intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

318
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn được thực hiện nhằm mục đích làm sáng tỏ về cuốc đời, tư tưởng và sự nghiêp sáng tác của Lỗ Tấn; thân phận con người bất hạnh trong tác phẩm của Lỗ Tấn; lý giải nguyên nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ XUÂN ĐỊNH NHÂN VẬT BẤT HẠNH TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2006
  2. LỜI CÁM ƠN Tôi xin được tri ân công lao truyền thụ kiến thức của tập thể quý thầy, cô khoa ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ chí giành cho chúng tôi, học viên cao học khoá 14. Tôi xin chân thành, cám ơn sự nhiệt thành giúp đỡ của ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phòng khoa học công nghệ -sau đại học, cùng tất cả các bạn đồng học, đồng sự đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn tất luận văn cao học này. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Hồ Sĩ Hiệp – một người thầy đã tận tụy, không ngại khó khăn, nhọc nhằn hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu – học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng đón nhận và biết ơn sự khích lệ, động viên của khoa Trung văn va gia đình trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ tất cả. Tp. HCM, tháng 6 - 2006. Học viên Vũ Xuân Định 3
  3. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 MỞ DẦU............................................................................................................................ 7 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 7 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 8 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 10 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................................................................... 11 5.KẾT CẤU LUẬN VĂN ....................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1: CUỐC ĐỜI, TƯ TƯỞNG VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC CỦA LỖ TẤN .................................................................................................................................. 15 1.1.THỜI ĐẠI VÀ THÂN THỂ: ........................................................................................... 15 1.1.1.Thuở ấu thơ ................................................................................................................ 15 1.1.2.Tuổi trưởng thành ...................................................................................................... 19 1.2. TƯ TƯỞNG VĂN NGHỆ ............................................................................................... 22 1.2.1.Các giai đoạn phát triển tư tưởng .............................................................................. 22 1.2.2.Các giai đoan phát triển tư tưởng văn nghệ............................................................... 23 1.2.3.Tư tưởng văn nghệ tiến bộ......................................................................................... 28 1.3.SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC: ............................................................................................... 32 1.3.1.Khối lượng sáng tác đồ sộ ......................................................................................... 32 1.3.2.Tác phẩm vì con người .............................................................................................. 33 CHƯƠNG 2 : THÂN PHẬN CON NGƯỜI BẤT HẠNH TRONG TÁC PHẨM CỦA LỖ TẤN.................................................................................................................. 36 2.1.NGƯỜI NÔNG DÂN BẤT HẠNH.................................................................................. 36 2.1.1.Người nông dân muốn làm nô lệ ............................................................................... 38 2.1.2.Người nông dân tạm được làm nô lệ ......................................................................... 43 4
  4. 2.1.3.Người nông dân tha hóa ............................................................................................ 45 2.2.NGƯỜI TRÍ THỨC BẤT HẠNH.................................................................................... 48 2.2.1.Người trí thức đang "chết mòn" ................................................................................ 51 2.2.2.Người trí thức tiểu tư sản ........................................................................................... 53 2.2.3.Người trí thức giác ngộ.............................................................................................. 57 2.3.NGƯỜI PHỤ NỮ BẤT HẠNH ....................................................................................... 63 2.3.1.Người phụ nữ bất hạnh do mê muội .......................................................................... 64 2.3.2.Người phụ nữ có tinh thần phản kháng ..................................................................... 66 2.3.3.Người nữ trí thức bất hạnh ........................................................................................ 70 2.4.NHÂN VẬT BẤT BÌNH THƯỜNG ................................................................................ 74 2.4.1.Nhân vật có hình dáng bất thường............................................................................. 75 2.4.2.Nhân vật có tâm lý, tính cách và hành động bất thường ........................................... 77 CHƯƠNG 3: LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN ................................................................... 85 3.1.TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA TÁC GIẢ .................................................................... 85 3.1.1.Tinh thần cách mạng. ................................................................................................. 85 3.1.2.Mổ xẻ lạnh làng bệnh tật xã hội ................................................................................ 86 3.1.3.Am hiểu sâu sắc số phận bất hạnh. ............................................................................ 91 3.2.NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ ............................................................................................... 93 3.3.Ý NGHĨA THỜI ĐẠI - THỜI SỰ. .................................................................................. 97 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 108 Tiếng Việt .............................................................................................................................. 108 Tiếng Trung Quốc ................................................................................................................ 111 5
  5. 6
  6. MỞ DẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đề tài nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, có khá nhiều sách tham khảo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Đã có rất nhiều khía cạnh về Lỗ Tấn được bàn luận, học tập, phê bình như: Tư tưởng văn nghệ, tư tưởng chính trị, quá trình sáng tác, cuộc đời cá nhân, phong cách văn chương ... thể hiện ở trên mọi thể loại sáng tác của ông: truyện ngắn, tạp văn, thơ, kịch... Tuy nhiên, phân tích những nhân vật bất hạnh để đi đến khẳng định giá trị nhân văn trong truyện ngắn của Lỗ Tấn là một đề tài mang tính chuyên biệt lâu nay chưa có tác giả nào tìm hiểu giải quyết. Chọn nghiên cứu đề tài này trong tổng thể giá trị các tác phẩm của Lỗ Tấn, luận văn nhằm hướng đến sự khẳng định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm Lỗ Tấn nhất là trong truyện ngắn- một thể loại văn học nổi bật của nhà văn. Truyện ngắn Lỗ Tấn khá phổ biến với quần chúng nhân dân Trung Hoa và trên thế giới. Ở Việt Nam các tác phẩm có sức thu hút bởi cốt truyện, bút pháp sâu sắc và nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo...Tác phẩm của Lỗ Tấn cũng được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học, các khoa Văn ở trường Đại học, Cao đẳng và trường phổ thông. Hơn nữa, những nhân vật của Lỗ Tấn cũng là những hình tượng hết sức gần gũi, thân thiết với nhân dân Việt Nam trước đây và hiện nay. Riêng với người viết, việc tìm hiểu và phân tích các nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn còn là luận văn tổng