intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An" nhằm tổng quan về thực trạng quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi Cục Thuế Hưng Nguyên trong thời gian qua, phân tích ưu nhược điểm, những thành tích và hạn chế của quá trình quản lý; Trên cở sở phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng hóa đơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

  1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------***--------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Chiến Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương Lớp : CQ48/02.02 Chuyên ngành : Thuế HÀ NỘI- 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên: Nguyễn Thị Thương
  3. MỞ ĐẦU:…………………………………………………………………………..…1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu………………………………….….1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài…..……..………………………………………………………..……………...2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………….……...2 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..…2 5. Kết cấu của luận văn……………………………………………….............2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN……………………………………………….……………..3 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÓA ĐƠN…………………………....3 1.1.1 Khái niệm hóa đơn…………………………………………..………3 1.1.2 Ý nghĩa thực tiễn của hóa đơn…………………………………….4 1.1.3 Phân loại hóa đơn…………………………………………………....5 1.2 NỘI DUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN……………………………………………………………………..……………..7 1.2.1 Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng…………………….7 1.2.2 Quy định về in và phát hành hóa đơn…………………………...8 1.2.3 Quy định về sử dụng hóa đơn………………………….………....9 1.2.3.1 Quy định về lập hóa đơn……………………………………………..9 1.2.3.2 Quy định về xử lý, thu hồi hóa đơn đã lập, không tiếp tục sử dụng, mất, hỏng………………………………………………………………..…….11 1.2.4 Quy định về quản lý hóa đơn………………………………….....12 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN………………………………………………………...………..13 1.3.1 Xuất phát từ vai trò của hóa đơn……………………………..……..13 1.3.2 Xuất phát từ yêu cầu quản lý sử dụng hóa đơn….…………..…..14
  4. 1.3.2.1 Yêu cầu quản lý hóa đơn của doanh nghiệp…………………...….14 1.3.2.2 Yêu cầu quản lý hóa đơn của cơ quan thuế……………………..…15 1.3.3. Xuât phát từ thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ hiện nay ở Việt Nam…………………………………………………..16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN…………………………………………………………..……………..19 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HƯNG NGUYÊN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN………………………………………………………………..………..19 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………….…..19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Hưng Nguyên….....20 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN…….26 2.2.1 Khái quát về đặc điểm, tình hình quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Hưng Nguyên…….…………………..26 2.2.1.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn………..26 2.2.1.2 Thực trạng công tác cấp, bán hóa đơn tại chi cục thuế………….30 2.2.1.3 Tình hình theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn…………..32 2.2.1.4 Thực trạng công tác thu hồi và thanh hủy hóa đơn………………34 2.2.1.5 Công tác xử lý các vi phạm về hóa đơn………………………...…..35 2.2.2 Các hình thức gian lận thuế thông qua việc sử dụng hóa đơn thường gặp ở các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Hưng Nguyên………………………………………..………………………………..38 2.2.3 Thực trạng kiểm tra và giám sát của các cơ quan liên quan…..39
  5. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN THỜI GIAN QUA………………………………………………………………………………..…40 2.3.1 Những kết quả đạt được…………………………………..........…….40 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân……………..………………..……..41 2.3.2.1 Hạn chế………………………………………………………………….41 2.3.2.2 Nguyên nhân……………………………………………………..…….42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN……………………………………………………...........…….44 3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN TẠI CHI CỤC TRONG THỜI GIAN TỚI……………………………………………………………………………..……..44 3.1.1 Quan điểm………………………………………………………..……...44 3.1.2 Phương hướng…………………………………………….……….……45 3.1.3 Mục tiêu……………………………………………………..…….……46 3.1 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG………………………………………………47 3.1.1 Hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác quản lý sử dụng hóa đơn……………………………………………………………..….47 3.1.2 Giải pháp trong công tác in ấn, phát hành…………………….49 3.1.3 Giải pháp trong sử dụng………….…………………….………….50 3.1.4 Giải pháp trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra của cơ quan Thuế…………………………………………………………………….……………….51 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ………………………………….…………52 3.2.1 Một số giải pháp chủ yếu trong việc giám sát, kiểm tra, xác minh hóa đơn………………………………………………………………………………52
  6. 3.2.2 Công tác phân công tổ chức triển khai thực hiện……………....…54 3.2.3 Công tác quản lý sử dụng hóa đơn..................................................54 3.2.4 Nâng cao trình độ năng lực cán bộ Thuế.......................................56 3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các quy định về thuế cho DN............................................................................................................58 KẾT LUẬN…………………………………………………….............………59
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: BTC : Bộ tài chính BVMT : Bảo vệ môi trường CP ĐTXD : Cổ phần đầu tư xây dựng cơ bản CP XDTM : Cổ phần xây dựng thương mại DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DVTM : Dịch vụ thương mại HĐĐT : Hóa đơn điện tử GTGT : Giá trị gia tăng NSNN : Ngân sách nhà nước QLN & CCNT : Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế SXKD : Sản xuất kinh doanh TH- DT - KTT &TH : Tổng hợp - Dự toán - Kế toán thuế và Tin học TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNHH ĐTXD : Trách nhiệm hữu hạn đầu tư xây dựng TTHTNNT : Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế VPHC : Vi phạm hành chính Hộ TTTDSBR : Hộ trực tiếp trên doanh số bán ra Hộ KK : Hộ kê khai
  8. MỞ ĐẦU: 1 . Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Thuế là nguồn đóng góp quan trọng nhất vào ngân sách nhà nước của tất cả các quốc gia trên thế giới, quản lý Thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại đặt ra những yêu cầu quản lý riêng đề phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Quản lý sử dụng hóa đơn là một bộ phận của quản lý Thuế, nó là công việc có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của toàn bộ công tác quản lý Thuế nói chung. Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới và đưa nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa thì nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển to lớn. Những thay đổi đó đã tạo ra những khó khăn mới trong công tác quản lý Thuế và đặc biệt là công tác quản lý hóa đơn, chứng từ. Trong thời kỳ đầu đổi mới do còn nhiều hạn chế về khung pháp lý, nguồn nhân lực…những sai phạm trong quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ là hết sức phổ biến Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý hóa đơn vẫn còn nhiều hạn chế, một số hình thức gian lận và sai phạm vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến. Xuất phát từ thực tế trên, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Tăng cường công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” để làm luận văn tốt nghiệp đại học của mình. Hi vọng đề tài luận văn này có thể phần nào trình bày được thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi Cục Thuế huyện Hưng Nguyên hiện nay và đề ra một số giải pháp, kiến nghị để góp phần hoàn thiện công tác quản lý hóa đơn tại Chi cục Thuế Hưng Nguyên nói riêng và các cơ quan quản lý Thuế nói chung. Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đình Chiến đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm đề tài này không thể tránh khỏi nhiều 1
  9. sai sót, em mong có thể nhận được những nhận xét và góp ý để từ đó nghiên cứu hoàn thiện hơn. 2 . Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý sử dụng hóa đơn cả về lý luận và thực tiễn - Mục đích nghiên cứu:  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý sử dụng hóa đơn.  Tổng quan về thực trạng quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi Cục Thuế Hưng Nguyên trong thời gian qua, phân tích ưu nhược điểm, những thành tích và hạn chế của quá trình quản lý.  Trên cở sở phân tích đề xuất các giải pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng hóa đơn. 3 . Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do hạn chế trong tiếp cận nội dung vấn đề nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Huyện Hưng Nguyên trong giai đoạn 2012-2013 4 . Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể sau: phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp so sánh, đối chiếu, mô hình hóa… 5 . Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý – sử dụng hóa đơn. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý – sử dụng hóa đơn của Việt Nam. Chương 3: Đổi mới công tác quản lý – sử dụng hóa đơn. 2
  10. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÓA ĐƠN 1.1.1 Khái niệm hóa đơn Trong nền kinh tế hiện đại hóa đơn là yếu tố xuất hiện thường xuyên, không thể thiếu trong các giao dịch. Nhìn chung hóa đơn được hiểu là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Tại Việt Nam khái niệm hóa đơn được nhắc đến trong Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010: “Hóa đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.” Quy định trên cũng có nghĩa: hoá đơn là chứng từ xác nhận quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ , thanh toán, quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng và các Luật thuế mới thì hoá đơn lại có ý nghĩa quan trọng trong việc kê khai thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế, đảm bảo tính chính xác và chống thất thoát tiền Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Một số khái niệm liên quan đến hóa đơn:  Hoá đơn giả là hoá đơn được in theo mẫu hoá đơn đã thông báo với cơ 3
  11. quan thuế của tổ chức, cá nhân khác; hoặc in trùng những số hoá đơn của tổ chức, cá nhân đó đã thông báo với cơ quan thuế.  Hoá đơn in lậu là hoá đơn được in không theo quy định.  Hoá đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được in theo đúng quy định nhưng chưa hoàn tất việc thông báo phát hành.  Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm thủ tục phát hành nhưng chưa được sử dụng cho mục đích bán hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức đã đóng mã số thuế; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân kinh doanh báo mất.  Hoá đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung là không có thực một phần hoặc toàn bộ.  Cố ý huỷ hoá đơn là hành vi làm mất, làm hỏng hoá đơn không do các nguyên nhân khách quan.  Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn in giả, hoá đơn in lậu, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng nhưng đã được mang ra sử dụng; hoặc sử dụng hoá đơn do tổ chức, cá nhân khác phát hành để lập khi bán hàng hoá, dịch vụ, hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách. 1.1.2 Ý nghĩa thực tiễn của hóa đơn Hoá đơn là chứng từ ghi nhận hoạt động kinh doanh nên hoá đơn cũng có nghĩa là tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền bởi vì hoá đơn tài chính nếu vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước thì còn nguy hiểm hơn cả việc làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy tiện nâng giá trị công trình xây dựng bằng cách đưa các hoá8 đơn tài chính không phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian lận. Đối với doanh nghiệp, hoá đơn cũng là bằng chứng chủ yếu cho một nghiệp vụ kinh doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý hoá đơn. Việc quản lý hoá đơn 4
  12. có ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà cả đối với bản thân doanh nghiệp Việc quản lý hoá đơn không tốt có thể dẫn đến:  Phản ánh sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp. Từ đó các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy định về hoá đơn để gian lận, rút tiền của NSNN  Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  Đối với Nhà nước: Việc quản lý hoá đơn không tốt sẽ dẫn đến các thông tin về doanh nghiệp bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mô của Nhà nước. 1.1.3 Phân loại hóa đơn Theo Thông Tư 64/2013/TT-BTC hóa đơn được phân loại như sau:  Phân loại theo chức năng, tính chất:  Hóa đơn GTGT Hóa đơn GTGT là hóa đơn chính thức áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên hóa đơn GTGT sẽ ghi rõ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hàng hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT. Thông thường các DN phải mua hóa đơn GTGT tại cơ quan thuế hoặc đăng ký xin phép để có thể tự in hóa đơn GTGT. Khi bán hàng doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT, kê khai việc sử dụng hóa đơn GTGT và lưu giữ các liên còn lại của hóa đơn GTGT.  Hóa đơn bán hàng thông thường: Hóa đơn bán hàng thông thường thường có các mục sau: số và ngày lập 5
  13. hóa đơn, tên và địa chỉ người bán hàng, tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không là một), các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán, danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền này là giá trị hàng hóa đã bao gồm thuế GTGT, có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ. Đối với hóa đơn bán hàng thông thường thuế GTGT không được ghi tách ra như hóa đơn GTGT mà được gộp chung vào giá trị hàng hóa. Các loại hóa đơn khác Ngoài hai loại hóa loại hóa đơn chính kể trên còn có một số loại hóa đơn khác như hóa đơn thu mua, hóa đơn xuất nhập khẩu, tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không…  Phân loại theo hình thức biểu hiện:  Hóa đơn in thành mẫu Hóa đơn in thành mẫu là loại hóa đơn được in với số lượng lớn, được sử dụng thường xuyên. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có khả năng tự in hóa đơn thì có thể làm hồ sơ xin phép bộ tài chính cho phép in mẫu hóa đơn riêng. Các doanh nghiệp không có khả năng tự in hóa đơn thì bắt buộc phải mua hóa đơn đã in sẵn của Bộ tài chính. Đối với các hóa đơn in thành mẫu này thông thường có tối thiểu 2 liên, đa số là từ 3 liên trở lên. Các doanh nghiệp khi xuất hóa đơn bắt buộc phải có liên lưu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khi cần thiết.  Hóa đơn in theo mẫu quy định từ máy tính tiền Đối với loại hóa đơn này thường có ghi rõ ngày giờ xuất hóa đơn, người lập hóa đơn, giá thành và thuế suất của sản phẩm trên hóa đơn. 6
  14.  Các loại tem, vé có in sẵn mệnh giá: Các loại tem vé có in sẵn mệnh giá thường được sử dụng bởi các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Trên tem, vé thường chỉ ghi tổng số tiền khách hàng phải thanh toán mà không tách các loại thuế suất ra. Các loại tem, vé này được các đơn vị tự in sau khi đăng ký với bộ tài chính.  Hóa đơn điện tử: Hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn mới xuất hiện gần đây. Loại hóa đơn này là một dạng file dữ liệu được cấp cho người mua hàng hóa, dịch vụ (thông thường là mua bán qua mạng). Dữ liệu giao dịch của khách hàng phải được lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý thuế sau này. Mặc dù còn nhiều quốc gia chưa công nhận tính pháp lý của loại hóa đơn này nhưng việc cho phép sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy thông thường tại các quốc gia phát triển trường hợp đã chứng tỏ tính ưu việt của nó. Việc sử dụng hóa đơn điện tử làm giảm thiểu chi phí in ấn hóa đơn thông thường, cơ quan thuế cũng dễ dàng quản lý dữ liệu về hóa đơn hơn, trong một số trường hợp đặc biệt như thanh toán dịch vụ trên mạng hóa đơn điện tử tạo ra sự thuận tiện hơn hẳn các loại hóa đơn giấy thông thường. Tuy nhiên do còn nhiều giới hạn về khả năng tài chính, nguồn nhân lực và khả năng bảo mật nên việc quản lý sử dụng hóa đơn điện tử vẫn còn một số hạn chế nhất định. 1.2 NỘI DUNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN 1.2.1 Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng Các đối tượng sử dụng hóa đơn phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước trong việc tạo lập, sử dụng và bảo quản hóa đơn. Theo Thông Tư 64/2013/TT-BTC chế độ quản lý sử dụng hóa đơn được áp dụng cho các đối tượng cụ thể sau: 7
  15.  Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài - Tổ chức, cá nhân Việt Nam không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam  Tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung ứng giải pháp hóa đơn điện tử.  Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.  Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn. 1.2.2 Quy định về in và phát hành hóa đơn Ngày 17/1 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi một số điều về việc quản lý hóa đơn, trong đó có việc siết chặt điều kiện để doanh nghiệp được đặt in, tự in hóa đơn. Theo nghị định này, các DN được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: - Đã được cấp mã số thuế; - Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; - Không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; - Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; - Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn 8
  16. chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh; - Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và được sự chấp thuận cơ quan thuế. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về việc đăng ký sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, gian lận thuế sẽ không được tiếp tục sử dụng hóa đơn đã in. Thời hạn cấm sử dụng hóa đơn tự in, đặt in là 12 tháng kề từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong thời gian này các DN này phải mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành để sử dụng. Các DN thuộc loại rủi ro cao về thuế khi có yêu cầu của cơ quan thuế cũng sẽ phải ngừng sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế. Ngoài ra Nghị định 04/2014/NĐ-CP còn quy định rõ về điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn. Theo đó: Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề lập trình máy vi tính hoặc xuất bản phần mềm, trừ trường hợp tổ chức tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn để sử dụng. Tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn phải đảm bảo phần mềm tự in hóa đơn cung cấp cho một đơn vị tuân thủ đúng những quy định về tự in hóa đơn; không cung cấp phần mềm in giả hóa đơn trùng với các mẫu trong phần mềm đã cung cấp cho doanh nghiệp khác. Các quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 01/03/2014. 1.2.3 Quy định về sử dụng hóa đơn Theo Thông Tư 64/2013/TT-BTC quy định như sau: 1.2.3.1 Quy định về lập hóa đơn 9
  17. Việc chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ sẽ thúc đẩy việc chấp hành ghi chép sổ sách kế toán vào nề nếp, thiết lập trật tự kỉ cương, góp phần chống chi tiêu lãng phí, chống tham nhũng và chống trốn lậu thuế nhà nước. Vì vậy theo quy định hầu hết các hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ kể cả trường hợp khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng có giá trị từ 200000 đồng trở lên đối với mỗi lần giao dịch đều phải lập hóa đơn chứng từ hợp lệ cho khách hàng. Nếu người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thu tiền không giao hóa đơn hợp lệ cho khách hàng là hành động trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế người mua hàng đã nộp cho NSNN khi trả tiền hàng Như vậy, tất cả các hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không giao hóa đơn cho người mua hàng đều bị xử phạt theo quy định, chỉ trừ một số trường hợp nếu khách hàng không yêu cầu thì không phải lập hóa đơn chứng từ giao cho người mua - Đối với các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị giao dịch nhỏ hơn 200000 đồng/ lần thì không phải lập hóa đơn trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn. Tuy nhiên, người bán hàng phải tiến hành lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày, đơn vị phải lập một hóa đơn ghi tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên bảng kê, ký tên và giữu liên giao, các liên khác luân chuyển theo quy định; tên người mua trong hóa đơn này được gọi là “ bản lẻ không giao hóa đơn” - Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của mình, việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản. hóa đơn được ủy nhiệm vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn (riêng hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không được đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm, có tên, chữ ký của đại diện bên ủy nhiệm và đóng dấu (nếu có). 10
  18. Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm. Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hóa, dịch vụ. Kết thúc việc ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản và phải tháo gỡ các thông báo ủy nhiệm hết hiệu lực. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp các báo cáo định kỳ việc sử dụng các hóa đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hóa đơn hàng quý. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn đã giải quyết những vướng mắc cho các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ ở xa, không thể trực tiếp lập hóa đơn giao cho người mua, tạo ra khung pháp lý chặt chẽ giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn hạn chế tình trạng hàng giả, hàng lậu, chống thất thu cho NSNN 1.2.3.2 Quy định về xử lý, thu hồi hóa đơn đã lập, không tiếp tục sử dụng, mất, hỏng Trong quá trình sử dụng hóa đơn, việc xuất hiện những sai sót là không thể tránh khỏi. Chính vì thế việc khắc phục phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. đối với những hành vi sai phạm mà cố tình không sửa chữa gây thiệt hại đến người sử dụng hóa đơn, gây thất thu cho NSNN sẽ bị xử lý một cách nghiêm khắc Đối với các trường hợp có sai sót trong việc lập hóa đơn thì đơn vị giao hóa đơn phải tiến hành sửa chữa, lưu giữ, thỏa thuận với người nhận hóa đơn theo quy định của pháp luật Đối với trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, đơn vị phải tiến hành thông báo với cơ quan thuế, thông báo cần ghi rõ tên hóa đơn, số lượng, ký hiệu hóa đơn mất, cháy, hỏng. Nếu hóa đơn đã lập giao người mua thì tiến hành sao chụp và xác nhận hợp pháp cho người mua Đối với các đơn vị đóng mã số thuế, phát hành loại hóa đơn mới hoặc không tiếp tục sử dụng hóa đơn đã mua của cơ quan thuế, phải thông báo hết giá trị sử dụng đối với những hóa đơn tồn chưa sử dụng với cơ quan thuế. 11
  19. Những đơn vị tự ý ngừng kinh doanh, có hành vi cho, bán hóa đơn, theo qui định những hóa đơn này là không hợp pháp, không được tiếp tục sử dụng vì thế Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo trên toàn quốc số hóa đơn hết giá trị sử dụng này 1.2.4 Quy định về quản lý hóa đơn Theo Thông Tư 64/2013/TT-BTC: Việc quản lý sử dụng hóa đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước - Trách nhiệm của Tổng cục Thuế:  Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn trên phạm vi cả nước  Tổ chức kiểm tra chỉ đạo ngành Thuế kiểm tra xử lý việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn trong ngành Thuế và các đơn vị sản xuất kinh doanh - Đối với cơ quan Thuế địa phương (cục thuế, chi cục thuế):  Nắm số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn để theo dõi tình hình đăng ký sử dụng hóa đơn  Hướng dẫn các đơn vị sử dụng hóa đơn theo đúng chế độ quy định cho các đơn vị hiểu rõ để chấp hành đầy đủ, đúng quy định  Hàng quý phải theo dõi báo cáo sử dụng hóa đơn của các đơn vị sử dụng hóa đơn trên địa bàn và lập báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên đúng kỳ hạn  Tổ chức hướng dẫn xử lý các trường hợp làm tổn thất hóa đơn chứng từ, sử dụng hóa đơn không đúng quy định, hướng dẫn hủy hóa đơn theo đúng chế độ - Đối với đối tượng sử dụng hóa đơn: 12
  20.  Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn theo đúng quy định  Thực hiện mở sổ theo dõi và bảo quản, lưu giữ hóa đơn theo quy định của pháp luật: Hàng quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý sau phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp  Tổ chức, cá nhân làm mất hóa đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan Thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn  Tổ chức sử dụng hóa đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao trực tiếp lập hóa đơn của đơn vị để chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về sử dụng, quản lý hóa đơn  Nếu tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn phải báo cáo ngay với cơ quan Thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hóa đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hóa đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu 1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN 1.3.1 Xuất phát từ vai trò của hóa đơn Vai trò của hóa đơn được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:  Hoá đơn là một bộ phận ấn chỉ thuế được in theo chỉ định tại các Luật thuế, pháp lệnh thuế và các văn bản pháp quy dùng để quản lý thu thuế cho NSNN.  Hoá đơn được sử dụng để mua bán hàng hoá - dịch vụ, là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hoá - dịch vụ và bảo hành hàng hoá.Hoá đơn được sử dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho công ty, cơ quan, tập 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2