Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay
lượt xem 8
download
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội mà không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên con đường đi của chúng ta còn rất dài.Hiện nay , Việt Nam đang trải qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Phân phối thu nhập trong thời kì này là một vấn đề vô cùng quan trọng do nước ta có trình độ sản xúât còn thấp, sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu về nhiều mặt.Nếu thực hiện phân phối thu nhập đúng dắn ,theo yêu cầu của quy luật khách quan và phù hợp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay
- LUẬN VĂN: Quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay
- Lời mở đầu. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội mà không trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên con đường đi của chúng ta còn rất dài.Hiện nay , Việt Nam đang trải qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Phân phối thu nhập trong thời kì này là một vấn đề vô cùng quan trọng do nước ta có trình độ sản xúât còn thấp, sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu về nhiều mặt.Nếu thực hiện phân phối thu nhập đúng dắn ,theo yêu cầu của quy luật khách quan và phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước thì sẽ tạo ra động lực quan trọng để góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển nâng cao đời sống nhân dân.Còn ngược lại nếu giải quyết không đúng đắn vấn đề này thì nó sẽ kìm hãm thậm chí phá hoại sản xúât.Phân phối có tác động rất lớn đối với nền sản xuất xã hội như vậy nên nhà nước cách mạng phải sử dụng phân phối như là công cụ để xây dựng chế độ xã hội mới, phát triển nền kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Muốn vậy phải đổi mới nhận thức về phân phối thu nhập,phải hiểu rằng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần như ở nước ta thì phương thức phân phối với mỗi thành phần kinh tế khác nahu là khác nhau.Hơn nữa để xã hội tồn tại và phát triển cần có bộ máy quản lý và thiết chế tương ứng của nó.Vì thế chính sách phân phối phải gắn liền giữa lợi ích nhà nước, lợi ích chủ doanh nghiệp và lợi ích của người lao động.Nhà nước phải sử dụng các công cụ để điều tiết và phân phối, điều tiết thu nhập, kiểm tra giám sát quá trình phân phối này. Xuất phát từ việc nhận thức được vai trò quan trọng của phân phối thu nhập với nền sản xuất của nước ta hiện nay nên đề tài kinh tế chính trị em sẽ trình bày là ”Quan hệ phân phối ở nước ta hiện nay”.
- Chương 1:Một số vấn đề cơ bản về phân phối. 1.1.Bản chất của quan hệ phân phối. 1.1.1Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội . Quá trình tái sản xuất xã hội theo nghĩa rộng gồm bốn khâu:Sản xuất ,trao đổi, phân phối ,tiêu dùng.Các khâu này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó sản xuất đóng vai trò quyết định:các khâu khác phụ thuộc vào sản xuất nhưng chúng cũng có tác động trở lại đối với sản xuất cũng như ảnh hưởng đến nhau.Trong quá trình tái sản xuất ,phân phối và trao đổi là các khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, vừa phục vụ và thúc đẩy sản xuất, vừa phục vụ tiêu dùng. Trong phân phối bao gồm : Phân phối cho tiêu dùng sản xuất(sự phân phối tư liệu sản xuất, sức lao động của xã hội vào các ngành sản xuất) là tiền đề ,điều kiện và là một yếu tố sản xuất, nó quyết định quy mô ,cơ cấu và tốc độ phá t triển của sản xuất.Phân phối thu nhập quốc dân hình thành thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội.Phân phối htu nhập là kết quả của sản xuất ,do sản xuất quyết định.Tuy là sản vật của sự sản xuất song phân phối có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất: Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất.Ph.Anghen viết: “Phân phối không chỉ đơn thuần là một kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi :nó cũng tác động trở lại sản xuất và trao đổi”.Ngoài ra phân phối cũng liên quan mật thiết đến sụ ổn định đời sống kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
