intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ - giai đoạn 2018-2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

37
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ - giai đoạn 2018-2020 được thực hiện với mục tiêu nhằm phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ - giai đoạn 2018-2020

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ LÊ THỊ THỦY TIÊN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ – GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: 7340201 Tháng 10 - Năm 2021
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ LÊ THỊ THỦY TIÊN MSSV: 4798167018 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ – GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. ĐỒNG CẪM THANH THƯ Tháng 10 - Năm 2021
  3. LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn này, trước hết cho phép Em bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Đồng Cẫm Thanh Thư người đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ Em trong quá trình hoàn thành quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Võ Trường Toản đã tận tình truyền đạt những kiến thức quan trọng, bổ ích và những kinh nghiệm quý giá, đó không chỉ là nền tảng cho quá trình thực hiện mà còn là hành trang cho chặng đường phía trước của Em. Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các Anh, Chị tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank – chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho Em trong suốt quá trình Em thực tập. Khóa luận của Em còn những hạn chế về năng lực, trình độ lý luận cũng như những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cô để Em có thể bổ sung kiến thức trong lĩnh vực này đồng thời giúp khóa luận tốt nghiệp của Em được hoàn thiện hơn. Cuối lời, Em xin kính chúc quý Thầy, Cô trường Đại học Võ Trường Toản, Ban lãnh đạo, Anh, Chị làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank – chi nhánh Cần Thơ thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện (Đã ký) Lê Thị Thủy Tiên i
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các két quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện (Đã ký) Lê Thị Thủy Tiên ii
  5. TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
  6. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Lê Thị Thủy Tiên Mã số sinh viên: 4798167018 Ngành học: Tài chính - Ngân hàng Khóa: 10 Tên đề tài: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank - chi nhánh Cần Thơ - giai đoạn 2018 – 2020 Họ tên người hướng dẫn: ThS. Đồng Cẫm Thanh Thư Đơn vị: Khoa Kinh Tế Qua quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi có các nhận xét và đánh giá như sau: 1. Về tinh thần, thái độ trong quá trình thực hiện đề tài: Sinh viên Lê Thị Thủy Tiên có tinh thần ham học hỏi, tích cực trong nghiên cứu kiến thức và thực tiễn; biết tìm hiểu, tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài. 2. Hình thức và bố cục trình bày đề tài: Khóa luận có hình thức trình bày đúng theo quy định của Khoa Kinh Tế, bố cục hợp lôgic và rõ ràng. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài: Khóa luận có nội dung nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu được trình bày ngắn gọn, đầy đủ. Kết quả nghiên cứu được đúc kết từ quá trình thực tập, nghiên cứu và phân tích số liệu kết hợp với định hướng phát triển của đơn vị thực tập. 4. Tiến độ thực hiện đề tài: Sinh viên hoàn thành đúng tiến độ thực hiện đề tài theo quy định. 5. Ý kiến đề nghị (Đồng ý hay Không đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp) Đồng ý cho sinh viên Lê Thị Thủy Tiên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng. 6. Điểm đánh giá: Điểm số: 8.7 (thang điểm 10); Điểm chữ: tám phẩy bảy Hậu Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2021 Người hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) Đồng Cẫm Thanh Thư iv
  7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung: ................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.4.1 Không gian nghiên cứu: ..................................................................... 2 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 3 1.5.1 Lượt khảo tài liệu nước ngoài ............................................................ 4 1.5.2 Lượt khảo tài liệu trong nước ............................................................ 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 6 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 6 2.1.1 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường .......................... 6 2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại .............................................. 6 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ..................................................... 8 2.1.4 Các nguồn vốn và hình thức huy động vốn của NHTM .................... 9 2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ............... 14 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của NHTM ..... 17 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 19 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 20 v
  8. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ – GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 ...................................................................................................... 21 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK ............................................. 21 3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank Việt Nam) ...................................................................... 21 3.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi Eximbank .................................. 23 3.1.3 Một số thành tựu đạt được ............................................................... 23 3.2 NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ.................................................................................... 26 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Cần Thơ. .................................................................................................... 26 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của chi nhánh ................... 29 3.3 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2020 ....... 32 3.3.1 Thu nhập .......................................................................................... 34 3.3.2 Chi phí .............................................................................................. 36 3.3.3 Lợi nhuận ......................................................................................... 36 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................................... 36 3.4.1 Thuận lợi .......................................................................................... 36 3.4.2 Khó khăn .......................................................................................... 37 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ – GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 .................................................................. 39 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG ........... 39 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK - CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 ........................................................................... 41 4.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn tại Eximbank – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................... 41 4.2.2 Tình hình huy động vốn theo phương thức huy động...................... 44 vi
  9. 4.2.3 Tình hình huy động vốn theo đồng tiền ........................................... 48 4.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn .................................. 50 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK – CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................... 54 5.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .................... 54 5.1.1 Kết quả đạt được .............................................................................. 54 5.1.2 Một số khó khăn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng Eximbank Cần Thơ ................................................................................... 54 5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK - CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................... 55 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................................................... 56 5.3.1 Đa dạng hóa phương thức huy động vốn ......................................... 56 5.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự .............................................. 57 5.3.3 Tăng cường hoạt động marketing trong tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng............................................................................................ 58 5.3.4 Áp dụng lãi suất huy động vốn linh hoạt ......................................... 59 5.3.5 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ................................................. 59 5.3.6 Hoàn thiện chính sách khách hàng................................................... 60 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................. 61 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 61 6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 61 6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ .......... 61 6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ..................................... 62 6.2.3 Đối với nhà nước.............................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 64 vii
  10. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Eximbank Cần thơ giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................................. 33 Bảng 4. 1 Tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 ................................................................................................................. 39 Bảng 4. 2 Tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 ................................................................................................................. 42 Bảng 4. 3 Tình hình tiền gửi thanh toán của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 .............................................................................................................. 44 Bảng 4. 4 Tình hình tiền gửi tiết kiệm của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 ................................................................................................................. 47 Bảng 4. 5 Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................................. 49 Bảng 4. 6 Tỷ trọng của từng phương thức huy động vốn trên tổng nguồn vốn huy động .......................................................................................................... 51 Bảng 4. 7 Các tỷ số đánh giá hiệu quả huy động vốn...................................... 52 viii
  11. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2. 1 Sơ đồ thể hiện chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng ........... 7 Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức của Eximbank Cần Thơ ............................................ 30 Hình 3. 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................. 34 Hình 4. 1 Tình hình nguồn vốn của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020 .......................................................................................................................... 40 Hình 4. 2 Tình hình tiền gửi thanh toán của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................................... 45 Hình 4. 3 Tình hình tiền gửi tiết kiệm của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................................................................. 47 Hình 4. 4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền của Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................. 49 ix
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương NHTN : Ngân hàng Nhà nước TMCP : Thương mại cổ phần HĐV : Huy động vốn VHĐ : Vốn huy động NV : Nguồn vốn TKTG : Tài khoản tiền gửi TKTK : Tài khoản tiết kiệm TCTD : Tổ chức tín dụng x
  13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong từng bước tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Mọi thành phần kinh tế đều ra sức phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, để thực hiện thành công điều đó nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu rất lớn và cần thiết. Nguồn vốn là một trong những vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu, là nguồn lực cơ bản để phát triển nền kinh tế và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Các Ngân hàng thương mại có thể phân chia tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau như: Ngân hàng tư nhân, Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng quốc doanh,… nhưng dù bất kỳ hình thức nào thì tối đa lợi nhuận hóa luôn là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại, với mục tiêu đó nguồn vốn luôn luôn là yếu tố tiền đề của mỗi Ngân hàng. Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn để duy trì hoạt động cũng như mục đích kinh doanh đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Với chức năng trung gian tài chính lớn, thực hiện huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển trong nước, các Ngân hàng thương mại hiện nay đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, huy động được nguồn vốn tối đa, hiệu quả và an toàn nhất đáp ứng nhu cầu nguồn vốn ngày càng tăng cũng như phục vụ đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của mình. Là một trong những bộ phận cấu thành của hệ thống Ngân hàng, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Exmimbank chi nhánh Cần Thơ luôn quan tâm, chú trọng công tác huy động vốn và không ngừng gia tăng thêm nguồn vốn mới, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ và trọng tâm của chi nhánh là huy động vốn, nên đề tài:" Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank - chi nhánh Cần Thơ - giai đoạn 2018 – 2020" đã được thực hiện. 1
  14. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020. - Mục tiêu 2: Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank – chi nhánh Cần Thơ. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ giải quyết những câu hỏi chính như sau: - Những vấn đề tổng quan về huy động vốn: khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, những nguồn huy động vốn và những rủi ro trong huy động vốn. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ như thế nào trong gia đoạn 2018 - 2020? - Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank – chi nhánh Cần Thơ đã đạt được kết quả và hạn chế nào trong quá trình quản lý và huy động nguồn vốn? - Có những giải pháp nào hoặc chính sách nào để giúp Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ có hoạt động huy động vốn tốt hơn trong tương lai? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank - chi nhánh Cần Thơ. Trụ sở chính: 08, Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Gồm những phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Ô Môn: 292 – 293 Quốc Lộ 91, Phường Châu Văn Liêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Thốt Nốt: 568 Quốc lộ 91, Khu vực Long Thạnh A, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. 2
  15. - Phòng giao dịch Trà Nóc: 37 Lê Hồng Phong, Phường Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Cờ Đỏ: 21-22 Hà Huy Giáp (TP919), ấp Thới Thuận, TT Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Phong Điền: Lô số 1, dãy A5 Phan Văn Trị, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Bình Thủy: 308 Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Hưng Lợi: 221A đường 3-2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch Cái Răng: 171 Quốc lộ 1A, Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch An Phú: 87 đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch An Nghiệp: 174 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. - Phòng giao dịch An Hòa: 177D Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9/8/2021 đến ngày 18/10/2021. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu lý thuyết cơ bản về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nghiên cứu tình hình hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Eximbank – chi nhánh Cần Thơ qua đó xác định được những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng từ đó đưa ra được những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. 1.5 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để nội dung đề tài được hoàn thành, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số liệu thực tế tại Eximbank Cần Thơ thì không thể không kể đến việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo chủ yếu sau đây: 3
  16. 1.5.1 Lượt khảo tài liệu nước ngoài Natalia và Deniz, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi Châu Âu. Tác giả đã nghiên cứu và chứng minh được có một số yếu tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sở hữu của Ngân hàng (là Ngân hàng quốc gia hay không), khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Hiệp hội nghiên cứu Kinh tế so sánh, vol. 50(4). Burcu, 2008. Nghiên cứu một số các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Bài nghiên cứu này đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng một cách chặt chẽ và cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của Ngân hàng (sở hữu nhà nước, tư nhân hay các Ngân hàng nước ngoài), tỷ lệ sinh lời của Ngân hàng (ROE) và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Working Papers 0807, Izmir University of Economics. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 10 năm từ 2000 đến 2010, Guo và Stepanyan (2011) đã chỉ ra rằng các nhân tố bên cung và bên cầu đều tác động tới tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, bài viết tập trung phân tích chủ yếu bên cung. Đặc biệt nghiên cứu này nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của Ngân hàng tạo ra ảnh hưởng có ý nghĩa và đồng biến tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã cho thấy được nhân tố có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. 1.5.2 Lượt khảo tài liệu trong nước Trần Thanh Trúc, 2009. Phân tích thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ. Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh, kết quả huy động vốn; những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn như lãi suất kích thích, thu nhập của khách hàng, thói quen chi tiêu tiết kiệm của khách hàng, điều kiện kinh tế xã hội; giải pháp nâng cao tình hình huy động và sử dụng vốn. Luận văn đại học. Trường đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Kiều Tiên, 2011. Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Trà Vinh. Đề tài này phân thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Trà Vinh (2008 – 2010) thông qua cơ cấu huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn như vốn huy động trên tổng nguồn vốn, tổng 4
  17. dư nợ trên tổng nguồn vốn, chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ, hệ số thu hồi nợ, và vòng quay vốn tín dụng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn trong tương lai. Luận văn đại học. Trường đại học Cửu Long. Hứa Thị Ánh Hường, 2012. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Trà Vinh. Đề tài tập trung phân tích thực trạng và giải pháp huy động vốn thông qua phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu. Từ đó đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới. Luận văn đại học. Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2012) cũng đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm (2010 – 2012). Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định trên bộ dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của 121 quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn kể trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô của quỹ tín dụng nhân dân, tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có mối liên hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát lại có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các lượt khảo trên, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung đi sâu phân tích về nguồn vốn, hoạt động huy động vốn; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn như chính sách lãi suất, thu nhập của khách hàng, chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng,.. Đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn như: đa dạng hóa phương thức huy động vốn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tăng cường hoạt động marketing, đầu tư cơ cở vật chất, thiết bị và hoàn thiện chính sách khách hàng. 5
  18. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường * Khái niệm Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. Luật này cũng định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật và các quy định khác của pháp Luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo luật Ngân hàng nhà nước: “Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy, Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) là một tổ chức tài chính quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng tuy có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM nhưng các khái niệm điều dựa trên một tính chất chung là NHTM nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, làm phương tiện thanh toán và các dịch vụ kinh doanh khác. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, cung cấp các danh mục dịch vụ tài chính đa dạng, hoạt động của NHTM dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau: 2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng Đây là chức năng cơ bản nhất, đặc trưng nhất của NHTM. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, NHTM hình thành nên nguồn vốn cho vay, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, Ngân hàng và 6
  19. người đi vay, đồng thời đảm bảo cho sự vận động liên tục của bộ máy kinh tế, xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng của NHTM được thể hiện qua sơ đồ sau: Gửi tiền Cho vay Người dư Người NHTM thừa vốn Ủy thác cần vốn Đầu tư đầu tư Hình 2. 1 Sơ đồ thể hiện chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. 2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán Các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi cả ở trong nước hay ở nước ngoài như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn. Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán, làm tăng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại. 2.1.2.3 Chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ hay kinh doanh trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… tức là Ngân hàng đã tạo ra tiền. Thực hiện chức năng tạo tiền với việc cho vay không có sự xuất hiện của tiền, các 7
  20. NHTM đã giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí, giúp điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp chính sách ổn định giá cả, tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Ngân hàng thương mại là nơi cung ứng vốn cho nền kinh tế Ngân hàng tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội thành quỹ cho vay và sử dụng quỹ này để cung ứng cho người có nhu cầu vốn. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng, NHTM trở thành chủ thể chính cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được, chỉ có Ngân hàng - tổ chức trung gian tài chính và đặc biệt là hoạt động tín dụng mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn mà các mà các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.3.2 Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường NHTM đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường dưới hai góc độ. Thứ nhất, vốn là yếu tố đầu vào cơ bản, quan trọng của sản xuất kinh doanh. Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố, hoàn thiện cơ cấu kinh tế mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đưa công nghệ vào quy mô sản xuất, sử dụng nguyên liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất. Những hoạt động này cần đòi hỏi cần phải có một lượng vốn lớn, khi vốn tự có không đủ hoạt động, các doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn khác. Thông qua hoạt động cấp tín dụng NHTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bằng nguồn vốn tín dụng, NHTM chính là cầu nối đưa doanh nghiệp đến với thị trường bằng các phương thức tín dụng. Thứ hai, NHTM làm trung gian thanh toán giữa doanh nghiệp và các đối tác, khách hàng. Như vậy, NHTM giúp doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn về không gian và thời gian. 2.1.3.3 Ngân hàng thương mại là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Khi nhà nước muốn khuyến khích phát triển một ngành, vùng hoặc lĩnh vực kinh tế nào đó thì cùng với việc sử dụng các cơ chế chính sách thì các 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2