Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
lượt xem 10
download
Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên đại bàn huyện Hiệp Hòa từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN LỚP : CQ54/02.03 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA –TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành : Thuế Mã số : 02 Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thị Minh Hằng Hà Nội -2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Người cam đoan Nguyễn Thị Thanh Huyền
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD............................................................................... 4 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT..................................................... 4 1.1.1 Khái niệm........................................................................................... 4 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của thuế GTGT ................................................... 4 1.1.3 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam ................. 6 1.2 Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD ................................ 15 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý thuế ..................................... 15 1.2.2 Doanh nghiệp NQD và vai trò của doanh nghiệp NQD ............ 18 1.2.3 Nội dung quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD ............... 20 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD ................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG ................................. 25 2.1 Đặc điểm kinh tế -xã hội và tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa –tỉnh Bắc Giang ...................................................... 25 2.1.1 Đặc điểm kinh tế -xã hội huyện Hiệp Hòa –tỉnh Bắc Giang ........ 25 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa ........................... 27
- iii 2.1.3. Tình hình thực hiện thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa giai đoạn năm 2017 -2019 ......................................................................... 29 2.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa ..................................................................................................... 32 2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa ........................................................... 33 2.3.1. Thực trạng chung ............................................................................ 33 2.3.2. Quản lý đối tượng nộp thuế ............................................................. 34 2.3.3. Quản lý căn cứ tính thuế.................................................................. 36 2.3.4. Quản lý thu nộp thuế GTGT ............................................................ 43 2.3.5. Công tác quản lý nợ thuế ................................................................. 44 2.3.6. Công tác kiểm tra thuế .................................................................... 46 2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quản lý của chi cục thuế huyện Hiệp hòa ...................................................................................................... 47 2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 47 2.4.2. Hạn chế ........................................................................................... 48 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 49 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA –TỈNH BẮC GIANG .............................................. 50 3.1 Mục tiêu và phương hướng chung ....................................................... 50 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ................................................................................................ 51 3.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế ............. 51 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý căn cứ tính thuế ....... 52 3.2.3. Công tác quản lý kê khai nộp thuế GTGT ....................................... 53
- iv 3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế ....................... 54 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế .............................................. 54 3.2.6. Nâng cao công tác kiểm tra thuế...................................................... 55 3.3 Các giải pháp điều kiện ........................................................................ 56 3.3.1. Hoàn thiện chính sách thuế.............................................................. 56 3.3.2. Về cơ sở vật chất ............................................................................. 56 3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thuế ........................ 56 3.3.4. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban ngành địa phương ......... 57 3.4 Một số giải pháp khác .......................................................................... 57 KẾT LUẬN ................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 60
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTC Bộ tài chính CP Cổ phần GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân KT –XH Kinh tế -xã hội MST Mã số thuế NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước NQD Ngoài quốc doanh TNCN Thu nhập cá nhân TNHH Trách nhiệm hữu hạn PNN Phi nông nghiệp
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng thực hiện thu NSNN của Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2017 -2019 ( Đơn vị: Triệu đồng) ........................................................ 30 Bảng 1.2 Bảng số lượng doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2017 -2019........................................................................................... 32 Bảng 1.3 Bảng tình hình thu thuế đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa theo dự toán và số thu thuế thực hiện giai đoạn 2017-2019 33 Bảng 1.4 Tình hình quản lý các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2017 -2019 ............................................................................ 35 Bảng 1.5 Bảng tình hình kê khai thuế và nộp tờ khai đối với doanh nghiệp NQD tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa......................................................... 36 Bảng 1.6 Bảng doanh thu bán hàng theo tháng của một số doanh nghiệp NQD điển hình trên địa bàn huyện Hiệp Hòa......................................................... 38 Bảng 1.7 Bảng doanh số mua vào theo tháng của một số doanh nghiệp NQD điển hình trên địa bàn huyện Hiệp Hòa......................................................... 40 Bảng 1.8 Bảng số liệu kết quả kiểm tra, đối chiếu xác minh hóa đơn trên địa bàn huyện Hiệp Hòa ..................................................................................... 42 Bảng 1.9 Kết quả thu thuế GTGT của doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2017 -2019 .................................................................... 43 Bảng 1.10 Số nợ thuế của doanh nghiệp NQD ............................................. 45 Bảng 1.11 Bảng hoạt động kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Hiệp Hòa. 46
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Thuế đã, đang và sẽ còn là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của NSNN, là công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo cân bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, thuế GTGT luôn chiếm một vị trí quan trọng. Đây là sắc thuế gián thu có diện thu thuế rất rộng có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp. Do vậy, việc cải cách chính sách thuế, nhất là thuế GTGT là rất cần thiết để đảm bảo công bằng hợp lý trong phân phối thu nhập của dân cư, góp phần điều tiết thu nhập xã hội, đảm bảo yêu cầu động viên của NSNN. Sau gần 15 năm đi vào cuộc sống, thuế GTGT đã phát huy tích cực trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư tạo nguồn thu lớn cho NSNN. Nhưng đây là một luật thuế mới nên việc áp dụng sắc thuế này ở nước ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình thực hiện đã phải điểu chỉnh một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT như: Điều chỉnh về phạm vi áp dụng, về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế, ... Mặc dù việc sửa đổi này đã làm cho sắc thuế hoàn thiện hơn, nâng cao khả thi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT chưa thật sự cơ bản, còn mang tính tình thế và cũng còn một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay, với xu thế phát triển khu vực hóa và toàn cầu hóa nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung thì việc giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là điều tất yếu. Mặt khác, thu NSNN Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi thực hiện các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu. Trong khi đó, việc tăng thu từ thuế
- 2 gián thu sẽ làm giá cả tăng lên, người tiêu dùng có thể chuyển sang tiêu dùng những loại mặt hàng thay thế khác có giá rẻ hơn, điều này ảnh hưởng đến mức tăng thu NSNN. Chính vì vậy, sự cần thiết tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chính là sự cần thiết tăng cường quản lý thuế GTGT nói chung. Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với điều kiện kinh tế chưa phát triển mạnh, số thu về thuế không nhiều nên việc triển khai nhiệm vụ thu Ngân sách, nhiệm vụ thu thuế trên địa bàn trong năm vừa qua gặp nhiều khó khăn .Tuy nhiên tập thể cán bộ công chức Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa luôn nỗ lực phấn đấu triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nên trong năm vừa qua chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận có những mặt bất cập trong công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT như: Tình trạng trốn lậu thuế, tạo khe hở cho các tổ chức cá nhân gian lận ở khâu hoàn thuế GTGT, công tác quản lý nợ thuế còn nhiều hạn chế... Trước những vấn đề bất cập trên, trong thời gian thực tập ở Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa với kiến thức lĩnh hội được cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Chi cục và các thầy cô giáo, em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang Mục đích của đề tài là qua nghiên cứu tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên đại bàn huyện Hiệp Hòa từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT.
- 3 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài phân tích thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ năm 2017 đến 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập từ Chi cục thuế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang qua các năm. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. Là một sinh viên năm cuối, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế. Do vậy, em cũng không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết trong nội dung, phương pháp nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, các cán bộ thuế, bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Huyền
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD 1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT 1.1.1 Khái niệm Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của thuế GTGT a) Đặc điểm Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây: - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế. Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của NNT, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản, vì vậy thuế GTGT thường có ít mức thuế suất, ít khi đặt ra vấn đề miễn giảm thuế, đảm bảo đơn giản, ít gây ra sự méo mó. - Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. NNT GTGT là tổ chức, cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất, kinh doanh sẽ
- 5 cộng số thuế GTGT vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng hóa, dịch vụ. Tiền thuế GTGT nằm trong giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào NSNN thay cho người tiêu dùng. - Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh số thuế phải trả so với thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại. - Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. b) Vai trò Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Do đó, thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: - Tạo lập nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Do thuế GTGT đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và đối tượng chịu thuế là những người tiêu dùng nên nó mang lại nguồn thu lớn cho NSNN. - Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- 6 - Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hóa đơn, chứng từ. Vì việc tính thuế đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định rõ phải căn cứ trên hóa đơn mua vào, bán ra. - Thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất. Do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, không tính vào phần giá trị đã chịu thuế GTGT ở các khâu trước, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ở khâu sau nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường. - Điều chỉnh cung –cầu hàng hóa dịch vụ: với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm càng cao. Các chính sách của chính phủ còn ảnh hưởng tới mức thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Do đó ảnh hưởng tới cầu về hàng hóa. Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại. 1.1.3 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam 1.1.3.1 Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế bao gồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (Điều 4 – Luật thuế GTGT 2008). 1.1.3.2 Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 26 nhóm hàng hóa không chịu thuế GTGT.
- 7 1.1.3.3 Căn cứ tính thuế GTGT a) Giá tính thuế Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ hàng hóa nhập khẩu. b) Thuế suất thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại. Thuế GTGT hiện hành có 3 mức thuế suất là: 0%, 5%, 10%. 1.1.3.4 Phương pháp tính thuế GTGT Có 2 phương pháp tính: a) Phương pháp khấu trừ - Đối tượng áp dụng: Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng với các đối tượng sau: + Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. + Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. + Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế… - Công thức tính: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:
- 8 + Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. + Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Thuế GTGT ghi trên hóa đơn được xác định như sau: Thuế GTGT đầu ra =Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra *Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Lưu ý: Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định dưới đây: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / ( 1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ %) *Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. - Đối với tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị
- 9 giá vượt 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. - Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định số thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế. - Cơ sở kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ. - Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có dự án đầu tư thực hiện đầu tư theo nhiều giai đoạn được khấu trừ toàn bộ. - Cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thông thường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. b) Phương pháp trực tiếp Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỉ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau: - Đối tượng áp dụng: + Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm < 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- 10 + Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế + Hộ, cá nhân kinh doanh; + Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. + Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Công thức tính Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu Trong đó: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; + Hoạt động kinh doanh khác: 2%. Doanh thu: Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Tính thuế GTGT với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá qúy (trường hợp đặc biệt)
- 11 Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất GTGT Trong đó: GTGT = Giá thanh toán bán ra - Giá thanh toán mua vào tương ứng + Giá thanh toán bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. + Giá thanh toán mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng. 1.1.3.5 Khai thuế, nộp thuế GTGT a) Khai thuế GTGT Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy định sau: - Kê khai thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh + Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo từng tháng. Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. + Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. + Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế: đối với NNT không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế (không quá 30 ngày kể từ
- 12 ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế). NNT phải gửi văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, nêu rõ lý do đề nghị gia hạn để cơ quan thuế phê duyệt và trả lời bằng văn bản cho NNT có chấp nhận hay không chấp nhận. + Khai bổ sung: trong trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn thì phải thông báo ngay cho cơ quan thuế và thực hiện khai bổ sung. -Kê khai thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu: người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp thuế GTGT cùng với việc kê khai, nộp thuế nhập khẩu. b) Nộp thuế NNT GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Cụ thể: Đối với các cơ sở trong nước - Thời hạn nộp thuế: + Trong trường hợp NNT tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế + Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế. + Đối với hộ nộp thuế khoán thì cơ quan thuế gửi thông báo nộp thuế khoán tới hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 tháng 1. Thông báo một lần áp dụng cho các tháng nộp thuế ổn định trong năm. Căn cứ vào tháng báo nộp thuế khoán, hộ nộp thuế nộp tiền thuế hàng tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ nộp thuế khoán lựa chọn nộp thuế theo quý thì thời hạn nộp thuế cho cả quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý. - Địa điểm và thủ tục nộp thuế
- 13 + NNT thực hiện nộp thuế vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước; Tại cơ quan thuế quản lý thu thuế; Thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế; Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. + Thuế GTGT có thể được nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản hoặc bằng các hình thức điện tử theo hướng dẫn của BTC. Đối với hàng nhập khẩu Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu. Đồng tiền nộp thuế NNT thực hiện nộp thuế và các khoản nộp NSNN bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định pháp luật. 1.1.3.6 Hoàn thuế GTGT Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ về sử dụng số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. a) Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT - Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta"
64 p | 2232 | 1083
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở Công ty thực phẩm Hà Nội
102 p | 1895 | 957
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình
81 p | 1242 | 583
-
Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD"
67 p | 663 | 396
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ở hệ thống ngân hàng thương mại nước ta - Nguyễn Phương Nhung
65 p | 875 | 396
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội”
147 p | 774 | 274
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam - Lê Thị Phương Linh
76 p | 545 | 217
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Nghệ An - Hoàng Thị Kiều Trang
59 p | 377 | 165
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường hiệu lực quản trị quan hệ khách hàng tại công ty Truyền thông Trực tuyến Việt Nam
66 p | 340 | 105
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp Vận Tải Biển Vinafco
65 p | 538 | 98
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Bưu điện TP. Hà Nội
80 p | 310 | 68
-
Luận văn Tốt nghiệp: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Gạch ngói Thạch Bàn
58 p | 303 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Thanh Xuân
82 p | 305 | 50
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thành Tuyên
53 p | 235 | 47
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp Marketing để phát triển mặt hàng chăn ga gối đệm của công ty TNHH Amante Việt Nam
41 p | 242 | 39
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Thái Bình
84 p | 146 | 38
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại PGD Quang Trung Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
75 p | 146 | 31
-
Luận văn Tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
90 p | 229 | 30
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn