được thưởng thức kỹ thuật của một bậc thầy” [12]. Để minh họa, ông lấy dẫn chứng đoạn Dưỡng đến nhà mẹ đẻ xin đón vợ về sau khi bị vợ giận bỏ đi. Ông phân tích tỉ mỉ để đi đến kết luận: “Ngôn ngữ ở đây ra hết chất của "cao bồi thành thị" mà nhà văn Việt Nam ta ít có người am hiểu và viết kỹ như Trần Dần” [12]. Nhà phê bình này cũng có cùng ý kiến với Dương Tường đã nói ở trên về vẻ đẹp giàu chất thơ của trang văn Trần Dần. Cũng cùng ý kiến với Lại Nguyên Ân về ngôn ngữ cao bồi thành thị và chất thơ của ngôn từ trong tiểu thuyết của Trần Dần là Nguyễn Chí Hoan trong “Đọc Những ngã tư và những cột đèn”. Nguyễn Chí Hoan cho rằng Trần Dần có lối văn bạch thoại, các dấu ngắt câu tạo nhịp điệu như thơ. Vì vậy mà “thật hết sức ngạc nhiên khi sau gần nửa thế kỷ từ ngày hoàn thành mới được công bố xuất bản, tiểu thuyết này hiện ra không một chút xa lạ với văn chương tiểu thuyết đương đại, nếu không nói nó vẫn tiếp tục là một bậc
  16. 12 thầy vượt trội” [62]. Tác giả cũng chỉ ra sự lặp lại của một ngữ đoạn “I như trong thánh kinh” trong nhật ký của Dưỡng và ý nghĩa biểu tượng của sự trùng lặp này. Đây cũng là một hướng khơi gợi cho luận văn đi sâu tìm hiểu. Đoàn Cầm Thi cũng nhận xét rằng Những ngã tư và những cột đèn như “một bài thơ ám ảnh” ở sự đăng đối, tương xứng nhịp nhàng giữa hai vế của tựa đề, ở cấu trúc của tác phẩm như “cấu trúc của một bài thơ với 9 điệp khúc” [140]. Trần Dần sáng tác Những ngã tư và những cột đèn nhưng bằng một cái tôi đầy tính trữ tình của một thi sĩ khi thường xuyên bị những con chữ “lôi kéo ra khỏi câu chuyện, làm ông quên lãng cốt truyện, để mặc ông với những thi hứng đầy bất ngờ” [140]. Một độc giả 9X cũng góp lời về sự biến âm của Trần Dần trong Những ngã tư và những cột đèn (ví dụ như chữ yêu thành iêu, ý kiến thành í kiến,…) đã làm nên “ấn tượng ở giọng điệu vui, cách thể hiện câu chữ “hiện đại như một blogger” [126]. Bước đầu, chưa thể xác định lời nhận xét ấy có giá trị như thế nào đối với tiểu thuyết của Trần Dần, nhưng ít nhất cũng khiến chúng tôi hiểu rằng Trần Dần thu hút, tạo nên sự thích thú với mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những cách tân của ông cũng được họ chú ý, đón nhận. Trong bài “Trần Dần vượt nhiều “ngã tư”, đến sớm nửa thế kỷ”, Vi Thùy Linh dẫn lại lời nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên: “Trần Dần rất kỹ chữ. […]Trần Dần tạo khoái cảm bằng chữ và tiếng, chữ của ông không nằm trên mặt phẳng, không dẹt, nó cựa quậy giàu sức gợi. Đọc ông, là được hưởng bữa tiệc ngôn ngữ” [87]. Lời nhận định ấy đã phần nào nói lên sự sống động, mới mẻ trong ngôn ngữ của Trần Dần, khơi gợi nhiều hứng thú cho độc giả. Trong một bài phỏng vấn khác, nhà nghiên cứu này cũng từ sự sáng tạo đó của Trần Dần mà ưu tư về nghề viết: “Chỉ khi nhà văn dám sống chết với từng con chữ thì mới mong tìm tòi được cái mới” [102]. Trần Dần có lẽ là người đã dám sống chết như thế.
  17. 13 Tác giả Phạm Thị Phương trong bài viết đã nêu trên cũng đưa ra những cách tân của Trần Dần về mặt ngôn ngữ trong Những ngã tư và những cột đèn để chỉ ra sự vượt biên về hệ hình của Trần Dần so với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thời đó khi mà tiểu thuyết này có những “kết hợp lạ mắt lạ tai, cách ví von sinh động” [116, 976]. Bà cũng chú ý đến “những dấu phụ tu từ” như một kiểu “dấu ngắt nhịp chủ tâm” và “sự lặp lại gián cách một số câu hoặc mệnh đề, để chúng vang lên như những vọng âm” [116, 978]. Ngoài ra, còn một số lượng lớn các “từ ngữ đường phố, chợ búa, cao bồi thành thị, tiếng lóng, tiếng Tây bồi được bung ra một cách công nhiên” [116, 980] trong tiểu thuyết này cũng góp phần khẳng định nét riêng của Trần Dần so với văn học lúc đó. Về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Người người lớp lớp, tác giả Phạm Ngọc Hiền trong bài viết “Giọng điệu anh hùng ca trong tiểu thuyết “Người người lớp lớp” của Trần Dần” cho rằng trong tác phẩm này Trần Dần sử dụng “từ ngữ rất đắc địa”. Bên cạnh đó, cũng như trong Những ngã tư và những cột đèn, biện pháp điệp là một điểm đáng lưu ý của tác phẩm này. Biện pháp điệp được thể hiện ở nhiều cấp độ: từ ngữ, hình ảnh, điệp câu, cú pháp câu và đặc biệt là điệp cú pháp đoạn – “hình thức rất hiếm thấy trong văn xuôi hiện đại” khi lối viết truyện theo chương hồi không còn nữa. Cùng với từ láy tượng hình, tượng thanh làm nên giọng điệu sử thi cho tác phẩm. Về giọng điệu trần thuật Như đã nói ở trên, ngôn ngữ của Trần Dần đã làm nên một giọng điệu rất riêng cho tác phẩm của ông. Nhiều nhà phê bình cũng lưu ý đến vấn đề này của tác phẩm. Tiêu biểu như: Nguyễn Chí Hoan cho rằng “truyện kể nhiều giọng điệu với phức hợp các “hình thức của diễn đạt” - nhật ký, tâm lý, trinh thám, xoay quanh một đoạn đời của nhân vật Dưỡng” [62]. Từ đó, ta có thể thấy Nguyễn Chí Hoan cho
  18. 14 rằng chính sự đa dạng của hình thức diễn đạt đã làm nên sự phức hợp giọng điệu của tác phẩm này. Hoài Nam cũng nhận xét rằng Trần Dần đã tạo ra “Một nhịp điệu không bằng phẳng, không cân đối. Nó trúc trắc, gập ghềnh, xô lệch, đầy sự bất ngờ và đầy nỗi bất an” [96]. Nhịp điệu ấy như tâm trạng rối bời của Dưỡng trong những ngày tranh sáng tranh tối. Và như vậy, có thể nói “nhịp điệu của câu văn xuôi chính là yếu tố tạo nên “siêu nghĩa” cho tác phẩm” [96]. Hoài Nam cũng đồng thời chỉ ra với việc sáng tạo nhịp điệu như thế, Trần Dần thể hiện rất rõ vai trò của một nhà thơ trong tiểu thuyết của mình vì ““Chơi” với nhịp điệu, thực ra đó là công việc của nhà thơ nhiều hơn nhà văn xuôi” [96]. Nhã Thuyên cũng lưu ý đến chất thơ thể hiện qua nhịp điệu của tác phẩm này. Ông cho rằng “cả cuốn tiểu thuyết-thơ này đậm đặc một thứ mùi, một thứ mùa Hà Nội, ở thời ông sống mà nhịp điệu và không khí riêng biệt của nó là “những ngã tư, những cột đèn” và nhất là những cơn mưa. Những cơn mưa, như tiếng đàn nhịp, như sự mịt mùng, như tuyệt vọng lẫn hi vọng cùng lúc không chỉ là phông cảnh đặc trưng cho cuốn tiểu thuyết này, cho thơ Trần Dần, cho văn nghiệp ông, mà còn như một biểu trưng của chính số phận ông, số phận bản thảo ông: một số phận chỉ-có-mưa-sa” [150]. Tác giả Phạm Thị Phương lại nhấn mạnh đến giọng “giễu nhại, hài hước” trong tiểu thuyết này. Đây là giọng điệu chỉ xuất hiện trong văn học sau đổi mới năm 1986, còn trước đó vô cùng hạn chế trong văn học sáng tác theo hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giọng điệu này đem lại cho tiểu thuyết này của Trần Dần một tính chất khác hẳn văn học thời đó, là “tính chất nước đôi, ẩn chứa cảm hứng phê phán và hạ bệ” [116, 972]. Phạm Ngọc Hiền nói về giọng văn “cảm động một cách sử thi” trong Người người lớp lớp là: “có khí thế sôi sục, mạnh mẽ, tạo ra “một dòng sử thi cường tráng”” (Hêghen). Và cũng chỉ ra rằng “tác giả đã dùng hình thức kể lể
  19. 15 dài hơi giống như lối “trì hoãn sử thi’ tạo nên “âm hưởng dài hơi và điệp khúc hùng hùng của Người người lớp lớp” [50]. Đây là cách tác giả kéo giãn thời gian ra gần như vô tận khi Trần Dần mô tả về những khoảng khắc đợi chờ nóng ruột, mỏi mòn của những người chiến sĩ đang ham muốn ra trận sục sôi. Rong ruổi qua các nẻo đường của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần cùng các nhà nghiên cứu, phê bình văn học; chúng tôi nhận thấy mỗi tác giả đều ít nhiều đã chỉ ra một nét riêng biệt nào đó của Trần Dần dù là ở Người người lớp lớp hay Những ngã tư và những cột đèn. Các tác giả chú ý đến nhiều phương diện của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là chủ thể trần thuật và ngôn từ nghệ thuật. Theo chúng tôi vì hai phương diện này thể hiện rõ phong cách của Trần Dần, sự phá cách của ông và đồng thời là con đường giúp người đọc dễ dàng đi sâu khám phá tiểu thuyết Trần Dần. Khi Trần Dần viết, dù với cùng đề tài, cảm hứng như văn học đương thời (Người người lớp lớp) hay là viết theo đơn đặt hàng của ngành công an (Những ngã tư và những cột đèn), tức là viết sao cho giống văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thời đó thì thực chất sâu thẳm bên trong mỗi tác phẩm vẫn là những cách tân, thử nghiệm của Trần Dần. Và như vậy, bằng cách viết nội dung chứ không phải kể nội dung, Trần Dần đã tìm được cách giải một bài toán văn chương (theo cách nói của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên) để có được sự hòa hợp giữa cá tính sáng tạo của bản thân và yêu cầu của xã hội bấy giờ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hai tiểu thuyết đã xuất bản của Trần Dần: Người người lớp lớp và Những ngã tư và những cột đèn. Theo thống kê thì Trần Dần có đến bốn quyển tiểu thuyết (ngoại trừ hai quyển này thì còn
  20. 16 một quyển đang ở dạng bản thảo chưa được xuất bản, một quyển đã mất bản thảo). Chúng tôi có tham vọng muốn tìm hiểu cả bốn quyển tiểu thuyết nhưng do thời gian và tư liệu có hạn nên chỉ khoanh vùng hai quyển này. Bên cạnh đó, do có được bản thảo Đêm núm sen nên chúng tôi sẽ dùng tác phẩm này như một tài liệu bổ trợ để nghiên cứu hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Trần Dần được hoàn thiện, trọn vẹn hơn. Trần Dần còn có tác phẩm thơ-tiểu thuyết Cổng tỉnh – như một sự thể nghiệm về cách viết hòa trộn hai loại hình thơ và tiểu thuyết nhưng trong luận văn, do tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật nên sẽ không nhắc đến. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, người viết chỉ khảo sát nghệ thuật trần thuật của hai tác phẩm trên. Trong đó, người viết sẽ chú ý đến bốn yếu tố sau: Chủ thể trần thuật, kết cấu trần thuật, ngôn từ và giọng điệu trần thuật. Đây là bốn yếu tố mà người viết nhận thấy nổi bật nhất trong hai tiểu thuyết trên. Đó cũng là những yếu tố thể hiện nét Trần Dần, sự độc sáng của ông rõ nhất. Với mỗi yếu tố về nghệ thuật trần thuật của hai tác phẩm này, người viết rút ra kết luận về sự thay đổi và cách tân trong sáng tác của Trần Dần. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Trong luận văn, người viết tiến hành khảo sát, thống kê số lần xuất hiện của những cụm từ “láo nháo”, “bàng hoàng”, “ngã tư”, “cột đèn” trong Những ngã tư và những cột đèn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thống kê một số kết hợp từ lạ và từ láy lạ mà Trần Dần đã dùng trong hai tác phẩm. Dựa trên kết quả thống kê, người viết phân tích, lí giải ý nghĩa của điều đó nhằm làm sáng tỏ cho một phương diện nào đó có liên quan. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 3 của luận văn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2