- Như vậy phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc dân, nó được thực hiện d ưới các hình thái: Phân phối hiện vật và phân phối dưới hình thái giá trị( phân phối qua quan hệ tài chính, quan hệ tín dụng...). 1.1.2.Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. Theo C.Mac “quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với các quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của quan hệ sản xuất ấy”.Xét về quan hệ giữa người với người thì phân phối do quan hệ sản xuất quyết định.Ph.Anghen cho rằng, trên những nét chủ yếu của nó, sự phân phối luôn là kết quả tấ nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi trong một xã hội nhất định.Vì vậy mỗi phương thức sản xuất có quy luật phân phối của cải vật chất nhất định thích ứng với nó. Dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, t ư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu chung của công xã , ttrình độ sản xuất còn rất thấp kém, chưa có sản phẩm thặng dư, xã hội chưa hình thành nên các giai cấp.Do đó phương thức phân phối chỉ có thể là phân phối bình quân những sản phẩm do lao động chung làm ra. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, xã hội đã bắt đầu phân chia giai cấp, của cải của xã hội tập trung trong tay các chủ nô.Những chủ nô không những xhiếm hữu tư liệu sản xuất mà còn chiếm hữu cả những người sản xuất là các nô lệ nữa.Những người nô lệ bị coi như là một thứ tư liệu sản xuất, họ bị mua bán trao đổi như những món hàng sống.Chính vì thế cho nên những sản phẩm do người nô lệ làm ra đều bị chủ nô chiếm hữu, người nô lệ chỉ
- được chúng bố thí cho một phần rất nhỏ tư liệu sinh hoạt vừa đủ để khỏi bị chết đói để có thể tiếp tục làm việc cho chủ nô. Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến chiếm hữu hầu hết ruộng đất ,tư liệu sản xuất.Do đó phương thức phân phối là giai cấp địa chủ chiếm đoạt hầu hết sản phẩm do nông dân làm ra, không những sản phẩm thặng dư mà cả một phần những sản phẩm cần thiết:còn nông dân chỉ được hưởng một phần rất ít ỏi mà thôi do vậy đời sổng của họ là hết sức bi đát, thiếu thốn khỏ cực đủ mọi bề. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ,tư liệu sản xuất như nhà máy hầm mỏ, ruộng đất...đều nằm trong tay các nhà tư sản,còn giai cấp công nhân là những người trước kia vốn là những nông dân hoặc những người sản xuất nhỏ ,họ bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất;họ khôn g có cách nào khác để kiếm sống ngoài việc đi bán sức lao động cho giai cấp tư sản.Do đó việc phân phối lợi ích trong chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ có lợi cho giai cấp tư sản mà thôi, nhằm đem lại nhiều giá trị thặng dư ch giai cấp ấy.Nguyên tắc phân phối của giai cấp tư bản là nguyên tắc phân phối theo số lượng tư bản dưới hình thức lợi nhuận, địa tô, lợi tức.Như vậy nhà tư bản nào chiếm hữu được càng nhiều tư liệu sản xuất thì càng được phân chia nhiều giá trị thặng d ư.Còn giai cấp nông dân chỉ nhận được một phần rất nhỏ giá trị thặng dư do chính họ làm ra, họ chỉ được lĩnh tiền công, tức là tiền bán sức lao động của mình Giá trị sức lao động là giới hạn của tiền công, nhưng giai cấp công nhân có được lĩnh tiền công đúng giá trị sức lao động của mình hay không là tuỳ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân vàgiai cấp tư sản.Thông th ường người công nhân
- chỉ được lĩnh tiền công dưới giá trị sức lao động đó là còn chưa kể những trường hợp thất nghiệp hay nửa thất nghiệp. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được thiết lập, chính nó đã quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của phương thức phân phối. ở đây người lao động nắm quyền làm chủ về tư liệu sản xuất , do đó có quyền làm chủ quá trính sản xuất và phân phối.Dưới chủ nghĩa xã hội toàn bộ sản phẩm làm ra đều thuộc về những người lao độngvà được phân phối vì lợi ích của những người lao động, nhằm đảm bảo thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và văn hoá tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên không phải toàn bộ mọi sản phẩm làm ra đều được phân phối cho tiêu dùng cá nhân mà s ự phân phối tổng sản phẩm xã hội bao giờ cũng phải đảm bảo trước hết cho tái sản xuất mở rộng, vì đó là cơ sở của sự giàu có của xã hội, sau đó mới là phần phân phối cho tiêu dùng cá nhân Qua dây có thể thấy rằng quan hệ sản xuất như thế nào thì quan hệ phân phối nh ư thế ấy .Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau.Sự biến đổi lịch sử của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối.Quan hệ phân phối có tác động trở lại quan hệ sở hữu và do đó đối với sản xuất:Có thể làm tăng hoặc giảm quy mô của sở hữu, hoặc cũng có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu.Các quan hệ sở hữu vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử.Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ, trong bất cứ xã hội nào, sản phẩm lao động nào cũng phải được phân chia thành :Một bộ phận cho sản xuất , một bộ phận để dự trữ và một bộ phận cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân.Tính lịch sử của quan hệ
- sản xuất thể hiên ở chỗ mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với nó.Chỉ thay đổi được quanhệ phân phối khi đã cách mạng được quan hệ sản xuất đẻ ra quan hệ phân phối ấy. Phân phối có tác dụng to lớn đối với sản xuất nên nhà nước cách mạng cần sử dụng phân phối như là công cụ để xây dựng chế độ xã hội mới , để phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa . 1.2.Các nguyên tắc phân phối ở nước ta. 1.2.1.Tính tất yếu của sự tồn tại nhiều nguyên tắc phân phối ở nước ta. 1.2.1.1.Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Như đã nói ở phần trên phân phối luôn luôn là kết quả tất nhiên của những quan hệ sản xuất và trao đổi trong một xã hội nhất định.Vì vậy mỗi phương thức sản xuất có quy luật phân phối riêng thích ứng với nó.Quan hệ sở hữu về t ư liệu sản xuất quyết định mối quan hệ giữa các tập đoàn xã hội trong sản xuất cũng như trong phân phối. Nền kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế dựa trên nhiều hình thức sở hữu: +Thành phần kinh tế nhà nước :Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- +Thành phần kinh tế tập thể :Có nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa trên chế độ sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. +Thành phần kinh tế cá thể và tiểu chủ:Dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. +Thành phần kinh tế tư bản tư nhân:Là thành phần kinh tế mà dựa trên chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuấtvà bóc lột sức lao động làm thuê. +Thành phần kinh tế tư bản nhà nước:Là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức liên doanh liên kết giữa kihn tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia. +Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm các doanh nghiệp có thể 100% vốn nước ngoài , có thể liên doanh liên kết với doanh ngiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân ở nước ta. Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế ,mỗi hình thức sở hữu là một hình thức phân phối thu nhập nhất định.Mặc dù các thành phần kinh tế nước ta không tồn tai biệt lập mà đan xen lẫn nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhưng chưa thể thực hiện được phân phối thu nhập theo một hình thức mà phải thực hiện theo nhiều hình thức..Chỉ có như vậy mới giải phóng được sức sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của dất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội của nước ta.
- 1.2.1.2.Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..Trong nễn kinh tế này có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia.Mỗi thành phần kihn tế có phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau .Ngay trong mỗi thời kì, kể cả các thành phần kinh tế nhà nướccũng có các phương thức kihn doanh khác nhau,do đó kết quả và thu nhập khác nhau. Hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào nền kinh tế đều có sự khác nhau về trình độ chuyên môn, sở hữu của cải ,tay nghề, năng lực sở trường, thậm chí cả sự may mắn... Do đó có sự khác nhau về thu nhập. Vì vậy không thể có một hình thúc phân phối mà phải có nhiều hình thức phân phối. 1.2.2.Các Nguyên tắc phân phối ở nước ta 1.2.2.1.Nguyên tắc phân phối theo lao động. *Tính tất yếu của nguyên tắc phân phối theo lao động : Như đã nói, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần ,với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nên tồn tại nhiều hình thức phân phối.Tuy nhiên phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu vì phân phối theo lao động là quy luật kinh tế của chủ
- nghĩa xã hội. Sở dĩ phân phối theo lao động là quy luật kinh tế khách quan của chủ nghĩa xã hội vì: -Sự xoá bỏ chế độ xã hội người bóc lột người, sự thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã đem lại quyền làm chủ tập thể về tư liệu sản xuất cho người lao động.Người lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó để sản xuất ra của cải vậy chất cho xã hội.Cơ sở duy nhất quyết định địa vị và phúc lợi của con người trong xã hội chỉ có thể là lao động .Cho nên việc phân phối vật phẩm tiêu dùng nhất thiết phải vì lợi ích của con người lao động và phải dựa vào cơ sở lao động mà mỗi người đã cống hiến cho xã hội. -Dưới chủ nghĩa xã hội lực lượng sản xuât phát triển mạnh mẽ , năng xuất lao động tăng lên không ngừng, nhưng sản phẩm xã hội làm ra vẫn chưa được dồi dào để thực hiện phân phối theo nhu cầu “làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu”.Vì vậy phân phối theo lao động là tất yếu để thực hiện phát triển sản xuất, chuẩn bị mọi điều kiện tiến lên thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu. -Xã hội xã hội chủ nghĩa vừa mới thoát thia từ xã hội cũ nên nó còn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ như: Còn sự khác nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay, lao động lành nghề và lao động không lành nghề, giữa lao động giản đơn va lao động kĩ thuật..Những sự khác nhau đó dẫn tới năng suất lao động khác nhau và kết quả lao động cũng khác nhau.
- Lao động chưa trở thành nhu cầu bậc nhất của con người;đối với rất nhiều người nó còn là phương tiện để sinh sống.Do đó thái độ đối với lao động và hưởng thụ vẫn còn những sự khác nhau, trong khi có những người chăm chỉ lao động thì vẫn có những người lười biếng, làm việc với thái độ uể oải, thậm chí làm ít mà muốn hưởng nhiều. Chính từ những điều kiện kinh tế và xã họi khách quan như thế thì phân phối theo lao động là quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội *Nội dung và hình thức phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là lấy kết quả lao động làm thước đo để phân phối các vật phẩm tiêu dùng cá nhân cho mọi người lao động căn cứ vào số lượng ,chất lượng lao động,vào năng suất lao động của họ.Nghĩa là ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít,làm xấu thì hưởng ít, ai có sức lao động mà không làm thì không được hưởng. *Căn cứ để phân phối theo lao động là: -Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra. -Trình độ thành thạo hoặc chất lượng sản phẩm làm ra. -Điều kiện và môi trường lao động -Tính chất của lao động.
- -Các ngành nghề được khuyến khích *Phân phối theo lao động được thực hiện qua các hình thức cụ thể nh ư: Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh Tiền thưởng Tiền phụ cấp Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiêp. Nhưng không phải phân phối theo lao động là phân phối toàn bộ sản phẩm quốc dân. Trước hết tổng sản phẩm quốc dân phải khâu trừ các khoản sau: +Phần thay thế cho những tư liệu sản xuất đã hao phí trong quá trình sản xuất +Phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng +Phần dự trữ để đề phòng các biến cố bất ngờ Phần còn lại là để tiêu dùng.Nhưng trước khi phân phối cho cá nhân lại phải khấu trừ: +Phần để chi phí về quả lý hành chính và quốc phòng
- +Phần để mở rộng các sự nghiệp phúc lợi công cộng nh ư trường học ,giáo dục, y tế ... +Phần để nuôi dưỡng những người không có khả năng lao động Sau khi khấu trừ toàn bộ những khoản này thì mới đem phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động. *Tác dụng và hạn chế của phân phối theo lao động -Thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với lao động, nâng cao năng suất động nhằm đạt tới hiệu quả lao động cao nhất -Việc trả công cao hơn cho người lao động lành nghề có năng suất cao kích thích mọi người hăng hái học tập văn hoá ,kĩ thuật nghiệp vụ...để trở thnàh lao độnggiỏi,có trình độ kĩ thuật cao.Nhờ đó mà sản xuất phát triển, đông fthời làm cho đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật lành nghề nagỳ càng đông đảo xoá bỏ dần sự khác nhau giữa các loại lao động. -Phân phối theo lao động có tác dụng và đấu tranh chống những tàn dư của xã hội cũ như lười biếng ,làm xấu , làm ẩu..loại trừ những kẻ ngồi không ,ăn bám,củng cố kĩ luật lao độngvà làm cho mọi người”do thói quen lao động cho tập thể mà làm và do ý thức tự giác thấy cần phải làm vì lợi ích công cộng-một thứ lao động đã trở thành nhu cầucủa một cơ thể lành mạnh”.
- Do tất cả những tác dụng nói trên phân phối theo lao động khuyến khích cải tiến kĩ thuật ,nâng cao năng suất lao động xã hội và làm cho nền kinh tế phát triển,sản xuất nhiều của cải vật chất và làm giàu cho tổ quốc, nâng cao đời sống nhân dân . Nhưng bên cạnh những tác dụng to lớn ấy phân phối theo lao động cũng không tránh khỏi những hạn chế như là nó đã thừa nhận sự không ngang nhau về thể chất ,tinh thần năng khiếu,tức ngang nhau về năng lực lao động của những người lao động.Chính vì thế khi thực hiện phân phối theo lao động trong nền kinh tế thị trường cần phải lưu ý các điểm : Mỗi doanh nghiệp đều trở thành một chủ thể phân phối thu nhập cá nhân. Phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của mức độ chênh lệch thu nhậpgiữa các đơn vị kinh tế Mức chênh lệch thu nhập qua phân phối theo lao động giữa các vùng. Do những tác động của phân phối theo lao động trong nền kinh tế thị trường nên đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nướcnhằm xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích toàn dân ,lợi ích của cơ sở sản xuất-kinh doanhvà lợi ích cá nhân người lao động. 1.2.2.2.Nguyên tắc kết hợp phân phối theo vốn và phân phối theo lao động ở những đơn vị kinh tế hợp tác bậc thấp.
- Hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao độngnhằm kết hợp sưc mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanhvà đời sống .Hợp tác xã được tổ chức dưới nhiều hình thứcđa dạng theo nguyên tắc tự nguyện,bình đẳng,cùng có lợi, quản lý dân chủ. Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên.Phân phối thu nhập trong hợp tác xã được thực hiện trên cơ sở kết quả lao động đồng thời theo cổ phần đã đóng góp của các xã viên. 1.2.2.3.Nguyên tắc phân phối trong các thành phần kinh tế cá thể. Trong thành phần kinh tế này người lao động sử dụng các tư liệu sản xuất tự có của mình, dựa vào lao động của mình hoặc chủ yếu của mình để sản xuất kinh doanh.ở thành phần kinh tế này thu nhập cá nhân là phần còn lại sau khi đã bù đắp các yếu tố sản xuất đã tiêu dùng,các yếu tố sản xuất phụ thêm để mở rộng sản xuất và sau khi đã làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước theo quy định.Đặc điểm của nguyên tắc phân phối thu nhập này là nó phụ thuộc sở hữu tư liệu sản xuất ,vốn đầu tưvà năng lực sản xuất kinh doanh của chính những người lao động. Do kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả sản xuất với sự cống hiến lao động của những người lao động này nên nguyên tắc phân phối này kích thích tính tchs cực sáng tạo của người lao động.Bên cạnh đó trong thnàh phần kinh tế này các cá thể tự do quyết định tỷ lệ giữa tích luỹ để mở rộng sản xuất với phân f dành cho tiêu dùng cá nhân nên vấn đề đặt ra
- là cần giải quyết sao cho mọi chủ thể kinh tế đều tiết kiệm tiêu dùng để mở rộng đầu tư sản xuất. 1.2.2.4.Nguyên tắc phân phối trong kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vè tư liệu sản xuất và thuê mướn công nhân,do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các nhà tư bản.Việc phân phối ở đây được tiến hành theo nguyên tắc sở hữu tư bản và sở hữu sức lao động.ở đây người công nhân chỉ được hưởng lương, còn người chủ sở hữu vốn hoặc những người góp vốn ưởng lợi nhuận hay lợi tức cổ phần. Kinh tế tư bản nhà nướcbao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong và ngoài nước.Việc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần,sở hữu sức lao động.Lợi tức cổ phần trong hình thức kinh tế tư bản nhà nước là phần còn lại của bộ phận giá trị mới sau khi đã khấu trừ khoản trả công cho công nhân và người quản lý,khoản thuế nộp cho nhà nước.Đó là một bộ phận của giá trị thặng dư được phân chia giữa nhà tư bản và nhà nướcđại diện cho lợi ích của toàn dân.Người lao động được nhận theo chất lượng,hiệu quả lao độngcủa mình. 1.2.2.5.Nguyên tắc phân phối thông qua phúc lợi tập thể ,phúc lợi xã hội. Để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho người dân ,đặc biệt là các tầng lớp nhân dân lao động,sự phân phối thu nhập của mọi thành viên xã hội còn được
- thực hiện thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.Sự cần thiết phải có nguyên tắc phân phối này là do nó góp phần : -Phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội. -Nâng cao thêm mức sống toàn dân,đặc biệt đối với người có thu nhập thấp,đời sống khó khăn,làm giảm sự chênh lệch quá đáng về thu nhậpgiữa các thành viên của cộng đồng. -Giáo dục ý thức cộng đồng ,xây dựng chế độ xã hội mới. Tính hợp lý của quỹ phúc lợi tập thể được biểu hiện như sau: -Quỹ phúc lợi tập thể không thể mở rộng quá khả năng cho phép của nền kinh tế -Tốc độ tăng trưởng trực tiếp của cá nhân trong cộng đồng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng phúc lợi tập thể và xã hội. -Trong giới hạn đã xác định cần sử dụng có hiệu quả các quỹ phúc lợi tập thể ,xã hội ,tiết kiệm hợp lý . -Quỹ phúc lợi xã hội là bộ phận của chính sách xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.
- Chương II: Thực trạng các quan hệ phân phối ở nước ta và các phương hướng. 2.1.Thực trạng các quan hệ phân phối ở nước ta 2.1.1.Thực trạng tiền lương. Trên thị trường lao động giá cả của lao động được biểu hiện thông qua tiền lương ,tiền công.Giá cả của lao động không chỉ bị quy định bởi quy luật giá trị mà còn bị ảnh hưởng bởi quy luật cung-cầu Tiền lương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa khác hẳn tiền lương dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về bản chất ,vì: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,người lao động làm chủ về tư liệu sản xuất ,sức lao động không còn là hàng hoá n ữa .Người lao đ ộng làm cho mình và làm cho xã hội,cho nên tiền lương là một phần htu nhập quốc dân đem phân phối cho người lao động theo số
- lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp cho xã hội(do trong chế độ xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối theo lao động là chủ yếu).Nó phản ánh quan hệ phân phối sản phẩm giữa toàn thể xã hội với từng người lao động ,phản ánh tính chất tốt đẹp của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ,tiền l ương là công cụ bóc lột giai cấp công nhân và chia rẽ giai cấp công nhân.Trái lại dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tiền l ương có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp và có thái độ lao động đúng đắn.Nhà nước xã hội chủ nghĩa căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ chính trị ,nhiệm vụ kinh tế từng thời kì mà kế hoạch hoá quỹ tiền lương ,dùng quỹ tiền lương làm một công cụ kinh tế quan trọng để phân phối và sắp xếp lao động giữa các ngành và các vùng sản xuất, thích hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân,thúc đẩy sản xuất phát triển,nâng cao năng suất lao động đảm bảo sự đoàn kết trong nhân dân lao động.Chẳnng hạn như khi nhà nước muốn phát triển một ngành sản xuất nào đó, để thu hút lao động kĩ thuật cao vào làm việc trong ngành đó thì có thể đưa ra chủ trương tăng lương cho các lao động làm việc trong ngành đó..Như vậy công tác tiền lương dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là một công tác kinh tế- chính trị rất quan trọngcủa nàh nước xã hộic hủ nghĩa nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động.Nhưng đời sống của người lao động không chỉ do tiền lương quyết định.Cùng với tiền lương các quỹ phúc lợi công cộng,quỹ xã hội cũng đem lại cho họ thu nhập dưới nhiều hình thác khác nhau;và mức thu nhập này ngày càng nhiều lên cùng với đà phát triển của
- nền kinh tế, sự tăng lên của tiền lương trrên cơ sở sản xuất phát triển .Như vậy dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thu nhập của công nhân viên chức bao gồm tiền lươngcá nhân và những khoản thu nhập do quỹ phúc lợi xã hội đem lại.Nó khác hẳn tiền lương dưới chế độ tư bản ,một chế độ mà tìên lương không những bị giới hạn bởi giá trị sức lao động mà còn bị mọi thứ thuế khoá ,phạt vạ giá cả đắt đỏ bòn rút thêm.Cho nên dưới chế độ tư bản người lao động không có thêm thu nhập nào khác ,mà ngay bản thân đồng lương của hị cũng bị bóc lột bằng nhiều cách. Tiền lương dưới chế độ tư bản cao hay thấp phụ thuộc ở giá trị sức lao động và kết quả đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân.Trái lại dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,giới hạn của tiền lương là biểu hiện của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .Lực lượng sản xuất càng phát triển thì tiền l ương của người lao động càng tăng.Tiền lương nói riêng và thu nhập nói chugn của người lao động có xu hướng ngày càng tănglên ,phản ánh sự hoạt độngcủa quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội.Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất ,tất cả những người lao động đều có việc làm.Bên cạnh đó trình độ khoa học kĩ thuật nghiệp vụ của người lao động ngày càng được nâng cao, làm cho hiệu quả sản xuất và năng suất lao động cao hơn .Trên cơ sở đó tiền lương và tiền thưởng của họ cũng ngày càng tăng lên.Nh1 nước xã hội chủ nghĩa lại thi hành chính sách ổn định vật giá ,từng bước giảm giá bán lẻ vật phẩm tiêu dùng để tăng sưc mua của đồng tìên.Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến hành tái sản xuất mở rộng với quy mô lớn tạo ra thu nhập ngày càng nhiều.Do đó nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể thực hiện tăng lương và cải cách chế đ ộ tiền lương đi đôi với việc mở rộng phúc lợi công cộng.Điều này có thể thấy qua tình hình thực
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua (1990 - 2000) và đề ra triển vọng và những giải pháp”
58 p | 1151 | 364
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị Đức Nhật
92 p | 690 | 233
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai
345 p | 725 | 223
-
Luận văn Tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Công Nghệ và Thương Mại VCOM
55 p | 401 | 157
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty CP dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng - MASCO
76 p | 373 | 113
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị quan hệ khách hàng tại công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam
66 p | 339 | 105
-
Luận văn tốt nghiệp “ quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất và vận dụng quy luật trong quá trình CNH- H
23 p | 236 | 70
-
Luận văn tốt nghiệp: Chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
53 p | 260 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý dự án theo quy trình Scrum
15 p | 222 | 33
-
Luận văn tốt nghiệp: Chính sách ngoại thương và quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Canada
95 p | 223 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời hậu chiến tranh lạnh (1992-1999)
80 p | 118 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản trị hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
72 p | 26 | 14
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Sử dụng Struts 1 xây dựng Website quản lý khóa luận tốt nghiệp
23 p | 129 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý điểm theo hệ thống đào tạo tín chỉ cho một trường đại học
113 p | 24 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Hệ thống quản lý tour du lịch
65 p | 21 | 11
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng chương trình quản lý thông tin cho một công ty TNHH TM&DV chuyên mua bán dụng cụ Nha khoa và có dịch vụ Nha khoa
85 p | 13 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhân khẩu ở địa phương
79 p | 12 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản lý hồ sơ Đảng viên trường Đại học Võ Trường Toản
72 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn