Luận văn tốt nghiệp: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
lượt xem 34
download
Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên “sân nhà”, các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
- Luận văn tốt nghiệp Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY ............................................................................................... 7 1 Khái quát về ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy ............................... 7 1 .1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy ................................................................ ................. 7 1 .1.1 Giai đoạn 1963-1980 ................................................................ ........... 8 1 .1.2 Giai đoạn 1981-1994 ................................................................ ........... 8 1 .1.3 Giai đoạn 1995-2003 ................................................................ ........... 9 1 .1.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay. ................................................................. 9 1 .2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy ........... 10 1 .2.1 Chức năng nhiệm vụ chung .............................................................. 11 1 .2.2 Phòng QHKH doanh nghiệp ............................................................. 12 1 .2.3 Phòng/ tổ tài trợ dự án. ..................................................................... 12 1 .2.4 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân ................................................ 12 1 .2.5 Phòng quản lý rủi ro ................................................................ ......... 13 1 .2.6 Phòng quản trị tín dụng .................................................................... 13 1 .2.7 Phòng d ịch vụ khách hàng (doanh nghiệp/ cá nhân)...................... 14 1 .2.8 Phòng tổ thanh toán quốc tế ............................................................. 14 1 .2.9 Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ................................ ..................... 15 1 .2.10 Phòng kế hoạch – tổng hợp............................................................. 15 1 .2.11 Phòng/ tổ điện toán ................................................................ ......... 15 1 .2.12 Phòng tài chính - kế toán ............................................................... 15 1 .2.13 Phòng tổ chức – nhân sự ................................................................ 16 1 .2.14 Văn phòng ....................................................................................... 16 1 .3 K ết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy các năm gần đây ......................................................... 17 2
- 1.3.1 Công tác tín dụng :............................................................................ 17 1 .3.2 Công tác huy động vốn...................................................................... 18 1 .3.3 Hoạt động dịch vụ ............................................................................. 20 1 .3.4 Công tác tài chính k ế toán- tiền tệ kho quỹ: ..................................... 21 1 .3.5 Hoạt động khác ................................................................................ 22 1 .4 Tồn tại và hạn chế trong hoạt động ....................................................... 22 2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy ................................................................ ... 22 2 .1 Tổng quan tình hình thẩm định dự án cho vay vốn .............................. 22 2 .2 Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy ................................................................................. 23 2 .2.1 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay ................ 23 2 .2 .1.1 Đánh giá rủi ro về khách hàng ................................................... 23 2 .2.1.2 Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư................................................... 37 2 .2.2 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay ............... 41 2 .2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay ......... 44 2 .2.3.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng .................................................. 44 2 .2.3.2. Phương pháp mô h ình SWOT : 50 .............................................. 47 2 .2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy ................................................. 49 2 .2.3.4. Ch ỉ số Z của Edward I. Altman ................................................... 50 2 .3 Ví dụ minh họa cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy ......................... 53 2 .3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án cho vay vốn ................................. 53 2 .3.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................. 55 2.3.2.1 Rủi ro từ khách hàng: ...................................................................... 55 2 .2.3.2. Đánh gia rủi ro dự án đầu tư ...................................................... 73 2 .3.2.3 Biện pháp phòng ngừa ................................................................. 77 2 .4 Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy ...................................................... 79 3
- 2.4.1 Những kết quả đạt được thời gian qua ............................................. 79 2 .4.2 Hạn chế ............................................................................................. 81 2 .4.3 Nguyên nhân ................................ ................................ ..................... 83 CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN H ÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY ............................. 87 1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng .............................................. 87 1 .1 Định hướng phát triển chung ngân hàng trong 5 năm tới ................... 87 1 .2 Định hướng hoạt động năm 2010 ................................ ........................... 87 2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định .... 89 2 .1 Nâng cao chất lượng thông tin ............................................................... 89 2 .2 Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro .............................................. 90 2 .3 Nâng cao chất lượng nội dung đánh giá rủi ro ...................................... 91 2 .4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn ................................................................................................................. 92 2 .5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. ................................ .. 93 2 .6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận. ................................................................................................ 93 3 Kiến nghị ................................ ....................................................................... 94 3 .1 Kiến nghị với chính phủ ................................................................ ......... 94 3 .2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nư ớc ........................................................ 96 3 .3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy .................... 96 K ẾT LUẬN .......................................................................................................... 98 4
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại NPV: Giá trị hiên tại thuần IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ TSĐB: Tài sản đảm bảo NQĐ: Ngoài quốc doanh TCKT: Tổ chức kinh tế HĐV: Huy động vốn 5
- LỜI MỞ ĐẦU Th ực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân h àng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đ ặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân h àng sẽ mở cửa hoàn toàn các d ịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài. Để hội nhập thành công và không bị lép vế trên “sân nhà”, các NHTM, đ ặc biệt là các NHTM nhà nước - những đầu tàu, mũi nhọn của hệ thống ngân hàng thương m ại Việt Nam, phải lành mạnh hóa tài chính theo chu ẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân h àng. Vì vậy, đánh giá rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển là một trong 5 ngân hàng thương m ại quốc doanh ra đ ời và hoạt động ngay từ những năm đầu khi hệ thống ngân hàng hình thành góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Nh ận thấy tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro các dự án đầu tư nên trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy em đ ã chọn đề tài : “ Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. Khóa lu ận gồm 2 chương Chương I : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy Chương II : Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 6
- CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 1 Khái quát về ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 1 .1 Q uá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy Ngân hàng được thành lập theo QĐ 177/TTG ngày 26/04/1957 của thủ tướng chính phủ và thành lập theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của nhà nước 7
- với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính) tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Được thành lập với chức năng là ngân hàng ho ạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dưng cơ bản Ngân hàng đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây d ựng Việt Nam từ 24/05/1981 Lần thứ 3 ngân hàng có tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ 14/11/1990. Ngày 30/10/1963 chi điểm 2 thuộc Chi nhánh Ngân h àng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của BIDV Cầu Giấy) được th ành lập. Từ khi thành lập cho tới nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trải qua 4 giai đoạn như sau: 1 .1.1 Giai đoạn 1963-1980 Nằm trong mạng lưới của BIDV, BIDV Cầu Giấy tiền thân là chi điểm 2 trực thuộc Ngân h àng Kiến thiết th ành phố Hà Nội được thành lập ngày 30/10/1963. Đóng tại thôn Trung – xã Dịch Vọng – huyện Từ Liêm. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ b ản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên đ ịa b àn hoạt động. 1 .1.2 Giai đoạn 1981-1994 Ngày 24/06/0981 Hội đồng Chính phủ có QĐ số 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ Tài Chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thuộc Ngân h àng nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 Ngân h àng Kiến thiết Hà Nội được đổi tê thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 2 thuộc Ngân h àng Đầu tư và Xây d ựng Hà Nội. Tháng 1/1983 theo QĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh NHĐT&XD khu vực 2 giải thể, thành lập chi nhánh NHĐT&XD Từ Liêm thuộc Ngân hàng Nhà nư ớc huyện Từ Liêm. Trên thực tế chi nhánh sát nhập trở thành 8
- phòng Đầu tư xây dựng của Ngân h àng nhà nước huyện Từ Liêm theo quyết định số 60/QĐ ban hành ngày 26/08/1982 Ngày 20/12/1986 Chi nhánh tách khỏi Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm, thành lập Chi nhánh NHDT&XD Hà Nội Năm 1988 chi nhánh được đổi tên thành NHĐT&XD Từ Liêm trực thuộc NHĐT&XD Hà Nội. Năm 1991 Chi nhánh đư ợc đổi tên thành Chi nhánh NHĐT&PT Từ Liêm sau đổi tên thành NHĐT&PT Cầu Giấy trực thuộc NHĐT&PT Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu Tư và Xây d ựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ b ản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. 1 .1.3 Giai đoạn 1995-2003 Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân h àng BIDV Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn ngân hàng trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức nước n goài bằng VNĐ và USD để tiến h ành các ho ạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức thành ph ần kinh tế và dân cư. 1 .1.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay. Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004 theo quyết định số 252/QĐ-HĐQT ngày 16/9/2004 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Kể từ khi được nâng cấp lên chi nhánh cấp I đến nay là kho ảng thời gian đánh dầu bước chuyển đổi căn bản cả về tư duy, nhận thức, quy mô và hiệu quả hoạt động, được phép kinh doanh đa n ăng tổng hợp đối với chi nhánh Cầu Giấy. Chi nhánh Cầu Giấy khi được nâng cấp với 74 cán bộ: trong đó 65 cán bộ thuộc chi nhánh cấp II Cầu Giấy chuyển lên, 5 cán bộ do chi nhánh Hà Nội điều động về và 04 cán bộ chủ chốt đ ược Ngân hàng 9
- ĐT&PT Việt Nam điều động đến tăng cường cho bộ máy lãnh đ ạo của chi nhánh. Mạng lưới hoạt động bao gồm 9 phòng, 1 tổ nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 2 phòng giao dịch. 1 .2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy BIDV chi nhánh Cầu Giấy có mạng lư ới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc gồm Phòng giao d ịch số I, Phòng giao dịch số II, Phòng giao dịch Trường Chinh, Điểm giao dịch Giang Văn Minh, các quỹ tiết kiệm Nông Lâm, Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Hoa Thám, Đông Ngạc... Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục thực h iện mở rộng mạng lưới, mở thêm 2 phòng Giao dịch mới và 3 qu ỹ tiết kiệm tại các khu Nam Thăng Long, Tây Hồ, đường Phạm Hùng và tại Hội sở chính của chi nhánh. Tại hội sở chính BIDV chi nhánh Cầu Giấy có 12 phòng tổ dưới sự điều h ành và qu ản lý của Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ đ ạo, điều hành một số nhiệm vụ do Giám Đốc phân công. Có thể tóm tắt sơ đồ tổ chức của chi nhánh như sau: Sơ đồ 1 Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV trước chuyển đổi (Mô hình mẫu theo QĐ số 184/2005/QĐ-HĐQT ngày 6/10/2005) 10
- BAN GIÁM ĐỐC Khối Khối tín Khối Quản Khối trực DVKH dụng lý nội bộ tuyến Phòng tín Các phòng KTNB Phòng giao dụng dịch DVKH Phòng tiền Điện toán Điểm giao Phòng tệ- KQ thẩm định dịch Tài chính- Qu ỹ tiết Phòng Phòng KT kiệm QLTD TTQT Tổ chức- HC KH-NV Đây là mô hình đ ầy đủ của một chi nhánh hỗn hợp. Một số bộ phận như thanh toán quốc tế, điện toán, nguồn vốn, tổ chức cán bộ… sau n ày sẽ thu hẹp dần phù hợp với lộ trình tập trung hóa. 1 .2.1 Chức năng nhiệm vụ chung - Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp thuộc chức năng nhiệm vụ. - Triển khai các nhiệm vụ được giao - Phối hợp với các đơn vị thuộc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ. - Lưu trữ hồ sơ, qu ản lý thông tin. - Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo cán bộ. - Xây dựng tập thể vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. 11
- 1.2.2 Phòng QHKH doanh nghiệp - Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách h àng. Tiếp thị và bán sản phẩm. thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách h àng. - Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình ho ạt động của khách h àng. Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đ ề nghị miễn/ giảm lãi. Tuân thủ các giới h ạn hạn mức tín dụng của ngân h àng đối với khách hàng. Ch ịu trách nhiệm tìm kiến khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp. 1 .2.3 Phòng/ tổ tài trợ dự án. - Thực hiện một phần nhiệm vụ của phòng quan hệ khách h àng doanh nghiệp - Th ẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng - Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. 1 .2.4 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân - Tiếp thị và phát triển khách h àng: Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketting tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, d ịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV - Bán sản phẩm và d ịch vụ ngân h àng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách h àng cá nhân. Tư vấn cho khách h àng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. Ch ịu trách nhiệm về bán sản phẩm, nâng cao thị phần - Công tác tín dụng: Tiếp xúc, tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập váo cáo thẩm định. Soạn thảo các h ợp đồng liên quan. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân. Kiểm tra, giám sát khách hàng/ kho ản vay. Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng. Th ực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng. Ch ịu trách 12
- nhiệm tìm kiến khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, tính chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng. 1 .2.5 Phòng quản lý rủi ro - Công tác qu ản lý tín dụng: đề xuất chính sách, biện pháp phát triển, nâng cao ch ất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất ph ê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn. Đầu mối đề xuất kế hoạch giảm nợ xấu và phưong án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách h àng. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đầu mối thực hiện đánh giá giám sát tài sản đảm bảo theo quy định. Thu thập quản lý thong tin về tín dụng. Thu thập quản lý về tín dụng. Thực hiện việc xử lý nợ xấu. - Công tác quản lý rủi ro tín dụng: đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Đề xuất, trình phê duyệt cấp tín dụng/ bảo lãnh/ tài trợ dự án/ tài trợ th ương mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyển. Phối hợp với phòng QHKH để phát hiện, xử lý các kho ản nợ có vấn đề. Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh - Công tác qu ản lý rủi ro tác nghiệp - Công tác phòng chống rửa tiền - Công tác qu ản lý hệ thống chất lượng ISO - Công tác kiểm tra nội bộ 1 .2.6 Phòng quản trị tín dụng - Th ực hiện tác nghiệp và qu ản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định: kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ giải ngân/ cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân/ cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đ ã ký, lập tờ trình giải ngân/ cấp bảo lãnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân/ cấp bảo lãnh. Kiểm tra, rà soát các đ ảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy đ ịnh. Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các kho ản nợ đến h ạn. 13
- - Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng QHKH. - Chịu trách nhiệm ho àn toàn về an toàn trong tác nghiệp của ph òng. 1 .2.7 Phòng d ịch vụ khách hàng (doanh nghiệp/ cá nhân) - Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách h àng: trực tiếp thực h iện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài kho ản theo yêu cầu của khách h àng, các giao d ịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ…và các d ịch vụ khác. Tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, tiếp th ị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bán hàng tại quầy, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất h ướng dẫn cải tiến để không n gừng đáp ứng sự hài long của khách hàng. - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền - Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền về bảo mật. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch. 1 .2.8 Phòng tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương m ại: xử lý tác n ghiệp các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tại trợ thương m ại trên cơ sở đã được ph ê duyệt; thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế trong hạn mức (đối với các chi nhánh được giao hạn mức). Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất khẩu, chuyển tiền quốc tế ngo ài thẩm quyền của chi nhánh, kiểm tra hồ sơ và gửi về theo đúng quy định. - Phối hợp với các phong lien quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách h àng. - Chịu trách nhiệm về phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối n goại của chi nhánh 14
- 1.2.9 Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xu ất/nhập quỹ: quản lý kho tiền và qu ỹ nghiệp vụ. Quản lý quỹ (thu/chi, xu ất/nhập) - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện an toàn kho qu ỹ, phát triển các dịch vụ kho quỹ. 1 .2.10 Phòng kế hoạch – tổng hợp - Công tác kế hoạch – tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp. Tham mưu, xây d ựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Giúp Giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh của chi nhánh - Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn. thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Giới thiệu các sản phẩm huy đông vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ. Thu thập, báo cáo ngững thông tin liên quan. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an to àn trong hoạt động kinh doanh - Các nhiệm vụ khác 1 .2.11 Phòng/ tổ điện toán - Tổ chức thực hiện công tác điện toán theo đúng thẩm quyền, đúng quy đ ịnh, quy trình tại chi nhánh - Phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin/ phòng công nghệ thông tin khu vực. - Đảm bảo vận h ành hệ thống tin học tại chi nhánh liên tục, thông suốt - Tham mưu, đ ề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công n ghệ và những vấn đề liên quan 1 .2.12 Phòng tài chính - kế toán - Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh. - Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán. 15
- - Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy đ ịnh trong công tác kế toán và chi tiêu tài chính. - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời… của số liệu kế toán và các báo cáo liên quan - Quản lý thông tin và lập báo cáo - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng 1 .2.13 Phòng tổ chức – nhân sự - Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy định nghiệp vụ lien quan đến công tác tổ chức. - Tham mưu, đ ề xuất về triển khai công tác tổ chức – nhân sự tại chi nhánh - Hướng dẫn các phòng/ tổ và các đơn vị trực thuộc tại chi nhánh thực hiện công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động - Tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh - Đầu mối thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ của chi nhánh (đương chức/nghỉ h ưu) - Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập/ chấm dứt hoạt động của phòng GD/QTK - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lư ới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới - Quản lý hồ sơ cán bộ. 1 .2.14 Văn phòng - Công tác hành chính: th ực hiện công tác văn thư. Quản lý sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Đầu mối tổ chức hoặc đại diện chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ chức/ cá nhân. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định khác thuộc thẩm quyền. Đầu mối triển khai công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức. Tham mưu, xây dựng nội quy, quy chế về công tác văn phòng và các biên pháp quản lý h ành chính. 16
- - Công tác quản trị hậu cần: tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chi nhánh. Thực hiện công tác hậu cần, đ ảm bảo điều kiện cho cán bộ và đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh 1 .3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy các năm gần đây Phát huy thành tích đã đạt được trong 3 năm đầu mới được nâng cấp, năm 2008 chi nhánh tiếp tục nỗ lực cố gắng ho àn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch được giao. Giữ vững được tốc độ tăng trưởng về cả quy mô và hiệu quả hoạt động. Bước sang 2009 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nư ớc gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống ngân h àng, đư ợc sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạo của NHĐT&PT Việt Nam cùng với sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân Hàng ĐT&PT Cầu Giấy đã vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu trở th ành một trong 9 Chi nhánh hoàn thành đ ặc biệt xuất sắc KHKD năm 2009 Bảng 1 Kết quả thực hiện KHKD trên một số chỉ tiêu chính cụ thể Ch ỉ tiêu Đơn vị Thời điểm Kết quả thực Kết quả thực STT nâng cấp h iện 2008 hiện 2009 Huy đ ộng vốn cuối kỳ Tỷ đồng 1 869 4.416 4.142 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 2 307 1.899 2.356 Tỷ lệ nợ xấu 3 % 0,13 0,64 Thu nợ hạch toán ngoại Tỷ đồng 4 1 2,3 bảng1 Tỷ trọng dư nợ 5 % 19,55 29,25 TDH/TDN Thu dịch vụ ròng Tỷ đồng 6 1.8 35 40 Chênh lệch thu chi Tỷ đồng 7 0.8 115 90 (gồm thu nợ HTNB, trước trích DPRR) Tỷ đồng 8 Doanh thu khai thác 2,04 2,4 phí bảo hiểm 1 .3.1 Công tác tín dụng : Bảng2: Hoạt động tín dụng 17
- CHỈ TIÊU Đơn vị Stt 2007 2008 2009 Tổng dư nợ Tỷ đ 1 1.766 1,899 2,356 Tỷ trọng nợ cho vay NQĐ 2 % 71,59 65,2 73,34 Tỷ trọng dư nợ có TSĐB 3 % 59 55,3 64,12 Tỷ trọng dư nợ trung và 4 % 15,7 19,55 29,25 dài h ạn Tỷ lệ nợ quá hạn 5 % 0,23 0,13 0,12 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh luôn bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an to àn. Xác định khách h àng mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh, ưu tiên những khách hàng sử dụng tổng hợp nhiều dịch vụ nên các chỉ tiêu đ ã chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Dư nợ tín dụng ngân có xu hướng gia tăng theo các năm. Cụ thể là: Dư nợ cuối kỳ đến 31/12/2008 đạt 1,899 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2007 và năm trong giới hạn được giao. Đến 31/12/2009 là 2.356 t ỷ đồng, tăng trưởng 7,7% lần so với th ời điểm nâng cấp. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0 ,23% (2007) xuống 0,13% (2008) và 0,12% (2009), là do chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình ho ạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát doanh thu về tài khoản của doanh nghiệp tại BIDV, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, phối hợp với doanh nghiệp, tìm b iện pháp để kiên quyết thu hồi, giảm dư nợ. Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc các ch ỉ đạo, điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong công tác tín dụng, kiểm soát chặt chẽ dư nợ, cơ cấu tín dụng, đảm bảo tuân thủ nghiêm túc h ệ số, giới h ạn theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 1 .3.2 Công tác huy động vốn 18
- Với đặc điểm tỷ trọng tiền gửi thanh toán và KKH của các TCKT và đ ịnh chế tài chính cao nên nguồn vốn của chi nhánh không ổn định, ảnh hư ởng không nhỏ tới việc giữ vững và tăng trưởng nền vốn. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ hệ thống các ngân hàng thương m ại khác trên đ ịa bàn cũng làm cho công tác huy đ ộng vốn gặp nhiều khó khăn. Một số sản phẩm huy động của ngân hàng còn chưa có ưu thế nên không thu hút được khách h àng. Với đặc điểm cơ cấu vốn như nêu trên, chi nhánh đã thực hiện từng bư ớc cơ cấu lại tiền gửi TCKT theo hư ớng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đ ể tăng tính ổn đ ịnh, hạn chế sự phụ thuộc vào m ột số khách h àng lớn, tạo sự chủ động về nguồn vốn của chi nhánh. Đồng thời tiếp tục khai thác, tìm kiếm khách hàng tiền gửi là các tập đoàn kinh tế lớn, các định chế tài chính với nguồn tiền gửi lớn để tăng q uy mô n guồn vốn huy động tại chi nhánh Bảng3 Tình hình huy động vốn qua các năm Đơn vị tính tỷ đồng CHỈ TIÊU Stt 2007 2008 2009 Nguồn vốn huy động 1 3328 3416 4142 HĐV dân cư 2 1544 1678 2067 Tiền gửi các TCKT 3 1784 1738 2071 + Huy đ ộng vốn cuối kỳ năm 2007 là 3328 tỷ đồng tăng lên năm 2008 là 3416 và năm 2009 đ ạt 4.142 tỷ đồng + Huy động vốn dân cư và tiền gửi các TCKT đang có xu hướng tăng lên. Huy động vốn dân cư đạt 1544 tỷ đồng (2007) tăng lên 1678 tỷ đồng (2008) và đat 2 .067 tỷ đồng tăng trưởng 2,8 lần năm 2009. Tiền gửi các TCKT tăng lên từ 1784 (2007) lên 2071 (2009) tăng 116 lần. Nhận thấy cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch m ạnh, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng từ 12% năm 2004 đ ến năm 2009 đạt 50% tổng nguồn vốn huy động, số tuyệt đối tăng 15,5 lần 19
- Ngoài ra huy đ ộng vốn VNĐ năm 2009 đạt 3.362 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81% nguồn vốn huy động. 1 .3.3 Hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ sau 5 năm hoạt động đ ã có thay đổi cơ b ản cả về chất và lượng. Ngoài viêc th ực hiện khai thác triệt để nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống, gắn liền với hoạt động tín dụng như dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương m ại, dịch vụ thanh toán... Chi nhánh đ ã thực hiện những giải pháp linh hoạt, kịp th ời chiếm lĩnh thị trường những sản phẩm dịch vụ mới như thanh toán lương, dịch vụ thẻ, các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao (dịch vụ thẻ quốc tế, dịch vụ BSMS, VnTopup, Directbanking,…) tạo cơ sở nguồn thu dịch vụ vững chắc, ổn đ ịnh lâu dài. Bảng 4. Các hoạt động dịch vụ trong những năm gần đây Đơn vị tỷ đồng CHỈ TIÊU Stt 2007 2008 2009 Thu dịch vụ ròng 1 19,2 35 40 Thu dịch vụ bảo lãnh 2 8 ,4 5 ,8 20,7 Thu dịch vụ thanh toán 3 8 14,3 9 ,7 Thu dịch vụ tài trợ thương mại 4 1 .5 2 ,9 4 ,6 Thu dịch vụ khác 5 1 ,3 12 5 Từ một đơn vị hầu như không có hoạt động dịch vụ, doanh thu chỉ đạt 02 tỷ đồng/năm. Chi nhánh đã kịp thời nắm bắt cơ hội để tăng thu dịch vụ, nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, gắn công tác tín dụng với hoạt động dịch vụ để tăng thu phí dịch vụ. Dịch vụ ròng đ ã tăng lên nhanh chóng từ 19,2 tỷ đồng(2007), lên 35 tỷ đồng (2008), và 40 tỷ đồng (2009) Trong đó: + Thu dịch vụ bảo lãnh cũng tăng từ 8,4 tỷ đồng (2007) lên 20,7 tỷ đồng chiếm 52% trong thu dịch vụ ròng + Thu d ịch vụ thanh toán từ 8 tỷ đồng (2007) lên 9,7 tỷ đồng (2009) chiếm 24% 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK)
88 p | 3353 | 1853
-
Luận văn tốt nghiệp: Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh
16 p | 637 | 296
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh An Giang"
75 p | 653 | 267
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
72 p | 445 | 184
-
Luận văn: Thực trạng rủi ro tín dụng và giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cùng một số phương hướng phát triển tại NHNo&PTNT trong giai đoạn hiện nay
59 p | 436 | 170
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
84 p | 364 | 160
-
Luận văn tốt nghiệp: Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng Thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Quang Thắng
99 p | 244 | 84
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hôi nhập kinh tế quốc tế
79 p | 313 | 71
-
Luận văn tốt nghiệp "Rủi ro trong thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam"
87 p | 187 | 68
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nnông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau
98 p | 208 | 66
-
Luận văn: Thực trạng rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngan hàng Công thương Đống Đa
64 p | 173 | 50
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại PGD Quang Trung Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
75 p | 144 | 31
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Thương mại ở Bình Phước
82 p | 194 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
79 p | 33 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp: Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai - Dùng Cấm Hằng
130 p | 219 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007
79 p | 115 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank phòng giao dịch Thạnh Phú, chi nhánh Sóc Trăng
87 p | 22 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 19 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn