i<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CHỮ CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT<br />
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ...................................................................... ii<br />
MỞ ĐẦU ................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP<br />
VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ GÓP PHẦN KIỂM SOÁT LẠM PHÁTError! Bookmark<br />
not defined.<br />
1.1. Lý thuyết về lạm phát .................................... Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.1. Định nghĩa về lạm phát ..........................Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ..............Error! Bookmark not defined.<br />
1.1.3. Hậu quả của lạm phát ............................Error! Bookmark not defined.<br />
1.2 Chính sách tiền tệ ........................................... Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.1 Khái niệm ...............................................Error! Bookmark not defined.<br />
1.2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ......... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
1.3 Nghiệp vụ thị trường mở góp phần kiểm soát lạm phátError! Bookmark not<br />
defined.<br />
1.3.1 Nội dung của nghiệp vụ thị trường mở ...Error! Bookmark not defined.<br />
1.3.2 Cơ chế tác động, vai trò của nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm<br />
phát .................................................................Error! Bookmark not defined.<br />
1.3.3 Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm phát so với các<br />
công cụ chính sách tiền tệ khác .......................Error! Bookmark not defined.<br />
1.4. Kinh nghiệm sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm góp phần kiểm soát<br />
lạm phát của một số quốc gia trên thế giới .......... Error! Bookmark not defined.<br />
1.4.1 Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm góp phần kiểm soát lạm phát của<br />
một số quốc gia trên thế giới ...........................Error! Bookmark not defined.<br />
1.4.2 Bài học rút ra đối với NHNN ..................Error! Bookmark not defined.<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ<br />
TRƯỜNG MỞ NHẰM GÓP PHẦN KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM<br />
HIỆN NAY ................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà Nước ............. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
ii<br />
2.1.1 Vị trí và chức năng .................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ..........................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2. Diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 - 08/2013Error! Bookmark<br />
not defined.<br />
2.2.1 Diễn biến lạm phát..................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2 Nguên nhân gây ra lạm phát ...................Error! Bookmark not defined.<br />
2.3 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước<br />
nhằm góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam . Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.1 Tổng quan về điều hành CSTT ở Việt Nam những năm gần đây.... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
2.3.2 Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở tại ngân hàng nhà nước Việt Nam<br />
........................................................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.3 Tác dộng của sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở góp phần kiểm soát<br />
lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 – Tháng 8/2013Error! Bookmark not<br />
defined.<br />
2.4. Đánh giá chung .............................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.4.1 Kết quả đạt được ....................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.4.2 Những hạn chế .......................................Error! Bookmark not defined.<br />
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............Error! Bookmark not defined.<br />
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ<br />
THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM GÓP PHẦN<br />
KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM............... Error! Bookmark not defined.<br />
3.1 Định hướng nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước trong thời<br />
gian tới .................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
3.1.1 Định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nướcError! Bookmark<br />
not defined.<br />
3.1.2 Định hướng điều hành NVTTM..............Error! Bookmark not defined.<br />
3.2. Giải pháp tăng cường sử dụng Nghiệp vụ Thị trường mở nhằm góp phần<br />
kiểm soát lạm phát tại Việt Nam ......................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.1 Nâng cao năng lực điều hành NVTTM ...Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.2 Mở rộng đối tượng thành viên tham gia ..Error! Bookmark not defined.<br />
3.2.3 Đa dạng hoá các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường mở . Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
3.2.4 Giải pháp về công nghệ, con người và kỹ thuật nghiệp vụ TTM .... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
3.2.5 Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệError! Bookmark not defined.<br />
<br />
iii<br />
3.2.6 Nâng cao năng lực phân tích, dự báo tiền tệ, dự báo lạm phát ........ Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
3.2.7 Tăng cường hiệu quả sự phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT ....... Error!<br />
Bookmark not defined.<br />
3.3 Kiến nghị ......................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.1 Đối với Chính phủ ..................................Error! Bookmark not defined.<br />
3.3.2 Kiến nghị đối với các Bộ ngành liên quanError! Bookmark not defined.<br />
3.3.3 Kiến nghị với các thành viên tham gia ....Error! Bookmark not defined.<br />
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, kiểm soát lạm phát đang là mục tiêu hàng<br />
đầu của Chính phủ và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức và người dân.<br />
Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã có nhiều đổi mới trong điều<br />
hành chính sách tiền tệ (CSTT) theo hướng chuyển đổi từ việc sử dụng các công cụ<br />
CSTT trực tiếp sang sử dụng các công cụ CSTT gián tiếp. Nghiệp vụ thị trường mở là<br />
một công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp được NHNN đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000<br />
nhưng hiện nay còn có một số khó khăn, bất cập, khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ<br />
này còn hạn chế. Chính vì vậy, đề tài “Giải pháp tăng cường sử dụng công cụ nghiệp<br />
vụ thị trường mở nhằm góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam” được lựa chọn là<br />
đề tài nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp các lý thuyết về nghiệp vụ thị trường mở và<br />
lạm phát. Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp trong điều hành chính<br />
sách tiền tệ đặc biệt sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của NHNN nhằm kiểm<br />
soát lạm phát tại Việt Nam.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Công<br />
cụ nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm phát tại Ngân hàng Trung ương. Phạm<br />
vi nghiên cứu: Diễn biến lạm phát và thị trường mở từ năm 2008 đến T8/2013.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp logic, thống kê, so sánh, tổng hợp,<br />
<br />
iv<br />
phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn...<br />
5. Kết cấu của luận văn: ngoài mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu,<br />
luận văn gồm ba chương sau:<br />
- Chương 1: Những lý luận chung về sử dụng công cụ Nghiệp vụ Thị trường mở<br />
góp phần kiếm soát lạm phát<br />
- Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở nhằm góp<br />
phần kiểm soát lạm phát tại Việt Nam<br />
- Chương 3: Giải pháp tăng cường sử dụng công cụ Nghiệp vụ thị trường mở<br />
của ngân hàng nhà nước nhằm góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP<br />
VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ GÓP PHẦN KIỂM SOÁT LẠM PHÁT<br />
1.1. Lý thuyết về lạm phát<br />
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá cả chung. Mức giá cả chung ở đây<br />
được hiểu là mức giá cả trung bình của mọi loại hàng hóa dịch vụ, do đó, trong một<br />
nền kinh tế mặc dù có một số loại hàng hóa dịch vụ giảm giá tuy nhiên vẫn rơi vào<br />
tình trạng lạm phát là do giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ khác tăng cao đủ mạnh<br />
để khiến mức giá cả trung bình của mọi loại hàng hóa tăng. Có nhiều nguyên nhân gây<br />
ra lạm phát như: lạm phát do nguyên nhân tiền tệ, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do<br />
cơ cấu, lạm phát do cầu kéo.<br />
Ở mức độ thấp và vừa phải, lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh<br />
tế, tuy nhiên lạm phát cao sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế, nó làm cho nền kinh<br />
tế bị suy giảm thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng.<br />
1.2 Chính sách tiền tệ<br />
Chính sách tiền tệ là các định hướng, quyết định và hành động của Ngân hàng<br />
Trung ương (NHTW) để kiểm soát cung tiền (Money Supply – MS) trong nền kinh<br />
tế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định về kiểm soát lạm phát, ổn định tài<br />
chính, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế được đặt ra trong từng thời kỳ.<br />
Các công cụ của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát gồm các công cụ<br />
tiền trực tiếp như: Hạn mức tín dụng và Lãi suất và công cụ gián tiếp của CSTT như:<br />
<br />
v<br />
dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.<br />
1.3 Nghiệp vụ thị trường mở góp phần kiểm soát lạm phát<br />
1.3.1 Nội dung của nghiệp vụ thị trường mở<br />
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là hoạt động do NHTW thực hiện việc mua<br />
vào hay bán ra các giấy tờ có giá với các đối tác trên thị trường mở nhằm thực hiện<br />
CSTT quốc gia. Thông qua hoạt động này NHTW tác động trực tiếp đến cơ số tiền tệ<br />
và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng cả<br />
về mặt lượng và mặt giá cả.<br />
Chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở: gồm NHTW, ngân hàng thương<br />
mại, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.<br />
Giấy tờ có giá (GTCG) trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở gồm: tín phiếu<br />
kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu NHTW, chứng<br />
chỉ tiền gửi, thương phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.<br />
Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở: Các giao dịch NVTTM<br />
thường được thực hiện giao dịch mua bán hẳn và giao dịch mua bán có kỳ hạn và<br />
thông qua phương thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.<br />
1.3.2 Cơ chế tác động, vai trò của nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm<br />
phát:<br />
Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm phát: lượng tiền<br />
cung ứng với lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hay nói cách khác khi lượng<br />
tiền cung ứng tăng kéo theo tỷ lệ lạm phát tăng và ngược lại. Thông qua hoạt động<br />
mua - bán các GTCG, NHTW sẽ tác động trực tiếp đến dự trữ của các tổ chức tín<br />
dụng, qua đó, làm thay đổi tổng lượng cung ứng tiền tệ và ảnh hưởng gián tiếp đến các<br />
mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của CSTT, giúp<br />
kiểm soát lạm phát.<br />
Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở trong kiểm soát lạm phát: NVTTM hiện<br />
nay đã trở thành công cụ gián tiếp đóng vai trò quan trọng được NHTW các nước sử<br />
dụng điều hành CSTT, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát. NHTW tiến hành<br />
hoạt động NVTTM nhằm tác động vào khả năng sẵn có và giá của vốn khả dụng trong<br />
hệ thống ngân hàng, qua đó, tác động đến cơ số tiền tệ và ảnh hưởng đến khối lượng<br />
<br />