intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá hiệu quả hoạt đông giao vận tại HUB HMH của Công ty TNHH giao hàng Flex Speed năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

21
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đánh giá hiệu quả hoạt đông giao vận tại HUB HMH của Công ty TNHH giao hàng Flex Speed năm 2021" tập hợp cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối, logistics ngược và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, đánh giá thực trạng hoạt động giao vận của HUB trong hai năm gần đây, từ đó nghiên cứu được những xu hướng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá hiệu quả hoạt đông giao vận tại HUB HMH của Công ty TNHH giao hàng Flex Speed năm 2021

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thành Luân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị My Ny MSSV: 1854030047 Lớp: QL18A Khóa: 2018 – 2022 TP.HCM, 06/2022
  2. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thành Luân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị My Ny MSSV: 1854030047 Lớp: QL18A Khóa: 2018 – 2022 TP.HCM, 06/2022
  3. Khoa: KINH TẾ VẬN TẢI Bộ môn: Quản trị logistics & vận tải đa phương thức PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): Nguyễn Thị My Ny MSSV: 1854030047 Lớp: QL18A Ngành : Khai thác vận tải Chuyên ngành : Quản trị logistics & vận tải đa phương thức 2. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 3. Các dữ liệu ban đầu: ………. .............................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 4. Các yêu cầu chủ yếu: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 5. Kết quả tối thiểu phải có: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Ngày giao đề tài: …………………Ngày nộp báo cáo: …………………………….. TP. HCM, ngày … tháng … năm Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Nguyễn Thành Luân TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. Khoa: Kinh tế vận tải Bộ môn: Quản trị logistics & vận tải đa phương thức BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): Nguyễn Thị My Ny MSSV:1854030047 Lớp: QL18A Ngành: Khai thác vận tải Chuyên ngành: Quản trị logistics & Vận tải đa phương thức 2. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 3. Tổng quát về LVTN: Số trang: Số chương: Số bảng số liệu: Số hình vẽ: Số tài liệu tham khảo: Phần mềm tính toán: Số bản vẽ kèm theo: Hình thức bản vẽ: Hiện vật (sản phẩm) kèm theo: 4. Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. b) Những kết quả đạt được của LVTN: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. c) Những hạn chế của LVTN: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 5. Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm) Không được bảo vệ 6. Điểm thi (nếu có): TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  5. Khoa: Kinh tế vận tải Bộ môn: Quản trị logistics & vận tải đa phương thức BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……): Nguyễn Thị My Ny MSSV:1854030047 Lớp: QL18A 2. Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 3. Nhận xét: a) Những kết quả đạt được của LVTN: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... b) Những hạn chế của LVTN: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 4. Đề nghị: Được bảo vệ Bổ sung thêm để bảo vệ Không được bảo vệ 5. Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng: (1) ................................................................................................................................. ...................................................................................................................................... (2) ................................................................................................................................. ...................................................................................................................................... (3) ................................................................................................................................. ...................................................................................................................................... 6. Điểm: TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Giảng viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: Đính kèm Phiếu chấm điểm LVTN
  6. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, em xin phép bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đến từ khoa Kinh tế vận tải đã giúp em rèn luyện kỹ năng và tiếp thu nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tâp vừa qua. Kiến thức của thầy cô đã đặt nền tảng giúp em có thể trau dồi thêm kiến thức chuyên môn một cách tốt hơn. Một lần nữa, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn em – thầy Nguyễn Thành Luân đã dành thời gian hướng dẫn, hỗ trợ và góp ý để em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời chân thành đến các nhân viên tại HUB HMH, đặc biệt là hai anh supervisor Khôi và Trường đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc để em có thể thực hiện đề tài này. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế nên bài luận văn này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được nhận những lời góp ý từ các quý thầy cô trong khoa để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn mọi người và chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi!
  7. LỜI CAM ĐOAN Em – Nguyễn Thị My Ny, sinh viên chuyên ngành Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức tại trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh xin cam đoan đề tài luận văn “Đánh giá hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB HMH của công ty TNHH Giao hàng Flex Speed năm 2021” là đề tài em tự nghiên cứu dựa trên kiến thức của bản thân và sự hỗ trợ của các nhân viên tại HUB HMH dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thành Luân và không sao chép bất kỳ bài viết của một cá nhân nào. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình. TPHCM, ngày 30 tháng 05 năm 2022
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................................................................................................................. 1 1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử ............................................. 1 1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử và e-logistics ..................................................... 1 1.1.2 Nhu cầu dịch vụ logistics trong thương mại điện tử ............................................... 3 1.1.3 Vai trò của e-logistics ............................................................................................ 6 1.1.4 So sánh logistics và e-logistics ............................................................................... 6 1.2 Tìm hiểu về hoạt động giao hàng chặng cuối (last mile) trong thương mại điện tử ....... 7 1.2.1 Khái niệm giao hàng chặng cuối ............................................................................ 8 1.2.2 Những phương thức giao hàng chặng cuối ............................................................. 9 5.2.3 Những thách thức giao hàng chặng cuối thương mại điện tử phải đối mặt ....... 11 1.3 Tìm hiểu về hoạt động logistics ngược (reverse logistics) .......................................... 14 1.3.1 Khái niệm về reverse logistics ............................................................................. 14 1.3.2 Vai trò của logistics ngược trong thương mại điện tử ........................................... 15 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB ....................................... 16 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED ................................................................................................................................ 18 ̣ sử hình thành và phát triể n của công ty .............................................................. 18 2.1 Lich 2.2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, ngành nghề kinh doanh ................................................ 20 2.3 Cơ cấ u tổ chức ........................................................................................................... 22 2.3.1 Sơ đồ cơ cấ u tổ chức ............................................................................................ 22 2.3.2 Chức năng, nhiê ̣m vu ̣ của các phòng ban ............................................................. 22 2.4 Tình hình nhân sự và cơ cấu lao động ........................................................................ 25 2.5 Cơ sở vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t............................................................................................... 26 2.6 Khách hàng, thi ̣trường và đố i thủ ca ̣nh tranh ............................................................. 29 2.6.1 Khách hàng.......................................................................................................... 30 2.6.2 Thi ̣trường và đố i thủ ca ̣nh tranh .......................................................................... 31 2.7 Đánh giá chung hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh năm 2021 ......................................... 34 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TẠI HUB HMH CỦA CÔNG TY TNHH GIAO HÀNG FLEX SPEED NĂM 2021 .............................................. 39 3.1 Các mô hình vận hành của Lazada ............................................................................. 39 3.2 Dịch vụ logistics đầu cuối (E2E logistics) của Lazada Logistics ................................ 40
  9. 3.3 Tìm hiểu các hoạt động được tổ chức tại HUB HMH ................................................. 43 3.4 Thực trạng hoạt động của HUB HMH trong năm 2021 .............................................. 46 3.5 Đánh giá kết quả hoạt động tại HUB HMH thông qua các chỉ số ............................... 51 3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao vận tại hub quận 12 của công ty Lazada Logistics ................................................................................................. 66 3.6.1. Định hướng phát triển của công ty ...................................................................... 66 3.6.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty .......................... 67 3.6.3. Đánh giá xu hướng phát triển của ngành thương mại điện tử .............................. 69 3.6.4. Một số giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB HMH .............. 71 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 77
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Diễn giải bằng tiếng Anh Diễn giải bằng tiếng Việt tắt APEC Asia-Pacific Economic Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Cooperation Dương DOP Drop off points Các điểm gửi/nhận hàng cố định DN Doanh nghiệp FAS First Attempt Successful Giao hàng thành công lần đầu tiên FD Failed Delivery Giao hàng thất bại KPI Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc SDOD Same day out day Vào ra cùng ngày LOP Logistics Operations Platform Hệ thống quản lý logistics IC Nhân viên giao hàng TMĐT Thương mại điện tử TNHH Trách nhiệm hữu hạn RVL Revesre Logistics Logistics ngược WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới I
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu tình hình nhân sự của công ty năm 2019-2021.......................................... 25 Bảng 2.2 Lượt truy cập website mỗi tháng của Lazada năm 2020 – 2021 ............................ 33 Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giao hàng Flex Speeed năm 2020 – 2021 ................................................................................................................ 35 Bảng 3.1 Số lượng đơn hàng của HUB HMH năm 2020 và 2021 theo từng tháng năm 2020 – 2021 .................................................................................................................................... 48 Bảng 3.2 Số lượng đơn hàng HUB HMH theo mô hình kinh doanh năm 2020 và 2021 ....... 50 Bảng 3.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của HUB về hoạt động giao và trả hàng hằng tháng năm 2020 và 2021 ............................................................................................. 51 Bảng 3.4 Kết quả đánh giá hoạt động hàng giao delivery của HUB năm 2020 .................... 52 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá hoạt động hàng giao delivery của HUB năm 2021 .................... 53 Bảng 3.6 So sánh % FAS năm 2020 và 2021 theo tháng ..................................................... 55 Bảng 3.7 So sánh % FD năm 2020 và 2021 ......................................................................... 56 Bảng 3.8 Tỷ trọng các lý do giao hàng không thành công năm 2020 và 2021 ...................... 57 Bảng 3.9 Năng suất giao hàng hằng tháng của HUB năm 2020 và 2021 .............................. 62 Bảng 3.10 Kết quả đánh giá hoạt động hàng trả của HUB năm 2020 và 2021 ..................... 64 Bảng 3.11 So sánh % FAS RVL năm 2020 và 2021 ........................................................... 65 II
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam .................................... 4 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Giao hàng Flex Speed ........................... 22 Hình 2.2 Hệ thống phân loại hàng hóa tự động ở trung tâm chia chọn hàng Lazada ............ 27 Hình 2.3 Tủ đựng hàng tại các điểm gửi hàng (drop off points)........................................... 28 Hình 2.4 Lấy hàng Lazada qua hệ thống tủ khóa thông minh iLogic Smartbox ................... 29 Hình 2.5 Mức độ truy cập website TMĐT từ top 10 website TMĐT có số lượt truy cập nhiều nhất Đông Nam Á ............................................................................................................... 32 Hình 3.1 Tổng quan dịch vụ logistics đầu cuối (E2E logistics) của Lazada Logistics .......... 40 Hình 3.2 Giao diện bản đồ địa điểm nhận hàng – DOP của Lazada ..................................... 42 Hình 3.3 Quy trình hoạt động giao hàng chặng cuối và reverse logistics hằng ngày tại HUB HMH .................................................................................................................................. 43 Hình 3.4 Khu vực chia chọn hàng hóa của HUB HMH ....................................................... 47 Biểu đồ 3.1 So sánh sản lượng đơn hàng của HUB năm 2020 và 2021 ................................ 49 III
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian dịch covid kéo dài ảnh hưởng đến nền kinh tế, chuỗi cung ứng và nhiều ngành hàng khác nhau, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao và có nhiều chuyển biến tích cực khi ngày càng nhiều khách hàng tham gia mua sắm trực tuyến. Đây là cơ hội để các sàn thương mại điện tử mở rộng thị trường và tiếp tục phát triển nên tỷ lệ cạnh tranh giữa các sàn rất cao. Một trong những yếu tố quyết định thắng bại của sàn thương mại điện tử đó là chất lượng dịch vụ vận chuyển đảm bảo sự tin cậy, đúng thời gian với chi phí hợp lý. Ngoài việc kết hợp với các công ty vận chuyển bên ngoài thì giờ đây các sàn thương mại điện tử đều bắt đầu đầu tư hệ thống logistics riêng cho mình. Với mục tiêu phát triển trọng tâm là khách hàng, các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp vận chuyển đã rót lượng vốn khá lớn để xây dựng cơ sở vật chất riêng mình, nhằm cung cấp các gói dịch vụ giao nhanh với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về các mô hình, ứng dụng và hệ thống công nghệ thông tin để cải thiện chất lượng dịch vụ giao hàng và hoạt động vận hành. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có đầu tư cơ sở lớn như thế nào, nhân viên giao hàng vẫn là yếu tố quyết định mang đến trải nghiệm dịch vụ như thế nào vì họ là người trực tiếp gặp khách hàng. Nếu nhân viên giao hàng vận chuyển đơn hàng cho khách với thái độ lịch sự và niềm nở, khách hàng sẽ càm thấy vui và hài lòng với dịch vụ này hơn. Mặc dù vậy, các vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng chặng cuối vẫn còn ít được các doanh nghiệp chú trọng và tìm hiểu. Việc vận dụng nghiên cứu các vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng và đảm bảo các nhân viên giao hàng thực hiện đúng và đủ các quy trình giao hàng chặng cuối là điều cần thiết. Dưới sự tìm hiểu về hoạt động giao hàng tại HUB HMH và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thành Luân, em quyết định chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB HMH của công ty TNHH Giao hàng Flex Speed năm 2021”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập hợp cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối, logistics ngược và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, đánh giá thực trạng hoạt động giao vận của HUB trong hai năm gần đây, từ đó nghiên cứu được những xu hướng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong IV
  14. lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận hành tại HUB, quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ giao và trả hàng, mang lại danh tiếng và giá trị lâu dài cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB HMH của công ty TNHH Giao hàng Flex Speed. Phạm vi nghiên cứu: tại HUB HMH, dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây là 2020 và 2021 để đánh giá hoạt động giao vận của HUB 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động giao và trả hàng chặng cuối tại HUB, phân tích các số liệu liên quan, so sánh. Đồng thời quan sát và tham gia vào các quy trình để có cái nhìn khách quan, đưa ra kết luận chính xác và các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp. 5. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao vận trong thương mại điện tử Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Giao hàng Flex Speed Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động giao vận tại HUB HMH của công ty TNHH Giao hàng Flex Speed năm 2021 V
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO VẬN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Tổng quan về dịch vụ logistics trong thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử và e-logistics Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về khái niệm hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Với cách hiểu tương tự, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương đã đưa ra định nghĩa của mình về TMĐT như sau: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như thông tin số hóa thông qua mạng Internet.” Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số.” Tóm lại, ta có thể hiểu thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để mua và bán. Tùy theo chủ thể mua và bán sẽ hình thành nên các mối quan hệ như B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng). Mô hình B2B đầu tiên thường gặp nhất là các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee, Alibaba… Các doanh nghiệp, tổ chức có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các website đó bằng cách đăng ký thông tin và gửi thông tin hàng hóa cho khách hàng. 1
  16. Adayroi.com là một trang web bán hàng theo mô hình B2C, tại đó doanh nghiệp VinCommerce bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng với hàng trăm mặt hàng khác nhau như một siêu thị. Ngoài ra, các trang web dùng để đặt phòng hoặc vé máy bay cũng được xem là B2C. Trang web điển hình của hình thức C2C là ebay.com bởi ở đó bất kỳ ai cũng có thể là người bán và người mua. Người dùng ở trang web này có thể rao bán các món đồ của mình ở mức giá mong muốn và đấu giá để có giá cao nhất cho những ai muốn sở hữu món hàng đó. Các sản phẩm hữu hình sau khi được giao dịch qua mạng đều cần được chuyển từ người bán đến người mua, trừ hàng hóa là các sản phẩm số như phần mềm, phim, sách điện tử… Đây chính là lúc phải sử dụng đến dịch vụ logistics để đảm bảo hàng được giao đến đúng người mua với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Đặc điểm của giao dịch qua mạng là người bán và mua không gặp mặt, có ít thông tin về nhau. Do đó, lòng tin là điều quan trọng nhất để giao dịch thành công, và logistics hiệu quả chính là yếu tố quyết định góp phần tạo nên lòng tin ấy. Theo Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ (The Council of Logistics Management): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.” E-logistics, về căn bản, cũng là logistics, nhưng sự luân chuyển của dòng thông tin giữa các mắt xích – từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng – được thực hiện thông qua môi trường Internet. E-logistics trong thương mại điện tử B2C (Business to Customer) là toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng qua các giao dịch mua bán điện tử. Ngoài ra, theo sách “Hỏi đáp về logistics”, ông Đoàn Thanh Hải cho rằng “e-logistics là thuật ngữ để chỉ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics. Từ việc sử dụng các phần mềm quản trị kho hàng, theo dõi hành trình cho đến việc áp dụng các thiết 2
  17. bị thông minh, thiết bị di động, tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn quá trình hoạt động logistics.” Trong thị trường bán lẻ truyền thống, đặc điểm khách hàng sẽ được quyết định và giới hạn trong phạm vi khoảng cách nhất định tùy vào địa điểm nhà bán lẻ, nhưng tệp khách hàng và cả những nỗ lực cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ được mở rộng không giới hạn trong thị trường bán lẻ B2C. Ví dụ, khách hàng Việt Nam có thể đặt mua các đồ dùng, thiết bị điện tử nội địa Trung qua các website của sản phẩm hoặc các sàn thương mại điện tử, thông tin về đơn hàng sẽ được tạo và truyền cho nhà bán hàng gần như là ngay lập tức. Tuy nhiên, tốc độ để hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ không nhanh tức thì như thông tin mà phải trải qua hàng nghìn km khoảng cách địa lý. Tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ điểm cung cấp đến điểm tiêu thụ thông qua các giao dịch mua và bán điện tử được gọi là hoạt động e-logistics. 1.1.2 Nhu cầu dịch vụ logistics trong thương mại điện tử Với lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động như máy tính cầm tay, sách điện tử, điện thoại di động… có khả năng truy cập Internet. Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu thế về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí thấp hơn. Năm 2021, đại dịch Covid 19 tiếp tục gây nhiều ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và gián đoạn nhiều hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng trong năm này, xu hướng và hành vi tiêu dùng của người dân có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là thói quen mua sắm trực tuyến. Ngành thương mại điện tử (TMĐT) năm 2021 đã chứng kiến nhiều cột mốc tăng trưởng quan trọng và tiềm năng ngày càng phát triển mở rộng hơn trong tương lai. Cụ thể trong hình 1.1, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua. Trong năm 2016, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ ở Việt Nam chỉ đạt 5 tỷ Đô la Mỹ, nhưng đến năm 2019 doanh thu này đã tăng gấp 2 lần, đạt trên 3
  18. 10 tỷ Đô la Mỹ. Đà tăng trưởng này vẫn được duy trì vào năm 2020 khi đạt 11,8 tỷ Đô la Mỹ, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 5 năm qua, các chuyên gia vẫn đánh giá cao ngành TMĐT bán lẻ Việt Nam khi họ dự báo ngành này sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ Đô la Mỹ vào năm 2025. Hình 1.1 Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam (Nguồn: Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021) Với số lượng lớn truy cập vào website TMĐT và có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến tăng nhanh, kéo theo nhu cầu dịch vụ logistics cho TMĐT cũng tăng cao và chất lượng dịch vụ logistics cũng phải được phát triển tương xứng để đáp ứng nhu cầu. Bởi trong TMĐT, logistics hiệu quả chính là chìa khóa làm tăng niềm tin khách hàng và gián tiếp đẩy mạnh các giao dịch thương mại điện tử. 4
  19. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trong TMĐT, một số doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào công nghệ tự động hóa logistics, xây dựng hệ thống kho bãi thông minh cùng giải pháp chuỗi cung ứng kỹ thuật số. Ví dụ như “nhà tiên phong” Lazada Logistics đã tự xây dựng bộ phận giao hàng riêng cho mình để không quá phụ thuộc vào các đơn vị vận chuyển khác. Nhờ đầu tư vào các trung tâm phân loại, chia chọn hàng hóa tự động và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hệ thống vận hàng, Lazada Logistics hiện nay có thể xử lý hơn 80% lượng hàng của Lazada trong thời gian ngắn với chi phí thấp. Trong tương lai, công ty không chỉ phục vụ riêng cho hàng hóa Lazada mà sẽ cung cấp dịch vụ cho các sàn thương mại điện tử hoặc đối tác khác như một công ty độc lập. Tương tự, trong năm 2021, tập đoàn Best Inc đã lần lượt đưa 2 trung tâm phân loại hàng hóa tự động vào vận hành tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 8 triệu USD và tại Bắc Ninh với tổng vốn 5,5 triệu USD, có tổng công suất xử lý hơn 1 triệu kiện hàng/ngày. Với hệ thống tự động, độ chính xác trong phân loại bưu kiện đã tăng từ 80% (phân loại thủ công) lên đến hơn 99,9% và hiệu quả phân loại được tăng lên gấp 4 lần. Dữ liệu của hàng hoá sau khi ghi nhận được xử lý bởi công nghệ phân tích dữ liệu Big Data trên nền tảng điện toán đám mây BEST Cloud nhờ đó thông tin bưu kiện được giám sát chặt chẽ. Với mạng lưới dịch vụ phủ sóng khắp các tỉnh, thành cả nước, BEST Express hiện đang là đối tác của nhiều sàn TMĐT lớn như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki... và hàng chục ngàn cá nhân, đơn vị kinh doanh online. Ngoài ra, TikiNOW Smart Logistics cũng không để mình bị lùi về phía sau khi đã chính thức vận hành khu vực ứng dụng robot vào kho vận vào tháng 7/2021, giúp tăng gấp đôi công suất so với quy trình thủ công trước đây. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vận tải có mạng lưới hoạt động khắp cả nước được đầu tư công nghệ hiện tại khá là ít. Hầu hết các công ty chuyển phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều có quy mô nhỏ và vừa và có nhiều điểm chưa tốt như không cam kết thời gian giao hàng, thái độ với khách hàng không tốt, năng suất chia chọn hàng chưa đủ đáp ứng nhu cầu…Từ đó có thể thấy, trong tương lai khi ngành thương mại điện tử bùng nổ, số lượng đơn hàng xử lý mỗi ngày không còn là 2000 đơn mà là 7000 đơn hoặc hơn thế, nếu không đầu tư máy móc tự động hóa thì các doanh nghiệp logistics khó có thể 5
  20. tìm nguồn lực để xử lý trong thời gian ngắn. Kết quả, công ty có thể bị đẩy ra khỏi cuộc chiến e-logistics vì không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đặc biệt hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp vận chuyển nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. 1.1.3 Vai trò của e-logistics E-logistics giúp cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó, hàng hóa được đưa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời. E-logistics sẽ hỗ trợ người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi email hoặc giao dịch qua Internet…cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hóa là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà. E-logistics thương mại điện tử hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh. Điều này thể hiện rõ khi mà khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau qua màn hình và không biết rõ về nhau thì việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hàng là rất khó khăn. 1.1.4 So sánh logistics và e-logistics Ngành thương mại điện tử có một số đặc trưng như tần suất mua hàng lớn, mặt hàng đa dạng, địa điểm giao hàng rộng khắp, khách hàng thường có những mong chờ ưu đãi đặc biệt trong phí giao hàng và yêu cầu chất lượng giao phải tốt. So với logistics truyển thống, hàng hóa trong e-logistics được mở rộng rất nhiều về quy mô, tính phức tạp, địa lý… nên nếu không kiểm soát tốt thì hiệu quả sẽ bị ảnh hưởng xấu. Vì vậy, logistics truyền thống và E-logistics có những khác biệt cơ bản như sau: Logistics truyền thống E-logistics Loại lô hàng và số lượng Hàng lớn (bulk), số lượng Hàng theo kiện (parcel), số lớn giao đến ít nơi hơn vì lượng ít giao đến nhiều 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2