Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA”
lượt xem 332
download
Ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 - tổ chức tại Singapo, Hiệp định về chương trình ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA ) được ký kết và được sửa đổi bằng Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ngày 15 tháng 12 năm 1995, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 – tại Băng cốc, đánh dấu một bước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA”
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THUẾ QUAN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Bùi Xuân Lưu Sinh viên thực hiện: Đặng Việt Anh Lớp: A2 - CN9 Hà nội - 2003 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1
- Ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 - tổ chức tại Singapo, Hiệp định về chương trình ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA ) được ký kết và được sửa đổi bằng Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ( CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ngày 15 tháng 12 năm 1995, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 – tại Băng cốc, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa các thành viên của ASEAN ( lúc này mới chỉ bao gồm sáu nước, chưa có Việt Nam ). Tháng 7 năm 1995 Việt nam chính thức gia nhập ASEAN và công bố gia nhập Chương trình Thuế quan ưu đói cú hiệu lực chung (viết tắt theo tiếng Anh là CEPT ), cùng với các nước thành viên khác trong ASEAN hướng tới mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và cắt giảm dần thuế quan của phần lớn các mặt hàng xuống đến mức 0-5%. Theo lộ trình cắt giảm thuế đề ra của CEPT / AFTA cho Việt Nam là bắt đầu từ năm 1998 và kết thúc vào năm 2006, đầu năm 1996, Việt Nam đó cụng bố 857 mặt hàng ở diện giảm thuế 5 - 0% và thêm vào đó là 60% các mặt hàng đó cú sẵn mức thuế 5% hoặc thấp hơn 5% đã và đang dần từng bước thực hiện tiến trỡnh tham gia AFTA. Như vậy có nghĩa là vai trò của Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập sẽ dần dần thay đổi theo hướng công bằng hơn giữa hàng sản xuất trong nước và hàng Nhập khẩu, sự bảo hộ của nhà nước cho các doanh nghiệp thông qua hàng rào thuế quan cung như phi thuế quan cũng sẽ dần được gỡ bỏ. Tuy nhiên, đứng trước tình hình đó không ít Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ cũng như nắm vững được tác động của nó đến quá trình sản xuất kinh doanh của mình, hay nói cách khác là chưa thực sự cảm nhận được những cơ hội cũng như thách thức sẽ phải đối mặt khi Việt nam thực hiện đầy đủ cam kết cắt giảm thuế quan. Xin trích lời nhận xét của ông Trần Xuân Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế: "Về mặt tổ chức và triển khai thực hiện CEPT của Việt Nam thời gian qua có thể 2
- nói rằng việc hợp tác thực hiện chưa được hiệu quả, cũn mang tớnh bị động, đối phó... Cho đến nay mới chỉ có các cơ quan cấp Bộ, ngành tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến AFTA, cũn cỏc doanh nghiệp hầu như vẫn đứng ngoài cuộc". Bên cạnh đó, "để thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam bắt đầu từ năm 1998, thỡ thời gian cũn lại cho cỏc doang nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, làm quen dần với môi trường cạnh tranh... là quá ngắn ngủi". Trên thực tế các Doanh nghiệp chưa được cập nhật thông tin từ các Bộ, Nghành tham gia vào quá trình thực hiện cam kết, đặc biệt là các Doanh nghiệp làm Ngoại thương. Một cơ hội cho việc mở rộng hợp tác kinh tế của Việt Nam trong khu vực, đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong chiến lược phát triển của ASEAN “ Tầm nhìn ASEAN”, điểm quan trọng là mục tiêu tiến tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Ý thức được tình hình cấp thiết trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “ Thuế quan Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích của Khoá luận Mục đích của khoá luận là nghiên cứu có hệ thống tình hình thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định CEPT của Việt nam và những tác động của việc thực hiện cam kết này đến các Doanh nghiệp làm kinh doanh Xuất nhập khẩu theo những đòi hỏi hội nhập để từ đó đề xuất những giải nhằm thực hiện cam kết này có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận Để thực hiện được mục đích trên khoá luận sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về duy vật biên chưóng và duy vật lịch sử, vân dụng các quan 3
- điểm của Đảng và Nhà nước về kế hoạch và chiến lược thực hiện các cam kết kinh tế Quốc tế. Ngoài ra, luận văn cũng chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp luận của kinh tế học hiện đại, thống kê họcm kết hợp phương phá đối chiếu so sánh, tổng hợp. phương pháp khái quát và hệ thống hoá tài liệu... 4. Nội dung của Khoá luận Ngoài phần phụ lục, lời nói đầu kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương I: Sự hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA Chương II: Những khó khăn và thuận lợi của Doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA Chương III: Kiến nghị giải pháp thực hiện hiệu quả Hiệp định CEPT/ AFTA MỤC LỤC 4
- Lời nói đầu CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN AFTA ...........................................................................................1 1.1. Khái quát chung về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ..........................1 1.1.1. Sự ra đời của ASEAN........................................................................................1 1.1.2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của ASEAN..............................................4 1.1.3. Cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN ....................................................5 1.1.4. Kế hoạch và triển vọng phát triển hợp tác ASEAN...........................................8 1.2. Toàn cầu hoá và sự ra đời của AFTA ...............................................................9 1.2.1. Khái quát về toàn cầu hóa..................................................................................9 1.2.2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đến liên kết ASEAN...........................11 1.2.2.1. Cơ hội của toàn cầu hoá đối với liên kết ASEAN.......................................11 1.2.2.2. Thách thức của toàn cầu hoá đối với liên kết ASEAN..................................12 5
- 1.2.3. Sự ra đời Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA.......................................14 1.2.3.1. Sự ra đời của AFTA....................................................................................14 1.2.3.2. Mục tiêu của AFTA....................................................................................17 CHƯƠNG II NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CẮT GIẢM THUẾ QUAN HỘI NHẬP AFTA........................................................21 1.3. Các nội dung cơ bản của CEPT / AFTA..........................................................21 1.3.1. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan..................................................21 1.3.2. Nội dung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (Non Tariff Barriers - NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction - QR).................................25 1.4. Cam kết về thuế của Việt Nam tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ...........................................................................................................25 1.4.1. Tiến trình thực hiện AFTA của các nước ASEAN...........................................25 1.4.2. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam cho đến nay...................................26 1.4.3. Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001-2006 để thực hiện AFTA của Việt Nam ..................................................................................................28 6
- 1.4.4. Cải cách về thuế quan của Việt Nam..........................................................30 1.4.5. Việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 - 2003.................................................................................................................3 3 1.5. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA...............................................................................................................3 5 1.5.1. Những thuận lợi...............................................................................................39 1.5.2. Những khó khăn...............................................................................................47 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CAM KẾT CẮT GẢM THUẾ QUAN TẠI VIỆT NAM...........................52 1.6. Một số quan điểm và định hướng của Việt Nam trong hợp tác và hội nhập với ASEAN ...........................................................................................................52 1.6.1. Triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế................................................................52 1.6.2. Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...................................................................................................55 7
- 1.6.3. Những định hướng lớn cho việc thực hiện có hiệu quả các kết kinh tế - thương mại với ASEAN......................................................................... .....................56 1.6.4. Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ CEPT/AFTA................................................... .....................58 1.7. Một số giải kiến nghị thúc đẩy thực hiện hiệu quả cam kết cắt giảm thuế quan trong khuông khổ CEPT/AFTA.......................................................................60 1.7.1. Về phía nhà nước.............................................................................................61 1.7.1.1. Gải pháp về đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực doanh nghiệp...............62 1.7.1.1.1. Đào tạo cán bộ...........................................................................................63 Nâng cao năng lực của doanh nghiệp.........................................................64 1.7.1.2. Một số giải pháp về Chính sách và thị trường............................................67 Về chính sách thương mại.........................................................................67 Về chính sách tài chính..............................................................................68 1.7.2. Về phía doanh nghiệp......................................................................................70 1.7.2.1. Những việc cỏc doanh nghiệp cần làm trong tiến trỡnh thực hiện..............70 1.7.2.2. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực hiện......................................72 1.7.2.3. Một số giải phỏp cho quỏ trỡnh tổ chức thực hiện......................................74 8
- Kết luận Phụ Lục Tài Liệu tham khảo CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN AFTA 1.8. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Với truyền thống lịch sử lâu đời, Đông Nam Á đó cú những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Các nước trong khu vự có sự tương đồng cao trên nhiều lĩnh vực văn hóa - xó hội cũng như trỡnh độ phát triển kinh tế. Chính vỡ vậy, nhu cầu hợp tỏc, liờn kết cỏc nước trong khu vực luôn được đặt ra trong 9
- các thời điểm lịch sử. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thỡ nhu cầu liờn kết giữa cỏc nước trong khu vực Đông Nam Á lại càng trở nên bức thiết điều này đó trở thành hiện thực với sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN. 1.8.1. Sự ra đời của ASEAN Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hội nghị các Bộ trưởng ngoại giao, đại diện cho chính phủ của năm nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Philipin, Xingapo và Thái Lan đó ký kết với một văn kiện quan trọng, bản Tuyên bố Băng Cốc, tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu của Hiệp hội được nêu rừ trong Tuyờn bố Băng Cốc là: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xó hội và phỏt triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần công bằng và phân phối nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng hũa bỡnh và thịnh vượng của các nước Đông Nam Á” Cũng theo tuyên bố này, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN là Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN. Hội nghị này được tiến hành ít nhất 1 năm 1 lần, ở đó những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến hoạt động của Hiệp hội được bàn đến, kể cả việc tiếp nhận hay kết nạp các thành viên mới. Trong quá trình hoạt động cơ cấu tổ chức cũng như chức năng hoạt động được dần dần hoàn thiện. Năm nước Đong Nam Á - thành viên sáng lập ra ASEAN là những nước mới giành được độc lập dân tộc từ ách thống trị của thực dân phương Tây, và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, sự sáng lập ra ASEAN vào năm 1967 thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước với nhau, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể để có thể chống lại sự kỳ thị trong thương mại quốc tế ( vì lúc đó trên thế giói đã hình thành 10
- các tổ chức thương mại khép kín, ví dụ như “thị trường chung Châu âu” hay “khu vực tự do buôn bán”). Về mặt khách quan, sự kiện này chứng tỏ sự thay đổi về chất của quá trình chuyển đổi của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, từ chỗ là mục tiêu, đối tượng phân biệt của chủ nghĩa đế quốc trở thành chr thể của các mối quan hệ quốc tế. Mặc dù những mục tiêu, nhiệm vụ đưa ra trong Tuyên bố Băng Cốc còn mập mờ, các điều mục chưa được cụ thể hoá, cơ cấu tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu rõ ràng, nguyên tắc hoạt động còn chung chung, nhưng sự ra đời của ASEAN đã đặt nền móng thể chế – pháp lý cho sự hình thành và triển khai các cơ chế hợp tác cũng như mở rộng kết nạp thành viên mới sau này. Thực tế của quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển ASEAN đó cho thấy, kỳ vọng và mục tiêu của Hiệp hội đưa ra trong Tuyên bố Băng Cốc đang dần trở thành hiện thực với sự hội tụ của đầy đủ mười nước trong ASEAN. Thời điểm gia nhập chính thức của các thành viên mới của Hiệp hội như sau: Ngày 7/1/1984, Brunõy gia nhập - thành viờn thứ sỏu. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập - thành viờn thứ bẩy. Ngày 23/7/1997, Lào và Mianma gia nhập - thành viờn thứ tỏm và chớn. Ngày 30/4/1999, Campuchia gia nhập - thành viờn thứ mười. Với sự tham gia của các thành viên mới, ASEAN thực sự đó trở thành một khu vực thị trường lớn với số dân đông đảo, có mức tăng trưởng kinh tế cao. Dưới đây là một vài số liệu cơ bản vể ASEAN. Bảng: Những số liệu tổng hợp cơ bản về ASEAN năm 1998 Nước Diện tớch Dõn số Tỷ lệ Tăng Xuất khẩu Nhập khẩu 11
- (km2) (triệu tăng GDP b/q (triệu (triệu người ) dân số 90-97 người) USD) (%) (%) Brunõy 5.765 0,3144 3,0 2,03 2.364,88 1.877,38 Campuchia 181.000 10,91 2,4 5,56 696,5 1.039,6 Inđôxia 1.919.400 199,87 1,5 7,64 53.436,0 41.664,0 Lào 236.000 4,83 2,4 6,66 359,0 706,0 Malaixia 329.749 21,70 2,3 8,86 78.708,9 78.558,1 Mianma 676.552 46,40 1,8 5,71 839,8 1.817,2 Philipin 300.000 73,50 2,3 3,10 25.228,0 38.581,0 Thỏi Lan 514.000 60,60 1,9 7,36 57.624,4 61.361,6 Singapo 618 3,10 1,1 8,35 124.991,9 132.393,9 Việt Nam 329.566 8.20 1,8 7,84 9.185,0 11.792,0 Tổng số 4.492.650 497,77 353.434,38 369.790,78 1.8.2. Chức năng và nguyên tắc hoạt động của ASEAN Với chức năng, ASEAN được thiết lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác mang tính toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, văn hóa - xó hội, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của mười nước thành viên. Điều đó tạo ra đặc thù của liên kết khu vực này so với các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, APEC, ASEM, cũng như so với nhiều liên kết quốc tế khác trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại trong ASEAN với các chương trỡnh hợp tỏc lớn vẫn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong các hoạt động của ASEAN. Các chương trỡnh này bao gồm: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 12
- (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Chương trỡnh tự do húa thương mại dịch vụ, Chương trỡnh hợp tỏc hải quan ASEAN, Chương trỡnh hợp tỏc cụng nghiệp ASEAN (AICO)... Nhỡn chung, ASEAN hoạt động dựa trên hai nhóm nguyên tắc chủ đạo sau đây: Nhóm các nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và địa phương của ASEAN Đó là sáu nguyên tắc chính được nêu ra trong hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976 nhằm điều tiết các quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bỡnh đẳng, toàn vẹn lónh thổ và bản sắc dõn tộc của tất cả cỏc quốc gia. Quyền quyết định của mọi quốc gia là lónh đạo mọi hoạt động của dân tộc mỡnh, khụng cú sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài. Khụng can thiệp vào cụng việc nội bộ của nhau. Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp các biện pháp hũa bỡnh. Khụng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Hợp tỏc với nhau một cỏch cú hiệu quả. Nhóm các nguyên tắc điều phối hoạt động của tổ chức ASEAN Nguyờn tắc nhất trớ (Consensus): nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này theo như quyết định của cuộc họp ngoại trưởng ASEAN ngày 25/9/1995 được áp dụng ở những mức độ khác nhau, có những vấn đề sẽ được nhất trí toàn bộ, có những vấn đề thông qua theo nhất trí đa số, nhất trí tương đối và nhất trí tuyệt đối. Nguyờn tắc bỡnh đẳng (equality): thể hiện trên hai mặt, thứ nhất là các nước ASEAN không kể lớn nhỏ hay giàu nghèo đều bỡnh đẳng với nhau trong nghĩa 13
- vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trỡ trờn cơ sở luân phiên cho các nước thành viên theo vần A, B, C. Nguyờn tắc 6 - X: được thỏa thuận tháng 2/1992, theo nguyên tắc này, một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN nếu từ hai nước trở lên chấp nhận thực hiện thỡ cứ tiến hành trước dự án chứ không đợi tất cả các nước thành viên khác thực hiện mới tiến hành Ngoài ra trong quan hệ giữa các nước ASEAN cũn cú một số nguyờn tắc, tuy khụng thành văn, song được mọi người tôn trọng và áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, thân thiện không đối đầu, không tuyên truyền tố cáo nhau qua các báo chí, giữ gỡn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội... 1.8.3. Cơ cấu tổ chức hợp tác kinh tế của ASEAN Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers - AEM): là cơ cấu điều hành và hoạch định hợp tác cáo nhất trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN. AEM họp chính thức mỗi năm một lần, nhưng AEM có thể họp không chính thức khi cần thiết nhằm chỉ đạo các mặt hợp tác kinh tế trong ASEAN. AEM có trách nhiệm báo cáo công việc lên cho những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN tại các Hội nghị Cấp cao. Được sự phân công của Chính phủ, Bộ trưởng Thương mại Việt Nam tham dự các AEM. Hội đồng AFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do - ASEAN Free Trade Area): được thành lập theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư ngày 28/1/1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Hội đồng AFTA là cơ quan cấp Bộ trưởng, gồm đại diện của các nước thành viên và Tổng thư ký ASEAN . Hội đồng họp khi cần thiết, nhưng ít nhất mỗi 14
- năm một lần và báo cáo trực tiếp lên Hội nghị AEM. Việt Nam cử Bộ trưởng Tài chính tham gia Hội đồng AFTA. Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (Senior Economic Official Meeting - SEOM): là cơ quan cấp dưới trực tiếp giúp việc cho AEM và Hội đồng AFTA, đẩm nhận việc giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp 2 - 3 tháng một lần vầ có trách nhiệm báo cáo lên AEM và Hội đồng AFTA. Việt Nam cử Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa phương, Bộ Thương mại làm Trưởng đoàn tham gia SEOM. Hội đồng AIA (Khu vực đầu tư ASEAN - ASEAN Investment Agreement) và Uỷ ban điều phối về đầu tư (Committee for Co-ordination of Investment - CCI): để phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ký kết ngày 7/10/1998, Hội đồng AIA được thành lập với cơ chế hoạt động tương tự như Hội đồng AFTA. Hội đồng AIA báo cáo trực tiếp lên AEM. Uỷ ban điều phối về đầu tư là cơ quan cấp Vụ giúp việc cho Hội đồng AIA, Việt Nam cử Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia Hội đồng AIA và CCI. Uỷ ban điều phối về dịch vụ (Committee for Co-ordination of Service - CCS): được thành lập để xây dựng các phương án đàm phán, phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện kết quả đàm phán về dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Service - AFAS) ký kết ngày 15/12/1995. CCS là cơ quan cấp Vụ và báo cáo lên SEOM và AEM. Ngoài ra cơ cấu của ASEAN còn có một số các Uỷ ban phụ trách hoặc điều phối và các Hội nghị ra quyết định cho một phần các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư trong khối như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit), Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN, Các cơ chế hợp tác với các nước thứ ba... 15
- Sơ đồ : Cơ cấu thể chế hợp tác kinh tế ASEAN Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế (AEM) Hội đồng AIA Hội đồng AFTA Uỷ ban điều phối SEOM Uỷ ban điều phối về đầu tư (CCI) về dịch vụ (CCS) Các thể chế Các nhóm Các uỷ ban khác công tác tư vấn 1.8.4. Kế hoạch và triển vọng phát triển hợp tác ASEAN Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ hai ngày 15/12/1997, một kế hoạch tổng quát cho hợp tác ASEAN đến năm 2020 đã được đưa ra, kế hoạch này được lấy tên là “Viễn cảnh ASEAN 2020 - Cộng tác chặt chẽ trong sự phát triển năng động” nhằm xác định mục tiêu, chiến lược và chương trình hành động cho hợp tác kinh tế của các nước thành viên bước vào thế kỷ XXI. Mục tiêu của Viễn cảnh ASEAN 2020 là tạo ra một Khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có sức cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu 16
- thông tư do, phát triển kinh tế đồng đều giữa các nước, giảm bớt đói nghèo và sự chênh lệch về kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, kinh tế và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, ASEAN sẽ thực hiện chiến lược sau đây: Hoàn thành AFTA và đẩy nhanh việc tự do hóa thương mại dịch vụ; Hoàn thành Khu vực đầu tư ASEAN vào năm 2010 và thực hiện đầu tư tự do vào năm 2020; Tăng cường và mở rộng hợp tác tiểu vùng ở các khu vực tăng trưởng tiểu vùng hiện có và thiết lập những khu vực tăng trưởng tiểu vùng mới; Tiếp tục củng cố và mở rộng thêm các mối liên kết ktté khu vực ngoài ASEAN; Hợp tác, tăng cường hệ thống thương mại đa phương; Tăng cường vai trò của giới doanh nghiệp, coi đó là động lực của phát triển. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ sáu được tổ chức vào tháng 12 năm 1998 tại hà Nội, các nguyên thủ quốc gia đã thông qua một kế hoạch hành động, được lấy tên là “Kế hoạch hành động Hà Nội” hay còn gọi là “Tuyên bố Hà Nội”. Đây là kế hoạch đầu tiên để thực hiện mục tiêu của “Viễn cảnh ASEAN 2020” với khung thời gian là sáu năm, từ năm 1999 đến năm 2004. Tiến trình thực hiện được xem xét ba năm một lần tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Có thể đánh giá việc thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội là một bước tiến mới trong quan hệ hợp tác của ASEAN, lần đầu tiên, một kế hoạch hành động toàn diện, sâu sắc và có tính cam kết cáo giữa các nước đã được thông qua. 1.9. TOÀN CẦU HOÁ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA AFTA 1.9.1. Khái quát về toàn cầu hóa 17
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tiến trình hội nhập kinh tế thế giới được tăng lên mạnh mễ bởi tác động của các quy tắc hay thể chế quốc tế mới như Ngân Hàng Thế Giới (WTO), Quỹ tiền tên quốc tế, Thoả thuận chung về thuế quan và thuế mậu dịch (GATT) v.v. Việc xây dựng một hệ thống thương mại quốc tế dựa trên quy tắc, việc tăng cường hội nhập các thị trường tài chính và phát triển của các thể chế mới được xúc tiến mạnh từ những năm 70 –80 của thế kỷ XX đã bước đầu tạo ra một hệ thống kinh tế quốc tế khác rất nhiều với hệ thống vốn có trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sự gia tăng nhanh chóng của các luồng thương mại, luân chuyển vốn và đặc biệt là bùng nổ của công nghệ thông tin ( đặc biệt là sự ra đời của Internet ) cùng với sự lan tỏa của xu hướng dân chr hoá dời sống chính trị – xã hội ở cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo ra làn sóng mới của quốc tế hoá. Sự biến đổi này đưa đến sự chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra sự hợp tác và hội nhập trên quy mô toàn cầu. Các mối quan hệ kinh tế như thương mại, đầu tư chuyển giao công nghệ, các vấn đề về môi trường và xã hội như nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường và các vấn đề chính trị – an ninh như xung đột xã hội, khủng bố , rửa tiền, ma tuý, nhân quyền, dân chủ, an ninh quốc gia v.v... giờ đây đòi hỏi có sự phối hợp hành động của tất cả các nước. Sự hợp tác này được trợ giúp bởi công nghệ hiện đại và kết quả là làm cho tiến trình quốc tế hóa được đẩy nhanh và cao hơn. Chính vì vậy, từ đầu những năm 90 trở lại đây, quá trình này được gọi với cái tên mới là Toàn cầu hoá. Toàn cầu hóa được hiểu , được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng như đã giải thích ở phần trên, ta có thể hiểu một cách khái quát toàn cầu hoá là một quá trình thiết lập và thay đổi các mối quan hệ quốc tế, một phạm trù đa diện bao trùm 18
- tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Toàn cầu hoá có thể được định nghĩa theo hai cách sau: Một là, ( định nghĩa của Shahid Yusf ): Toàn cầu hoá là sự hội nhập của các quốc gia thành một thể thống nhất thông qua các dòng chảy thương mại, tiền vốn, tri thức và những tiến bộ của công nghệ thông tin Hai là, (định nghĩa của Mikhain Simai): Toàn cầu hoá là sự tổng hợp các quá trình và hiện tượng như luân chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản, công nghệ thông tin qua biên giới, di chuyển người giữa các nước, hướng ưu thế trên thị trường thương mại và đầu tư quốc tế, sự liên kết thị trường về lãnh thổ và chế độ, đồng thời là sự xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu như chỉ bất bình đẳng về thu nhập, tăng trưởng dân số quá mức mà chỉ có hợp tác toàn thế giới mới giải quyết được. Mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau về toàn cầu hoá, nhưng mọi người khắp nơi trên thế giới đều dần dần hiểu được nội dung và ý nghĩa cơ bản về nó. Đó là quá trình thế giới tiến đến một ngôi làng chung mà ở đó các đường biên giới quốc gia trở nên mờ nhạt và nảy sinh nhu cầu phải có một sự quản lý chung trên phạm vi toàn cầu. Quá trình nay đang nằm ở giai đoạn đầu, đang được tăng tốc, giúp sức của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, và các biến thể của quá trình này là hết sức phức tạp, luôn có tính hai mặt, không có một quốc gia nào, khu vực nào có thể thờ ơ với nó. 1.9.2. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đến liên kết ASEAN Như đã khái quát ở mục trên, toàn cầu hoá là một quá trình hai mặt, nó có thể làm tăng nhanh lượng của cải vật chất cho thế giới, làm cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội được cải thiện, làm cho con người, các dân tộc gần gũi, thân thiện, hiểu biết và có trách nhiệm với nhau và với cộng đồng 19
- chung của nhân loại nhiều hơn, nhưng nó cũng gây không ít khó khăn bất lợi cho nhiều người, nhiều dân tộc như làm gia tăng hố ngăn cách giàu nghèo, bất bình đẵng và xung đột trong xã hội, xói mòn bản sắc văn hoá và suy yếu quốc gia. Với mục đích làm rõ hơn những tác động của toàn cầu hoá tới các nước ASEAN dẫn đến phản ứng của liên kết ASEAN đối với các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, dưới đây xin được phân tích khái quát những cơ hội và thách thức đối với liên kết ASEAN 1.9.2.1. Cơ hội của toàn cầu hoá đối với liên kết ASEAN Làm tăng nhanh cơ sở vật chất và kỹ thuật cho liên kết khu vực và hội nhập quốc tế Trước hết, toàn cầu hoá làm bùng nổ ngoại thương và mở rộng quan hệ thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Nhờ có nguồn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là khoản đầu tư trực tiếp (FDI) vào nước ASEAN tăng nhanh ( đặt mức kỷ lục gần 30 tỉ USD vào năm 1996 ) đem đến một tốc độ tăng trưởng cao và kéo dài, từ năm 1987 – 1996 đạt bình quân 15% năm trong khi tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới là 6,3%, nhờ đó mà vị trí của ASEAN trong cán cân mậu dịch toàn cầu cũng được cải thiện trông thấy. Do tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao liên tục trong nhiều năm liền, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) hàng năm của các nước ASEAN trong thời gian đó đặt tỉ lệ rất cao so với các nước trên thế giới nói chung, các nước đang phát triển nói riêng. Có thể nói rằng, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nói chung, FDI nói riêng là yếu tố chính làm cải thiện nhanh chóng trình độ công nghệ, quản lý xí nghiệp, đào tạo công nhân lành nghề và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các nước ASEAN. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay”
82 p | 2374 | 1127
-
Luận văn tốt nghiệp " Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang "
65 p | 1321 | 609
-
Luận văn tốt nghiệp "Part design"
319 p | 856 | 581
-
Luận văn tốt nghiệp ” TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ”
68 p | 1461 | 416
-
Luận văn tốt nghiệp “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”
74 p | 527 | 254
-
Luận văn: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay
111 p | 428 | 153
-
Luận văn tốt nghiệp: Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ
42 p | 312 | 81
-
Khóa luận Tốt nghiệp: Một số biện pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Quận 5
86 p | 247 | 81
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
103 p | 23 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
26 p | 91 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Thuế: Các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế quận Bắc Từ Liêm
74 p | 18 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
67 p | 14 | 9
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Ba Đình – TP Hà Nội
84 p | 12 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp: Công tác quản lý Thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân – TP. Hà Nội
81 p | 21 | 8
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm
82 p | 12 | 7
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản lí thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Tỉnh Nghệ An
75 p | 21 | 6
-
Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
68 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn