intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong Dịch hạch của Albert Camus và báo ứng của Philip Roth

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

165
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong Dịch hạch của Albert Camus và báo ứng của Philip Roth nêu lên nghệ thuật xây dựng đề tài – Bệnh dịch như một ẩn dụ, sự chi phối của quan niệm phi lý và những nỗi ám ảnh đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và báo ứng, nghệ thuật xây dựng nhân vật – kiểu con người dấn thân và chịu đựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong Dịch hạch của Albert Camus và báo ứng của Philip Roth

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thiên Nhân NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TIỂU THUYẾT TRONG DỊCH HẠCH CỦA ALBERT CAMUS VÀ BÁO ỨNG CỦA PHILIP ROTH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thiên Nhân NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TIỂU THUYẾT TRONG DỊCH HẠCH CỦA ALBERT CAMUS VÀ BÁO ỨNG CỦA PHILIP ROTH Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học với đề tài “Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus và Báo ứng của Philip Roth” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Ngọc Chương. Nội dung luận văn chủ yếu trình bày những kết quả rút ra được từ quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân và không trùng lặp với các đề tài khác. Bên cạnh đó, luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm sách, báo, tạp chí khoa học, và website theo danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014. Tác giả Trần Thiên Nhân
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Đào Ngọc Chương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian đọc, chỉnh sửa và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong khoa Văn của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn các quí thầy cô phòng Sau đại học của của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện luận văn này Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Trần Thiên Nhân
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ TÀI – BỆNH DỊCH NHƯ MỘT ẨN DỤ ....................................................................... 10 1.1. Bệnh dịch - ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh............................................. 13 1.2. Bệnh dịch - ẩn dụ cho những khiếm khuyết về mặt tinh thần .................. 18 1.3. Bệnh dịch - ẩn dụ cho sự kì thị chủng tộc................................................. 21 1.4. Dịch bệnh - ẩn dụ cho những rào cản tự do .............................................. 26 Chương 2. SỰ CHI PHỐI CỦA QUAN NIỆM PHI LÝ VÀ NHỮNG NỖI ÁM ẢNH ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN DỊCH HẠCH VÀ BÁO ỨNG ............................ 29 2.1. Quan niệm của Camus và Roth về cái phi lí và nỗi ám ảnh ..................... 35 2.1.1. Cái phi lí .............................................................................................. 35 2.1.2. Nỗi ám ảnh .......................................................................................... 39 2.2. Sự chi phối của quan niệm phi lí đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng ................................................................... 42 2.3. Sự chi phối của những nỗi ám ảnh đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng ................................................................... 60 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 71 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT – KIỂU CON NGƯỜI DẤN THÂN VÀ CHỊU ĐỰNG ..................................... 73 3.1. Kiểu con người dấn thân – dấn thân chống lại cái phi lí .......................... 75 3.2. Kiểu con người chịu đựng - chịu đựng cái phi lí ...................................... 88 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 100 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Albert Camus (1913 – 1960) là nhà văn nổi tiếng của Pháp thế kỉ XX (nhà văn Algieria sống trên đất Pháp). Ông đoạt giải Nobel năm 1957 với nhiều tác phẩm trong đó có tiểu thuyết Dịch hạch. Ông là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn, rất được quan tâm nghiên cứu ở Pháp và trên thế giới. Philip Roth (1933) (nhà văn Mĩ gốc Do Thái) cũng là nhà văn đoạt nhiều giải thưởng văn học (hai lần giải thưởng Sách Toàn Quốc, giải thưởng của giới phê bình sách toàn quốc, ba lần giải thưởng Pen/Faulkner, đoạt giải của Hiệp hội Sử gia Hoa Kì với tác phẩm The Plot Against America, hai giải thưởng cao quý nhất thuộc hệ thống giải Văn học Pen: Pen/Nabokov và Pen/Bellow, giải Man Booker quốc tế, giải Pulitzer,… là tiểu thuyết gia người Mĩ được phát hành toàn tập tác phẩm ngay khi còn sống). Ông là nhà văn rất được quan tâm ở Mĩ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về Philip Roth còn hạn chế. Tiểu thuyết Báo ứng được Philip Roth cho là tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nghiên cứu Philip Roth ở Việt Nam là một công việc có ý nghĩa và thú vị. Dù là hai nhà văn thuộc hai quốc gia khác nhau, tuy nhiên, giữa Roth và Camus lại có những điểm tương đồng khi dùng bệnh dịch làm ẩn dụ trong tác phẩm để nói lên nhiều điều trong cuộc sống con người, đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Mặc dù một tác phẩm thuộc thế kỉ XX (Dịch hạch), một tác phẩm thuộc thế kỉ XXI (Báo ứng), nhưng sự gặp gỡ giữa hai tác phẩm là một điều không thể phủ nhận. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này. Từ việc nghiên cứu, tác giả luận văn hi vọng sẽ rút ra được một cái nhìn hệ thống về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác phẩm này, thấy được những điểm gặp gỡ thú vị giữa hai nhà văn, sự độc đáo trong bút pháp thể hiện của mỗi tác giả. Đồng thời, nghiên cứu Philip Roth và
  7. 2 Albert Camus, tác giả luận văn cũng hi vọng sẽ góp được một phần, dù là khiêm nhường, đến việc tiếp nhận ở Việt Nam đối với tác phẩm của hai nhà văn. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong “Dịch hạch” của Albert Camus và “Báo ứng” của Philip Roth để nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là ở hai tiểu thuyết: Dịch hạch (Albert Camus) và Báo ứng (Philip Roth). Về tác phẩm Dịch hạch của Camus, hiện ở Việt Nam có những bản dịch sau: Dịch hạch, Hoàng Văn Đức dịch, Nxb Thời Mới, 1966 Dịch hạch, Võ Văn Dung dịch, Nxb Dịch Giả, 1971 Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch và giới thiệu, Nxb. Văn Học, 1989; 2002. Trong luận văn này, chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Trọng Định để khảo sát, bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý so sánh với nguyên tác La Peste ở những chỗ cần thiết. Về tiểu thuyết Báo ứng của Philip Roth, chúng tôi dùng bản dịch của Hà Nguyễn, Sao Mai, Nxb Trẻ, 2013. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi cũng sẽ lưu ý khảo sát nguyên bản Nemesis bằng tiếng Anh. Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài ở việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác phẩm Dịch hạch (Albert Camus) và Báo ứng (Philip Roth). Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ liên hệ, so sánh với những tác phẩm khác của hai nhà văn, của các tác giả khác để có thể đưa ra những kết luận xác đáng.
  8. 3 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Về Albert Camus và tiểu thuyết Dịch hạch Tác phẩm của Albert Camus từ lâu đã xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt Nam. Tác phẩm đầu tiên được dịch ra tiếng Việt của Albert Camus là Người đàn bà ngoại tình được Nguyễn Văn Trung giới thiệu vào cuối năm 1960. Sau tác phẩm này, suốt giai đoạn từ 1963 – 1973, đã có khoảng 16 bản dịch các tác phẩm của Albert Camus tại Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu về Albert Camus và tiểu thuyết Dịch hạch ,đáng chú ý nhất có thể kể đến công trình Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX của Trần Hinh. Ngoài ra, trong một số các công trình khác, cuộc đời, tư tưởng, đặc điểm sáng tác nổi trội trong một vài tác phẩm của Albert Camus cũng được các tác giả nêu lên một cách khái quát. Có thể kể đến các công trình như: Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX - Truyền thống và cách tân (Lộc Phương Thủy), Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới (Phùng Văn Tửu), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại (Đặng Anh Đào), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (nhiều tác giả), Văn học phi lí (Nguyễn Văn Dân), Văn học phương Tây (nhiều tác giả). Ở đây, tác giả luận văn chỉ lưu ý đến những công trình có liên quan trực tiếp đến nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus. Trong Tiểu thuyết A. Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX, Trần Hinh đã nói đến phương thức kể chuyện “nước đôi” trong Dịch hạch. Tác giả chú ý khai thác phương thức kể chuyện “nước đôi” qua bối cảnh, thể loại và nhan đề của tác phẩm. Đây là một đóng góp quan trọng của Trần Hinh cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Dịch hạch ở Việt Nam, song công trình chỉ chú ý đến phương thức kể chuyện “nước đôi” trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này, chưa quan tâm đến những yếu tố khác như: chủ đề, cốt truyện, nhân vật.
  9. 4 Phùng Văn Tửu trong Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới cũng đã nhắc đến tiểu thuyết Dịch hạch nhưng nó chỉ được xem xét ở góc độ “người kể chuyện đóng hai vai”. Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa hiện sinh trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn của Albert Camus của tác giả Lưu Mai Tâm (Đại học Vinh, 2009) đã đi sâu tìm hiểu về tiểu thuyết của Albert Camus, trong đó có nói đến tác phẩm Dịch hạch ở vấn đề phi lí và nổi loạn. Tác giả xem phi lí là “đối tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của Camus” và chú trọng đến kiểu nhân vật nổi loạn. Về việc xem cái phi lí là “đối tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của Albert Camus”, chúng tôi nhận thấy tác giả Lưu Mai Tâm đã có những đóng góp tích cực cho việc hiểu rõ hơn về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert Camus dù chưa thực sự chú trọng nhiều đến tiểu thuyết Dịch hạch (do phạm vi nghiên cứu của đề tài). Luận văn thạc sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Albert Camus của tác giả Đinh Thị Thanh Huyền (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008) đã nói đến ý nghĩa một số biểu tượng trong tiểu thuyết của Albert Camus trong đó có nói về biểu tượng nhân vật (Rieux - Người phản kháng bằng nỗ lực của con người bình thường, Tarrou- Vị Thánh không Chúa xả thân vì đồng loại) và dịch hạch. Tác giả đã nêu được các ý nghĩa của biểu tượng dịch hạch như: dịch hạch về mặt tinh thần, chiến tranh phát xít, phân biệt chủng tộc. 3.2. Về Philip Roth và tiểu thuyết Báo ứng Philip Roth là nhà văn rất được quan tâm nghiên cứu ở Mĩ. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều giải thưởng được dành cho ông và các sách, bài báo viết về ông và tác phẩm của ông, chẳng hạn như: Philip Roth’s Postmodern American Romance của Elaine B. Safer, Mocking the age – The later novels of Philip Roth của tác giả Elaine B. Safer, Philip Roth - New Perspective on an American Author của tác giả Derek Parker Royal,…
  10. 5 Là một tiểu thuyết mới xuất bản của Philip Roth, Báo ứng chưa được nghiên cứu với tư cách như một công trình chính thức mà chỉ dừng lại ở một vài bình luận hoặc điểm sách trên các báo, tạp chí. Dưới đây, chúng tôi chỉ chọn ra những bài điểm sách có liên quan đến vấn đề mà luận văn này nghiên cứu. Trong bài điểm sách Nemesis (in trên Booklist - ấn phẩm của Thư viện hiệp hội Mĩ), Brad Hooper đã nhận xét: “đây là tiểu thuyết cuối cùng, đã vượt xa hàng loạt các tiểu thuyết trước đó về cả cảm xúc và trí tuệ” (this latest in the series far exceeds its predeces-sors in both emotion and intellect). Tác giả này đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của tiểu thuyết Báo ứng trong sự nghiệp văn chương của Philip Roth. Song, với tính chất chỉ là một bài điểm sách, Brad Hooper vẫn chưa đi vào phân tích kĩ nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này. Victoria Aarons trong bài viết Expelled Once Again : The Failure of the Fantasized Self in Philip Roth’ Nemesis đã nói đến những thất bại trong sự tưởng tượng tái tạo một cuộc sống mới của nhân vật Bucky Cantor giữa lúc dịch bệnh hoành hành, đồng thời, tác giả cũng nói đến những ý nghĩa thực tế của bệnh bại liệt, được xem như một ẩn dụ trong tác phẩm. Dịch bại liệt là ẩn dụ cho nỗi ám ảnh về chiến tranh, về việc Mỹ bài Do Thái: “Roth's Newark becomes the metaphorical point of connection of two men-acing historical events: the devastating outbreak of polio running rampant throughout the city and the heightening peril of the Nazi assault on Europe's Jews. The language of the one evokes the reality of the other, the war haunting the course of the polio epidemic, an analogy exacerbated by palpably reactive American anti- Semitism” [65, tr.51- 63]. Như vậy, bài viết của Victoria Aarons đã nêu lên được một vài khía cạnh quan trọng của tiểu thuyết Báo ứng, đặc biệt là đã khẳng định bệnh bại liệt như là một ẩn dụ trong tác phẩm. Song, bài viết vẫn chưa phân
  11. 6 tích được một cách cụ thể và chi tiết về vấn đề này. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật cũng chưa được tác giả bài viết làm rõ. Về tình hình nghiên cứu Philip Roth và tiểu thuyết Báo ứng ở Việt Nam, chúng ta thấy rằng tác phẩm của Philip Roth được dịch sang tiếng Việt chỉ có: Chia tay thôi, Columbus; Người phàm; Báo ứng. Trực tiếp nói về Báo ứng chỉ có các bài báo mang tính chất giới thiệu tác phẩm như: Khi người ta già của Hoài Nam đăng trên trang web http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn nói về vấn đề tuổi già và cái chết trong Báo ứng. Tác giả cho rằng “dường như càng về cuối đời thì Philip Roth lại càng ra sức xóa bỏ ảo tưởng của con người, của chính mình, về những chân giá trị của sự tồn tại người.” [83]. Bài viết chỉ nói lên được hướng đi của ngòi bút Philip Roth trong sáng tác tiểu thuyết Báo ứng, chưa nói được nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này. Nemesis (Nữ thần Báo ứng) – Philip Roth của tác giả Đào Đạo đăng trên http://m.voatiengviet.com/a/916767.html giới thiệu sơ lược về sự nghiệp của Philip Roth, tóm tắt cốt truyện Báo ứng và đưa ra nhận xét về nhân vật trong tiểu thuyết: “những nhân vật trong bộ truyện này cho thấy con người hầu như bất lực trong việc cưỡng chống lại hoàn cảnh và lịch sử, không có mấy chọn lựa, dù có chọn lựa chăng nữa thì đó cũng là những chọn lựa ngẫu nhiên mà thôi.” [97]. Tác giả chỉ dừng lại ở việc nhận xét chứ chưa đi sâu vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Báo ứng. Trần Quốc Tân trong bài Khi người viết là ngôn sứ trên trang http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/566237/khi-nguoi- viet-la-ngon-su.html đã nói lên được thái độ, tư tưởng của Philip Roth thể hiện qua Báo ứng trong so sánh với Paul Auster và Nguyễn Việt Hà: “Ở tác phẩm thứ 31 và cũng là cuối cùng này trong sự nghiệp, Philip Roth trở thành vị ngôn sứ hà khắc, phê phán và loan báo những hình phạt. Bản thân sứ điệp này cũng là sự tự vấn: Liệu Chúa có cảm thông cho một cuộc đời đơn lẻ hay ngài phụng sự một sứ
  12. 7 mệnh lớn lao hơn?” [85]. Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Báo ứng chưa được tác giả đề cập tới. Tóm lại, hiện chưa thấy một công trình nào nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong Báo ứng của Philip Roth ở Việt Nam và nước ngoài một cách cụ thể, hệ thống. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Báo ứng của Philip Roth hứa hẹn sẽ mở ra những hướng tiếp cận thú vị đối với tác phẩm của Philip Roth ở Việt Nam nói chung và Báo ứng nói riêng. Đề tài Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong “Dịch hạch” của Albert Camus và “Báo ứng” của Philip Roth vừa kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước, vừa mong muốn mở ra một cách nhìn mới về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth qua hai tác phẩm này trong cái nhìn so sánh. 4. Nhiệm vụ khoa học 4.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong Dịch hạch của Albert Camus và Báo ứng của Phlip Roth để thấy được những nét độc đáo, sự tương đồng và dị biệt trong phong cách sáng tác của hai tác giả Albert Camus và Philip Roth và phần nào tìm ra nguyên nhân và lí giải sự tương đồng, dị biệt đó. 4.2. Đóng góp của luận văn Luận văn đưa ra một cái nhìn tổng thể, toàn diện và có chiều sâu về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác phẩm Dịch hạch và Báo ứng trong mối liên hệ về mặt đề tài, cốt truyện, nhân vật. Từ đó thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của hai nhà văn lớn của Pháp và Mĩ với hai thời kì sáng tác khác nhau. Đồng thời chỉ ra những nét tương đồng, dị biệt trong nghệ
  13. 8 thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth qua Dịch hạch và Báo ứng, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp tác phẩm của hai tác giả nổi tiếng trong văn học Pháp và Mĩ đến gần với độc giả Việt Nam hơn, đặc biệt là tác giả Philip Roth (vì ông ít được chú ý ở Việt Nam). Đó cũng là một ý nghĩa thực tiễn của đề tài này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong toàn luận văn nhằm kết hợp phân tích dẫn chứng với việc đưa ra những nhận định ở các chương, các phần. Phương pháp so sánh – đối chiếu: đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho luận văn trong việc chỉ ra những tương đồng, dị biệt, những nét độc đáo, sáng tạo riêng của Albert Camus và Philip Roth trong nghệ thuật xây dựng hai tiểu thuyết Báo ứng và Dịch hạch, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đặt hai tác phẩm này trong hệ thống sáng tác của từng tác giả để có những kết luận chính xác hơn về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của hai nhà văn, đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đặt hai tác giả này trong mối quan hệ với các nhà văn cùng thời hoặc trước và sau họ để thấy được nét độc đáo trên cái nền chung của thời đại cũng như trong tiến trình lịch sử văn học. Phương pháp thống kê – phân loại: dùng để thống kê các câu văn, các chi tiết nghệ thuật, những biện pháp tu từ thể hiện rõ đặc trưng thẩm mĩ trong tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth, sau đó hệ thống hóa, đặt chúng vào những nội dung chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả và phương pháp lịch sử để hiểu rõ hơn về tư tưởng, quan niệm sống, sáng tác của
  14. 9 nhà văn, hiểu rõ hơn về thời đại họ sống, từ đó có những kết luận xác đáng hơn cho nội dung nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn 6.1. Phần mở đầu 6.2. Chương 1: Nghệ thuật xây dựng đề tài - bệnh dịch như một ẩn dụ. Chương này sẽ trình bày những ẩn dụ của bệnh dịch được nêu trong hai tác phẩm Dịch hạch và Báo ứng. Từ đó, chúng tôi đưa ra nhận định khái quát về ẩn dụ được hai nhà văn xây dựng ở đây là ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh, sự kì thị chủng tộc, những rào cản tự do…trong cuộc sống, tức là những cái có sức ám ảnh lớn đối với con người. Chương này có tác dụng tạo tiền đề khái quát về tác phẩm, tư tưởng của nhà văn để từ đó chúng tôi sẽ đi vào chi tiết hơn ở các chương sau. 6.3. Chương 2: Sự chi phối của quan niệm phi lí và những nỗi ám ảnh đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Như vậy, chương 2 sẽ làm rõ nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng nhìn từ góc độ sự chi phối của tư tưởng vào các chi tiết, hình ảnh, tình huống, cách kết thúc truyện. Từ đó, chúng tôi sẽ có sự so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở hai tác phẩm, phần nào lí giải chúng. 6.4. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật - kiểu con người chịu đựng và dấn thân: chương này sẽ đi vào cụ thể thêm một mức nữa nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch và Báo ứng ở phương diện nhân vật. Tác giả luận văn sẽ làm rõ sự chi phối kiểu của quan niệm phi lí vào nghệ thuật xây dựng nhân vật – kiểu con người dấn thân, và sự chi phối của những nỗi ám ảnh vào nghệ thuật xây dựng nhân vật – kiểu con người chịu đựng. 6.5. Phần kết luận
  15. 10 Chương 1. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ TÀI – BỆNH DỊCH NHƯ MỘT ẨN DỤ Với một tiểu thuyết, chọn được một đề tài hay để viết không phải là khó nhưng để khai thác đề tài một cách thành công, tránh sự trùng lắp là một việc làm đòi hỏi nhà văn phải hết sức sáng tạo mới có thể để lại dấu ấn riêng cho mình. Bệnh dịch là một đề tài không quá mới trong văn học, tuy nhiên, cách dùng bệnh dịch để nói đến một quan niệm, một tư tưởng sao cho đạt đến sự thành công, khéo léo, tinh tế và trí tuệ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ dừng lại ở mức độ thuật lại sự thật hoặc ẩn dụ cho một tư tưởng nhất định. Ngược lại, bằng việc xây dựng đề tài bệnh dịch như một ẩn dụ, Camus và Roth đã tạo nên những cách hiểu đa dạng và sâu sắc cho tác phẩm của mình. Do cùng đề tài nên tiểu thuyết Dịch hạch và Báo ứng đã có những điểm gặp gỡ hết sức thú vị. Trong cả hai tác phẩm, bệnh dịch đều mang ý nghĩa ẩn dụ, được Camus và Roth khéo léo chuyển tải các vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống, trong thời đại của mình. Trước hết, chúng ta cần biết qua các khái niệm đề tài là gì, ẩn dụ là gì để có thể hiểu đúng nghệ thuật xây dựng đề tài hai tiểu thuyết này là như thế nào, từ đó làm cơ sở vững vàng cho việc tìm hiểu những vấn đề chi tiết hơn của chương này. Khái niệm đề tài được nêu rất nhiều trong các sách lí luận, ở đây, chúng tôi lưu ý khái niệm trong Giáo trình lí luận văn học của Lê Tiến Dũng: “đề tài là phạm vi hiện thực được đề cập đến trong tác phẩm nhằm để thể hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm” [15, tr.116]. Phạm vi hiện thực ở đây có thể là một phạm vi nhất định nào đó của đời sống, có thể có thật hoặc do nhà văn tưởng tượng ra, đó chính là điều nhà văn quan tâm. Từ việc chọn đề tài cho tác phẩm, nhà văn bộc lộ khuynh hướng tư tưởng, thế giới quan của mình. Những nhà văn
  16. 11 chọn cùng một đề tài thường có khuynh hướng tư tưởng và thế giới quan gần giống nhau. Tuy nhiên, mỗi người đều có một nét riêng nhất định trong cách xử lí đề tài. Đôi khi đề tài được giới hạn cụ thể ở một phạm vi đời sống cụ thể nào đó, được thể hiện qua cách gọi tên, chẳng hạn: đề tài người lính, đề tài miền núi, đề tài nông dân,… Thật ra, tên gọi đề tài chỉ là cái giới hạn bề ngoài, muốn biết đề tài thực sự là gì thì cần phải xem xét chúng được xây dựng để biểu đạt những cảm xúc nào, ám chỉ những quan hệ nào, hướng vào bộc lộ tính cách nào. Cùng viết về đề tài miền núi nhưng Nguyên Ngọc lại chú ý khai thác hình ảnh quật cường trong kháng chiến của con người, còn Tô Hoài thì chú ý nhiều hơn về phong tục, đời sống sinh hoạt của người miền núi, Nguyễn Tuân thì lại quan tâm ở khía cạnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp,… Tác phẩm văn học thường có cả một hệ đề tài, tức là nhiều đề tài được nói đến, chúng tồn tại trong mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, và soi chiếu cho nhau để làm bật lên quan niệm chính yếu của nhà văn trong tác phẩm. Đề tài cũng mang tính lịch sử của nó. Một đề tài có thể trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn nhiều thế hệ, ví dụ như các đề tài muôn thuở: chiến tranh, tình yêu, thân phận con người,… Trong sáng tác văn chương, nhà văn luôn tìm cho mình phương pháp tối ưu nhất để chuyển tải thông điệp từ tác phẩm. Và việc sử dụng biện pháp tu từ là điều không thể thiếu. Một trong những phép tu từ được xem là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho nhà văn trong việc thể hiện ý tưởng đó là phép ẩn dụ. Có rất nhiều quan niệm về ẩn dụ ở Việt Nam. Nhìn chung, cách đề xuất của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ là cần xem xét ẩn dụ ở hai góc độ: ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ tu từ. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến hình thức ẩn dụ tu từ, vì vậy, ẩn dụ từ vựng chỉ được điểm qua sơ lược qua một vài ý kiến tiêu biểu. Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp có sự gặp gỡ nhau khi cùng cho rằng “ẩn dụ là cách gọi tên
  17. 12 sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối tương đồng” [10, tr.54]; “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [23, tr.162]. Hữu Đạt và Nguyễn Đức Tồn đã góp phần hoàn chỉnh khái niệm ẩn dụ khi khẳng định cơ sở của ẩn dụ chính là so sánh ngầm. Ẩn dụ tu từ xuất phát từ cơ sở của ẩn dụ từ vựng nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức con người. Trong nghiên cứu văn học, ẩn dụ tu từ thường được quan tâm hơn. Đó là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (không chỉ gọi tên mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người). Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A” [34, tr.52]. Tác giả Hữu Đạt nói cụ thể hơn một bước nữa: “Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản.” [19, tr.302]. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác dựa trên một số nét tương đồng. Cơ chế của ẩn dụ chính là so sánh ngầm. Từ một phạm vi đời sống cụ thể, nhà văn đi đến khái quát lên những vấn đề thuộc ý hướng, tư tưởng của mình, nghĩa là những thứ vượt qua cái cụ thể. Ở đây có thể xuất hiện tính ẩn dụ của đề tài. Từ việc “dùng năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản”, và cách hiểu đề tài như trên, chúng tôi nhận thấy đề tài bệnh dịch trong Dịch hạch và Báo ứng có thể là ẩn dụ cho chiến tranh, nạn kì thị
  18. 13 chủng tộc, những khiếm khuyết tinh thần, những rào cản tự do bởi chúng có những nét tương đồng với biểu hiện, tính chất, hậu quả,…của bệnh dịch. Từ việc ẩn dụ dựa trên cơ sở so sánh ngầm này, đề tài của hai tiểu thuyết trở thành một hình tượng nghệ thuật có sức biểu trưng cao, có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động nhận thức, thẩm mĩ và hành động thực tiễn của con người. Trong Dịch hạch và Báo ứng, đề tài bệnh dịch được xây dựng dựa trên phương thức ẩn dụ, dùng bệnh dịch để nói đến những cái khác hơn dựa trên một số nét tương đồng về tính chất, biểu hiện và hậu quả của nó. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy bệnh dịch được hai tác giả ẩn dụ để chỉ các vấn đề về thảm họa chiến tranh, những khiếm khuyết về mặt tinh thần của con người, sự kì thì chủng tộc, ẩn dụ cho rào cản tự do,… Đây là những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, đặc biệt là những nạn nhân. Dịch bệnh, chiến tranh, nạn kì thị, những rào cản tự do, những khiếm khuyết tinh thần là thứ gây cho con người biết bao khổ ải, nó đặt chúng ta vào vòng xoáy của cái phi lí. Tình trạng sống của con người hiện tại là tình trạng chịu đựng một thứ dịch bệnh ẩn dụ - ẩn dụ cho những cái phi lí, mà biểu hiện của nó chính là những điều chúng tôi đã kể ở trên. 1.1. Bệnh dịch - ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh Dịch hạch của Camus và Báo ứng của Philip Roth đều là những tác phẩm khai thác rất thành công đề tài bệnh dịch. Hai nhà văn đã dùng cái cụ thể đó là bệnh dịch để nói đến những vấn đề khái quát, trừu tượng khác như chiến tranh, đau khổ, khủng bố, chém giết,…tất cả những thứ đã và đang diễn ra trong đời sống hàng ngày mà chúng ta không có dịp suy ngẫm, chiêm nghiệm. Đọc Dịch hạch và Báo ứng, chúng ta có cảm giác như chính mình vừa trải qua một trận đại dịch với biết bao cung bậc cảm xúc. Có một điều khá rõ ràng đó là hai tác phẩm này dễ gợi chúng ta liên tưởng đến các vấn đề về chiến tranh. Hay nói cách khác, dịch bệnh đã được hai nhà văn xây dựng như một ẩn dụ cho chiến tranh, cho những thảm họa đang đe dọa cuộc sống con người.
  19. 14 Dịch hạch đến trong sự ngỡ ngàng của người dân thành phố Oran, họ không tin đó là sự thật, và càng không tin hơn nó lại xảy đến với mình: “Trên thế giới, dịch hạch cũng nhiều như chiến tranh. Thế nhưng đứng trước dịch hạch và chiến tranh, người ta vẫn luôn bất ngờ (…). Khi chiến tranh nổ ra, người ta bảo nhau: Không lâu đâu, vì thật là quá ngu dại! Và dĩ nhiên chiến tranh là quá ngu dại, nhưng không phải vì vậy mà chiến tranh không kéo dài.” [6, tr.55-56]. Ngay ở đầu tiểu thuyết, Camus đã cho chúng ta thấy Dịch hạch không đơn thuần nói về dịch bệnh mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho chiến tranh. Xét cho cùng, không ai biết vì sao dịch bệnh xuất hiện cũng như không ai tìm được lí do cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Trong mọi cuộc chiến tranh, dù cho phe nào thắng thì nhân nhân cũng là kẻ bại trận, là kẻ chịu trên mình những mất mát, thương tích. Qua một trận dịch bệnh, kẻ mất, người còn, nhưng chắc chắn những người ở lại cũng phải gánh trên mình nỗi đau li biệt. Một khi dịch bệnh xuất hiện, cánh cửa thành phố đóng lại cũng chính là lúc con người bắt đầu cuộc sống lưu đày với cái chết luôn chực sẵn trên đầu mình mà không biết nó sẽ đổ ập xuống lúc nào. Đó là tình cảnh của người dân thành phố Oran (Dịch hạch) và thành phố Newark (Báo ứng), nơi dịch bệnh hoành hành. Việc cách li – kiểm dịch là không thể tránh khỏi và điều đó cũng đồng nghĩa với việc một đi không trở lại. Cũng như những người lính tham gia chiến tranh ắt hẳn cũng mang tâm trạng đó. Mình xa gia đình, xa quê hương để chiến đấu vì điều gì? Mình bỏ mạng là vì ai? Và cảm giác cái chết đang đứng bên bờ vực, nó sẽ sẵn sàng lôi họ xuống bất cứ lúc nào, nó luôn luôn đeo đẳng họ. Cảm giác lưu đày, cảm giác chia li đau khổ càng trở nên thấm thía hơn khi những người thương yêu của mình mới hôm qua còn nhìn thấy mặt nhau, hôm nay đã bị cuộc tử - sinh chia biệt đôi đường… Chỉ có cảnh dịch bệnh mới có thể lột tả được một cách cụ thể và sâu sắc cảm giác của con người trong chiến tranh. Dịch bệnh ban đầu chỉ xảy ra ở một vài trường hợp đơn lẻ, không gây chú ý mấy cho cơ quan y tế và chính quyền. Ban đầu, dịch hạch xuất hiện ngay sau cái
  20. 15 chết hàng loạt của những con chuột trong thành phố, nhưng các bác sĩ và tỉnh trưởng thành phố Oran ngần ngại không dám (không muốn) gọi căn bệnh này là “dịch hạch” vì sợ gây náo loạn trong lòng dân, trường hợp tương tự này đã xảy ra trong Báo ứng. “Qua một đêm mà có tới mười một ca mắc trong khu Weequahic! Một trẻ chết! Tôi muốn biết Ủy ban Y tế đang làm gì để bảo vệ lũ trẻ của chúng ta” [48, tr.37] “Thành phố đang làm gì để ngăn chặn dịch? Không hề làm gì!” “Phải làm gì đó đi chứ - mà họ có làm đâu” [48, tr.38] Những câu hỏi của họ không được ai hồi đáp ngoài chính họ. Con người loay hoay giữa dịch bệnh, không tìm được con đường thoát thân, không tìm ra sự cứu cánh. Nếu như trong Dịch hạch, người ta tranh cãi và không thừa nhận có sự xuất hiện của bệnh dịch hạch vào lúc ban đầu thì trong Báo ứng, dù thừa nhận tên gọi bại liệt nhưng các cơ quan vẫn không biết làm gì, thờ ơ trong cách ứng phó trong khi dịch bệnh đang có nguy cơ lan tràn (và nó đã thực sự lan tràn!). Điều này gợi sự liên tưởng đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mà gần đây là chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai mở đầu bằng các cuộc xâm lược lẻ tẻ: đầu tiên là cuộc tiến quân của phe phát xít, đại diện là Nhật Bản tiến đến Mãn Châu Trung Quốc. Lúc này, vì không có những biện pháp phản kháng phù hợp mà Trung Quốc đã lần lượt để rơi từng phần lãnh thổ của mình vào tay Nhật. Điều tương tự xảy ra ở Châu Âu, cụ thể là Pháp – quê hương của tác giả tiểu thuyết Dịch hạch. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong sự đối chiếu với tác phẩm Dịch hạch: khi chiến tranh thế giới thứ hai chính thức nổ ra, người Pháp đã không được trang bị, họ sợ hãi trước sự phá hoại như những cổ máy của Đức quốc xã. Sự sợ hãi cùng với sự thiếu đoàn kết đã làm cho nước Pháp suy yếu nghiêm trọng. Bệnh dịch kéo dài gần một năm, chiếm đóng ở Pháp kéo dài bốn năm. Trong những năm đó, đa số người Pháp bám theo bản năng sống của mình,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2