intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG ( Oxyeleotris mamoratus )"

Chia sẻ: Cung Ru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

126
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá bống tuợng là loài cá nước ngọt có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao và đây là đối tượng nuôi đầy tiềm năng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris mamoratus)” được thực hiện nhằm tìm hiểu về sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của đối tượng này ở những độ mặn khác nhau, từ đó có những ứng dụng phù hợp cho việc mở rộng vùng nuôi và đa dạng hóa mô...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG ( Oxyeleotris mamoratus )"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN ----------oOo---------- ĐINH LĨNH NAM ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG ( Oxyeleotris mamoratus ) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  2. LỜI CẢM ƠN Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi có được những kinh nghiệm và kĩ năng bổ ích, thiết thực cho công việc sau này. Để đạt được những kết quả trên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Cô Đỗ Thị Thanh Hương, Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến thủy sản – Khoa Thủy sản, khoảng thời gian làm việc dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của cô giúp tôi nhận thấy những khoảng trống kiến thức cần phải củng cố, đồng thời cô còn giúp tôi những chỉ dẫn quí báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn Cô Bùi Thị Bích Hằng cố vấn học tập và các thầy cô đã quan tâm truyền đạt kiến thức trong 4 năm đại học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến chị Huỳnh Hiếu Lộc, chị Nguyễn Hương Thùy, chị Nguyễn Thị Kim Hà đã giúp đỡ và chỉ dẫn tôi rất nhiệt tình trong thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tập thể lớp BHTS 31, các anh chị em trong trại thực nghiệm đã quan tâm giúp đỡ tôi trong những lúc gặp khó khăn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, các anh chị và bạn bè đã động viên, an ủi, hỗ trợ tôi cả tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành biết ơn! 1 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  3. TÓM TẮT Cá bống tuợng là loài cá nước ngọt có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao và đây là đối tượng nuôi đầy tiềm năng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN KHÁC NHAU LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris mamoratus)” được thực hiện nhằm tìm hiểu về sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của đối tượng này ở những độ mặn khác nhau, từ đó có những ứng dụng phù hợp cho việc mở rộng vùng nuôi và đa dạng hóa mô hình nuôi đối tượng nuôi. Thí nghiệm được thực hiện gồm 5 nghiệm thức 0‰, 5‰, 10‰, 15‰, 20‰, kích cỡ cá trung bình khoảng 12,85±2.43 g. Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng, tăng trọng về khối lượng và chiều dài của cá sẽ được thu mẫu sau mỗi tháng. Kết quả tỷ lệ sống của cá sau 3 tháng nuôi cao nhất ở độ mặn 5‰ (95,33%), tiếp đến ở nghiệm thức 10‰ (98,33%), kế đến là ở nghiệm thức 0‰ (68,67%), ở nghiệm thức 15‰, 20‰, cá chết hoàn toàn lần lượt ở ngày thứ 48 và 44 trong 3 tháng nuôi. Tăng trọng của cá ở các nghiệm thức 0‰, 5‰, 10‰ khác biệt có ý nghĩa (p
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBT Cá bống tượng CD Chiều dài TL Trọng lượng 3 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  5. Chương I GIỚI THIỆU Với tổng diên tích mặt nước khoảng 954.350 trong đó diện tích nước ngọt chiếm khoảng 641.350 ha. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích mặt nước lớn nhất nước ta. Nhờ hệ thống sông ngòi chằn chịt tạo điều kiện cho nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long đã phát triển từ rất sớm, những vùng nuôi nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,…với những đối tượng truyền thống như: cá basa, cá tra, cá bống tượng,…Việc nuôi thương phẩm các loài cá này đã góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân hơn thập kỉ qua. Cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus Bleeker) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao và đang được nhiều người nuôi quan tâm. Nó là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài tự nhiên, cá bống tượng ăn cá, tôm, cua, tép,…(Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Khánh, 2005). Hiện nay nghề nuôi cá bống tượng chủ yếu là ở các vùng nước ngọt nhưng lại xảy ra nhiều bệnh làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và năng suất, một số vùng nước lợ cũng bắt đầu nuôi và đạt được năng suất khá cao, ít bệnh. Nhưng vấn để đặt ra là phải tìm được khoảng độ mặn thích hợp để cá bống tượng phát triển tốt hơn đem lại năng suất cao hơn cho người nuôi, xuất phát từ các yêu cầu trên đề tài: “Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá bống tượng (OxyeLeotris marmoratus BLeeker)” được tiến hành. 1.1 Mục tiêu đề tài Đánh giá tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá bống tượng ở các độ mặn khác nhằm tìm ra khoảng độ mặn thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất. Từ đó làm cơ sở để khuyến cáo các hộ nuôi thủy sản. 4 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  6. 1.2 Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của độ mặn đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá bống tượng từ giai đoạn con giống. 1.3 Thời gian thực hiện đề tài Thời gian: đề tài bắt đầu từ tháng 1-2009 và dự kiến kết thúc khoảng tháng 4-2009. Địa điểm: Khoa Thuỷ Sản Trường đại học Cần Thơ. 5 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  7. Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.1 Hệ thống phân loại cá bống tượng: theo FAO Lớp: Osteichthyes Lớp phụ: Artinopteryii Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Loài: Oxyeleotris marmoratus Bleeker 2.1.2 Một số tập tính sống của cá bống tượng (CBT) Khi cá còn nhỏ, chúng có thể sống thành các quần đàn trong các thủy vực tự nhiên. Đến khi trưởng thành cá ít khi sống tập trung thành quần đàn. Cá bống tượng sống trong các thuỷ vực nước ngọt như: sông ngòi, kinh, rạch, ao, đìa,...Thích nơi nước ấm, nhiều rong cỏ, hang hốc. Khi sinh sản chúng thường chọn những nơi nước chảy hoặc lưu thông. Chúng có thể sống ở vùng có pH = 5,5 và ở nơi có độ mặn không vượt quá 13‰. Hàm lượng oxy không thấp quá 3 mg/l. Tuy nhiên, môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá là: pH = 6,5 – 7, nhiệt độ từ 26 – 32 0 C, oxy trên 3 mg/l, nồng độ muối nhỏ hơn 6‰ (Nguyễn Chung, 2007). Đặc điểm môi trường sống rất quan trọng đối với cá bống tượng vì không chỉ là môi trường sống đơn thuần mà còn là nơi cho các thủy sinh vật sống phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên, chỗ cư trú, là nơi để cá đẻ. Môi trường ổn định thức ăn đầy đủ, cá có sức đề kháng cao, cá khỏe và phát triển nhanh hơn. Khi thay đổi môi trường sống cá dễ bị sốc, sức đề kháng yếu, dễ bị kí sinh trùng xâm nhập gây bệnh và có thể dẫn đến chết. Ở giai đoạn cá khoảng 12 cm môi trường thay đổi cá dễ bị sốc và chết hàng loạt (Nguyễn Chung, 2007). Cá có thể sống trong khoảng nhiệt độ 15 – 41,50 C. Nhiệt độ thích hợp từ 26 – 32 0 C. CBT có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, ống bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1 m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Môi trường 6 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  8. nước yên tĩnh, có cỏ, cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. CBT thường hoạt động vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày (http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/bongtuong.htm). CBT sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3 – 11, tập trung từ tháng 5 – 8. Mức sinh sản của CBT 150.000 – 200.000 trứng/kg cá cái. Cỡ cá 150g có số trứng nhiều nhất 270.000, cỡ cá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng. Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau. Trứng cá có dạng hình quả lê, trứng dính. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Khánh, 2005. Kỹ thuật nuôi cá bống tượng). Đảm bảo chất lượng thức ăn cho CBT là động vật tươi (Dương Nhựt Long, 2003. Bài giảng kỹ thuật nuôi cá nước ngọt), không ướp hóa chất, số lượng cho ăn đủ, không để thức ăn dư. Tạo điều kiện cho cá bắt mồi liên tục, ngày và đêm: cá sống ở đáy thường làm thức ăn tự nhiên cho CBT hoặc đưa cá sống từ đáy ao sang mé ao, bằng tạo mé cỏ tối nước dày ở từng đoạn mương ao (thả lục bình ở nơi yên tĩnh). Khi cá đã sống ở mé ao, cá giảm bệnh, cá, tép con ban ngày trú vào rong cỏ sẽ làm mồi ăn trực tiếp cho CBT. Nuôi CBT mà cá không có đớp mồi ban ngày là điều kiện sống ở ao mương chưa tốt (http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/bongtuong.htm). CBT là cá dữ nhưng nhát, ban ngày nằm sát đáy ao, hay hốc nên dễ bị bệnh ký sinh trùng (mỏ neo, rận cá,...) làm cá chậm lớn. Dùng lá xoan bó thành bó treo ở đầu cống nước ra vào. Nuôi CBT ở ao nếu tạo điều kiện cho cá ăn sạch và nước tốt, lưu thông thì cá lớn như nuôi ở bè và cá ít bệnh so với bè. 2.2 Hình thái dinh dưỡng Cá có thân dài, phần thân trước hơi tròn, phần sau dẹp ngang về phía đuôi. Đầu rộng, hơi hẹp miệng, chẻ rộng và hướng lên trên. Chiều dài đầu gần bằng ¼ thân. Mắt nằm ở mặt trên của đầu, hơi lồi. Các vây to, mềm. Vây đuôi tròn, dài. Vây ngực hơi nhọn. Toàn thân cá được phủ một lớp vẩy lược, có màu nâu nhạt hơi xám, trên thân có những đám vân lớn như da beo (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Khánh, 2005. Kỹ thuật nuôi cá bống tượng). 7 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  9. CBT trưởng thành có bộ máy tiêu hóa tiêu biểu cho loài cá dữ điển hình. Miệng lớn, răng hàm dài và sắc, tỷ lệ chiều dài của ruột trên chiều dài thân là 0,7. CBT ăn động vật, chủ yếu là: cá, tôm, tép, cua, trùng, ấu trùng, côn trùng, thủy sinh,... Tuy nhiên CBT khác với cá lóc, cá lóc chủ động đuổi mồi bắt còn CBT rình bắt mồi. CBT ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng, CBT thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn thức ăn ươn thối. Theo Nguyễn Chung (2007) CBT mới nở có kích thước rất nhỏ 0,3 – 0,5 mm. Khi mới nở, cá bột sử dụng noãn hoàng. Khi cá hết noãn hoàng (từ 70 – 120 h sau khi nở) cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như tảo, luân trùng, hoặc thức ăn có kích thước nhỏ mịn như: bột đậu, bột sữa, lòng đỏ trứng. Loại thức ăn thích hợp trong giai đoạn này là luân trùng (Rotifer). Đến giai đoạn cá hương (1,5 – 2 cm) thức ăn của chúng chủ yếu là các phiêu sinh động vật (Daphnia, Moina). Cá cũng ăn trùng chỉ, muỗi lắc. Càng lớn cá càng thích ăn thức ăn có nguồn gốc động vật. Khi còn nhỏ ở giai đoạn vừa hết noãn hoàng cá rất tích cực tìm mồi, nhưng khi lớn lên hoạt động bắt mồi của cá chậm dần. Cá hoạt động tích cực vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn mình để nghỉ ngơi. 2.3 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển So với các loại cá khác, CBT có tốc độ tăng trưởng trung bình chậm, đặc biệt dưới giai đoạn 100 g, từ 100 g trở lên tốc độ tăng trưởng của cá khá lớn. Ở giai đoạn cá bột đến cá giống, cá mất thời gian 3 tháng mới đạt chiều dài 3 – 4 cm. Từ cá giống đến khi cá đạt kích cỡ 100 g/con cho việc nuôi bè, cần 4 – 5 tháng nữa. Để nuôi được 01 tấn sản phẩm cá bống tượng tại vùng nước lợ nói chung và huyện Cần Giờ, Nhà Bè Tp.Hồ Chí Minh nói riêng, chỉ cần tiêu tốn từ 6 – 8 kg cá tạp để thu về 1 kg CBT thành phẩm (http://agriviet.com). Trong tự nhiên, những cá sống sót sau khi nở cần thời gian khoảng 1 năm mới đạt kích cỡ 100 – 300 g/con. Để đạt khối lượng 400 g/con, cá có trọng lượng 100 g/con phải mất thời gian 5 – 8 tháng nuôi ao đất và 5 – 6 tháng nuôi bè (Nguyễn Chung, 2007). Cá bống tượng 8 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  10. thành thục ở tuổi trên dưới 1 năm. Chúng dễ thành thục và chu kì phát dục ngắn. Cá thành thục có kích cỡ từ 100 – 200 g/con. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian đẻ rộ từ tháng 5 – 6. Đến mùa vụ sinh sản, cá thường bắt cặp và đẻ trứng dính vào hang hốc, bọng cây và các ống nhựa hay phiến gạch dưới ao. Với biện pháp nuôi và kích thích nhân tạo, cá có thể kéo dài thời gian sinh sản từ tháng 3 – 11 và tái đẻ nhiều lần trong năm. Sau khi sinh sản cá đực canh tổ và tham gia ấp trứng cùng cá cái. Cá cái bơi quanh tổ quạt đuôi tạo oxy cho tổ trứng. Sức sinh sản của cá bống tượng khá cao, 1kg cá cái có thể đạt được từ 100 – 200 ngàn trứng. Tuy sức sinh sản cao nhưng trong tự nhiên rất dễ hao hụt không còn sống sót bao nhiêu. 2.4 Một số kết quả nghiên cứu về độ mặn Chirstina Swnson (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của 3 độ mặn khác nhau (15, 35 và 50‰) lên sự thay đổi áp suất thẩm thấu của cá Măng (Chanos chanos) và thấy rằng sau 2 h thì áp suất thẩm thấu đạt giá trị cao nhất là 430 mOsm ở 55‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
  11. dụng thức ăn cao hơn tất cả các nghiệm thức, nằm trong khoảng 1,05 và 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 5‰ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 15,30‰. Nghiên cứu này cho thấy nuôi cá bóp ở giai đoạn cá hương trong thực tiễn nên nuôi ở độ mặn 5‰ (Matthew và ctv, 2006). Nicholas Romano và ctv (2006) cho thấy độ mặn đã ảnh hương rõ ràng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của ghẹ xanh (Portunus pelagicus) con. Tỷ lệ tử vong của ghẹ xanh con cao khi nuôi ở độ mặn ≤ 15‰ và ở độ mặn 45‰ (p
  12. Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu thí nghiệm Nguồn cá giống được thu mua từ trại giống ở Hậu Giang và Tiền Giang. Cá có khối lượng trung bình khoảng 10g/con, đang sống ở độ mặn 0‰. Bể composite (15 bể ) Máy đo oxy Máy đo pH Máy đo nhiệt độ Máy sục khí Máy đo độ mặn Thước nhựa Cân điện tử Vợt vớt cá Một số dụng cụ khác Thức ăn là tép tươi hoặc tép đông lạnh 3.2 Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm Cá mua về đang sống ở độ mặn 0‰, và được giữ trong bể 1- 2 tuần để dưỡng cá. Thí nghiệm được thực hiện trong bể composite 500 L, mật độ 50 con/bể. Nguồn nước máy được cấp trực tiếp vào bể và nước ót mua từ Vĩnh Châu được xử lí (bằng chlorine 30 ppm), để pha các nồng độ muối có độ mặn theo đúng yêu cầu của các nghiệm thức. Cách thuần độ mặn: mỗi ngày tăng 3‰ đến khi đạt độ mặn thích hợp theo công thức C 1 V 1 = C2 V 2 . Nước mặn được sử dụng là nước ót mua từ Vĩnh Châu được xử lí bằng chlorine trước khi sử dụng, nước ngọt được sử dụng là nguồn nước máy sinh hoạt. Thí nghiệm được thực hiện trong 3 tháng, gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. 11 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  13. - Nghiệm thức I: độ mặn 0‰ (nghiệm thức đối chứng) - Nghiệm thức II: độ mặn 5‰ - Nghiệm thức III: độ mặn 10‰ - Nghiệm thức IV: độ mặn 15‰ - Nghiệm thức V: độ mặn 20‰ Chăm sóc và quản lí Thí nghiệm được bố trí trong bể composite có sục khí và máy lọc. Nước: mực nước khoảng 60-70cm. Thức ăn: tép cắt nhỏ khi cá mới đem về, sau 1 tháng nuôi không cần cắt nhỏ tép. Cho cá ăn khoảng 5% khối luợng thân/ngày, cho ăn 1 lần/ngày (khoảng 16-17 h chiều) Thay nước khoảng 2/5 bể, 3 ngày/lần. Trong thời gian thí nghiệm thường xuyên theo dõi và ghi lại hoạt động bơi lội, tiêu hao thức ăn và đếm số cá chết. Đồng thời kiểm tra độ mặn giữa các nghiệm thức hằng ngày bằng khúc xạ kế. 3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác định chiều dài, khối lượng ban đầu bằng cách cân lấy khối lượng trung bình cá. Chỉ tiêu tăng trưởng: thu định kì 1 lần/tháng, bằng cách bắt toàn bộ cá ở mỗi bể để cân khối lượng, đo chiều dài nhằm kiểm tra tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá. Cá sau khi thu xong các chỉ tiêu, được thả vào bể tiếp tục nuôi để xác định tỉ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm. 3.4 Chuẩn bị thức ăn và phương pháp cho ăn Cá đựơc cho ăn bằng thức ăn tươi, tép sống hoặc tép đông lạnh. Tép được rửa kĩ để loại bỏ ốc và cá tạp, nhằm hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài. 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán Độ mặn được kiểm tra hằng ngày bằng khúc xạ kế. Oxy: được đo bằng máy đo oxy 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. 12 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  14. pH đựợc đo bằng máy đo pH 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Nhiệt độ được đo bằng máy đo 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Các chỉ tiêu môi trường NO 2 - , NO 3 -, NH 3 được theo dõi 10 ngày/lần bằng bộ kít. Bệnh cá trong suốt quá trình nuôi (3 tháng) ở các nghiệm thức. Tương quan chiều dài trọng luợng ở các nghiệm thức. 3.6 Tỷ lệ sống (SurvivaL rate, SR) SR(%) = (Số cá thu được / Số cá thả lúc đầu) x 100 Tăng trưởng tuyệt đối (DWG) (g/ ngày) = (Wt –Wo )/t Tăng trưởng tương đối (SGR) (%/ngày) = 100 x (LnW t -LnW c )/t Trong đó: Wo : Khối lượng cá ở thời điểm ban đầu (g) Wt : Khối lượng cá ở thời điểm cuối (g) t :Thời gian nuôi (ngày) Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Conversion Ratio, FCR) FCR = Lượng thức ăn sử dụng / Khối lượng của cá gia tăng Ghi chú: sau mỗi lần cho ăn thì vớt thức ăn dư sau khi cá ăn để qui ra khối lượng khô và từ đó xác định lượng thức ăn cá đã ăn. 3.7 Xử lí số liệu Số liệu được xử lí theo chương trình Excel version 5.0 và SPSS. So sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào phương pháp phân tích ANOVA version 3.0 và phép thử DUCAN ở mức ý nghĩa p < 0,05. 13 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  15. Chương IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố môi trường cần thiết đối với đời sống thuỷ sinh vật bởi vì tôm, cá là động vật biến nhiệt. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sống của cá như: quá trình trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường độ bắt mồi,… Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức thay đổi không đáng kể, dao động trong khoảng 26,14±0,890 C đến 26,82±0,870 C, nhìn chung vào thời gian thí nghiệm thời tiết hay thay đổi do trời mưa nắng thất thường nên dùng các dụng cụ tăng nhiệt để điều hoà nhiệt độ phù hờp với cá. Nhiệt độ sáng chiều chênh lệch trung bình khoảng 0,50 C ở các nghiệm thức. Do thí nghiệm được bố trí ở nơi tương đối kín đáo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều không cao, rất phù hợp cho sự phát triển của cá. Do CBT là loài rộng nhiệt có thể chịu đựng nhiệt độ 15 – 41,5 0 C, nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển là 26 – 32 0 C (www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/bongtuong.htm) nên nhiệt độ không ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá. 30.0 25.0 Nhiệt độ (độ C) 20.0 Sáng 15.0 Chiều 10.0 5.0 0.0 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.1. Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức 14 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  16. 4.1.2 pH pH là yếu tố chỉ thị cho môi trường nước tốt hay xấu, nó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Trong thời gian thí nghiệm pH nằm trong khoảng 7,8 đến 7,9. Giá trị pH bằng 7,8±0,19 ở 5‰ vào buổi sáng và cao nhất là ở 7,9±0,17 ở 20‰ vào buổi sáng. Giá trị sai khác pH giữa sáng và chiều trung bình là 0,1. Như vậy, giá trị pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng chấp nhận được và rất ổn định nên không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 10.0 9.0 8.0 7.0 6.0 Sáng pH 5.0 Chiều 4.0 3.0 2.0 1.0 0.0 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.2. Biến động pH giữa các nghiệm thức CBT sống thích hợp ở môi trường có pH=7, và có thể chịu đựng được ở môi trường có pH=5 (www.vietLinh.com.vn/kithuat/ca/bongtuong.htm). 4.1.3 NO2 - Nitrite là một trong những loại đạm rất độc đối với tôm cá, do đó trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản đây cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Tính độc của nitrite khác nhau giữa các môi trường ngọt, lợ và mặn.Trong môi trường nước ngọt, tính độc của nitrite gấp 55 lần so với môi trường nước có độ mặn 16‰. (Trương Quốc Phú, 2006). Theo Trương Quốc Phú thì hàm lượng NO 2 - trong nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất là nằm trong khoảng 0-0.5 mg/L. 15 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  17. 0.25 Nồng độ NO2 (mg/L) 0.20 0.15 0.10 0.05 0.00 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.3. Biến động NO 2 - giữa cá nghiệm thức Qua biểu đồ trên cho thấy NO 2 - trong quá trình nuôi biến đổi không nhiều và nằm trong khoảng thích hợp, cao nhất là 0,17±0,6 và thấp nhất là 0,11±0,05 lần lượt ở 5‰ và 0‰, nên NO 2 - ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình tăng trưởng của CBT. 4.1.4 NO3 - Nitrate là một dạng tồn tại của đạm được tạo thành từ sự chuyển hoá của nitrite nhưng không có tính độc đối với tôm cá. Hàm lượng nitrate ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng từ 0,682±0,034 mg/L đến 0,835±0,046 mg/L. 1.000 0.900 Nồng độ NO3 (mg/L) 0.800 0.700 0.600 0.500 0.400 0.300 0.200 0.100 0.000 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.4. Sự biến động NO 3 - giữa các nghiệm thức 16 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  18. Theo Trương Quốc Phú thì lượng NO 3 - trong nước ngọt luôn cao hơn trong môi trường nước biển và hàm lượng NO 3 - thích hợp cho các ao nuôi cá, tôm là từ 0,1-10 mg/L. 4.1.5 TAN TAN là một dạng đạm gây độc đối với tôm cá, là mắt xích đầu tiên trong chu trình chuyển hoá nitơ, được taọ ra bởi thức ăn thừa và nước thảy từ sinh vật. NH 3 sẽ chuyển hoá sang nitrite nhờ vi khuẩn nitrosomonas, NH 3 chỉ tồn tại trong môi trường mang tính kiềm còn trong môi trường acid thì dạng tồn tại của amonia là NH 4 + (Amonia.http://freshaquarium.about.com/od/termsandtabLes/g/ammonia .htm). Hàm lượng NH3 ở các nghiệm thức lần lượt là 1,74±0,77, 1,85±0,60, 1,78±0,80, 1,42±0,66, 1,18±0,43 mg/L. Hàm lượng này nằm trong khoảng chấp nhận được không ảnh hưởng đến sự phát triển của CBT. 2.50 Nồng độ NH3 (mg/L) 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.5. Sự biến động TAN giữa các nghiệm thức Theo Trương Quốc Phú (2006) trong nuôi trồng thủy sản có hàm lượng NH 3 tốt nhất cho tôm cá là ở mức < 0,1 mg/L. Nước có hàm lượng TAN từ 0,1-1 mg/L là môi trường nước có chất lượng trung bình chấp nhận được. Các yếu tố NO 2 -, NO 3 - , TAN trong các thí nghiệm không liên quan chặt chẽ với nhau, vì mỗi bể sử dụng một bộ lọc riêng do vậy các yếu tố môi truờng trong mỗi bể đều hoàn toàn độc lập với nhau. 17 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  19. 4.1.6 Oxy CBT là loài cá cần có dưỡng khí trên 3mg/L, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ (http://www.vietLinh.com.vn/kithuat/ca/bongtuong.htm ) . Trong thí nghiệm cá được nuôi trong bể composite có máy sục khí và máy lọc nước đảm bảo đầy đủ oxy cho cá trong suốt quá trình thí nghiệm. 10.00 9.00 8.00 7.00 Oxy (mg/L) 6.00 Sáng 5.00 Chiều 4.00 3.00 2.00 1.00 0.00 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Nghiệm thức Hình 4.6. Sự biến đông oxy giữa các nghiệm thức Trong suốt quá trình thí nghiệm biến động của oxy sáng và chiều rất ít và luôn ở mức cao. Vì vậy, trong quá trình thí nghiệm, oxy không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. 4.2 Tăng trọng và tỷ lệ sống của cá bống tượng ở các độ mặn khác nhau 4.2.1 Tăng trọng Trong thí nghiệm này khối lượng của cá ghi nhận theo từng tháng, đồng thời theo dõi tốc độ tăng trọng của cá theo ngày. 18 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  20. Bảng 4.1. Khối lượng của CBT (g) giữa các nghiệm thức theo tháng NT 0‰ 5‰ 10‰ 15‰ 20‰ Ngày bố 13,21±2,48a 13,14±2,54 a 12,66±2,25 a 12,63±2,35 a 12.63±2,52a trí Tháng 1 14,65±2,49a 14,20±2,50 ab 14,20±2,33 ab 13,85±2,06 b 13,87±2,17b Tháng 2 15,95±2.27 a 17,17±2.51 c 16,97±3.41 bc 16,48±2.10 ab 16,11±2,04a Tháng 3 19,86±3,79a 19,33±4,05 b 20,42±4,22 c Cá chết Cá chết Số liệu trình bày trung bình ± SD. Trong cùng một hàng các giá trị trung bình ± SD theo sau cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) Khối lượng được ghi nhận theo tháng. Như vậy, ở tháng thứ nhất tăng trọng cá ở nghiệm thức 0‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê với cá ở 2 nghiệm thức 15‰, 20‰ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cá ở nghiệm thức 5‰, 10‰. Ở tháng thứ 2 tăng trọng của cá ở nghiệm thức 0‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê với cá ở nghiệm thức 5‰, 10‰ và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại. Tháng thứ 3 tăng trọng ở các nghiệm thức 0‰, 5‰,10‰ đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0