BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
LƯƠNG THÙY TRANG<br />
<br />
TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM<br />
VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM<br />
<br />
LƯƠNG THÙY TRANG<br />
<br />
TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM<br />
VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 1954 – 1985<br />
<br />
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP<br />
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)<br />
Mã số: 60210102<br />
Khóa: 18 (2015 – 2017)<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn khoa học<br />
PGS. TS. Bùi Thị Thanh Mai<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
1 <br />
<br />
<br />
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
Bt. MTVN<br />
<br />
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam<br />
<br />
Nxb<br />
<br />
Nhà xuất bản<br />
<br />
PGS<br />
<br />
Phó giáo sư<br />
<br />
Tr<br />
<br />
Trang<br />
<br />
TS<br />
<br />
Tiến sĩ<br />
<br />
2 <br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang phụ bìa ......................................................................................................<br />
Bảng chữ cái viết tắt ........................................................................................ 01<br />
Mục lục ............................................................................................................ 02<br />
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 03<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................ 12<br />
1.1. Khái niệm “Tinh thần lạc quan trong hội họa” ........................................ 12<br />
1.2. Khái niệm “Đề tài lao động sản xuất”...................................................... 17<br />
1.3. Khái quát về hội họa Việt Nam giai đoạn 1954 – 1985 ........................... 21<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 27<br />
Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN LẠC QUAN TRONG HỘI<br />
HỌA VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI LAO ĐỘNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN<br />
1954 – 1985 ..................................................................................................... 28<br />
2.1. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua bố cục.............................................. 28<br />
2.2. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua hình thể ........................................... 36<br />
2.3. Sự biểu hiện tinh thần lạc quan qua màu sắc ........................................... 45<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 48<br />
Chương 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..... 50<br />
3.1. Thành công và hạn chế của những tác phẩm hội họa Việt Nam mang tinh<br />
thần lạc quan về đề tài lao động sản xuất giai đoạn 1954 – 1985 ................... 50<br />
3.2. Bài học rút ra trong vấn đề sáng tác hội họa ............................................ 58<br />
Tiểu kết ............................................................................................................ 65<br />
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68<br />
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 72<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng là con đẻ của thời đại ấy” [10; tr.25].<br />
Kandinsky đã đưa ra nhận định như vậy khi luận bàn về tinh thần trong nghệ<br />
thuật. Mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của Mỹ thuật Việt Nam nói<br />
chung và hội họa Việt Nam Hiện đại nói riêng luôn gắn liền với bối cảnh thời<br />
đại của toàn dân tộc, cùng những biến cố, sự kiện lịch sử của đất nước. Hiện<br />
thực của cuộc kháng chiến những năm 1945 – 1954 đã tác động mạnh mẽ đến<br />
cách nhìn, cách nghĩ trong quan niệm sáng tác nghệ thuật của người họa sĩ.<br />
Cũng từ đây, một nền Nghệ thuật mới – nền Nghệ thuật Cách mạng Việt Nam<br />
đã được hình thành, gần gũi với nhân dân, gắn bó với vận mệnh của dân tộc<br />
và đất nước. Tiếp đó, giai đoạn 1954 – 1985 có thể coi là giai đoạn chuyển<br />
mình của nền hội họa Việt Nam Hiện đại sang một diện mạo mới cùng với<br />
những thay đổi của bối cảnh đất nước. Ở thời kỳ này, hội họa chứa đựng rất<br />
nhiều thông điệp có tính thời đại, khẳng định sự thành công của phương pháp<br />
sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa với những đề tài phản ánh chân thực nét<br />
đẹp ngày thường của cuộc sống đất nước.<br />
Chúng ta có thể thấy điểm chung của hội họa Việt Nam trong giai đoạn<br />
1945 – 1985 là các tác phẩm được thể hiện bằng ngọn bút hiện thực nhưng<br />
trên hết đều mang một tinh thần lạc quan trước thực tế gian khổ của cuộc<br />
kháng chiến hay những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống thời hậu chiến.<br />
Năm 1954 kết thúc chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của<br />
nhân dân ta, đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở<br />
miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam và dấu mốc 1975, khi miền Nam<br />
được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. Lịch sử đất nước bước sang<br />
một trang mới góp phần làm nền tảng, cầu nối thúc đẩy cho sự ra đời và phát<br />
triển của nền Nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Trong thời kỳ này, ngoài những<br />
<br />