intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

19
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng "Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020" nhằm phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên qua 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020 để thấy được thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại địa bàn An Biên qua các chỉ số phân tích tài chính. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn cho Ngân hàng VietinBank PGD An Biên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ TRẦN HUỲNH TRUNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH KIÊN GIANG – PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nghành: 7340201 Tháng 10 - Năm 2021
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KINH TẾ TRẦN HUỲNH TRUNG MSSV: 7325409986 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH KIÊN GIANG – PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. ĐỒNG CẪM THANH THƯ Tháng 10 - Năm 2021
  3. LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập dưới giảng đường Đại Học Võ Trường Toản, Quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báo với chuyên ngành mà em theo học, tạo nền tảng vững chắc để em tự tin bước vào môi trường làm việc thực tế. Lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô của Trường Đại học VÕ TRƯỜNG TOẢN nói chung và thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng đã tận tình dạy bảo em trong quá trình học tập. Đặc biệt em xin cảm ơn đến cô ThS.Đồng Cẫm Thanh Thư đã chỉ bảo, góp ý từ nội dung đến cách trình bày để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp của mình. Chúc cô ThS.Đồng Cẫm Thanh Thư và tất cả các thầy cô của Trường Đại học VÕ TRƯỜNG TOẢN dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng VietinBank phòng giao dịch An Biên, chi nhánh Kiên Giang, em xin cảm ơn anh PHẠM XUÂN TRÌNH – Trưởng phòng giao dịch An Biên và các anh chị trong phòng giao dịch đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm việc trong môi trường thực tế, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Trong quá trình thực tập chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình, thẳng thắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và Quý thầy cô. Đây sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện bản thân của mình sau này. Em kính chúc mọi người thật nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện TRẦN HUỲNH TRUNG i 1
  4. TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Hậu Giang, Ngày 18 Tháng 10 Năm 2021 Người thực hiện TRẦN HUỲNH TRUNG ii 2
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii 3
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: TRẦN HUỲNH TRUNG Mã số sinh viên:7325409986 Ngành học: Tài chính - Ngân hàng Khóa: 10 Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018 – 2020. Họ tên người hướng dẫn: Thạc sĩ. ĐỒNG CẪM THANH THƯ Đơn vị: Khoa Kinh Tế Qua quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi có các nhận xét và đánh giá như sau: 1. Về tinh thần, thái độ trong quá trình thực hiện đề tài: Sinh viên Trần Huỳnh Trung có thái độ và tinh thần tích cực trong nghiên cứu kiến thức và thực tiễn; biết tìm hiểu, tham khảo nhiều các nguồn tài liệu để thực hiện đề tài. 2. Hình thức và bố cục trình bày đề tài: Khóa luận có hình thức trình bày đúng theo quy định của Khoa Kinh Tế, bố cục hợp phù hợp và rõ ràng. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài: Khóa luận có nội dung nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu được trình bày ngắn gọn, đầy đủ. Kết quả nghiên cứu được đúc kết từ quá trình thực tập, nghiên cứu và phân tích số liệu kết hợp với định hướng phát triển của đơn vị thực tập. 4. Tiến độ thực hiện đề tài: Sinh viên hoàn thành đúng tiến độ thực hiện đề tài theo quy định. 5. Ý kiến đề nghị (Đồng ý hay Không đồng ý cho sinh viên bảo vệ trước Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp) Đồng ý cho sinh viên Trần Huỳnh Trung bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng 6. Điểm đánh giá: Điểm số: 8.6 (thang điểm 10); Điểm chữ: tám phẩy sáu Hậu Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2021 Người hướng dẫn ThS.ĐỒNG CẪM THANH THƯ iv 4
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian............................................................................................... 3 1.3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 6 2.1 CỞ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 6 2.1.1 Tổng quan hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .................. 6 2.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................................... 8 2.1.3 Các phương thức tín dụng cho vay ngắn hạn ..................................... 10 2.1.4 Nguyên tắc hoạt động cho vay ngắn hạn ............................................ 11 2.1.5 Điều kiện và lãi suất cho vay.............................................................. 12 2.1.6 Quy trình cho vay ngắn hạn VietinBank An Biên ............................. 13 2.1.7 Quy định các nhóm nợ và nợ xấu ....................................................... 14 2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại ............................................................................................................... 16 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 19 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 19 2.2.2 Phương pháp phân tích ....................................................................... 19 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH KIÊN GIANG -PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN .................................................................................. 21 3.1 QUÁT TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN, CHI NHÁNH KIÊN GIANG ........................................................................................................ 21 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương – VietinBank ..................................................................................................................... 21 3.1.2 Tổng quan về Ngân hàng VietinBank, chi nhánh Kiên Giang ........... 22 3.1.3 Tổng quan về Ngân hàng VietinBank – Phòng giao dịch An Biên ... 26 v 5
  8. 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN, CHI NHÁNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 .............................................................. 29 3.2.1 Doanh thu ........................................................................................... 30 3.2.2 Chi phí ................................................................................................ 31 3.2.3 Lợi nhuận ............................................................................................ 32 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK, CHI NHÁNH KIÊN GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN ................................................. 33 4.1 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG VIETINKBANK, CHI NHÁNH KIÊN GIANG - PGD AN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 .................................................................................... 33 4.1.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng VietinBank phòng giao dịch An Biên 2018 – 2020......................................................................................... 33 4.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VietinBank PGD An Biên ........... 35 4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN – CHI NHÁNH KIÊN GIANG ........................................................................................................ 37 4.2.1 Doanh số cho vay ............................................................................... 37 4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................. 43 4.2.3 Tình hình dư nợ .................................................................................. 48 4.2.4 Tình hình nợ quá hạn .......................................................................... 52 4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VIETINBANK PGD AN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 ........................ 56 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN – CHI NHÁNH KIÊN GIANG ............. 60 5.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN ............................................................................................................ 60 5.1.1 Kết quả đạt được................................................................................. 60 5.1.2 Những hạn chế Ngân hàng TMCP Công thương - VietinBank An Biên ..................................................................................................................... 61 5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VIETINBANK AN BIÊN .................. 62 5.2.1 Mục tiêu phát triển VietinBank An Biên ........................................... 62 5.2.2 Định hướng cho vay ngắn hạn VietinBank An Biên .......................... 63 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK PHÒNG GIAO DỊCH AN BIÊN, CHI NHÁNH KIÊN GIANG .............................................................................. 65 vi 6
  9. 5.3.1 Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay và một số hình thức cấp tín dụng khác.............................................................................................................. 65 5.3.2 Phân loại nhóm khách hàng nhằm có các chính sách linh hoạt, thích hợp với từng đối tượng khách hàng ............................................................ 66 5.3.3 Thiết lập cơ chế cho vay với lãi suất thoả thuận linh hoạt ................. 67 5.3.4 Tăng cường công tác tư vấn đối với khách hàng doanh nghiệp ........ 68 5.3.5 Cải tiến rút ngắn thời gian cần thiết khi cho vay ............................... 68 5.4 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH CHO VAY .................. 69 5.5 GIẢI PHÁP VỀ CÁN BỘ TÍN DỤNG ................................................. 70 5.6 TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NGÂN HÀNG ......... 71 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 73 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 73 6.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................... 74 6.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang, phòng giao dịch An Biên ........................................................ 74 6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang. .............................................................................. 74 6.2.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước .................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 76 vii 7
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank PGD An Biên giai đoạn từ 2018 – 2020 ........................................................................................ 29 Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................................... 33 Bảng 4.2 Hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng VietinBank PGD An Biên – chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2018 - 2020 ............................................... 36 Bảng 4.3 Thực trạng doanh số cho vay theo thời hạn của Vietinbank PGD An Biên 2018 – 2020 ............................................................................................. 38 Bảng 4.4 Thực trạng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế ..... 40 Bảng 4.5 Thực trạng doanh số thu nợ theo thời hạn của VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................. 43 Bảng 4.6 Thực trạng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ....................................................................... 45 Bảng 4.7 Thực trạng doanh số dư nợ theo thời hạn cho vay của VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ........................................................................ 48 Bảng 4.8 Thực trạng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 .............................................................. 50 Bảng 4.9 Tình hình Phân loại nợ Ngân hàng VietinBank phòng giao dịch An Biên 2018 – 2020 ............................................................................................. 53 Bảng 4.10 Tỷ trọng phân loại nợ Ngân hàng VietinBank phòng giao dịch An Biên 2018- 2020............................................................................................... 53 Bảng 4.11 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................ 56 viii 8
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Bộ máy tổ chức tổ và quản lý của Ngân hàng VietinBank chi nhánh Kiên Giang ....................................................................................................... 24 Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của VietinBank PGD An Biên ............... 26 Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ...................................................................................... 30 Hình 4.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................. 34 Hình 4.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................................................. 36 Hình 4.3 Thực trạng doanh số cho vay giai đoạn VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ...................................................................................... 39 Hình 4.4 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................... 41 Hình 4.5 Doanh số thu nợ theo thời hạn của ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................. 44 Hình 4.6 Doanh số thu nợ theo nghành kinh tế tại ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 - 2020 ........................................................................ 46 Hình 4.7 Doanh số dư nợ theo thời hạn tại ngân hàng VietinBank PGD An Biên giai đoạn 2018 – 2020 ............................................................................. 49 Hình 4.8 Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế Ngân hàng VietinBank An Biên giai đoạn 2018 - 2020 .............................................................................. 51 ix 9
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước PGD : phòng giao dịch DSCV : doanh số cho vay QTRR : quản trị rủi ro SXKD : sản xuất kinh doanh TMCP : thương mại cổ phần TCTD : tổ chức tín dụng TM & DV : thương mại và dịch vụ CIC : trung tâm thông tin tín dụng x 10
  13. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, chúng ta không thể nào phủ nhận được vai trò quan trọng của ngành Ngân hàng - là một trong những công cụ trực tiếp của Nhà nước để thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng và thanh toán để nhằm ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó còn là nơi cung cấp nguồn vốn kịp thời cho cá nhân hay doanh nghiệp đặc biệt là trong mùa dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vượt bậc, dẫn đến đời sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp… kéo theo nhu cầu về vốn gia tăng mạnh mẽ. Để tạo điệu kiện phát triển cân đối nền kinh tế - nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục và các nhu cầu đời sống của người dân. Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn mở rộng và phát triển. Tuy nhiên để làm được điều đó trước tiên phải có nguồn vốn để thực hiện được quá trình ấy. Một trong số những vai trò của ngân hàng là huy động vốn từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi và phân phối lại nguồn vốn đó đến các nơi đang thiếu nguồn vốn như các doanh nghiệp, các hộ sản xuất....Vì vậy, ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay. Nhờ vào sự đa dạng của hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) mà các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, hộ kinh doanh, các cá nhân,…có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng một cách tốt hơn. Tuy nhiên các vấn đề như cạnh tranh, thiên tai, dịch bệnh, biến động của nền kinh tế Thế Giới,…ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến các NHTM nói riêng. Để tồn tại và phát triển các NHTM phải có các biện pháp tăng trưởng và phát triển. Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ nền tảng chủ yếu của ngân hàng, góp phần lớn vào giá trị lợi nhuận của ngân hàng vì thế hoạt động tín dụng được xem là hoạt động cơ bản nhất và quan trọng nhất. Mặc dù vậy, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể gây nhiều tổn thất cho ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể gây phá sản. Chính vì thế mà bất kì NHTM nào cũng phải để tâm tới vấn đề này trong suốt quá trình hoạt động và phát triển. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) ,chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên từ khi hoạt động đến nay Vietinbank PGD An Biên có sự tăng trưởng cũng như lượng khách hàng đông đảo, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn và hoạt động tín dụng cho vay ngày càng được mở rộng ở địa bàn An Biên, phòng giao dịch An Biên đóng góp phần 1
  14. lợi nhuận tương đối cho Chi nhánh Kiên Giang. Do đó các vấn đề về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Vietinbank PGD An Biên luôn quan tâm. Tín dụng ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn ngắn - dưới 1 năm, các khoản vay này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ sung vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Tín dụng ngắn hạn là loại hình kinh doanh chủ yếu của ngân hàng do xuất phát từ việc đa phần ngân hàng kinh doanh từ việc huy động tiền gửi ngắn hạn nên nó có vai trò rất quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đặc biệt hoạt động cho vay ngắn hạn cùng với kiến thức đã được học tập nên đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn năm 2018 đến năm 2020” đã được thực hiện. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên qua 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020 để thấy được thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại địa bàn An Biên qua các chỉ số phân tích tài chính. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn cho Ngân hàng VietinBank PGD An Biên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu thứ nhất: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VietinBank, chi nhánh Kiên Giang – phòng giao dịch An Biên giai đoạn năm 2018 đến năm 2020. - Mục tiêu thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng VietinBank, chi nhánh Kiên Giang – phòng giao dịch An Biên giai đoạn năm 2018 đến năm 2020. - Mục tiêu thứ ba: Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng VietinBank, chi nhánh Kiên Giang – phòng giao dịch An Biên tại địa bàn huyện An Biên. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), chi nhánh Kiên Giang - phòng giao dịch An Biên. 2
  15. 1.3.2 Thời gian - Đề tài được thực hiện tháng 08/2021 đến tháng 10/2021. - Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp tại Bộ phận kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, chi Nhánh Kiên Giang – phòng giao dịch An Biên giai đoạn năm 2018, năm 2019, năm 2020 1.3.3 Nội dung nghiên cứu Những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng cho vay và đặc biệt là cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Công thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang - phòng giao dịch An Biên trong ba năm 2018, 2019, 2020. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Hoạt động tín dụng vay ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại là hình thức cho vay rất phổ biến nhất hiện nay giúp khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu đầu tư kinh doanh tìm được nguồn vốn nhanh chóng với thời gian thanh toán ngắn. Cũng chính vì vậy, rất nhiều đề tài nghiên cứu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho vay nhằm đề xuất ra biện pháp tốt nhất để nâng cao và mở rộng cho vay. Nguyễn Kim Doanh, 2019. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – chi nhánh Hải Phòng – Phòng giao dịch Hải An. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Dân Lập Hải Phòng. Đề tài khái quát về hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Sau đó, đi sâu đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định tính: uy tín của ngân hàng, chất lượng khách hàng vay vốn, sự ổn định nền kinh tế ổn định và chỉ tiêu định lượng: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn, các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, hệ số rủi ro,.. . Cuối cùng, tìm ra những giải pháp, những biện pháp tốt nhất như giải pháp tăng trưởng tín dụng, giải pháp tăng trưởng huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng. Dương Quang Hiếu, 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Sau đó đi vào phân tích từng hoạt động của ngân hàng như: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, dư nợ. Cuối cùng, đưa ra giải pháp nâng cao công tác huy động vốn, cho vay, thu hồi nợ, hạn chế rủi ro trong tín dụng. 3
  16. Quách Hữu Phi, 2020. Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sacombank phòng giao dịch Thạnh Phú chi nhánh Sóc Trăng. Khóa Luận tốt nghiệp Trường Đại Học Võ Trường Toản. Đề tài khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiên cứu về rủi ro tín dụng. Sau đó, đi sâu đánh giá về tình hình nợ quá hạn, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro. Cuối cùng, tìm ra những giải pháp, những biện pháp tốt nhất giải pháp phân tán ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giải pháp về nhân sự, giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Đặng Nguyên Anh Phương, 2021. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam Thành phố Cần Thơ, phòng giao dịch An Phú. Khóa Luận tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài nghiên tổng quát hoạt động tín dụng ngắn hạn từ hình thức hoạt động cho đến mục đích sử dụng vốn, đối tượng khách hàng. Sau đó đánh giá khái quát doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ và tình hình nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Thành phố Cần Thơ, phòng giao dịch An Phú. Cuối cùng đềtài dựa trên kết quả đánh giá các chỉ số đánh hoạt động tín dụng cho vay tại phòng giao dịch An Phú để đưa ra giải pháp tăng trưởng tín dụng như đa dạng sản phẩm cho vay, lãi suất cạnh tranh, chính sách hấp dấp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tại ngân hàng PVcomBank PGD An Phú. N Meena, 2015. Short Term Sources of Financce. Tạp chí nước ngoài “Nguồn tài chính ngắn hạn”, tạp chí nói lên tầm quan trọng nguồn vốn ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh. Cho vay ngắn hạn có thể được định nghĩa là khoản tín dụng hoặc khoản vay được mở rộng cho doanh nghiệp trong thời hạn dưới một năm. Đây là một thỏa thuận tín dụng cung cấp cho một doanh nghiệp để thu hẹp khoảng cách giữa thu nhập và chi phí trong ngắn hạn. Nó giúp doanh nghiệp quản lý các khoản nợ hiện tại của mình, chẳng hạn như thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động và mua nguyên vật liệu và hàng tồn kho.Sự sẵn có của các nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo đủ khả năng thanh khoản trong doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện cho các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp vận hành trơn tru. Đó cũng vấn đề các ngân hàng thương mại quốc tế nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng luôn nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Bởi vì hoạt động tín dụng NHTM đem lại nguồn lợi nhuận chính trọng hoạt động kinh doanh. Trên cơ cở các phương pháp nghiên cứu phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng trong các Ngân hàng thương mại của các tác giả đi trước chưa nghiên cứu sâu và cụ thể vào giải pháp nâng cao mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn. Và thấy được thực trạng hoạt động tín dụng các NHNM nói chung, VietinBank An Biên 4
  17. nói riêng, nhằm hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng được nâng cao đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam, chi nhánh Kiên Giang – phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018 – 2020” được nghiên cứu thực trạng tín dụng tại VietinBank An Biên giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 thấy các sản phẩm cho vay đa dạng nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng, các vấn đề thủ tục cũng như quy trình cho vay còn quá phức tạp,.. Đề tài đề xuất các giải pháp đa dạng sản phẩm, giải pháp thực hiện tốt quy trình cho vay, giải pháp cán bộ tín dụng giúp VietinBank An Biên phát triển mở rộng tăng doanh thu cho vay đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn. 5
  18. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CỞ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ... . (Nguyễn Văn Thép và Thái Văn Đại, 2017. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.) 2.1.1.2 Khái niệm về tín dụng ngân hàng thương mại Tín dụng là quan hệ vay mượn, tạm thời sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình quan hệ tín dụng cùng tồn tại như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế. Trong đó tín dụng ngân hàng có thể được coi là quan hệ tín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất với nền kinh tế và thường xuyên được quan tâm nghiên cứu. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ tín dụng giữa một bên là NHTM - tổ chức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, một bên là các chủ thể còn lại của nền kinh tế. Theo luật TCTD năm 2010 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Cấp tín dụng là việc thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Trong các hoạt động của NHTM thì tín dụng là hoạt động quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất và bù đắp được phần lớn chi phí liên quan đến hoạt động, quản lý của các ngân hàng như chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, thuế và các chi phí rủi ro đầu tư. NHTM có rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng. 6
  19. 2.1.1.3 Chức năng hoạt động tín dụng Trong nền kinh tế điều tiết hàng hóa điều tiết tiền tệ, tín dụng cho vay có 3 chức năng cơ bản như sau: a) Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, sự điều hòa mang tính chất tạm thời và phải trả lãi. Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp: - Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty... - Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như, ngân hàng, công ty tài chính... b) Chức năng tiết kiệm tiền mặt Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm được khối lượng giấy bạc trong lưu thông, làm giảm được chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. c) Chức năng giám đốc các hoạt động của nền kinh tế Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó, tín dụng còn được coi là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế. Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế. 7
  20. 2.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch về tiền tệ giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức; trong đó, bên cho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả có điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. 2.1.2.2 Thời hạn khoản vay Thời hạn của khoản vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng rút vốn lần đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo thời hạn vay, hoạt động cho vay của NHTM được chia thành:  Cho vay ngắn hạn - Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. - Đối với cá nhân các khoản vay này được thực hiện thông qua các hình thức như cho vay từng lần hoặc thông qua việc phát hành thẻ tín dụng. Đối với các doanh nghiệp, cũng có thể thông qua hình thức cho cho vay từng lần hoặc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng.  Cho vay trung và dài hạn Là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn. Các khoản vay này thường có giá trị lớn được dùng để mua sắm tài sản cố định. Nguồn hoàn trả thường dựa trên các nguồn lưu chuyển tiền tệ lâu dài và ổn định. Do thời hạn tín dụng dài hơn nên rủi ro tín dụng đối với cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn, vì vậy lãi suất cho vay cao hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn để đảm bảo an toàn tín dụng. 2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động cho vay ngắn hạn - Cho vay ngắn hạn giúp khách hàng mua hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Do đó, vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2