intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn về ' Thị trường mở'

Chia sẻ: Nguyentuan Ha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

227
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau cuộc suy thoáI kinh tế năm 1920-1921, cục dự trữ liên bang Mĩ-NHTW (viết tắt là FED) thiếu vốn nghiêm trọng, nguồn thu nhập trước đó của FED chủ yếu thu từ nghiệp vụ chiết khấu, nhưng do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm lượng tiền vay chiết khấu giảm sút, dẫn tới giảm nguồn thu. FED bí tiền đành buôn bán chứng khoán kiếm lãi để tiếp tục hoạt động của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn về ' Thị trường mở'

  1. Luận văn " Thị trường mở"
  2. PHẦN 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MỞ 1. Khái niệm chung về nghiệp vụ thị trường mở Sau cuộc suy thoáI kinh tế năm 1920-1921, cục dự trữ liên bang Mĩ-NHTW (viết tắt là FED) thiếu vốn nghiêm trọng, nguồn thu nhập trước đó của FED chủ yếu thu từ nghiệp vụ chiết khấu, nhưng do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm lượng tiền vay chiết khấu giảm sút, dẫn tới giảm nguồn thu. FED bí tiền đành buôn bán chứng khoán kiếm lãi để tiếp tục hoạt động của mình. Trong khi thực hiện mua chứng khoán, bỗng nhiên các nhà điều hành thị trường tiền tệ phát hiện thấy dự trữ trong các ngân hàng tăng lên còn các khoản cho vay và tiền gửi tăng lên gấp bội. Kết quả này được FED rút ra một bài học bổ ích từ thực tế vô tình là việc mua bán chứng khoán sinh lãi có thể làm thay đổi cơ số tiền tệ nhạy bén nhất. Thuật ngữ “thị trường mở” lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 20 của thế kỷ XX khi nghiệp vụ này bắt đầu được thi hành. Các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương Mỹ về thị trường mở so với các công cụ khác có phạm vi rộng nhất vì nước này có thị trường giấy tờ có giá lớn nhất . Ở Anh nghiệp vụ TTM đóng vai trò quan trọng từ những năm 30. Ngân hàng Raykh Đ ức bắt đầu thi hành chính sách tiền tệ từ năm 1933. Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là gì ? Mặc dù khái niệm TTM đã được chúng ta tiếp cận từ thời kỳ đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay, song để trả lưòi câu hỏi này vẫn không ít người mơ hồ. Để trả lời câu hỏi trên hãy tiếp cận với một số quan điểm vể NVTTM như sau: Theo quan điểm của nước Anh: “NVTTM là việc NHTW mua bán trái phiếu dài hạn của Chính phủ trên thị trường trái phiếu có bảo đảm để làm tăng hoặc giảm mức cho vay của ngân hàng. Khi mua trên thị trường mở, NHTW sẽ thanh toán cho các cá nhân và tổ chức đã bán trái phiếu cho nó. NVTTM về chứng khoán ngắn
  3. hạn cũng được thực hiện trên thị trường tín phiếu. Nơi mà NHTW bán và mua trái phiếu chính phủ và kỳ phiếu thương mại để tác động đến lãi suất và duy trì sự ổn định của thị trường”. Theo quan điểm của Mỹ: “ NVTTM là việc mua và bán các loại chứng khoán trên thị trường tài chính được thực hiện bởi FED “ Theo tài liệu ở trường đại học VICTORIA NEWREALAND: “ Một NVTTM xảy ra khi NHTW thay đổi cơ số tiền tệ bằng việc mua hoặc bán chứng khoán trên thị trường mở” Theo các quan điểm trên thì TTM là thị trường giao dịch các loại chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tuỳ vào mỗi nước mà các loại chứng khoán được giao dịch là khác nhau về loại hình và thời hạn đồng thời việc quyết định chủ thể tham gia rộng hơn gồm các tổ chức tín dụng, tổ chức phi tín dụng, doanh nghiệp và cả cá nhân… Còn ở các nước NVTTM còn chưa phát triển thì mới chỉ có các NVTTM và các tổ chức tín dụng khác tham gia ( ví dụ ở Việt Nam). Tuỳ thuộc vào điều kiện hiện tại của mỗi nước mà chính phủ sẽ quy định khác nhau về hàng hoá, chủ thể tham gia, quy chế hoạt động của TTM. Chính sự khác nhau này sẽ quyết định khái niệm NVTTM ở mỗi nước. Ví dụ: Đối với điều kiện hiện tại của Việt Nam Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành CSTT, TTM ở Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/07/2000, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong điều hành CSTT của NHTW theo phương pháp gián tiếp phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển nền kinh tế đất nước. Do vậy đây là công cụ rất mới cả về khái niệm và nội dung hoạt động. Trong điều kiện của Việt Nam , NVTTM được hiểu như sau:
  4. “NVTTM là nghiệp vụ NHTW thực hiện mua và bán ra các loại giấy tờ có giá ngắn hạn nhằm thay đổi cơ số tiền tệ trên cơ sở đó tác động đến lượng tiền cung ứng và lãi suất ngắn hạn” ( “Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ưng - Đại học KTQD” ) Theo điều 8, quyết định số 85/200/QĐ -NHNN14 ngày 9/3/2000 của Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế NVTTM, có quy định giấy tờ có giá được giao dịch gồm: + Tín phiếu kho Bạc + Tín phiếu NHTW + Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do Thống Đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kỳ Quy định trên cho thấy trong từng thời kỳ cụ thể, các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM ở nước ta có thể tăng thêm ngoài tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhưng vẫn là giấy tờ có giá ngắn hạn. Tóm lại thì “ NVTTM là nghiệp vụ được thực hiện bởi NHTW mà nội dung cụ thể của nó là mua vào và bán ra các loại chứng khoán – các loại chứng khoán này không bị giới hạn về thời hạn trên TTM, thông qua đó NHTW tác động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng và gián tiếp tới lãi suất thị trường” Do tính chất thời hạn của công cụ sử dụng trong NVTTM nên NVTTM không chỉ được thực hiện trên thị trường tiền tệ ( thị trường của các công cụ tài chính ngắn hạn) mà còn được thực hiện trên cả thị trường vốn (thị trường của các công cụ tài chính dài hạn) hay nói cách khác là được thực hiện thị trường tài chính. Trong khái niệm này cũng không có thời hạn về chủ thể tham gia TTM là cá nhân hay tổ chức. Vì bất kỳ đối tượng mà NHTW mua hoặc bán là ai thì NHTW vẫn thực hiện được chính sách tiền tệ (CSTT) tác động đến cơ số tiền tệ làm tăng
  5. giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế , mà cụ thể hoạt động của nó được hình trình bày ở phần tiếp theo. 2. Hàng hoá và chủ thể tham gia NVTTM 2.1.Hàng hoá 2.1.1.Phạm vi hàng hoá được giao dịch trên TTM Về nguyên tắc, mọi tài sản có thể mua bán trên TTM vì chúng đều là tài sản thế chấp. Tuy nhiên, khác với tái cấp vốn thông qua hình thức cho vay có đảm bảo ở chỗ tài sản thế chấp trên NVTTM phải là tài sản có khả năng thanh khoản cao (tức khả năng chuyển sang tiền mặt của tài sản) đảm bảo quản lý dễ dàng đồng thời đáp ứng yêu cầu điều hành nghiệp vụ này nhanh nhạy, chính xác và đạt được ý mong muốn. Tài sản hội đủ các điều kiện như vậy chỉ có thể là công cụ tài chính thuật ngữ gọi là giấy tờ có giá được sử dụng trên NVTTM mỗi nước có thời hạn là khác nhau. 2.1.2. Một số hàng hoá được giao dịch trên TTM ở Việt Nam Theo điều 8, quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua TTM gồm: 1. Tín phiếu kho bạc 2. Tín phiếu ngân hàng Nhà nước 3. Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn do Thống đốc NHNN quy định cụ thể trong từng thời kì. Như vậy hiện nay chỉ có giấy tờ có giá ngắn hạn mới được sử dụng để giao dịch trên TTM . Thực tế đó ở Việt Nam và một số nước khác là do thị trường tài chính chưa phát triển nên NVTTM chưa có khả năng sử dụng các giấy tờ có giá dài hạn làm công cụ của mình. Về lâu dài, khi điều kiện pháp lý cho phép phạm vi giấy tờ có giá sẽ được mở rộng không chỉ gồm các loại ngắn hạn mà các loại trung và
  6. dài hạn có thể xem xét làm công cụ giao dịch, với điều kiện công cụ đó có khả năng thanh khoản cao. Vì sao nói giấy tờ có giá trung và dài hạn sẽ được sử dụng trên TTM khi điều kiện cho phép ? Ta biết rằng hành vi mua vào và bán ra giấy tờ có giá là hoạt động thường xuyên trên TTM. Lúc này mua vào thì lúc khác bán ra, thậm chí NHTW có thể thực hiện hành vi mua lại ngay lập tức sau khi hành vi bán được thực hiện nếu phát hiện ra mình đã mua quá nhiều và vì vậy đã đưa tiền vào lưu thông quá mức cần thiết. Và ngược lại thay hành vi bán bằng hành vi mua khi cảm thấy sự “ ngột ngạt, nghẽn tắc” của hoạt động kinh tế vì không đủ cần thiết trong lưu thông mà nguyên nhân do NHTW bán ra một số lượng giấy tờ có giá quá lớn. Chính vì hành vi mua bán trao đổi thường xuyên các giấy tờ có giá tạo ra khả năng kết nối nhiều nguồn vốn ngắn hạn thành vốn trung và dài hạn để thoả mãn nhu cầu của chủ thể kinh tế trên thị trường vốn. Một nền kinh tế có thị trường chứng khoán, có thị trường tài chính phát triển thì tính chất dài à hạn của nguồn vốn chỉ tồn tại ở phía người phát hành mà bản chất nguồn vốn dài hạn này là một chuỗi các nguồn ngắn hạn tạo thành. Chúng ta không e ngại khi mua chứng khoán trung và dài hạn thì vốn sẽ bị đọng lại một chỗ. Thời hạn của giấy tờ có giá sẽ không mâu thuẫn với yêu cầu nhanh nhạy của CSTT vì đã có phương thức giao dịch theo hợp đồng mua lại trên TTM xử lý một cách thích hợp. Như vậy có thể nói phạm vi hàng hoá trên TTM là không bị giới hạn. ở Việt Nam và các nước khác cũng không nằm ngoài quy luật chung. Khi thị trường tài chính phát triển thì giấy tờ có giá có giá trung và dài hạn sẽ được sử dụng làm công cụ của NVTTM ở Việt Nam.
  7. 2.2. Chủ thể tham gia NVTTM 2.2.1. Phạm vi thành viên tham gia NVTTM Chủ thể tham gia NVTTM rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy, cũng tuỳ thuộc vào quy định riêng của mỗi nước mà các thành viên tham gia vào NVTTM là khác nhau. Thông thường chủ thể tham gia bao gồm : NHTW, các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi tín dung, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… nhưng không phải tất cả các chủ thể đều có thể tham gia mà phải có những điều kiện cần thiết. Có 3 điều kiện để xem xét phạm vi thành viên, đó là: - Thứ nhất : NHTW muốn can thiệp trực tiếp vào lượng tiền cung ứng bao gồm cả tiền mặt và tìên gửi , về mặt lý thuyết thành viên tham gia mua bán trong trường hợp này được mở rộng không những chỉ gồm các tổ chức tín dụng mà còn cả các tổ chức khác, thậm chí có thể cả các cá nhân miễn là họ có tiền mặt và tiền gửi. - Thứ hai : nếu cơ sở pháp lý cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng đa năng như hệ thống tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay thì phạm vi thành viên tham gia mở rộng đến tổ chức tín dụng là đủ . - Thứ ba: khả năng chuyển tải của hệ thống thanh toán. nếu cá nhân không có séc hoặc tiền trên tài khoản gửi tại NHTW thì không thể tham gia mua bán được trên thị trường mở, nếu tổ chức tín dụng(TCTD) không có mạng kết nối với NHTW trong điều kiện giao dịch trên mạng thì cũng không thể trở thành thành viên. 2.2.2. Điều kiện tham gia thị trường mở ở Việt Nam Chủ thể tham gia nghiệp vụ TTM ở Việt Nam, được quy định như sau: + NHTW tham gia với tư cách vừa là người tổ chức vừa là người điều hành thị trường, vừa là người trực tiếp mua bán trên thị trường .
  8. + Các thành viên khác là các TCTD được thành lập và hoạt động theo luật các TCTD bao gồm : TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần, TCTD hợp tác, TCTD phi ngân hàng, TCTD nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam. Theo điều 5, quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 9/3/2000 thì thành viên tham gia TTM phải có các điều kiện sau: - Có tài khoản tiền gửi tại NHTW - Có nối mạng máy tính với NHTW - Có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán - Chấp hành quy định NVTTM - Có đăng kí tham gia NVTTM Các tổ chức tín dụng khi đượcNHTW công nhận là thành viên tham gia NVTTM sẽ được cấp mã số chữ kí cho những người đại diện qua máy tính, máy Fax và mã số chữ kí cho những người đại diện tổ chức tín dụng cũng như người tham gia giao dịch thực hiện chế độ bảo mật với các giao dịch 3. Nội dung hoạt động thị trường mở Để hiểu được nội dung hoạt động thị trường mở ta sẽ tìm hiểu nó trên các khía cạnh: phương thức mua bán giấy tờ có giá và phương thức đấu thầu . 3.1.Phương thức mua bán trên thị trường mở Tuỳ thuộc vào trạng thái khối lượng thị trường, NHTW tiếp cận NVTTM bằng một trong hai hướng : - Dự báo thấy cung tiền tệ cần được tiếp tục điều chỉnh thì NHTW ngay lập tức mua vào hoặc bán ra chứng khoán theo hình thức mua đứt bán đoạn(mua bán hẳn).
  9. - Nếu dấu hiệu yêu cầu chỉ cần tạm thời thay đổi dự trữ tiền tệ hoặc dự trữ trong thời gian tới là thiếu ổn định thì NHTW thực hiện các giao dịch tác động lên cung tiền tệ bằng các hợp đồng mua lại đối với trường hợp muốn tăng dự trữ tạm thời hoặc bằng các giao dịch mua bán đảo ngược khi muốn giảm dự trữ tam thời. Như vậy có hai hình thức giao dịch chủ yếu là hình thức mua bán hẳn và hình thức mua bán có thời hạn. *. Mua - bán hẳn : là việc mua bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo tho ả thuận mua, bán lại. Với phương thức này, chỉ được thực hiện với các loại hàng hoá mà thời hạn còn lại (tức thời gian thanh toán còn lại của giấy tờ có giá ngắn hạn tính từ ngày giấy tờ có giá được mua, bán thông qua nghiệp vụ TTM đến hạn thanh toán ) tối đa theo quy định trong từng thời kỳ(ở Việt Nam hiện nay là 90 ngày). *. Mua bán có kỳ hạn(giao dịch có thời hạn): là việc bên bán bán và chuyển giao giấy tờ có giá cho bên mua đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau thời gian nhất định. Theo cách chia này, thì hình thức mua bán có thời hạn bao gồm hai hình thức là hợp đồng mua lại và bán – mua đảo ngược mà các nước thường hay sử dụng. Trong đó, hợp đồng mua lại được sử dụng trong trường hợp NHTW muốn tăng dự trữ tạm thời còn hình thức bán- mua đảo ngược sử dụng trong trường hợp NHTW muốn giảm dự trữ tạm thời. + Hợp đồng mua lại : khi cần bổ sung tăng dự trữ tạm thời NHTW tham gia trực tiếp vào việc ký hợp đồng mua lại chứng khoán của nhà môi giới, tức là NHTW mua chứng khoán của nhà môi giới; còn nhà môi giới đồng ý mua lại chứng khoán đó vào một ngày nhất định với một mức giá nhất định. Vì dự trữ bổ sung này sẽ dừng lại một cách tự động khi hợp đồng mua lại đến hạn nên nghiệp vụ này chỉ
  10. là cách bơm thêm dự trữ vào hệ thống tiền gửi tạm thời mà thôi. Thời gian thực hiện hợp đồng mua lại thường là 7 ngày. + Bán- mua đảo ngược: khi cần giảm khối lượng tiền tệ NHTW thực hiện giao dịch theo hình thức bán- mua đảo ngược với các nhà môi giới, bằng một hợp đồng bán ngay chứng khoán cho nhà môi giới và một hợp đồng đảo ngược để mua lại tiếp theo các chứng khoán từ nhà môi giới đó. Thời hạn thực hiện hợp đồng thường là 7 ngày. 3.2.Phương thức đấu thầu trên thị trường mở Các hình thức mua bán trên thị trường mở là mua bán hẳn và mua bán có thời hạn đều được thực hiện trên phòng giao dịch thông qua phương thức đấu thầu. Có hai phương thức mà NHTW áp dụng để đấu thầu là đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng . 3.2.1 Phương thức đấu thầu khối lượng Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ TTM trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán và lãi suất do NHTW thông báo cụ thể như sau : - NHTW thông báo cho các TCTD mức lãi suất và khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán (NHTW có thể không thông báo khối lượng cần mua hoặc cần bán). - Các đơn vị thành viên tham gia dự thầu khối lượng các loại giấy tờ cần mua hoặc cần bán theo mức lãi suất do NHTW công bố Sau khi mở thầu, NHTW xác định khối lượng trúng thầu của các đơn vị tham gia dự thầu theo nguyên tắc sau : + Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHTW cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của đơn vị chính là khồi lượng dự thầu.
  11. + Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD lớn hơn khối lượng NHTW cần mua hoặc cần bán thì khối lượng trúng thầu của các TCTD sẽ được phân bổ theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các TCTD. 3.2.2.Phương thức đấu thầu lãi suất Là việc xác định lãi suất trúng thầu của các TCTD tham gia NVTTM trên cơ sở khối lượng dự thầu của các TCTD, khối lượng giấy tờ có giá mà NHTW cần mua hoặc cần bán. - NHTW có thể công bố hoặc không công bố khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán. - Các đơn vị thành viên dự thầu theo mức lãi suất và khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán ứng với mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm và được làm tròn đến hai con số sau dấu phẩy. Lãi suất sẽ được sắp xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu giảm dần, nếu NHTW là người mua và ngược lại lãi suất sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nếu NHTW là người bán. Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHTW bán) và lãi - suất dự thầu thấp nhất (trường hợp NHTW mua) mà tại đó đạt được khối lượng giấy tờ có giá NHTW cần mua hoặc cần bán. Có hai phương thức xét thầu theo lãi suất là xét thầu theo lãi suất thống nhất hoặc theo lãi suất riêng lẻ: + Lãi suất thống nhất : là toàn bộ khối lượng trúng thầu được tính theo một mức lãi suất trúng thầu để tính số tiền phải thanh toán. + Lãi suất riêng lẻ : khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng mức lãi suất dự thầu được công bố trúng thầu để tính số tiền thanh toán. Khối lượng trúng thầu được tính theo nguyên tắc : + Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng mà NHTW cần mua hoặc cần bán thì khôí lượng dự thầu chính là khối lượng trúng thầu.
  12. + Nếu tổng khối lượng dự thầu của các TCTD lớn hơn khối lượng mà NHTW cần mua hoặc cần bán thì khôí lượng trúng thầu của các TCTD được tính tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các TCTD đó. 4. Cơ chế tác động tới lượng tiền cung ứng của NVTTM 4.1. Khái niệm cơ số tiền tệ và lượng tiền cung ứng Nghiệp vụ TTM được coi là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất vì nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và là nguồn chính gây nên những biến động trong lượng tiền cung ứng. Việc NHTW mua trên TTM làm tăng cơ số tiền tệ và do đó làm tăng lượng tiền cung ứng, còn việc bán trên TTM thì thu hẹp cơ số tiền tệ và làm giảm lượng tiền cung ứng. Vậy để hiểu rõ cơ chế tác động tới lượng tiền cung ứng của NVTTM chúng ta cần lắm chắc các khái niệm về cơ số tiền tệ và lượng tiền cung ứng : - Cơ số tiền tệ ( hay lượng tiền cơ bản (MB-Money Base) bao gồm lượng tiền trong lưu thông (C) cộng với lượng tiền dự trữ trong hệ thống các ngân hàng (R ) (bao gồm cả tiền dự trữ bắt buộc mà các NHTM gửi tại NHTW (RR) và dự trữ vượt quá nằm trong két của các NHTM(ER) MB= C +R (1) R = RR + ER (2) - Lượng tiền cung ứng( hay mức cung tiền (MS) là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kì hạn tại các NHTM(D). Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ bản bởi do hoạt động “tạo ra tiền” của các NHTM.
  13. MS = C + D = ( 1+ C/D) D (4) Để đảm bảo khả năng thanh toán, tránh sự sụp đổ, phá sản của các ngân hàng, NHTW quy định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhất định (rr). Đó là số tiền bắt buộc mà mỗi NHTW phải gửi ở NHTW trên tổng số tiền gửi của NHTM RR = rr * D (3) Từ (1),(2)và (3) suy ra: MB = rr* D + ER + C MB = D (rr + ER/D +C/D ) (5) 1 C Từ (4) và (5) suy ra : MS = (1  ). . MB ER C D rr   DD Số nhân tiền tệ :Mm Như vậy lượng tiền cung ứng ở trên chỉ gồm tiền mặt và tiền gửi không kì hạn (M1). Ở các quốc gia phát triển người ta còn có thêm một số thành phần khác vào lượng tiền cung ứng. Ta có thể biểu diễn MB và MS theo mô hình sau: 4.2. Cơ chế tác động của NVTTM
  14. NVTTM tác động lên cung tiền và lãi suất trên thị trường bằng việc mua bán các giấy tờ có giá trên TTM. - Khi NHTW thay mặt chính phủ đưa chứng khoán ra thị trường thứ nhất để phát hành, nhân dân và các tổ chức đem tiền mặt đến mua nck. Đó là nghiệp vụ bán trên TTM của NHTW. Như vậy với nghiệp vụ này NHTW đã hút bớt một lượng tiền ra khỏi lưu thông hoặc làm cho dự trữ của các TCTD giảm làm giảm khối lượng cho vay tín dụng của các TCTD; qua đó ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ, số nhân tiền tệ làm lượng tiền cung ứng MS giảm và lãi suất trên thị trường tăng - Dĩ nhiên không phải đợi đến khi chính phủ nhờ phát hành, bản thân NHTW cũng có chứng khoán riêng của nó do tích luỹ hoặc do các đơn vị khắc thế chấp . Khi cần thu hẹp lượng tiền mặt ngoài lơu thông NHTW vẫn trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bán như một hoạt động bình thường. Ngược lại với nghiệp vụ bán là nghiệp vụ mua, nếu NHTW muốn phát hành tiền vào lưu thông quaTTM, nó đơn giản dùng tiền mặt mua chứng khoán trên thị trường thứ cấp hoặc của các TCTD. Khi cá nhân hay tổ chức bán chứng khoán cho NHTW, chứng khoán về tay NHTW ngược lại tiền mặt trong nền kinh tế tăng. Như vậy khi mua chứng khoán trên TTM, NHTW đã thêm một lượng tiền vào lưu thông làm tăng lượng tiền cung ứng và làm lãi suất thị trường giảm. Phát hành tiền trên nghiệp vụ TTM cũng được coi là nghiệp vụ phát hành thanh khiết. Bởi vì tiền mặt tăng thêm trong lưu thông đã được cân đối bởi lượng chứng khoán, một dạng hàng hoá hay sản vật tăng thêm trong taì sản của NHTW. Đây là cách phát hành tiền ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
  15. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTW TRÊN TTM NHTW NHTW bán Người kinh doanh chứng 100tỷ đôla chứng khoán khoán Chính phủ Lệnh thanh toán cho NHTW Ngân hàng phục vụ người kinh doanh Ngân hàng phục vụ thanh toán 100 tỷ đôla người kinh doanh thông qua tài khoản dự trữ chứng khoán NHTW NHTW mua Người kinh doanh chứng 100tỷ đôla chứng khoán khoán Chính phủ Thông báo về giao dịch NHTW thanh toán cho người kinh doanh Ngân hàng phục vụ 100 tỷ đôla thông qua tài khoản dự trữ người kinh doanh tại NH phục vụ người kinh doanh chứng khoán Cụ thể thông qua nghiệp vụ ghi chép cuả kế toán Cách tốt nhất để nắm được các hoạt động TTM tác động thế nào đến việc thực hiện CSTT, hay cụ thể là cơ số tiền tệ là dùng các tài khoản T:  Mua trên TTM từ một ngân hàng Khi NHTW mua 100 đô la chứng khoán từ một ngân hàng và thanh toán các chứng khoán ấy bằng một séc 100 đô la. Ngân hàng bán chứng khoán đó sẽ gưỉ tờ séc đó vào tài khoản của nó ở NHTW hoặc sử dụng tờ séc đó để lĩnh tiền mặt từ NHTW. Dù hành động theo cách nào ngân hàng bán chứng khoán sẽ thấy bản thân
  16. nó có thêm 100 đô la tiền dự trữ và giảm 100 đô la tài sản chứng khoán. tài khoản T cho hệ thống ngân hàng đó là: Tài sản Có Hệ thống ngân hàng Tài sản Nợ Chứng khoán : -100 đô la Tiền dự trữ : +100 đô la Tại NHTW, Tài sản Nợ tăng lên 100 đô la tiền dự trữ, đồng thời tài sản Có cũng tăng thêm 100 đô la chứng khoán. Taì khoản T của ngân hàng lúc này là: Tài sản Có Tài sản Nợ NHTW Chứng khoán : +100 đô la Tiền dự trữ : +100 đô la Kết quả mua trên TTM làm tiền dự trữ ngân hàng tăng thêm 100 đô la nhưng không ảnh hưởng đến lượng tiền lưu hành làm cơ số tiền tệ tăng thêm 100 đô la.  Mua trên TTM từ giới phi ngân hàng *1) Trường hợp tổ chức, cá nhân bán 100 tỷ đôla chứng khoán cho NHTW rồi gửi tấm séc của NHTW vào một NHTM . Khi mua chứng khoán, tài khoản T của nó được ghi như sau: Tài sản Có Giới phi ngân hàng Tài sản Nợ Chứng khoán : - 100 tỷ đôla Tiền gửi có : +100 tỷ đôla thể phát séc
  17. Sau khi ngân hàng này nhận tờ séc ấy, nó ghi Có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng 100 tỷ đôla và sau đấy gửi séc ấy vào tài khoản của nó ở NHTW do thế có thêm tiền dự trữ: Tài sản Có Hệ thống ngân hàng Tài sản Nợ Tiền dự trữ : +100 đôla Tiền gửi có thểphát séc : +100 đôla NHTW , tài khoản T của ngân hàng như sau: Tài sản Có Tài sản Nợ NHTW Chứng khoán :+100 tỷ đôla Tiền dự trữ : +100 tỷ đôla Như vậy, ta thấy nghiệp vụ mua từ giới phi ngân hàng trên TTM cũng tương tự như mua từ một ngân hàng trên TTM. *2) Nếu tổ chức, cá nhân ấy bán chứng khoán cho NHTW lấy séc nhưng đổi séc ấy thành tiền mặt tại một NHTM thì tác động tới tiền dự trữ là khác nhau: Cá nhân hay tổ chức đó sẽ nhận 100tỷ đôla tiền mặt trong khi tài sản chứng khoán của nó giảm 100 tỷ đô la: Tài sản Có Giới phi ngân hàng Tài sản Nợ Chứng khoán :-100 tỷ đôla Tiền mặt : +100 tỷ đôla Tại NHTW, tài sản Có là chứng khoán tăng 100 tỷ đô la, trong khi tài sản Nợ là tiền lưu hành tăng 100 tỷ đô la Tài sản Có Tài sản Nợ NHTW Chứng khoán : +100 tỷ đôla Đồng tiền lưu hành :+100 tỷ đôla
  18. Kết quả trong trường hợp này là đồng tiền lưu hành tăng 100 tỷ đô la, dự trữ không tăng làm cơ số tiền tệ tăng 100 tỷ đôla . Vậy tác động việc mua chứng khoán trên TTM đối với cơ số tiền tệ là như nhau dù tiền thu được từ vụ bán đó được giữ lại ở trạng thái tiền dự trữ hay tiền mặt. * Bán chứng khoán trên TTM Trường hợp này sẽ ngược với trường hợp mua chứng khoán trên TTM. ậ đây chỉ xin nêu lại vắn tắt như sau: Khi NHTW bán ra 100 tỷ đôla chứng khoán cho ngân hàng ho ặc công chúng thì cơ số tiền tệ lập tức giảm 100 tỷ đô la . Ví dụ : NHTW bán cho cá nhân 100 tỷ đôla chứng khoán . Tài sản Có Khách hàng- người mua Tài sản Nợ Chứng khoán :+100 tỷ đôla Tiền mặt : -100 tỷ đôla Tại NHTW , giảm đi 100 tỷ đôla chứng khoán đã bán cho khách hàng, đồng thời cũng giảm 100 tỷ đôla tiền lưu hành do khách hàng rút tiền mặt để thanh toán chứng khoán. Tài sản Có Tài sản Nợ NHTW Chứng khoán : -100 tỷ đôla Tiền mặt lưu thông: -100 tỷ đôla Cách biểu thịbằng ghi chép tài khoản chữ T cho ta thấy rõ hơn giao dịch mua (bán )với giá trị 100 tỷ đôla chứng khoán trên TTM không phân biệt chủ thể giao dịch với NHTW hay giới phi ngân hàng , là cá nhân hay tổ chức; thanh toán chứng khoán bằng séc hay bằng tiền mặt đều cho ta một kết quả là tăng (hay giảm) tương ứng 100 tỷ đôla trong cơ số tiền tệ.
  19. *Phân tích ảnh hưởng của việc mua bán chứng khoán trên TTM qua mô hình MD-MS: Ta có công thức : MS= Mm * MB Trong đó : MS : Cung tiền tệ của nền kinh tế Mm : Số nhân tiền tệ MB : Cơ số tiền tệ Việc tăng (giảm) MB làm tăng (giảm) cung tiền tệ. Sự thay đổi MS dẫn đến sự thay đổi tương quan cung cầu trên thị trường tiền; làm tác động đến giá cả của nó là lãi suất. + Khi MB giảm làm cho MS giảm (cung tiền tệ dịch chuỷên sang trái, lên trên tử MSo đến MS1). Giá cả (lãi suất) trên thị trường tăng lên (từ io đến i1). MS1 MS0 i i1 i0 MD 0 Q1 Q2 Lượng tiền thực tế + Khi MB tăng làm cho MS giảm (cung tiêng dịch chuyển sang phải, xuống dưới từ MSo đến MS1). Giá cả (lãi suất) trên thị trường giảm xuống(từ io đến i1). MS1 MS0 i i1 i0 MD 0 Q1 Q2 Lượng tiền thực tế
  20. 5. Ưu điểm của TTM so với các công cụ khác NHTW điều hành CSTT bằng các công cụ trực tiếp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu, hạn mức tín dụng, tỷ giá hối đoái, tỷ giá ngoại hối… và công cụ trực tiếp quan trọng nhất là NVTTM . Trong đó NVTTM là công cụ có hiệu quả nhất của NHTW trong việc điều hành CSTT của mình. 5.1. Ưu điểm nổi bật của NVTTM Sở dĩ NVTTM được coi là quan trọng nhất trong điều hành CSTT của NHTW bởi vì nó là nhân tố quyết định đầu tiên có thể làm thay đổi lãi suất hoặc cơ sở tiền tệ-nguồn gốc chính làm thay đổi việc cung ứng tiền tệ của NHTW . Ngoài lý do trên nghiệp vụ TTM còn 5 ưu điểm nổi bật như sau: - Nghiệp vụ TTM phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHTW, trong đó NHTW hoàn toàn kiểm soát được khối lượng giao dịch. Tuy nhiên việc kiểm soát này là gián tiếp không nhận thấy được.Ví dụ trong nghiệp vụ chiết khấu NHTW có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích các NHTM, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu , mà không kiểm soát trực tiếp khối lượng cho vay chiết khâú. - Nghiệp vụ TTM vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, dù ở mức nào đi nữa, NVTTM cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ với qui mô lớn, NHTW cũng có đủ khả năng thực hiện thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán. - Nghiệp vụ TTM dễ dàng đảo chiều : nếu NHTW có mắc sai sót nào trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTM, thì có thể ngay tức khắc sửa sai sót đó bằng các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2