LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền
lượt xem 56
download
Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền
- LUẬN VĂN: Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền
- mở đầu 1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài Văn bản là phương tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản giúp các cơ quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều phải thường xuyên soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản để triển khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều phải tiến hành tổ chức quản lý, giải quyết các văn bản, nhằm bảo đảm nguồn thông tin bằng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý. Hiệu quả hoạt động quản lý của các cơ quan cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác này có được làm tốt hay không. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, việc nghiên cứu các biện pháp để tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản luôn là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cơ quan. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học, xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông. Xuất phát từ nhận thức chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại và trưởng thành của một trường đại học, hơn 40 năm qua HVBCTT đã không ngừng phát triển đội ngũ, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đại học, vì thế đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và đổi mới.
- Nghị quyết số 52/NQ-TƯ, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149/QĐ-TƯ, ngày 2-8- 2005 của bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo của HVCTQGHCM và các học viện trực thuộc, mở ra cơ hội và điều kiện mới cho sự phát triển của HVBCTT, đồng thời cũng đòi hỏi HVBCTT phải vươn lên, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của đội ngũ cán bộ, công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới. Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan chính là công cụ để cơ quan thực thi công việc và hoàn thành trách nhiệm được giao. Để thực hiện tốt chức năng và những nhiệm vụ nói trên, hàng ngày HVBCTT phải ban hành, tiếp nhận và chuyển giao một khối lượng văn bản khá lớn nên đòi hỏi Học viện phải có các biện pháp tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để kịp thời phục vụ hoạt động quản lý và đào tạo. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác này, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền" làm đề tài luận văn khoa học. 2. Mục tiêu của đề tài Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau: - Thứ nhất, khảo sát tình hình tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở HVBCTT, phân tích thực trạng quản lý văn bản đi - đến, nội bộ, và khai thác thông tin văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. - Thứ hai, trên cơ sở thực trạng đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý là một nhiệm vụ hoạt động không thể thiếu của các cơ quan nhà nước.
- Công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản được thực hiện ở tất cả các cơ quan, đơn vị từ trung ương tới địa phương. Song do điều kiện thời gian và trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể khảo cứu công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở nhiều cơ quan tổ chức. Là một cán bộ hiện nay đang công tác tại HVBCTT, luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác thông tin văn bản ở cơ quan. 4. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài luận văn của chúng tôi cần phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của HVBCTT và nghiên cứu nội dung của công tác quản lý đào tạo. Thứ hai: Khảo sát hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động HVBCTT. Xác định nội dung, yêu cầu của công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ quản lý đào tạo ở HVBCTT. Thứ ba: Khảo sát và nêu ra được thực trạng công tác quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. Thứ tư: Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tác giả chủ yếu vận dụng các ph ương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn điều tra, khảo sát. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát được chúng tôi vận dụng trong việc thu thập các thông tin cần thiết đối với đề tài. những thông tin thu được qua các phương pháp trên và các thông tin trên các nguồn tài liệu tham khảo sẽ được chúng tôi xử lý một cách
- khoa học trên cơ sở vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp thống kê giúp chúng tôi xử lý hữu hiệu các số liệu thu thập được. Ngoài ra, trong đề tài này, chúng tôi cũng vận dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp hệ thống... Mặt khác, những kết quả nghiên cứu đều được chúng tôi phân tích, đánh giá, nhìn nhận dựa trên những quan điểm mang tính phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã được cụ thể hóa thành các nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc tổng hợp. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài Công tác công văn giấy tờ nói chung và hoạt động tổ chức quản lý văn bản nhà nước nói riêng từ trước tới nay đã được nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ khác nhau. Trong cuốn sách "Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn giấy tờ trong thời phong kiến Việt Nam", PGS. Vương Đình Quyền đã nghiên cứu công phu và có hệ thống về lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nói chung và công tác công văn giấy tờ nói riêng của các vương triều phong kiến Việt Nam. Về công tác xây dựng, ban hành và quản lý văn bản của các cơ quan nhà nước hiện nay cũng đã được đề cập trong một số cuốn sách chuyên khảo như: "Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước’’ của tác giả Tạ Hữu ánh, Nxb Lao động in năm 1996; "Soạn thảo và xử lý văn bản trong công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lý’’ của PGS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Nxb chính trị quốc gia năm 1996. Hai công trình chuyên khảo trên đây đã đề cập đến những vấn đề như: phân loại văn bản, nghiên cứu tính hệ thống của các văn bản, chức năng, vai trò của văn bản trong việc đảm bảo thông tin trong quản lý... Gần đây, giáo trình "Lý luận và phương pháp công tác văn thư" do PGS. Vương Đình Quyền biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, đã được ấn hành năm 2005. Đây là công trình nghiên cứu tương đối công phu về công tác văn thư. Giáo trình đã đề cập đến những vấn đề như: Nội dung và yêu cầu của công tác văn thư; văn bản và văn bản quản lý nhà nước, kỹ thuật soạn thảo văn bản, quản lý, giải quyết văn bản và lập hồ sơ
- hiện hành. Giáo trình này đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực tiễn trong công tác quản lý, giải quyết văn bản. Ngoài ra, công tác quản lý văn bản cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều các sinh viên, học viên cao học ngành lưu trữ và quản trị văn phòng. Có thể kể đến một số đề tài như khóa luận tốt nghiệp của Vũ Bá Dụ: "Tìm hiểu công tác xây dựng và quản lý văn bản ở một số tổng công ty" và khóa luận của Nguyễn Thị Ngọc: "Công tác quản lý văn bản và lưu trữ hồ sơ tài liệu ở một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên địa bàn Hà Nội". Niên luận năm thứ 3: "Tìm hiểu về hệ thống văn bản và công tác quản lý văn bản ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường" của tác giả Trần Thị Thu Hương, Hà Nội, 2000. Các luận văn và niên luận nói trên bước đầu đã khảo sát và cung cấp một số thông tin về hệ thống văn bản và công tác quản lý văn bản ở các cơ quan, doanh nghiệp cụ thể. Trong thời gian vừa qua, có một số bài viết đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tháng 1-2005. Trong đó, đãng chú ý là bài "Một số vấn đề về thực tiễn trong chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư ở địa phương" của thạc sĩ Lã Thị Hồng. Bài viết đã nêu lên được những nguyên nhân và các tồn tại của công tác văn thư hiện nay và những biện pháp khắc phục để đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và cải cách nền hành chính. ở Việt Nam, từ cuối những năm 1970 trên Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, một tạp chí chuyên ngành uy tín đã xuất hiện một số bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa công tác thông tin và công tác lưu trữ. Có thể kể đến những bài viết như: "Hoạt động thông tin trong công tác lưu trữ" của tác giả Nguyễn Cảnh Đương, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 1-1977; "Bước đầu tìm hiểu về những hoạt động thông tin trong các viện lưu trữ" của tác giả Hồ Văn Quýnh, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3-1977. Ngoài ra, có một số báo cáo khoa học và khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đề cập đến công tác thông tin tài liệu dưới những góc độ khác nhau như đề tài: "Tổ chức thông tin phục vụ hoạt động điều hành và quản lý của bộ nội vụ" của sinh viên Trần Thị Châm; "Thu nhập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý ở văn phòng
- Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình" của sinh viên Vũ Thị Vượng. Đây là những đề tài gắn liền với địa chỉ nghiên cứu nhất định, vì vậy nó mang tính thực tiễn cao. Như vậy, từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề quản lý văn bản. Trong số đó có một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý văn bản hành chính cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói chung. Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản thì chưa có nhiều công trình đề cập đến. Mặc dù vậy, những công trình trên đã gợi mở và cung cấp cho chúng tôi nhiều vấn đề hết sức bổ ích. Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã kế thừa những kết quả nghiên cứu ở các công trình của các tác giả đi trước, đồng thời phân tích làm rõ và tìm các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. 7. Các nguồn tài liệu tham khảo Các cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết và khóa luận tốt nghiệp được nêu trong lịch sử nghiên cứu vấn đề là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài này. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác như: - các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý văn bản. - Văn bản của Đảng và nhà nước về công tác văn thư và công tác lưu trữ. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - Các sách chuyên khảo về công tác văn thư lưu trữ, về thông tin và thông tin quản lý. - Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Tạp chí Quản lý nhà nước...
- - Các niên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. - Tài liệu khảo sát thực tế tại HVBCTT. 8. Đóng góp của đề tài Đề tài được triển khai và thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau: - Đóng góp đầu tiên của đề tài góp phần nghiên cứu các loại văn bản và giá trị thông tin của hệ thống văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của HVBCTT; đồng thời làm sáng tỏ thực trạng quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. - Thông qua việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là các học viện, các trường đại học ở nước ta hiện nay. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài được chia thành 3 chương. Chương 1: Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chương này khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của HVBCTT; đồng thời giới thiệu hệ thống văn bản và phân tích ý nghĩa tác dụng của hệ thống văn bản đối với hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đây là một trong hai chương chính của luận văn. Trong chương này chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT. Qua kết quả khảo
- sát, chúng tôi cũng đi sâu phân tích các nguyên nhân của thực trạng để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể ở chương 3. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trong chương này, bằng lý luận và thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản của HVBCTT. Trong các giải pháp, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc đưa ra một số biện pháp để quản lý văn bản phục vụ hoạt động quản lý nói chung, đào tạo nói riêng, bao gồm nhiều vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như vấn đề tổ chức, con người, xây dựng cơ sở dữ liệu, các dịch vụ thông tin cần thiết lập và sự vận hành của cả hệ thống. Định hướng của các giải pháp nói trên là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khai thác thông tin văn bản của các đối tượng sử dụng là lãnh đạo, cán bộ và giảng viên trong HVBCTT. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc khảo sát thực tế về tình hình khai thác thông tin văn bản. Mặt khác, do trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài lại được triển khai trong thời gian có hạn, nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề này với hy vọng các công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ đạt được chất lượng cao hơn. Để hoàn thành luận văn, trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ Ban giám đốc, các đồng chí trưởng các đơn vị, các cán bộ văn thư (giáo vụ) các khoa phòng, tổ bộ môn thuộc HVBCTT. Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ chu đáo, đầy nhiệt huyết của PGS.TS Vũ Thị Phụng - người hướng dẫn khoa học trực tiếp của tôi và sự giúp đỡ, góp ý của các thày, cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo; cám ơn các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và các cá nhân đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006 Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Hà
- Chương 1 hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của học viện báo chí và tuyên truyền 1.1. Khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của học viện báo chí và tuyên truyền 1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày 16-1-1962, theo Nghị quyết số 36/NQ/TW của Trung ương Đảng, Trường Tuyên giáo Trung ương - nay là HVBCTT thuộc HVCTQGHCM đã được thành lập. Trong suốt 44 năm qua, cùng với những biến cố quan trọng của đất nước, nhà trường đã trải qua quá trình phát triển với nhiều lần thay đổi về tên gọi, về chức năng nhiệm vụ và cả quan hệ với các cơ quan chủ quản. Dưới đây là một số mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của HVBCTT: * Ngày 02-8-1967, trong Nghị quyết số 116/NQ-TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định: "Trường Tuyên giáo Trung ương từ nay trực thuộc Trung ương và Trung ương ủy nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp chỉ đạo về mọi mặt". Tiếp theo đó, ngày 09-10-1967, Ban Bí thư Trung ương lại ra Nghị Quyết số 154/NQ/TW: "Đổi tên Trường Tuyên giáo Trung ương thành Trường Tuyên huấn Trung ương". * Ngày 2-1-1983, theo Quyết định số 15/QĐ-TƯ của Ban Bí thư Trung ương về công tác trường Đảng, Trường Tuyên huấn Trung ương I được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương và Trường Nguyễn ái Quốc V. Trường Tuyên huấn Trung ương I trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:
- - Đào tạo giảng viên lý luận, chính trị cho hệ thống trường Đảng các cấp, giảng viên chính trị các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, giảng viên chính trị cho các trường ngành và đoàn thể ở trung ương đạt trình độ đại học; đào tạo đội ngũ cán bộ công tác tư tưởng của Đảng ở tỉnh, thành phố, huyện, quận và các ngành trung ương. - Mở các lớp chuyên tu, tiếp tục đào tạo các phóng viên, biên tập viên báo chí, thông tấn, phát thanh truyền hình, xuất bản ở trung ương, tỉnh, thành phố đạt trình độ đại học. * Ngày 01-3-1990, theo Quyết định số 103/QĐ-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc sắp xếp lại hệ thống trường Đảng trực thuộc Trung ương, Trường Tuyên huấn Trung ương I lại được đổi tên thành Trường Tuyên giáo. Trong Quyết định số 406/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 20- 11-1990, Trường Tuyên giáo được công nhận là trường đại học và có tên gọi là "Trường Đại học Tuyên giáo". Trường trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và có nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dưỡng ở trình độ đại học các giảng viên lý luận chính trị của các trường Đảng và đoàn thể; phóng viên các báo, tạp chí chủ yếu của các cấp ủy Đảng, đoàn thể ở trung ương và địa phương. Bồi dưỡng lý luận, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nghiệp vụ công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa các cấp. Ngày 10-3-1993, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 61/QĐ-TƯ về việc sắp xếp lại các trường Đảng trực thuộc Trung ương, theo Quyết định này, Trường Đại học Tuyên giáo được chuyển thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc HVCTQGHCM. Phân viện có nhiệm vụ: "Đào tạo và bồi dưỡng bậc đại học, cao học, những cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền, đào tạo bậc đại học một số chuyên ngành lý luận Mác - Lênin".
- Ngày 30-7-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ về việc "Đổi tên Phân viên Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền". Thực hiện Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 30-7-2005, nhà trường lại đổi tên thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong Quyết định 149/QĐ-TƯ ngày 2-8-2005, Bộ Chính trị khẳng định: Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa và các khoa học - xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc hoạch định chính sách của đảng, nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông. Như vậy là, từ 1962 đến nay, Học viện đã có 7 lần thay đổi tên gọi, chức năng nhiệm vụ và cơ quan chủ quản: Trường Trường Trường Tuyên giáo Tuyên huấn Tuyên huấn Phân viện Trường Trường Tuyên giáo Báo chí và ĐH Tuyên Học viện Báo chí và Tuyên Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường luôn luôn được Ban Bí thư, Bộ Chính trị các khóa, HVCTQGHCM trực tiếp chỉ đạo; các ban ngành trung ương,
- các địa phương thường xuyên giúp đỡ. Do đó, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho. Từ năm 1965-1968, trường sơ tán về nông thôn tại huyện Phú Ninh (Phú Thọ), lấy tên công khai là Trường Huấn luyện sản xuất, mã hòm thư V 512 và đến tháng 9-1966 lại chuyển về huyện Mỹ Đức (Hà Tây). Từ năm 1973-1983, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý luận ở các trường Đảng, các trường đại học, nhà trường đã mở rộng hệ đào tạo giảng viên lý luận theo năm chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và ba chuyên ngành nghiệp vụ công tác tư tưởng: Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền. Nhà trường chính thức được nhà nước công nhận là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học. Từ 1990-2002, theo Quyết định số 406/HĐBT 103/QĐ-TƯ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 20-11-1990, công nhận Trường Tuyên giáo là trường đại học đầu tiên nằm trong hệ thống trường Đảng. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Trung ương Đảng và Nhà nước giao cho trong từng giai đoạn cụ thể. Hơn 40 năm qua kể từ ngày thành lập, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng được 33.684 học viên trong đó: - 20.750 học viên được đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng cấp tốc về các ngành quản lý báo chí, tuyên truyền, huấn học, xuất bản, phục vụ hai nhiệm vụ chiến l ược: Giải phóng miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. Đặc biệt, thực hiện chỉ thị của Trung ương: Ba nước Đông Dương là một khối cùng chống một kẻ thù chung, nhà trường đã đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia được 400 người, trong đó những cán bộ nòng cốt trên mặt trận tư tưởng. - 12.934 học viên được đào tạo tập trung dài hạn ở bậc đại học (trong đó sau đại học và cao học là 106, tại chức cho các ngành địa phương là 3.738 người).
- Sản phẩm nhà trường đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí đã và đang giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương. Ngoài công tác đào tạo, nhà trường đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học như tham gia khoảng 249 chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học, 70 đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, xuất bản được hơn 100 giáo trình các môn học, 126 tập đề cương bài giảng mới, hơn 2.000 bài tham luận tại các cuộc hội thảo, hơn 1.000 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Nhà trường đã có một tạp chí khoa học chuyên ngành, xuất bản 2 tháng một kỳ. Với những thành tích trên đây, chất lượng đào tạo hệ đại học, cao học của trường ngày càng tốt hơn, đội ngũ giảng viên trưởng thành, có nhiều người là cán bộ khoa học có uy tín trong ngành. Hơn 40 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của các ban, ngành Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan địa phương trong cả nước, các thế hệ giáo viên, cán bộ, công nhân viên, sinh viên của nhà trường đã lao động, phấn đấu không mệt mỏi, đem hết tài năng và sức lực của mình, vượt qua khó khăn, gian khổ, xây dựng, vun đắp cho nhà trường ngày càng trưởng thành, lớn mạnh. Bằng kết quả lao động nghiêm túc của một tập thể đoàn kết nhất trí, nhà trường đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước và dân tộc, tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp, thiết lập nên uy tín rộng rãi trong xã hội về chuyên môn, xây dựng được những quan hệ hợp tác trong nước và ngoài nước. 1.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền * Vị trí, chức năng của HVBCTT: Theo Quyết định 149/QĐ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 2-8-2005, HVBCTT là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc HVCTQGHCM, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác t ư tưởng, văn hóa và các khoa học - xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, báo chí và truyền thông. * Nhiệm vụ của HVBCTT: - Đào tạo cán bộ cấp trưởng, phó phòng trở lên của các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và tỉnh, thành phố; phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy; trưởng phó ban tuyên giáo huyện ủy, quận ủy, thị ủy ở trình độ đại học và sau đại học. - Đào tạo bậc đại học và sau đại học; giảng viên các chuyên ngành lý luận chính trị cho các trường chính trị tỉnh, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các trường đại học và cao đẳng, phóng viên, biên tập viên, cán bộ nghiệp vụ các chuyên ngành báo chí, xuất bản và tuyên truyền. - Bồi dưỡng kiến thức mới, nghiệp vụ công tác chuyên môn, lý luận chính trị và đường lối chính sách cho cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc các đối tượng đào tạo nêu trên. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước, những kinh nghiệm tích cực của thế giới, nhằm mục đích nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về đào tạo cán bộ, góp phần xây dựng các căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách, góp phần thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí, truyền thông và công tác giáo dục chủ nghĩa mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Nghiên cứu xây dựng chương trình nội dung, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phương pháp giảng dạy các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo.
- - Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước trong khu vực và thế giới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín chuyên môn của nhà trường. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên đây, cơ cấu bộ máy của HVBCTT được tổ chức như sau: Giám đốc và các Phó Giám đốc Các Khoa, Các phòng Trung tâm các Bộ môn chức năng TTTV, Tạp trực thuộc chí BCTT * Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc, trong đó: - 1 Phó Giám đốc phụ trách đào tạo đại học. - 1 Phó Giám đốc phụ trách đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học. - 1 Phó Giám đốc phụ trách hành chính - tổng hợp và công tác quốc tế. Giám đốc HVBCTT do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định bổ nhiệm, là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm về phương hướng chính trị và toàn bộ hoạt động của HVBCTT trước Giám đốc HVCTQGHCM. Phó giám đốc do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định bổ nhiệm. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo một mặt công tác do Giám đốc phân công.
- * Các hội đồng tư vấn: - Hội đồng Đào tạo. - Hội đồng Chương trình. - Hội đồng Khoa học. - Hội đồng Tuyển dụng công chức. - Hội đồng Nhà ở. - Hội đồng Thi đua khen thưởng. * Các khoa, bộ môn: Các khoa của HVBCTT được tổ chức theo nguyên tắc gắn liền với chuyên ngành đào tạo, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý và thực hiện ch ương trình đào tạo các chuyên ngành cụ thể. Việc thành lập, tách nhập các khoa, phòng trực thuộc do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định trên cơ sở ý kiến của Giám đốc HVBCTT. Khoa là đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện tất cả các khâu của quá trình giảng dạy cho các lớp của nhà trường. Tổ chức nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học chung của Đảng và Nhà nước. Bộ môn là đơn vị quản lý giảng dạy khoa học, có nội dung khoa học tương đối độc lập. * Nhiệm vụ các khoa, bộ môn: - Xây dựng chương trình môn học, kế hoạch giảng dạy, biên soạn bài giảng, các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập, biên soạn giáo trình, giáo khoa thuộc môn học mà khoa phải đảm nhận. - Thực hiện kế hoạch giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hiện các khâu trong quá trình học tập, viết khóa luận tốt nghiệp, tham gia quản lý sinh viên học tập môn học của mình.
- - Nghiên cứu khoa học về những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan đến môn học. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong và ngoài nước. - Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy tốt với từng loại lớp, tổ chức sơ kết, tổng kết môn học. Đánh giá kết quả giảng dạy, các mặt hoạt động của khoa, kết quả hoạt động của các lớp sinh viên mà khoa giảng dạy. - Thường xuyên hợp tác với các đơn vị trong trường vì mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa có nhiệm vụ quản lý sinh viên từ khi vào trường đến khi kết thúc khóa học. Trưởng khoa cử giáo viên chủ nhiệm, thay mặt khoa quản lý toàn diện lớp sinh viên. Theo nguyên tắc đó, HVBCTT có các khoa và các bộ môn trực thuộc: + Các khoa: - Khoa Triết học - đào tạo chuyên ngành triết học Mác-Lênin. - Khoa Kinh tế - đào tạo chuyên ngành kinh tế chính trị. - Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học - đào tạo chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. - Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - đào tạo chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khoa Xây dựng Đảng - đào tạo chuyên ngành xây dựng đảng và chính quyền nhà nước. - Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh - đào tạo chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh. - Khoa Tuyên truyền - đào tạo chuyên ngành chính trị học công tác tư tưởng. - Khoa Chính trị học - đào tạo chuyên ngành chính trị học Việt Nam. - Khoa Tâm lý giáo dục - đào tạo chuyên ngành giáo dục chính trị công dân.
- - Khoa Nhà nước - pháp luật - đào tạo chuyên ngành quản lý xã hội. - Khoa Báo chí - đào tạo hai chuyên ngành: Báo in và báo ảnh. - Khoa Phát thanh - truyền hình - đào tạo ba chuyên ngành: Phát thanh và truyền hình và báo mạng điện tử. - Khoa Quan hệ quốc tế - đào tạo chuyên ngành thông tin đối ngoại. - Khoa Xuất bản - đào tạo chuyên ngành biên tập xuất bản. - Khoa Xã hội học - đào tạo chuyên ngành xã hội học. - Khoa Ngoại ngữ - đào tạo chuyên ngành biên dịch tiếng Anh và giảng dạy các ngoại ngữ cho các chuyên ngành khác. - Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa. - Khoa Quản lý kinh tế. + Các bộ môn trực thuộc: - Ngữ văn. - Toán tin. - Các lớp sinh viên. * Các phòng: - Phòng Đào tạo: Có nhiệm vụ quản lý đào tạo đại học và sau đại học (chính quy); giúp Giám đốc quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo (bao gồm kế hoạch nội dung chương trình đảm bảo chất lượng dạy và học theo quy chế đào tạo); cùng với các khoa quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo. - Phòng Đào tạo tại chức: Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch, quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo tại chức, kết hợp với khoa chủ quản và đối tác ở địa phương quản lý quy trình đào tạo. - Phòng Khoa học: Có chức năng giúp Giám đốc thống nhất quản lý mọi mặt hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy bộ môn khoa học luận trong các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty dệt - May Hà Nội
69 p | 753 | 298
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Công Thương thành phố Hải Phòng
95 p | 21 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức bồi dưỡng công chức phường trong điều kiện xây dựng chính quyền đô thị - từ thực tiễn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
108 p | 17 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng theo định hướng ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện
110 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức giáo dục trên địa bàn huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội
28 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập - Trường hợp Công ty TNHH Mỹ thuật Đại Hiệp Mỹ
93 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định ngắn hạn tại Công ty cổ phần Pymepharco
120 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
95 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động chính quyền xã (nghiên cứu huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk)
26 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về cung ứng dịch vụ hành chính công cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
26 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Công Thương thành phố Hải Phòng
26 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Công nghệ gỗ Đại Thành - Bình Định
121 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk
108 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần An Hưng - Phú Yên
93 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại ôCng ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
114 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên đại bàn tỉnh Lạng Sơn
111 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội
120 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
24 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn