LUẬN VĂN: Tổng quan thị trường chứng khoán cũng như tình hình thực tế CK của Việt Nam trong 2 năm qua
lượt xem 31
download
Một sự kiện kinh tế nổi bật mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội diễn ra trên đất nước ta sau hơn 10 năm đổi mới đó là việc vào tháng 7 năm 2000 bắt đầu sự vận hành của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với việc khai trương hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh. Thế là hơn 30 năm nỗ lực và quyết tâm chuẩn bị tạo dựng những gì phải có để TTCK Việt Nam ra đời - một kênh huy động và dẫn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Tổng quan thị trường chứng khoán cũng như tình hình thực tế CK của Việt Nam trong 2 năm qua
- LUẬN VĂN: Tổng quan thị trường chứng khoán cũng như tình hình thực tế CK của Việt Nam trong 2 năm qua
- Lời mở đầu Một sự kiện kinh tế nổi bật mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội diễn ra trên đất nước ta sau hơn 10 năm đổi mới đó là việc vào tháng 7 năm 2000 bắt đầu sự vận hành của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với việc khai trương hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh. Thế là hơn 30 năm nỗ lực và quyết tâm chuẩn bị tạo dựng những gì phải có để TTCK Việt Nam ra đời - một kênh huy động và dẫn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đã hiện diện. Nhưng dù gì cũng mới chỉ tạo dựng một cỗ máy còn sự vận hành công năng của nó đạt hiệu quả kinh tế xã hội ra sao, đó còn là vấn đề của sắp tới. Bên cạnh những dự báo đầy lạc quan, tự tin, đâu đó vẫn còn những ưu tư, suy đoán ngược lại về những thành bại của TTCK non trẻ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng cả hai xu hướng trên đều có cơ sở. Thương trường mở cửa cũng đầy nghiệt ngã cam go như chiến trường. Trong khuôn khổ bài viết này tôi không có nhiều tham vọng trong công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động để mọi tầng lớp nhân dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hưởng ứng dành dụm tiền tiết kiệm để đầu tư mua chứng khoán (CK) làm chuyển động cỗ máy CK Việt Nam đi lên, ổn định và phát triển. Song cũng chỉ muốn cho độc giả và những người quan tâm đến CK Việt Nam hiểu thêm đôi nét về tổng quan thị trường chứng khoán cũng như tình hình thực tế CK của Việt Nam trong 2 năm qua. I.Tổng quan thị trưòng chứng khoán 1.Chứng khoán - hàng hoá của thị trường Chứng khoán là bằng chứng (dưới hình thức giấy tờ hay chi trên hệ thống điện tử) xác nhận quyền sở hữu hay quyền chủ nợ hợp pháp có thể chuyển nhượng của người sở hữu chứng khoán đối với vốn tài sản và các lợi ích khác của người phát hành. Chứng khoán được chia làm hai loại chính: cổ phiếu và trái phiếu. Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ chứng khoán và hình thức phát hành, ngày nay khái
- niệm về chứng khoán đã có sự thay đổi, nó không chỉ là một chứng từ hiện vật dưới hình thức giấy tờ mà còn có thể được thể hiện trên hệ thống điện tử. a.Cổ phiếu Là một loại chứng từ (dưới hình thức giấy tờ hay ghi trên hệ thống điện tử) do các công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người có cổ phiếu đối với tài sản của người phát hành. bTrái phiếu Là một loại chứng từ chứng nhận quyền đòi nợ (gốc và lãi) của tría chủ đối với người phát hành (nó có thể dưới hình thức giấy tờ hay ghi trên hệ thống điện tử) do các công ty, tổ chức hay chính phủ trung ương, địa phương phát hành. c.So sánh cổ phiếu và trái phiếu Một công ty có nhiều cách để huy động vốn, có thể vay vốn ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Cổ phiếu hay trái phiếu có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên những điểm khác nhau cơ bản giữa cổ phiếu và trái phiếu được phân biệt như sau: Xét về phía các nhà đầu tư: Cổ phiếu Trái phiếu Vốn gốc (giá trị ban đầu) Không được đảm bảo, giá Nói chung được đảm bảo cả biến động Thứ tự hoàn lại tiền khi Được hoàn trả sau cùng Được ưu tiên trong các công ty phá sản trong số tài sản còn lại hình thức vay nợ thông thường Thời điểm hoàn trả vốn Chỉ khi công ty bị giải thể Thời điểm hoàn trả được gốc hoặc phá sản xác định vào lúc phát hành Quyền tham gia vào quản Với mỗi cổ phần là một Trả khi công ty bị phá
- lý kinh doanh phiếu bầu, cổ đông có thể sản, không được tham gia tham gia vào các quyết vào quản lý công ty định của công ty tại Hội đồng cổ đông Xét về phía các nhà kinh doanh: Cổ phiếu Trái phiếu Vốn gốc Sau khi phát hành không Phải chuẩn bị tiền hoàn bị yêu cầu mua lại trả khi trái phiếu đáo hạn Tham gia vào quản lý Cơ quan ra quyết định có Trái chủ không được kinh doanh nhất CT là đại hội đồng tham gia vào quản lý cổ đông. Thông thường công ty, tuy nhiên không có quá nửa số phiếu đồng thể bỏ qua ý kiến của ý thì quyết định được người giữ trái phiếu (trên thông qua thực tế) Hoạt động kinh doanh Tiền cổ tức do đại hội Dù việc kinh doanh của Của công ty đồng cổ đông quyết định. công ty như thế nào thì Trương hợp hoạt động vẫn phải trả lãi và vốn của công ty không ổn gốc theo các điều kiện định, không nhất thiết được quy định khi phát công ty phải chia tiền cổ hành. tức Theo mức độ giảm dần của khả năng thanh toán và mức độ tăng dần của rủi ro, trật tự các loại chứng khoán được xếp như sau: Chứng khoán nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc) Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu công ty
- Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu thường Xuất phát từ trật tự thanh toán khi doanh nghiệp bị páh sản thì trái phiếu sẽ được xử lý trước. Khi công ty trong quá trình thanh lý thf trật tự thanh toán được xếp như sau: Phí giải quyết phá sản, lương công nhân viên Trả thuế Thanh toán nợ. Trong đó có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Cổ đông. Trong đó có cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thông thường d.Phân loại cổ phiếu và trái phiếu Cổ phiếu: Khi một công ty đăng kí phát hành, nó sẽ được trao thẩm quyền phát hành một số cổ phần nhất định. Hầu hết các công ty cổ phần ít hơn so với con số đã được giao thẩm quyền nhằm duy trì một lượng chứng khoán nhất định sử dụng trong tương lai. Các cổ phiếu được phát hành: là số lượng các chứng khoán thực sự đã được bán ra. Cổ phần chưa được bán ra hoặc chưa được lưu hành gọi là các chứng khoán chưa được phát hành. Cổ tức là một phần lợi nhuận của công ty chia cho cổ đông tỷ lệ với số cổ phiếu của họ. Cổ tức thường được công bố hàng năm và trả theo quí. Một công ty có thể công bố trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu hay bằng tài sản. Để phù hợp với tâm lý của người đầu tư, người ta chia cổ phiếu ra một số loại như sau: Cổ phiếu thường: Cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu được bỏ phiếu của một công ty cổ phần. Mỗi cổ phiếu thường thể hiền quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều, quyền lợi sở hữu của anh ta trong công ty càng lớn. Đôi khi, một công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu thường
- khác nhau như loại A và B. Hai loại này có một số điểm khác nhau. Một loại cổ phiếu có thể nhận được cổ tức lớn hơn loại kia. Ngoài ra, nếu công ty bị thanh lý thì một loại có thể nhận được phần tài sản nhiều hơn loại kia. Các quyền của cổ đông có cổ phiếu thường: Người sở hữu cổ phiếu thường thông thường được hưởng một số quyền lợi nhất định như sau: Quyền bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị Quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu Quyền bỏ phiếu cho các bấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty Quyền kiểm tra sổ sách của công ty Quyền được chia tài sản khi công ty thanh lý hay giải thể Mệnh giá của cổ phiếu thường: Hầu hết các công ty cổ phần ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường và mệnh giá thường được in trên ác tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng duy nhất của nó vào thời điểm cổ phần đầu tiên được phát hành Giá thị trường của cổ phiếu thường: Khi cổ phiếu bán ra công chúng, giá của nó được xác định bởi giá mà các nhà đầu tư mua nó, giá này được gọi là giá thị trường, nó phụ thuộc vào sự tin tưởng của nhà đầu tư với công ty phát hành. Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải là công ty ấn định và cũng không phải do một người nào đó quyết định. Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà nguươì mua sẵn sàng mua nó. Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty. Nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cổ đông thường. Những cổ đông ưu đãi có thể có quyền nhận cổ tức
- trước cổ đông thường hay có quyền ưu thị trường nên được nhận tài sản trước trong trường họp công ty bị giải thể. Tuy nhiên, không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường không được bỏ phiếu bầu ra HĐQT và quyền hưởng lợi tức cổ phần bị giới hạn theo một số lượng nhất định. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi: Giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không giống mệnh giá ở đây mệnh giá cũng có mối liên quan đến giá thị trường. Nừu một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá thì cổ tức sẽ được tính dựa vào mệnh giá đó. Nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công bố bằng một số đô la nào đó trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ấn định. Các loại cổ phiếu ưu đãi: Nếu một công ty phát hành nhiều sêri cổ phiếu ưu đãi, họ có thể chỉ định một loại là ưu đãi thứ nhất, loại kia là ưu đãi thứ hai. Hoặc họ cũng có thể phân biệt các cổ phiếu ưu đãi thông qua sự ưu đãi của nó đối với việc hưởng lợi tức cổ phần. Cổ phiếu ưu đãi tham dự và không tham dự chia phần: Cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phần là loại chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào. Ngược lại, cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần thì cổ đông được hưởng một phần lợi tức phụ thuộc theo qui đidnhj khi công ty làm ăn có lãi cso. Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ và không tích luỹ: Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được tích luỹ hoặc không tích luỹ. Một cổ phiếu ưu đãi được tích luỹ có nghĩa là nếu cổ tức không được công bố trả trong một năm nào đó thì cổ tức này sẽ được tích luỹ hay cộng dồn. Cổ tức gộp này phải đuợc trả trước khi công bố trả cổ tức cho các cổ phiếu thường. Mặt khác, nếu cổ tức không được tích luỹ và công ty đã bỏ qua cổ tức của một năm nào đó thì cổ tức đó không phải cộng thêm trước khi cổ tức thanh toán cho những cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: Là loại cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển sang một loại chứng khoán khác của chính công ty đó. Công thức để thực hiện việc chuyển đổi
- cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi sang cổ phiếu thường do công ty quy định tại thời điểm cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi được phát hành. Chứng khoán ngân quỹ: Vì nhiều lý do, công ty mua về những cổ phần mà họ đã phát hành mà hiện tại do công ty đó sở hữu được gọi là các chứng khoán ngân quỹ, nó không có quyền bỏ phiếu và không được nhận cổ tức. Chứng khoán trôi nổi: Là tổng số các chứng khoán đã được phát hành trừ đi số chứng khoán đã được công ty mua lại (chứng khoán ngân quỹ). Các chứng khoán trôi nổi có quyền nhận cổ tức và có quyền bỏ phiếu. Trái phiếu: Đặc điểm của trái phiếu: Mệnh giá: trên bề mặt của trái phiếu, thường công bố số tiền mà người phát hành cam kết trả cho người có trái phiếu. Số tiền này được gọi là mệnh giá của trái phiếu. Ngày đáo hạn: ngày đáo hạn cũng được ghi trên bề mặt trái phiếu. đây là ngày người phát hành trái phiếu sẽ thanh toán mệnh giá cho người có trái phiếu. Kỳ hạn của trái phiếu rất đa dạng, có thể lên tới 30 năm hay hơn nữa. Lãi suất: lãi suất được công ty công bố theo tỷ lệ phần trăm với mệnh giá trái phiếu. Mặc dù lãi suất được tính theo hàng năm nhưng nó được thanh toán nữa một năm một lần. Phân biệt theo tiêu thức người phát hành. Có hai loại trái phiếu là trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ: Trái phiếu công ty: Trái phiếu vô danh: Tên trái chủ của trái phiếu vô danh không được đăng khí tại công ty phát hành. Trái phiếu này được thanh toán cho những ai mang nó, tức là người chủ sở hữu trái phiếu đó. Trái phiếu vô danh có gắn các cuống phiếu trả lãi, trái chủ xé một cuống phiếu vào ngày trả lãi và gửi cho đại lý của công ty cổ phần để thanh toán. Trái phiếu ghi tên: Tên của trái chủ được đăng kí tại công ty phát hành. Người có trái phiếu này không phải gửi các cuống phiếu cho các đại lý thanh toán để nhận phần lãi
- của mình. Mà thay vào đó, vào ngày đến hạn, người đại lý sẽ tự động gửi cho anh trái phiếu một tờ séc trả cho khoản lãi đó. Trái phiếu có thể thu hồi: Một số công ty có quy định trong trái phiếu một số điều khoản cho phép họ mua lại trái phiếu trước khi đến hạn. Thông thường, cổ phiếu chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó. Trái phiếu có thể chuyển đổi: trái phiếu chuyển đổi cho người sở hữu quyền đổi trái phiếu của anh trái phiếu sang một loại chứng khoán nào đó. Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành. Trái phiếu bảo đảm: cũng như những người đi vay khác, công ty thường đưa ra một thứ có giá trị làm vật bảo đảm cho các khoản vay. Khi công ty thực hiện điều này, ta nói rằng nó đã phát hành một trái phiếu có bảo đảm. có một số loại trái phiếu bảo đảm chủ yếu là: Trái phiếu có tài sản cầm cố: một trái phiếu có tài sản cầm cố là việc công ty phát hành thế chấp bất động sản để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Trái phiếu có tài sản thế chấp: công ty phát hành đưa ra các chứng khoán để chuyển nhượng mà công ty sở hữu của người khác để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu. Loại trái phiếu này bao gồm: Trái phiếu không bảo đảm nghĩa là: một công ty có khả năng nhận tín dụng cao có thể phát hành trái phiếu chỉ trên uy tín của mình. Những trái phiếu này được gọi là giấy nhận nợ và công ty không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo cho nó. Và các chứng khoán nhận nợ do ngân hàng phát hành nghĩa là: Các ngân hàng có thể tham gia vào thị trường với các công cụ ngắn hạn như: Chứng khoán tiền gửi (cung cấp cho ngân hàng các nguồn vốn để thực hiện cho vay ngắn hạn), phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng (được phát hành để tài trợ cho buôn bán quốc tế). Trái phiếu chính phủ: Để tài trợ cho chi tiêu ngân sách, các chính phủ có thể phát hành trái phiếu thông qua kho bạc nhà nước. Trái phiếu chính phủ có thể là ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Kì phiếu kho bạc ngắn hạn: Phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng, các kỳ phiếu ngắn hạn là những công cụ chiết khấu và thường không có mức lãi suất cố định. Các kì phiếu ngắn hạn thường được mua bằng một số tiền và người mua sẽ nhận được một số tiền lớn hơn (bằng mệnh giá) khi đến hạn. khoản chênh lệch giữa hai số tiền trên gọi là khoản chiết khấu, lãi suất thu được chính là lãi suất chiết khấu. Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn: Các trái phiếu kho bạc trung và dài hạn là các công cụ có kỳ hạn dài hơn kỳ phiếu kho bạc. Trái phiếu trung hạn được phát hành với thời gian đáo hạn từ một năm đến 10 năm. trái phiếu dài hạn được phát hành từ 10 đến 30 năm. Các trái phiếu trung và dài hạn có mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ sở nửa năm. những công cụ này được tính toán trên cơ sở 1 năm 365 ngày ( mà không phải là 360 ngày như đối với các kì phiếu ngắn hạn và các công cụ khác) Trái phiếu địa phương: Kì phiếu địa phương ngắn hạn: các chính quyền địa phương phát hành những công cụ ngắn hạn để ứng trước nhu cầu về vốn. Những công cụ này được gọi là kì phiếu, thường có kì hạn 6 tháng hoặc ít hơn. các kì phiếu được phát hành trên cơ sở dự tính trước các khoản thuế gọi là kì phiếu ứng trước thuế. Các loại phát hành dựa trên dự tính thu nhập tương lai gọi là kì phiếu ứng trước thu nhập. Các kì phiếu ứng trước đợt phát hành trái phiếu mới gọi là kì phiếu ứng trước cho phát hành trái phiếu. Trái phiếu địa phương trung và dài hạn thường có một số đặc điểm sau: Trái phiếu trách nhiệm chung: được bảo đảm bằng năng lực thu thuế của chính quyền địa phương. Trái phiếu bảo đảm bằng thuế cụ thể: được bảo đảm bằng một loại thuế nhất định của địa phương. Trái phiếu thu nhập: được bảo đảm bằng thu nhập từ dự án xây dựng bằng tiền bán trái phiếu.
- 2. Cấu trúc cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kì hạn trên 1 năm). còn nói theo ngôn ngữ bình dân thì thị trường chứng khoán là cái chợ mua bán các phương tiện đầu tư tài chính nhằm mục đích lợi nhuận. Thị trường chứng khoán có hai bộ phận: a.Thị trường sơ cấp (primary market) Các chứng khoán lần đầu tiên được bán ra thị trường được gọi là chứng khoán mới phát hành. Thị trường mua bán chứng khoán mới phát hành được gọi là thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành. b.thị trường thứ cấp (secondary market) Là thị trường mà các chứng khoán đựoc mua bán lại sau khi các chứng khoán được bán ở thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp, lợi nhuận thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về nhà đầu tư và những người buôn bán vhứ không thuộc về công ty phát hành chứng khoán. Thị trường thứ cấp bao gồm thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) và thị trường tập trung (OTC) Sở giao dịch chứng khoán (tại sàn hoặc không có sàn) Sở giao dịch chứng khoán đại diện cho thị trường giao dịch theo phương thức đấu giá trong đó những người mua và những người bán cạnh tranh giao dịch với nhau trên cơ sở đó hình thành giá cả cạnh tranh. Hình thức sở hữu: Lịch sử phát triển SDGCK các nước đã và đang trải qua một số hình thức sở hữu như sau: Trước hết nó là một tổ chức do các thành viên (là công ty chứng khoán) sở hữu. Thời kì đầu, SGDCK được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ mini dần dần phát triển
- thành các tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên sở hữu. Tuy nhiên, hội đồng quản trị của SGDCK, bên cạnh những thành viên do công ty thành viên cử ra vẫn có một số thành viên do chính phủ đề cử. Là thành một công ty cổ phần, do các công ty thành viên, các ngân hàng và cả các tổ chức không phải là thành viên sở hữu. Là một tổ chức do chính phủ sở hữu: Có một vài nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định, SDGCK do chính phủ sở hữu (như trường hợp của Hàn Quốc). Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép SGDCK có quyền tự quản ở mức độ nhất định, tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý tốt hơn các hình thức khác. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng yên tâm hơn so với hình thức do chính phủ sở hữu. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc chính phủ đứng ra sở hữu và quản lý SDG sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa đựoc bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Số lượng sở giao dịch chứng khoán: Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước, số lượng các thị trường tập trung có khác nhau: Bảng dưới đây sẽ minh hoạ số lượng thị trường của một số nước: Nước Số lượng Sở GDCK Kì hạn OTC Mỹ 4 1 1 Anh 1 1 AIM Đức 8 1 0 Nhật 8 1 Hàn Quốc 1 1 (1996) 1(9187) Hồng Kông 1 1 Thái Lan 1 1 (1995)
- Philipin 1 1 1 Inđônêxia 3 1 Malay 2 1 1 Xinggapo 1 1 Ba Lan 1 Trung Quốc 2 1 (1991) úc 1 2 Việc tồn tại nhiều SDGCK có ưu điểm là tạo ra sự cạnh tranh, đồng thời cho phép các địa phương có thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên với sự phát triển của hệ thống vi tính và thông tin hiện nay, việc tồn tại nhiều SDGCK đã trở nên không cần thiết, tạo ra sự chia cắt thị trường, chênh lệch về giá cả và lãng phí về cơ sở vật chất và kĩ thuật. Chính vì vậy, xu hướng chúng trái ta hiện nay là hợp nhất các SDGCK vào một thị trường thống nhất trong cả nước. Với sự phát triển của hệ thống vi tính, xu hướng chung của các nước là hợp nhất các SDGCK vào một thị trường thống nhất, với một sàn giao dịch có nối mạng với nhau. Thực tế cho thấy việc tồn tại nhiều sở giao dịch chứng khoán sẽ dẫn đén việc cạnh tranh, chia cắt thị trường, chênh lệch về giá cả và lãng phí về cơ sở vật chất kĩ thuật. Thị trường phi tập trung (OTC) Tại hầu hết các nước, bên cạnh thị trường giao dịch tập trung dành cho việc giao dịch chứng khoán của những công ty lớn đã qua nhiều năm thử thách của thị trường, còn có thị trường phi tập trung (OTC) dành cho việc giao dịch chứng khoán của những công ty vừa và nhỏ. Thị trường OTC đại diện cho một thị trường thương lượng, nơi mà một người bán thương lượng với một người mua. Các hoạt động thường được diễn ra ngoài SDGCK và thường được sử dụng cho các chứng khoán của các
- công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu chuần niêm yết. Thông thường thị trường giao dịch tập trung được thành lập trước, sau đó rất nhiều năm thị trường OTC mới được khởi động, vì việc thành lập thị trường OTC đòi hỏi nhiều vấn đề kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật và vấn đề giám sát. Các công ty trên thị trường OTC được gọi chung là các nhà “môi giới - giao dịch” bởi họ có thể mua, bán chứng khoán với tư cách là người môi giới hoặc với tư cách chính chủ. Với tư cách người tạo thị trường, công ty có thể bán cho khách hàng chứng khoán dự trũ của họ hoặc mua chứng khoán từ khách hàng cho tài khoản của riêng họ. Với tư cách là người môi giới, công ty có thể mua bán chứng khoán với một nhà tạo thị trường khác. Dù hoạt động với tư cách nào đi nữa, nhà môi giới giao dịch cũng phải nói rõ cho khách hàng biết họ đang thực hiện lệnh của khách hàng với tư cách gì. Khi hoạt động với tư cách người môi giới hay đại diện, công ty phải công bố mức hoa hồng mà họ đòi hỏi. Khi giao dịch cho mình, một nhà môi giới – giao dịch cố gằng thu lợi nhuận bằng thao tác nâng giá (mark up) hay giảm giá (mark down). Mark up là khoản chênh lệch giữa mức giá mà công ty trả để mua một chứng khoán và mức giá mà công ty đòi ở khách hangf mua chứng khoán đó. Ngược lại, nếu khách hàng là người bán của công ty và mức giá mà nó thực tế trả cho khách hàng. 3. Những ưu, nhược điểm của thị trường chứng khoán a.Ưu điểm Tất cả các nước trên thế giới đều ưu tiên vào việc tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế qua việc thúc đẩy vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong quá trình này, và cũng không có nền kinh tế thị trường nào phát triển thịnh vượng mà không có vai trò của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán cũng cho phép hoạt động đầu tư trực tiếp dài hạn qua việc thị trường chứng khoán có thể thoả mãn các nhu cầu đối ngược nhau của các nhà đầu tư bằng việc tạo khả năng thanh khoản coa. Hơn nữa sự tồn tại của thị trường chứng khoán là yếu tố quyết định thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì các nhà đầu tư
- nước ngoài thường cân nhắc liệu thị trường chứng khoán nước đó hoạt động tốt hay không như một yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bằng việc tạo ra cho chính phủ và các nhà đầu tư mức giá chuẩn của các cổ phiếu được bán ra cho công chúng. Thị trường chứng khoán hỗ trợ định giá cổ phần trong chương trình cổ phần hoá. Thị trường chứng khoán chính là tốc độ của dòng thông tin, là lĩnh vực mà tất cả các loại thông tin được tập hợp và phân tích, đánh giá và giá cổ phiếu phản ánh trung thực các thông tin đó. Thị trường chứng khoán là một phần quan trọng không thể thiếu được và có phần quan trọng của thị trường tài chính nó có thẻe làm tăng tốc độ sự phát triển của nghành tài chính đất nước. Thị trường chứng khoán là nguồn thu hút ngoại tệ qua việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài hay đầu tư gián tiếp của người nước ngoài có thể ở bất cứ số ngoại tệ nào mà họ có hay họ muốn bỏ ra để mua cổ phần không nhất thiết phải đòi hỏi một mức vốn nhất định như đầu tư trực tiếp vào một dự án. Thị trường chứng khoán điều tiết việc phát hành cổ phiếu. Vai trò điều tiết của thị trường chứng khoán còn có thể hướng các đơn vị đầu tư vào các nghành hay lĩnh vực khuyến khích bằng cách phát hành cổ phiếu của những đơn vị đã được đánh giá tương đối chính xác. Thị trường chứng khoán tạo thói quen về đầu tư: sự phát triển của thị trường chứng khoán có sức hấp dẫn và tạo thói quen cho mọi người tham gia vào hoạt động của thị trường. b.Nhược điểm: Yếu tố đầu cơ dễ gây ảnh hưởng dây chuyền làm cho cổ phiếu có thể tăng giá tạo ra sự khan hiếm hay thừa làm cho giá cổ phiếu có thể lên xuóng đột ngột khi có sự câu kết – mua bán nội gián: dùng thông rin nội bộ trong một đơn vị để mua bán cổ
- phiếu của đơn vị đó nhằm thu lợi bất chính gây ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu vi phạm nguyên tắc công bằng. Mua bán cổ phiếu ngầm không qua thị trường chứng khoán có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa đến việc khống chế hay thay thế lãnh đạo đơn vị. Phao tin hoặc thông tin sai về một đơn vị kinh tế khác làm giá cổ phiếu thay đổi đột ngột nhằm mua bán hưởng lợi bất hợp pháp. Một số người nói tằng thị trường chứng khoán như các sòng bạc. ý nghĩ này được xuất phát có lẽ căn cứ vào mặt trái của thị trường chứng khoán. kho hệ thống pháp lý và hệ thống giám sát không có hiệu quảm hệ thống kinh doanh kém và yếu sẽ là môi trường cho việc đầu cơ, mua bán nội gián,... Tuy nhiên, có thể nói thị trường chứng khoán mang lại nhiều ưu điểm hơn nhược điểm. II.Một số vấn đề chung về thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1.Những thuận lợi cơ bản và thách thức trên con đường xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta a.Những tiền đề và thuận lợi cơ bản. Thuận lợi cơ bản đầu tiên là chúng trái phiếu có hệ thống chính trị ổn định. Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã thu được những thành quả hết sức phấn khởi. Thu nhập và mức sống của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ cao: bình quan hơn 8 - 9 % trong nhiều năm qua, theo dự báo mới nhất của ADB thì khả năng tăng trưởng kinh tế trong 2 năm tới của nước trái phiếu cũng sẽ cao nhất trong khối ASEAN. Đây là tiền đề quan trọng để nảy sinh ra nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đủ điều kiện để phát hành chứng khoán. Chính sách đa dạng hoá các hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế của Đảng và nhà nước đang giải phóng mọi năng lực sản xuất, kinh doanh, huy động mọi nguồn
- vốn cho phát triển sản xuất và thị trường vốn theo đó mà phát triển và là tiền đề cơ bản cho thị trường chứng khoán. Đảng và chính phủ có quyết tâm rất cao trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện chính sách cổ phần hoá nói chung. Đây là việc làm vừa hợp ý Đảng vừa hợp lòng dân và là điều kiện hết sức quan trọng thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng là yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Hệ thống thông tin cũng đang phát triển khá tốt. Chiến lược tăng tốc của ngành bưu điện đang thu được những kết quả khá lạc quan và là điều kiện hỗ trợ rất tốt để phát triển thị trường chứng khoán. Chế độ kế toán doanh nghiệp mới sửa đổi, ban hành thực hiện gần gũi hơn với chuẩn mực quốc tế. Hệ thống tin học của Việt Nam cũng phát triển rất nhanh, theo nhiều chuyên gia thì hệ thống này đang nằm trong tầm tay có đầy đủ khả năng để xâm nhập vào các thị trường chứng khoán và đốt cháy giai đoạn, bỏ qua giao dịch thủ công, tiến thẳng lên điện tử hoá. Một thuận lợi hết sức quan trọng không thể không kể đến là nước ta là nước mới phát triển sau nên có thể tận hưởng các kinh nghiệm quí báu của các nước đi trước. Sự giúp đỡ của quốc tế cũng rất nhiệt tình và có hiệu quả. Nước ta là nước mới phát triển, tài nguyên chưa được thăm dò và khai thác đầy đủ. Đây là yếu tố quan trọng cuốn hút vốn đầu tư nước ngoài mà lâu nay ta mới chú trọng khai thác theo hướng trực tiếp. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhất là việc mở rộng ra thị trường quốc tế. Nhờ chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập với bên ngoài, kinh tế đối ngoại đang thu được những thành quả rất đáng phấn khởi và là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. b.Những khó khăn và thách thức:
- Đã nói đến thị trường thì phải nói đến hàng hoá của thị trường đó. Như trái phiếu đề cập ở phần trên, hàng hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang rất nghèo nàn về cả số lượng và chủng loại, chứng khoán thương có danh, tính thanh khoản kém. Việc phát triển nó gặp rất nhiều khó khăn. Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhà nước có quyết tâm cao, nhưng thực tiễn lại bị ách tắc do nhận thức chưa đầy đủ về nó. Một cản trở khác rất quan trọng nữa là: mặc dầu việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vừa hợp ý Đảng, vừa hợp lòng dân song lại không vừa lòng ban lãnh đạo hiện tại và một bộ phận người lao động kém hiệu quả của doanh nghiệp. Họ sợ mất quyền, mất vị trí. Bên cạnh đó, cơ chế cổ phần hoá chưa đầy đủ và đồng bộ. Quy trình, định giá tài sản, chính sách ưu đãi cho xí nghiệp cổ phần hoá, chế độ với người lao động...chưa thoả đáng như vấn đề cấp không cổ phần cho người lao động. Chúng ta cũng chưa có danh mục cụ thể cho ngưòi lao động và các công ty cổ phần, chỉ chú trọng cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Thông tin công khai của doanh nghiệp cổ phần cũng hạn chế, kém tin cậy, chưa chiếm được lòng tin của người đầu tư. Số công ty hội đủ các điều kiện để phát hành chứng khoán chưa nhiều: làm ăn hiệu quả, ổn định, chấp nhận phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng, chấp nhận công khai hoá thông tin. Gần đây có một số ngân hàng thương mại có phát hành trái phiếu nhưng vẫn không chịu công khai hoá thông tin. ít có các dự án lãi suất cao, hấp dẫn người đầu tư. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, công ty Việt Nam trên trường quốc tế chưa cao. Thu nhập của đại bộ phận nhân dân lao động thấp nước trái phiếu vẫn là một trong những nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới, bởi vậy kho cổ phần hoá doanh nghiệp ít có người có tiền để mua cổ phiếu. Tập quán thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến trong dân chúng và ngay đối với các doanh nghiệp. Hệ thống thanh toán qua các ngân hàng còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành thị trường chứng khoán còn non trẻ, thiếu cả về số lượng, kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ, chưa được huấn luyện nhiều. Hệ thống pháp luật của trái phiếu còn thiếu, chưa đồng bộ và đang trong quá trìnhphát triển và hoàn thiện dần. Chưa có khung pháp chế và biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người đầu tư. Hệ thống kiểm toán, kế toán thống kê tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa xây dựng được thành hệ thống có chuẩn mực quốc tế. Chất lượng thông tin chưa cao, độ tin cậy thấp. 2.Một số đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt Nam sau 1 năm hoạt động. a.Hàng hoá Cổ phiếu niêm yết: Trong phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/200, có 2 cổ phiếu được giao dịch đó là cổ phiếu của Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) và cổ phiếu của CtyCP Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM). Tiếp đóm phiên giao dịch thứ 4 đưa thêm 2 cổ phiếu của CtyCP Giấy Hải Phòng (HAPACO) và CtyCP Kho vận giao nhận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (TRANSIMEX) vào giao dịch. Phiên giao dịch thứ 60, cổ phiếu của CtyCP Chế biến hàng xuất khẩu LongAn (LAFFOOCO) được đưa vào giao dịch. Ngày 16/7/2001, có thêm cổ phiếu của CtyCP Khách sạn Sài Gòn (SGH) được đưa vào giao dịch. Tính đến ngày 28/7/2001, trên thị trường có 6 công ty niêm yết với tổng số cổ phiếu đăng kí niêm yết là 33,8 tỷ đồng (tính theo giá trị sổ sách). Trái phiếu: Trong 1 năm qua, TTGDCK Tp.HCM đã tổ chức 8 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ qua TTGDCK, trong đó đã tổ chức thành công 3 đợt đấu thầu, tổng giá trị trái phiếu chính phủ trúng thầu là 805 tỷ đồng, thời hạn 5 năm lãi suất từ 6,5%/năm đêa 7,3%/năm. có 5 đợt đấu thầu không thành công vì lãi suất đặt thầu cao hơn lãi suất
- chỉ đạo của Bộ Tài Chính. Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 2 đợt trái phiếu chính phủ theo hình thức bảo lãnh phát hành với tổng giá trị 700 tỷ đồng. Như vậy, đến nay đã có trên 1.500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. UBCKNN đã phối hợp với NHTW chỉ đạo hướng dẫn việc đưa trái phiếu trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại lên niêm yết và giao dịch trên TTGDCK Tp.HCM. Đến nay có 2 loại trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được niêm yết tại TTGDCK Tp.HCM với tổng giá trị niêm yết là 157,7 tỷ đồng, chiếm 14,75% tổng giá trị phát hành. Hoạt động của các công ty niêm yết: Hoạt động của các công ty kể từ khi niêm yết cổ phiếu trên TTGDCK Tp.HCM cho thấy có những chuyển biến tốt. Do áp lực của cạnh tranh, công khai thông tin, nên các công ty này đã có những tiến bộ trong việc điều hành quản lý mở rộng sản xuất, kinh doanh. Các công ty niêm yết đều có tốc độ tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu năm 2000 tăng 25 – 36%, lợi nhuận tăng 16%-20%. Các công ty niêm yết bắt đàu làm quen với TTCK và bước đầu đã thực hiện được những quy định công bố công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tài chính của mình ra công chúng. b.Giao dịch, đăng kí, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán khối lượng giao dịch Tính đến ngày 28/72001, TTGDCK Tp.HCM đã thực hiện được 151 phiên giao dịch, với 14,2 triệu cổ phiếu và trên 500 nghìn trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch 727 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 90%. Thị trường cổ phiếu hoạt động sôi động thu hút được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Nếu như giá trị giao dịch thời kì đầu là 1 tỷ đồng/phiên, thì trong thời gian gần đây, giá trị giao dịch dao động trong khoảng 8 đến 15 tỷ đồng/phiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tổng quan về máy giặt đi sâu nghiên cứu chế tạo thử bộ điều khiển máy giặt dân dụng ứng dụng vi xử lý
83 p | 522 | 218
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị marketing tại công ty cổ phần dệt Mùa đông trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
129 p | 462 | 200
-
Luận Văn: "Tổng quan về phương pháp trắc nghiệm khách quan"
57 p | 433 | 106
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam
106 p | 211 | 67
-
Luận văn: Tổng quan và tình hình đầu tư ODA của nhật bản vào Việt Nam
40 p | 262 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu và triển khai hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 cho công ty ô tô Toyota Việt Nam
137 p | 152 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại Việt Nam - Canada thực trạng và giải pháp thúc đẩy
126 p | 155 | 37
-
Luận văn: Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam
80 p | 144 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
125 p | 68 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định (Artexport Nam Định)
109 p | 95 | 27
-
Đề tài: Tổng quan của đói nghèo
40 p | 171 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống phân phối bưởi năm roi tại Công ty cổ phần Vinagreenco giai đoạn 2018 – 2022
118 p | 44 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo tồn và phát huy nghề gốm của người Thái, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
129 p | 99 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng tại Siêu thị Quảng Ngãi
26 p | 79 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa tài sản thương hiệu và ý định chuyển đổi mạng viễn thông di động - Nghiên cứu tại TP Đà Nẵng
167 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của Công ty cổ phần gạch khối Tân Kỷ Nguyên đến năm 2020
128 p | 33 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Phát triển thị trường công cụ ngoại hối phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
106 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn