PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Hiện nay hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông Thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh<br />
huyện Phúc Thọ nói riêng vẫn là hoạt động chủ yếu.<br />
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT<br />
huyện Phúc Thọ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của<br />
Huyện, danh mục tín dụng được thay đổi tích cực, tăng tỷ trọng cho vay đối<br />
với hộ nông nghiệp cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông<br />
nghiệp, quy trình tín dụng từng bước được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế.<br />
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh luôn phải đối diện với nhiều<br />
loại rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt<br />
động, quản trị rủi ro tín dụng đã được Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Mặc dù<br />
vậy, quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng được<br />
yêu cầu: rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và gây ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế - xã<br />
hội.<br />
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tăng trưởng tín<br />
dụng lớn, rủi ro tín dụng có nguy cơ gia tăng, Chi nhánh sẽ khó phát triển bền<br />
vững nếu không chú trọng hơn tới quản trị rủi ro tín dụng.<br />
Chính vì tính cấp thiết như trên, tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản<br />
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội” làm luận<br />
văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.<br />
2- Mục đích nghiên cứu<br />
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br />
thành phố Hà Nội. Để đạt được mục tiêu đó, các nhiệm vụ cụ thể cần được<br />
thực hiện:<br />
1<br />
<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng<br />
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh<br />
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br />
thành phố Hà Nội.<br />
3- Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng<br />
thương mại.<br />
4- Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành<br />
phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2012 đến 2014.<br />
5- Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được<br />
sử dụng: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, so sánh; ...<br />
6- Kết cấu<br />
Luận văn được kết cấu theo 03 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ,<br />
thành phố Hà Nội.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br />
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại<br />
* Khái niệm<br />
Thuật ngữ “Ngân hàng” đã có từ rất lâu, hoạt động ngân hàng được<br />
chứng minh là gắn bó cùng với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài<br />
người, nhiều tài liệu và di chứng khảo cổ cho thấy hoạt động ngân hàng đã ra<br />
đời từ 3 - 4 ngàn năm trước công nguyên. Tại Hy Lạp các nhà đổi tiền được<br />
gọi là Trapezita - tiếng Hy lạp có nghĩa là cái bàn. Các Trapezita ngồi trước<br />
các bàn đổi tiền để nhận tiền của giai cấp quí tộc, người giầu có, vv... Ở Ý các<br />
hoạt động mua, bán trao đổi vay tiền được tiến hành trên các bàn dài gọi là<br />
Banca, đây cũng là từ xuất phát gốc của từ Banque (Pháp), Bank ( Anh, Mỹ ,<br />
Đức ), Banco (Ý)... có nghĩa là ngân hàng sau này.<br />
Từ thế kỷ XVIII trở về trước, hoạt động ngân hàng chưa thực sự phát<br />
triển và chưa có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, từ đó trở lại đây đặc biệt là<br />
trong thời đại ngày nay ngân hàng được xem như là “mạch máu” của nền kinh<br />
tế, hoạt động ngân hàng thể hiện sức mạnh và tiềm lực của nền kinh tế.<br />
Cùng với chiều dài lịch sử phát triển của ngành ngân hàng, trong mỗi<br />
giai đoạn, hoạt động ngân hàng cũng có sự thay đổi, bên cạnh đó với các hoạt<br />
động đa dạng lại luôn biến động với sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt<br />
khác, do tập quán luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau<br />
dẫn đến quan niệm về Ngân hàng thương mại không thống nhất giữa các nước<br />
và khu vực trên thế giới:<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại Mỹ, nơi có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới: "Ngân<br />
hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài<br />
chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh<br />
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ<br />
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.<br />
Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề<br />
thường xuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức<br />
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín<br />
dụng hay tài chính”.<br />
Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết<br />
yếu bao gồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương<br />
mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh<br />
các món nợ; thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo<br />
đảm ký quỹ; tham dự vào thiết lập các xí nghiệp”.<br />
Tại Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM, nhưng<br />
tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:<br />
- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đích<br />
lợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu.<br />
- NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà các hoạt động chủ yếu và<br />
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử<br />
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương<br />
tiện thanh toán.<br />
* Đặc điểm của Ngân hàng thương mại<br />
Hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh kiếm lời,<br />
theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình thức<br />
hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động<br />
kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình<br />
thức khác nhau. Ngân hàng thương mại là người “đi vay để cho vay” nhằm<br />
mục đích kiếm lời. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Libraty<br />
<br />
qua các nghiệp cụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để<br />
cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian<br />
nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.<br />
Hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định của pháp<br />
luật, nghĩa là chỉ khi ngân hàng thương mại thoả mãn đầy đủ các điều kiện<br />
khắt khe do pháp luật qui định như điều kiện về vốn, phương án kinh<br />
doanh...thì mới được phép hoạt động trên thị trường.<br />
Là một trung gian tài chính, NHTM thường phải đối diện với nhiều rủi<br />
ro. NHTM hoạt động chủ yếu dựa vào lượng vốn huy động từ các tổ chức<br />
kinh tế và dân cư. Do vậy, khi rủi ro xảy ra, sự đổ vỡ của một NHTM có thể<br />
kéo theo sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng khác, thậm chí cả hệ thống. Nhằm<br />
tránh tình trạng đó, hoạt động của NHTM chịu sự quản lý chặt chẽ hơn hoạt<br />
động của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế.<br />
* Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại<br />
- Huy động vốn:<br />
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản của NHTM. NHTM huy<br />
động vốn dưới các hình thức khác nhau như: nhận tiền gửi (tiền gửi thanh<br />
toán, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn), đi vay, phát hành giấy tờ<br />
có giá, vốn tiếp nhận tài trợ, vốn ủy thác đầu tư. Nguồn vốn huy động dồi dào<br />
sẽ giúp NHTM chủ động trong hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro thanh<br />
khoản. Tuy nhiên, NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên việc huy<br />
động nguồn vốn như thế nào sẽ được các NHTM đưa ra trên cơ sở chiến lược<br />
kinh doanh và diễn biến thị trường trong từng thời kỳ.<br />
- Hoạt động tín dụng:<br />
Hoạt động tín dụng của các NHTM được hình thành từ rất sớm, ngay từ<br />
khi thành lập các ngân hàng. Những người tổ chức ra NHTM, ngay từ đầu đã<br />
luôn tìm kiếm các cơ hội để tiến hành cho vay, coi đó như là một nhu cầu chủ<br />
yếu trong việc duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Các NHTM đã góp<br />
<br />
5<br />
<br />