kết những chặng đường nghiên cứu về chuyên ngành văn học Trung Quốc, về Lỗ Tấn của bản thân từ khoa luận đại học đến luận văn cao học. Người viết yêu mến Lỗ Tấn trước tiên và nhiều nhất là ở phẩm chất hiếm có của một trí thức "ưu thời mẫn thế", quan tâm và tự nhận lãnh trách nhiệm, của bản thân và vai trò của kẻ sĩ trong xã hội một cách tự giác. Điều mà những tác gia lớn như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ (Trung .Quốc), Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Việt Nam) đã từng làm. Bên cạch đó những nhân vật trong truyện ngắn của ông càng đọc lại càng thấy hay mà qua mỗi thời kỳ, qua nhiều chiêm nghiệm, từng trải, suy tư người viết càng thấy lấp lánh những giá trị vĩnh hằng của nó. Vì vậy, khám phá thân phận nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn sẽ giúp chúng tôi sáng tỏ 7
  7. thêm một số vấn đề về kiểu nhân vật tiêu biểu này trong sáng tác của Lỗ Tấn. Những khám phá ấy sẽ rất bổ ích cho chúng ta trong việc giảng dạy văn học Trung Quốc cũng như văn học phương đông, trong việc hoàn thiện nhân cách làm Người, nhất là trong giai đoạn hiện nay giai đoạn quyền sống quyền làm người và con người bất hạnh được xã hội đang rất quan tâm. Thực hiện luận văn này chính là một dịp để người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu nắm vững, đi đến tìm hiểu sâu hơn những giá trị to lớn mà nền văn học Trung Hoa, cái nôi của nền văn minh thế giới mang lại cho nhân loại. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp thêm một suy nghĩ, cách đánh giá ở bình diện mới về Lỗ Tấn và tác phẩm của ông mà còn cảm nhận thêm được sự rực rỡ của nền văn hoa và văn minh Trung Hoa nói riêng và châu Á nói chung trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả thân phận con người ở mọi thời đại và mọi quốc gia. Với mong muốn soi sáng vấn đề cốt tủy của luận văn, chúng tôi cố gắng phân tích từng tính cách, hành động của nhân vật để làm rõ thân phận bất hạnh của họ. Qua việc tìm hiểu nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chúng ta hiểu thêm ý thức công dân và tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả của ông. 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là nhà văn hiện đại Trung Quốc được giới thiệu và nghiên cứu sớm nhất. Ngay từ 1931 Vũ Ngọc Phan có dịch truyện ngắn "Khổng Ất Kỷ" ra tiếng Việt. Sau đó, một số bài giới thiệu về văn học hiện đại, có nhắc qua về Lỗ Tấn như các tác giả Trực Tâm, Nguyễn Tiến Lãng, Phan Khôi... nhưng ý kiến còn rất sơ lược. Phải đến Đặng Thai Mai thì việc giới thiệu về Lỗ Tấn và văn hoa, văn học hiện đại Trung Quốc mới có hệ thống và sâu sắc. Từ năm 1942, Đặng Thai Mai bắt đầu dịch và giới thiệu Lỗ Tấn rất nhiều và cho ra đời tập sách "Lỗ Tấn, thân thế, văn nghiệp" - (NXB Thời đại -1944). Tập sách này có khoảng 50 trang viết về thân thế, nhân cách và địa vị Lỗ Tấn trong nền văn học hiện đại Trung Quốc, phần còn lại là tuyển dịch tác phẩm Lô Tấn. Nếu Đặng Thai Mai có công khởi đầu thì Trương Chính là người khai phá và mở rộng việc giới thiệu Lỗ Tấn. Ngoài việc dịch truyện ngắn, tạp văn Lỗ Tấn một cách tương đối hệ thống và hoàn chỉnh ông còn viết cuốn Lỗ Tấn (NXBVăn hoa, 1977) nói về cuộc đời Lỗ Tấn, trong đó có những chi tiết cần thiết trong việc phân tích nhân vật; một loạt bài báo liên quan 8
  8. đến nhân vật như về A.Q, về vai trò của Lỗ Tấn trong văn học Ngũ Tứ. Tiếp theo Trương Chính, nhiều tác giả đã có những nghiên cứu về Lỗ Tấn rất đáng chú ý đó là: những ý kiến về cách xây dựng nhân vật, về các kiểu nhân vật cua Lỗ Tấn. Trong các giáo trình về văn học Trung Quốc các nhà nghiên cứu cũng dành một khối lượng đáng kể cho Lỗ Tấn và nhân vật của ông. Cụ thể như "Giáo ưình văn học Trung Quốc" của Lương Duy Thứ( 80 trang từ trang 317-397), "Lịch sử văn học Trung Quốc" của Trần Xuân Đề: (27 ừang từ trang 251-277), "Văn học Trung Quốc hiện đại" của Nguyễn Hiến Lê: (23 trang từ trang 137-160). Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số bài báo về nhân vật Lỗ Tấn: "Ý nghĩa điển hình của nhân vật A.Q" (Nguyễn Năm, Tạp chí Văn học số 10-1961), "Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn" (Lê Nguyên Cẩn, Tạp chí văn học số 10-2001), "Số phận con người trong văn chương Lỗ Tấn", (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn), "Đôi điều so sánh giữa A.Q và Chí Phèo" (Phạm Tú Châu trong cuốn Đi giữa đỗi dòng, NXB Khoa học xã hội 1999), một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ liên quan đến nhân vật của Lỗ Tấn: về hình tượng người nông dân, hình tượng người tri thức, người phụ nữ hoặc so sánh giữa Lỗ Tấn và Nam Cao, giữa Lỗ Tấn và Sê khấp. Đó cũng là một nguồn tư liệu tham khảo đáng quý. Qua đó, chúng tôi cũng đã có sự chắt lọc, tìm tòi để làm rõ hơn số phận các nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài này tức la tìm đến tận cùng số phận con người thông qua các nhân vật, đó cũng là một hướng tiếp cận mang tính chuyên sâu cần được định hướng rõ nét hơn trong việc nghiên cứu văn học nhất là nghiên cứu về nhân vật, con người - trọng tâm của tác phẩm văn học. Trong quá trình thu thập, tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài chúng tôi cũng nhận thấy các bài viết của tập thể tác giả phòng nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung quốc, phần nghiên cứu của các giáo sư Việt Nam như Đặng Thai Mai, Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề ... đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong việc việc tìm hiểu các nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nhìn chung, việc nghiên cứu về nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn tại Việt nam đã có nhiều công trình nhưng còn lẻ tẻ và chưa có hệ thống. Tuy nhiên, do vấn đề này là vấn đề mới, chưa được nhiều tác giả nêu lên thành một công trình nghiên cứu riêng. Vì vậy, với tất cả sự cố gắng của mình, cùng những ý tưởng đã được các vị học giả đi trước khám phá chúng tôi 9
  9. cố gắng tìm tòi, nhằm đưa ra những minh chứng mới, phục vụ cho chủ đề chính của đề tài: Nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Như tên gọi đề tài này chỉ giới hạn đến sự bất hạnh, nghĩa là một mảng nhân vật trong vô số nhân vật mà nhà văn đã tạo ra. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt mục đích và đối tượng nghiên cứu tìm hiểu nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn, luận văn chúng tôi sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau đây: ■Phương pháp xử lý tư liệu: Đối với tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn: Với thái độ tôn trọng công sức của người dịch, chúng tôi sử dụng bản dịch (tất nhiên có ghi xuất xứ rõ ràng). Những tác phẩm nào có nhiều bản dịch, chúng tôi chọn bản dịch tốt nhất. Chúng tôi chủ yếu sử dụng bản dịch của Trương Chính. Những bản dịch của Phan Khôi, Giản Chi, Nguyễn Hữu Văn người viết chỉ dùng để tham khảo. Đối với các tư liệu nghiên cứu-phê bình về Lỗ Tấn: chúng tôi cố gắng sử dụng tư liệu gốc sưu tầm được bằng tiếng Hoa. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm các tư liệu do những nhà nghiên cứu Việt Nam viết hoặc dịch. ■Phương pháp nghiên cứu chung: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Từ đó tìm ra đặc điểm điển hình và đặc trưng của nhân vật. Đặc điểm này gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử-kinh tế-xã hội nhất định, đồng thời cũng có liên quan chặt chẽ với sự phát triển tư tưởng, chính trị, đạo đức của nhà văn. Nó cũng chịu ảnh hưởng của các nhân vật trong văn học Trung Quốc truyền thống, liên quan đến những trào lưu thế giới mà nhà văn có tiếp xúc và tiếp tục phát triển trong điều kiện xã hội và lịch sử Trung Quốc. Tim hiểu về hệ thống nhân vật bất hạnh của Lỗ Tấn, chúng tôi cố gắng xem xét tất cả các điều kiện ấy với một thái độ khách quan, trung thực nhằm làm nổi bật tính chất "bất hạnh" của nó trong mọi hoàn cảnh và sự việc cụ thể khác nhau. ■ Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 10
  10. Phương pháp hệ thống-phân tích: Chúng tôi thống kê những truyện ngắn để hình thành một hệ thống những loại nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và phân tích một cách thấu đáo từng tính cách của mỗi con người ở những hoàn cảnh khác nhau. Phương pháp nghiên cứu-so sánh: Trong khi tìm hiểu hệ thống nhân vật của Lỗ Tấn, luận văn luôn đặt hệ thống này trong tình hình chung của văn học Trung Quốc, so sánh với những tác gia Trung Quốc và thế giới cùng thời kỳ cùng thể loại để thấy được những cách tân, đóng góp của Lỗ Tấn về mặt xây dựng nhân vật trong tiến trình hiện đại hoa văn học Trung Quốc theo đặc điểm của nền văn học dân chủ mới từ sau phong trào "Ngũ Tứ" 1919. về đối tượng nghiên cứu cụ thể là tác phẩm Lỗ Tấn, chủ yếu là các truyện ngắn của ông, ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm các tạp văn, thơ, kịch, nhật ký, nghiên cứu.Những tác phẩm nào đã dịch ra tiếng Việt thì người viết sử dụng bản dịch (chủ yếu là của Trương Chính), còn những văn bản nào chưa được dịch sang tiếng Việt thì tham khảo qua bản tiếng Hoa. Điều đó đòi hỏi người viết một sự cố gắng lớn trong khi khả năng Hoa văn và Ngữ văn còn hạn chế. 4.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của người viết tìm hiểu về vấn đề này. Người viết đã chú ý khảo sát một cách cặn kẽ, nghiêm túc về nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Từ việc tìm hiểu lịch sử vấn đề, phân loại, phân tích và so sánh các hình tượng nhân vật, luận văn khái quát những vấn đề lý luận cụ thể. Qua luận văn, chúng tôi hy vọng có một số đóng góp cụ thể như sau: - Luận văn góp phần kiểm tra lại tình hình tư liệu về nghiên cứu Lỗ Tấn một cách toàn diện, đầy đủ và hệ thống về hình tượng nhân vật, về số phận của các nhân vật mà nhà văn miêu tả. - Luận văn đưa ra một hệ thống tương đối đầy đủ về nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn nhăm góp phần vào việc nghiên cứu Lỗ Tấn ở Việt Nam trên bình diện khảo sát, bình luận nhân vật. - Luận văn xem xét hệ thống nhân vật bất hạnh trong truyện ngắn Lỗ Tấn với một cái nhìn mới hiện đại và cởi mở. Việc đơn thuần gắn nó với những đặc điểm chính trị- xã hội hoặc gạt bỏ tất cả chỉ xem xét bản thân tác phẩm một cách cực đoan đều không được luận văn đề cập 11
  11. đến. Nhân vật của Lỗ Tân được luận văn xem xét trên quan điểm gắn nó với những đặc điểm chính trị- xã hội và tư tưởng thời đại, đồng thời cũng liên hệ với phong cách, cá tính, tố chất, cuộc đời của Lỗ Tấn- người sáng tạo nên tác phẩm- người mở đường cho chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học mới. Dưới góc độ thưởng thức và tiếp nhận, kết quả của hướng nghiên cứu với ý nghĩa nhân sinh sẽ đóng góp ý kiến bổ sung vào việc tìm hiểu giá trị tác phẩm. Điều này mang ý nghĩa sâu sắc trong việc thưởng thức, tiếp nhận, góp phần vào khẳng định những giá tri trong các tác phẩm của Lỗ Tấn đối với đương thời và hậu thế. Từ sự tìm hiểu về nhân vật bất hạnh, luận văn đi đến khẳng định: với sự vận dụng sáng tạo và tư duy nghệ thuật độc đáo Lỗ Tấn đã chiêm nghiệm và thể hiện nhuần nhuyễn ý tưởng về con người trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ ở nhiều bình diện khác nhau. Tuy nhiên vấn đề đặt ra khá lớn nhưng khả năng người nghiên cứu dù đã có những cố gắng cũng không tránh khỏi những sơ xuất, rất mong được sự chỉ dẫn giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia văn học trong lĩnh vực này. 5.KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu (8 trang) và phần kết luận (3 trang), nội dung của luận văn được sắp xếp thành ba chương như sau: - Chương một: Cuộc đời tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn (23 trang) - Chương hai: Thân phận con người bất hạnh trong tác phẩm của Lỗ Tấn (62 trang) - Chương ba: Lý giải nguyên nhân (25 trang) Phần chú giải trong luận văn được trình bày theo quy ước như sau [stt, tr ], với stt là số thứ tự của tài liệu trong phần tài liệu tham khảo, còn là số trang của phần trích dẫn trong tài liệu đó. Kết cấu của luận văn thể hiện đầy đủ và sáng rõ quan điểm nghiên cứu của người viết. Kết cấu này là sự suy nghĩ bước đầu của một vấn đề khó, rộng lớn. 12
  12. Chủ Tịch Hổ Chí Minh tiếp bà Hứa Quảng Bình Tác giả cuốn sách "Hồi ức về Lỗ Tấn" Trong dịp Bà cùng đoàn đại biểu Quốc Hội Trung Quốc thăm Việt Nam 9/1962 13
  13. 14
  14. CHƯƠNG 1: CUỐC ĐỜI, TƯ TƯỞNG VÀ SỰ NGHIÊP SÁNG TÁC CỦA LỖ TẤN 1.1.THỜI ĐẠI VÀ THÂN THỂ: 1.1.1.Thuở ấu thơ Như chúng ta đã biết, sách báo nghiên cứu và giới thiệu về Lỗ Tấn tương đối nhiều, đặc biệt sách báo giới thiệu về thời đại, thân thế của ông ở Việt Nam không phải là ít. Tìm hiểu ông qua các sách tham khảo khó có hy vọng tìm được điểm gì mới mẻ vẻ cuộc đời ông và đó cũng không phải là mục đích chính của luận văn này. Song việc điểm qua một số nét chính về thời đại và thân thế của tác giả là điều cần thiết giúp cho chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của thời đại, gia đình đối với việc lựa chọn con đường đi, sự hình thành tư tưởng và các sáng tác sau này của ông đồng thời góp phần lý giải "cái hồn" hình tượng nhân vật bất hạnh trong các tác phẩm Lỗ Tấn. Cuộc đời Lỗ Tấn trải qua hai giai đoạn lịch sử: Cận đại (1840-1919) và hiện đại (1919- 1949). Đó là 80 năm đầy biến động, đau khổ và tủi nhục của nhân dân Trung Hoa dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Là giai đoạn của những cuộc chiến tranh nhân dân đẫm máu, mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc cực kỳ gai góc và phức tạp chưa từng có trong lịch sử cận đại. Nguyên nhân là từ sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nha phiến (1840), Trung Quốc trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Các nước phương Tây lần lượt nối gót kéo nhau đến xâu xé Trung Quốc và đế quốc Nhật ở phương Đông cũng thừa cơ ấy kéo đến xâm lược (1894). Chúng tiến hành các chính sách ngu dân cực kỳ thâm độc hòng biến nhân dân Trung Hoa thành những kẻ nô lệ. Chúng cướp ruộng đất, tài nguyên, thị trường, bóc lột sức lao động của nhân dân Trung Quốc một cách thậm tệ. Trong khi đó, triều đình Mãn Thanh và giai cấp thống trị phong kiến lại nhu nhược, hèn kém, không chỉ cắt đất bồi thường, ký những hiệp ước bất bình đẳng mà còn cấu kết với bọn xâm lược ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân lao động trong nước. Đêm dài thăm thẳm, mưa dập gió vùi, đất nước Trung Hoa chịu biết bao tai hoa, nhân dân Trung Hoa phải chịu biết bao tai ương. Tuy vậy, trong suốt quá trình các thế lực xâm lược nước 15
  15. ngoài biến Trung Quốc thành một đất nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến cũng chính là quá trình nhân dân Trung Quốc phản kháng chống chủ nghĩa đế quốc và bọn tay sai của chúng một cách oanh liệt. Lớn nhất phải kể đến là cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình thiên quốc (1851 - 1862) vừa chống phong kiến vừa chống ngoại bang. Tuy cuối cùng bị thất bại nhưng nó đã giáng một đòn chí tử vào chủ nghĩa đế quốc và nền thống trị của triều đình Mãn Thanh, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đồng bào dân tộc Trung Hoa phải mạnh mẽ lên vùng lên cứu nước và giữ nước trước sự thống trị của ngoại bang. Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), một nhóm người khác lại nổi lên hô hào cải lương xã hội. Họ tiến hành dịch sách khoa học, lịch sử, triết học phương Tây nhằm khích lệ lòng yêu nước của những trí thức và đưa họ đến với con đường giải phóng dân tộc, độc lập tự chủ. Năm 1898, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tiến hành làm cuộc chính biến Mậu Tuất (1898). Năm ấy Lỗ Tấn 18 tuổi và tất nhiên ông cũng chịu ảnh hưởng một số tư tưởng của phong trào vận động cải lương này. Đến năm 1919, cuộc cách mạng Tân hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã lật đổ vương triều phong kiến lập lên nước Trung Hoa dân quốc. (Cuộc cách mạng này đã được Lỗ Tấn phản ánh một cách rất trung thực trong nhiều tác phẩm). Kế đến là cuộc vận động Ngũ tứ (1919), Lỗ Tấn cũng tham gia và trở thành lãnh tụ tư tưởng của phong trào này. Có thể nói, tất cả các sự kiện lịch sử, những biến cố của thời đại, của cách mạng trước và sau khi Lỗ Tấn sinh ra đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển tư tưởng, đến việc lựa chọn con đường đi và những sáng tác của văn học của ông, nhất là thể loai truyện ngắn- một thể loai có sức dung chứa hiện thực lớn. Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881, tại thành Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tuổi thơ của ông gắn liền với không gian làng quê hai họ nội ngoại (họ nội: Thiệu Hưng, họ ngoại: A Kiều). Những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu tại hai làng quê này đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời của Lỗ Tấn. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại phong kiến đang trên đà sa sút. Trước kia, gia tộc của Lỗ Tấn từng có thời kỳ rất thịnh vượng, ruộng đất mênh mông. Kinh doanh phát đạt. Sau khi quân Thái bình thiên quốc tấn công vào Thiệu Hưng, dòng thác đổi mới đã cuốn phăng và nhấn chìm gia tộc phong kiến này. Gia đình của Lỗ Tấn cũng chỉ còn lại bốn năm chục mẫu ruộng nước, duy trì cuộc 16
  16. sống đủ ăn, đủ mặc và không có cách nào trở lại nề nếp cũ như trước - trong nhiều tác phẩm Lỗ Tấn đã kể lại gia cảnh đó của mình. Ông nội Lỗ Tấn là Chu Phúc Thanh, hiệu Giới Phù, đời nhà Thanh từng giữ chức Thư cát ở Viện hàn lâm, sau đó làm tri huyện huyện Kim Khê, tỉnh Giang Tây. Cụ là một người cao ngạo, trước thượng cấp thường tỏ thái độ hiên ngang, bất cần, thích nhận xét và bàn đến chuyện cao xa. Cụ lại hay chỉ trích người khác nên mất lòng với nhiều người. Nhưng cụ cũng là một người rất khoan hồng và nhân hậu, có những chủ trương mới trong việc dạy dỗ con cháu. Cụ thường cho con trẻ đọc thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, xem tiểu thuyết thời Minh Thanh. Nhờ thế ngay từ thưở nhỏ, Lỗ Tấn đã được tiếp xúc với những tác phẩm văn học mà "con nhà thư hương" không hề biết đến. Tuy nhiên, trong những trang hồi ức không thấy Lỗ Tấn nói về ông nội của mình, nhưng lại hay nhắc đến bà nội vì bà nội rất thương yêu Lỗ Tấn, hay kể chuyện cổ tích cho ông nghe. Mỗi khi vào hè, Lỗ Tấn thường hay cùng bà nội ngồi hóng mát, cậu nằm trên phản, bà ngồi cạnh, tay phe phẩy chiếc quạt lá, kể những câu chuyện thú vị như: Mèo là thầy giáo của hổ,Thuỷ mạn kim sơn. Những câu chuyện này có sức lay động tâm hồn cậu bé Lỗ Tấn. Trong suốt cuộc đời văn chương của mình, Lỗ Tấn đã giành khá nhiều thời gian công sức cho việc dịch truyện thiếu nhi, viết những bài văn hô hào giải phóng phụ nữ, chính là ảnh hưởng từ những câu chuyện mà ông được nghe kể từ thưổ nhỏ này. Khi hồi tưởng lại thời thơ ấu, Lỗ Tấn hay nhắc đến cha mình, đặc biệt là tính nghiêm khắc của ồng. Ông tên Chu Phượng Nghi, hiệu Bá Nghi là một tú tài nhiều lần tham gia thi Hương nhưng không đỗ cử nhân, suốt đời thất bại trên con đường công danh. Có người đã bình phẩm về ông như sau: "Tính cách cao như trời, mệnh bạc như giấy quyển". Cung cách giáo dục con cái của ông tuy vẫn theo khuôn phép phong kiến nhưng chưa bao giờ ông đánh chửi con, tuy nhiên tính khí hơi thất thường, hay nổi nóng lại thường uống rượu nên con cái không thích gần gũi ông. Tuy nhiên, ông cũng là người có tư tưởng mới hay bàn chuyện quốc gia, đại sự. Ông từng nói với mẹ Lỗ Tấn rằng: Có mấy đứa con, định sau này cho một đứa đi Tây, một đứa đi Nhật học cái giỏi cái hay để sau này góp sức cho nước nhà. Trong lúc đa số những người có học đương thời chỉ biết có khoa cử, ứng thí, theo đuổi công danh sự nghiệp, ông nghĩ đến con đường phát triển khác thì thật là hiếm có. Có lẽ tư tưởng mới và những điều mong ước của cha đã có ảnh hưởng ít nhiều đến việc lựa chọn con đường đi sau này của Lỗ Tấn. Tuy nhiên người thân có ảnh 17
  17. hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời Lỗ Tấn lại là mẹ của ông. Bà tên là Lỗ Thụy, con thứ ba của cử nhân Lỗ Hy Tăng, hiệu Tĩnh Hiến, từng giữ chức chủ sự bộ Hộ ở kinh đô. Bà là người hiền lành, nhân hậu, giàu nghị lực "tự học lấy đến trình độ có thể xem được sách". Bà cũng là người có chủ kiến riêng, biết tiếp nhận những tư tưởng tiến bộ: cắt tóc ngắn, đi giày trắng, không bó chân, không mê tín dị đoan, đã làm cái gì thì làm đến nơi đến chốn, hiểu thời thế, trọng chính nghĩa. Bà sống đến năm 1943 mới mất. Lỗ Tấn tuy xuất thân trong một gia đình thượng lưu nhưng ông không để cho những cái xấu xa của cái "xã hội thượng lưu" ấy tiêm nhiễm vào mình; trái lại ông luôn luôn đứng về phía những người bất hạnh ở tầng lớp dưới mà đấu tranh, ra sức vạch trần cái "thối nát", cái "giả dối" của giai cấp mình. Tất cả điều đó là do ảnh hưởng một phần của mẹ ông. Bút danh Lỗ Tấn lấy từ họ mẹ là vì lẽ đó. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với Lỗ Tấn là vô cùng to lớn, ý chí nghị lựcvà sự hiểu biết sâu rộng của cha mẹ là một bài học mà Lỗ Tấn ghi nhớ suốt đời. Lúc nhỏ Lỗ Tấn sống trong cảnh gia đình túng quẫn, sa sút. Năm 13 tuổi, ông nội bị bắt giam, cha lại mắc bệnh nặng nên cuộc sống gia đình ngày càng khó khăn hơn. Lỗ Tấn phải thường xuyên đến hiệu cầm đồ bán quần áo cũ, tư trang lấy tiền mua thuốc cho cha nhưng bệnh không thuyên giảm, 3 năm sau thì cha mất... Từ năm lên 6 đến năm lên 17 tuổi, Lỗ Tấn học tại trường tư thục Tam Vị ở quê nhà. Ông thông minh, ham học, thích đọc sách, thích nghe kể chuyện cổ tích, xem kịch và vẽ tranh dân gian. Ông thường về quê ngoại và có điều kiện tiếp xúc, gần gũi với con em nông dân nhờ thế mà ông hiểu biết nhiều về cảnh nông thôn và cuộc sống bần cùng của người nông dân. Có lẽ chính vì thế mà trong nhữnng sáng tác của mình, ông thường chọn nông thôn và cuộc sống của người dân lao động - những nhân vật bất hạnh làm đề tài và dường như những con người này là nhân vật chính trong truyện ngắn của ông. 18
  18. 1.1.2.Tuổi trưởng thành Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn từ giã quê hương đến Nam Kinh thi vào trường Thủy sư học đường. Hai năm sau thi vào Khoáng Lộ học đường. Trong những năm tháng ngắn ngủi, ngồi trên ghế nhà trường "Tây học" này, Lỗ Tấn có dịp học hỏi những kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, học được những cái mà ở những trường Hán học lạc hậu bảo thủ không bao giờ có được. Chính đều này đã mở rộng tầm nhìn và củng cố lòng tin vào khoa học của Lỗ Tấn. 19
  19. Ở Lỗ Tấn ảnh hưởng của khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm rất lớn. Ông thường dùng các khái niệm của khoa học tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội. Ông là nhà khoa học đi từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội và nhân văn. Năm 1902, sau khi tốt nghiệp Khoáng lộ học đường, Lỗ Tấn được cử sang du học ở Nhật. Thời gian đầu ở đất Nhật, Lỗ Tấn vừa học tiếng Nhật vừa nghiên cứu tư tưởng của người Trung Quốc. Ông suy nghĩ nhiều về vấn đề của đất nước, của dân tộc và cũng như nhiều thanh niên yêu nước du học ở Nhật thời bấy giờ, Lỗ Tấn mong muốn tìm thấy được con đường cứu nước cứu dân một cách thực tế nhất. Từ khoa học tự nhiên Lỗ Tấn nhận thức được tầm quan trọng của khoa học xã hội. Năm 1904, Lỗ Tấn chuyển sang học y với hy vọng khi về nước có thể cứu chữa bệnh cho nhân dân và giúp đỡ những người nghèo khổ. Hơn nữa, nó xuất phát từ một luận điểm cho rằng cuộc chấn hưng Nhật Bản phần lớn đều bắt đầu từ việc học tập nền y học của phương Tây. Luận điểm này tuy không chính xác hoàn toàn nhưng việc Lỗ Tấn từ động cơ yêu nước mà cho rằng cải cách xã hội phải gắn liền với khoa học là hợp lý. Ông muốn củng cố và thúc đẩy niềm tin của nhân dân Trung Hoa vào sự cải cách xã hội bằng y học để lúc bình thường có thể chữa trị cho những bệnh nhân như cha ông trước kia. Lúc chiến tranh thì có thể làm quân y, đóng góp cho cuộc chiến tranh chống xâm lược, phục vụ cho mục tiêu cứu nước. Trong khoảng thời gian này, ông vừa ra sức học y vừa tham gia các tổ chức cách mạng do người Trung Quốc tổ chức tại Nhật. Nhưng không bao lâu, ông bỏ ngành y vì đã nhận thức được rằng: Chữa bệnh cho người Trung Quốc về thể xác chưa quan trọng bằng chữa bệnh về tinh thần. Muốn cứu nước trước hết phải cứa chữa nhân dân thoát khỏi căn bệnh mê muội. Thế là ông chuyển sang con đường hoạt động văn nghệ, với một tâm nguyện sẽ dùng ngòi bút của mình thức tỉnh đồng bào dân tộc. Từ đó, ông bắt tay vào việc nghiên cứu, phiên dịch, giới thiệu những tác phẩm văn học tiến bộ của Tây Âu. Đầu năm 1929, Lỗ Tấn về nước, dạy Lý Hóa tại trường sư phạm Chiết Giang. Sau đó ông chuyển sang làm hiệu trưởng ỏ trường sư phạm Thiệu hưng. Có thể nói từ đây Lỗ Tấn gắn bó với ngành giáo dục. Ông mong ước rằng ngành Giáo dục sẽ có tác dụng rất lớn trong việc chữa trị "căn bệnh tinh thần " cho con người. Theo ông việc chữa trị "thể xác" con người không bằng việc chữa trị "căn bệnh tinh thần", giúp cho họ có ý chí mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2