intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

127
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyền chọn chứng khoán và giao sau chứng khoán cũng như các sản phẩm phái sinh chứng khoán và các sản phẩm phái sinh khác là kết quả tất yếu của quá trình phát triển thị trường tài chính. Về bản chất, đây là các công cụ quản trị rủi ro tài chính, ngoài ra đây còn là các kênh đầu tư mới trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư khỏi các biến động trên thị trường, tạo ra nhiều phương án đầu tư đa dạng, v.v. Hơn nữa, quyền chọn và giao sau chứng khoán sẽ thúc đẩy tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Luận văn Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU - NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................................................... 1 1.1. Lý thuyết hợp đồng quyền chọn và giao sau................................. .......................... 1 1.1.1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn. ................................ ................................ ........ 1 1.1.2. Phân loại quyền chọ n. ......................................................................................... 1 1.1.2.1. Phân loại theo vị th ế. ................................................................................... 1 1.1.2.2. Phân loại theo th ời gian thực hiện quyền chọn. ............................................ 1 1.1.2.3. Phân loại theo tài sản cơ sở ......................................................................... 1 1.1.3. Các chiến lược quyền chọn. ................................ ................................ ................. 2 1.1 .4. Khái niệm hợp đồng giao sau. ................................ ................................ ............. 4 1.2. Vai trò của hợp đồ ng quyền chọ n và hợp đồng giao sau đố i với TTCK ................. 4 1.2.1. Qu ản trị rủi ro ................................................................ ................................ .... 4 1.2.2. Hợp đồng quyền chọn và giao sau đóng vai trò như một công cụ đầu tư. ............ 4 1.2.3. Một công cụ dùng để đ ánh giá thị trường............................................................ 5 1.2.4. Là động lực thúc đ ẩy TTCK phát triển ................................ ............................... 5 1.2.5. Tác động gián tiếp đ ến các công ty niêm yết và nền kinh tế ................................ 6 1.3. Điều kiện để xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau ..................................... 6 1.3.1. Phải có hệ thống cơ sở p háp lý hoàn thiện ........................................................... 6 1.3.2. Điều kiện về hàng hoá trên TTCK ....................................................................... 7 1.3.3. Điều kiện về thông tin trên thị trường .................................................................. 7 1.3.4. Điều kiện kỹ thuật. .............................................................................................. 7 1.3.5. Điều kiện về con người ....................................................................................... 7 1.4. Thị trường quyền chọ n và giao sau chứng khoán trên thế giới – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................................................... 7 1.4 .1. Không ngừ ng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng d ịch vụ và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. ................................................................................................................ 7 1.4.2. Xây d ựng mộ t hành lang pháp lý với các chính sách công b ằng và hợp lý, hệ thố ng giám sát minh b ạch. ............................................................................................ 9 1.4 .3. Tự do hóa thị trường............................................................................................ 9
  3. 1.4 .4. Những mặt trái của công cụ p hái sinh. ............................................................... 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. ............................................................................................ 12 2.1. Thực trạ ng TTCK Việt Nam trong thời gian qua và sự cầ n thiết xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho chứng khoán. ....................................................... 12 2.1.1. Tổ ng quan TTCK trong thời gian qua ................................................................ 12 2.1.2. Tìm ẩn nhiều rủ i ro trên TTCK. ......................................................................... 15 2.1.3. Sự cần thiết phải xây d ựng thị trường quyền chọn và giao sau cho chứng khoán. ................................ ................................ ................................ ............................. 17 2.2. Những hạn chế cần khắ c phục để xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán. ................................................................ ................................ ........... 19 2.2.1. Những hạn chế từ phía Nhà nước ................................ ................................ ...... 19 2.2.1.1. Hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh.......................................................... 19 2.2.1.2 . S ự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào thị trường .................................... 21 2.2.1.3 . Khắt khe đố i với các nhà đầu cơ ................................................................ 21 2.2.2. Những hạn chế từ các nhà đ ầu tư ....................................................................... 22 2.2.2.1. Những hạn ch ế của các nhà đầu tư cá nhân. ............................................. 22 2.2.2.2. Những hạn chế của các tổ chứ c đầu tư nước ngoài. ................................... 22 2.2.3. Những hạn chế từ thị trường. ............................................................................. 23 2.2.3.1. Thị trường chưa thật sự hiệu quả. .............................................................. 23 2.2.3.2. Thị trường chưa có tính thanh khoản cao. .................................................. 24 2.2.3.3. Danh mục hàng hóa chưa phong phú, chấ t lượng chưa đả m bảo. .............. 24 2.2.3.4 . Cơ sở hạ tầng kỹ thuậ t giao d ịch chưa vững mạnh. .................................... 25 2.2.3.5 . Trình độ của nhân lực quản lý thị trường chưa cao. ................................... 26 2.3. Triển vọng xây dựng thị trương quyền chọn và giao sau chứng khoán ............... 27 2.3.1. Các chính sách của Nhà nước ............................................................................ 27 2.3.2. Hội nhập kinh tế quố c tế - Tiềm năng phát triển của TTCK ............................... 28 2.3.3. Nhu cầu đ ầu tư ngày càng cao ................................ ................................ ........... 38 2.3.4. Kinh nghiệm phát triển các công cụ phái sinh cho vàng, ngoại tệ và nông sản trong thời gian qua. ..................................................................................................... 29
  4. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU CHO THỊ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................. ............... 31 3.1. Lộ trình xây dựng thị trường quyền chọ n và giao sau cho TTCK Việt Nam. ...... 31 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 3-5 năm ................................ ................................ ............... 31 3.1.2. Giai đoạn thực nghiệm và hoàn thiện ( 2 năm ).................................................. 31 3.1.3. Giai đoạn vận hành và phát triển ....................................................................... 32 3.2. Các giải pháp cụ thể để xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán. ............................................................................................................................ 32 3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý.................................................................................. 32 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện TTCK .............................................................................. 36 3.2.2.1. Thành lập trung tâm thông tin ................................................................... 36 3.2.2.2. Nhanh chóng thành lập mộ t tổ chứ c định mứ c tín nhiệm. .......................... 37 3.2.2.3. Thắ t chặt mố i quan h ệ giữa niêm yết và cổ phần hóa ................................ 38 3.2.2.4. Quốc tế hóa th ị trường .............................................................................. 39 3.2.2.5 . Nâng cấp cơ sở hạ tầng và kỹ thuậ t........................................................... 39 3.2.3. Tăng cường nhận thức về công cụ quyền chọn và giao sau đến người dân Việt Nam. ................................................................................................................... 40 3.2.3.1. Giả i pháp tạo nhận thức về quyền chọn và giao sau cho các nhà đầu tư. ... 40 3.2.3.2. Giả i pháp tạo nhận thức về quyền chọn và giao sau cho các định ch ế tài chính trên TTCK..................................................................................................... 40 3.2.3.3. Giả i pháp tạo nhận thức về quyền chọn và giao sau cho các nhà hoạ ch đ ịnh chính sách trên TTCK. ................................................................................... 41 3.3. Mô hình thị trường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam. ...................... 42 3.3.1. Tổ chức quản lý................................................................................................. 42 3.3.1.1. Trung tâm giám sát. ................................................................................... 42 3.3.1.2. Trung tâm xử lý.......................................................................................... 43 3.3.1.3. Trung tâm thanh toán bù trừ ................................ ................................ ...... 44 3.3.1.4. Trung tâm thông tin ................................................................................... 44 3.3.1.5. Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ................................ ........... 45 3.3.2. Cơ chế vận hành. ............................................................................................... 45 3.3.3. Các chuẩn hoá hợp đồng ................................................................................... 48 3.3.4. Đề xu ất mô hình đ ịnh giá quyền chọn cho TTCK Việt Nam .............................. 49
  5. LỜI M Ở ĐẦU Quyền chọn chứng khoán và giao sau chứng khoán cũng như các sản phẩm phái sinh chứng khoán và các sản phẩm phái sinh khác là kết quả tất yếu của quá trình phát triển thị trường tài chính. Về bản chất, đây là các công cụ quản trị rủi ro tài chính, ngoài ra đây còn là các kênh đầu tư mới trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư khỏi các biến động trên thị trường, tạo ra nhiều phương án đầu tư đa dạng, v.v. Hơn nữa, quyền chọn và giao sau chứng khoán sẽ thúc đẩy tính năng đ ộng của thị trường chứng khoán, ảnh hưởng tích cực đến sự p hát triển nền kinh t ế nói chung. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào tháng 07/2000, đánh dấu một bước chuyển mình của thị trường tài chính trong nước trước xu thế hội nhập và quyết tâm đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ bé và tính non trẻ của thị trường chứng khoán Việt Nam, cùng với các khiếm khuyết về chính sách quản lý, điều hành, giám sát loại hình thị trường cao cấp này, cũng như trình độ còn hạn chế của các thành phần tham gia thị trường đã và đang mang lại nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tham gia kinh doanh chứng khoán. Đối với các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, bản thân thị trường đã được điều chỉnh đ ể đạt được hiệu quả tối ưu. Đồng thời, các sản phẩm phái sinh chứng khoán cũng được chú trọng phát triển nhằm khắc phục các yếu tố rủi ro cố hữu gắn liền với thị trường chứng khoán cơ sở, đáp ứng khẩu vị phong phú và chi ến thuật đa dạng của các nhà đ ầu tư…Vì vậy, tham khảo và ứng dụng các mô hình thị trường quyền chọn và giao sau sẵn có dựa vào điều kiện thực tiễn ở nướ c ta là những bước đi cần thiết của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, đó là lý do chúng tôi chọn đ ề tài: “Xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam”. Trong phạm vị nghiên cứu của đ ề tài này chúng tôi chủ yếu tập trung vào tìm hiểu và xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho TTCK Việt Nam, các công cụ p hái sinh trên thị trường ngoại tệ và thị trường vàng được xem xét và vận dụng tương tự. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu là phương phát tổng hợp so sánh, phương pháp diễn dịch quy nạp, phương pháp tư duy logic… Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán.
  6. Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán và khả năng xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho thị trường chứng khoán Việt Nam. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   Cổ phần hoá. CPH : Cơ quan giám sát và qu ản lý thông tin. CQGS&QLTT : Công ty chứng khoán. CTCK : Công ty niêm yết. CTNY : Doanh nghiệp nhà nước. DNNN : HĐGS Hợp đồng giao sau. : HĐQC Hợp đồng quyền chọn. : NĐT Nhà đầu tư. : NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài. : NĐTTN Nhà đầu tư trong nước. : Thị trường phi tập trung. OTC : Sàn giao dịch. SGD : Sở giao d ịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. SGDCK TP.HCM : Tài khoản. TK : Trách nhiệm hữu hạn. TNHH : Thị trường chứng khoán. TTCK : Trung tâm giao dịch chứ ng khoán Hà Nộ i. TTGDCK HN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước. UBCKNN : Việt Nam. VN : Tổ chức thương mại thế giới. WTO :
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU & HÌNH VẼ   Danh mục hình vẽ: Biểu đồ số tài kho ản củ a nhà đ ầu tư trên sàn Hà Nộ i và Hình 1 : TP.HCM qua các năm. ......................................................................... 14 Chỉ số VN-Index qua các năm. ................................ ............................. 15 Hình 2 : Sơ đồ quy trình quản lý thông tin cho thị trường chứ ng khoán Hình 3 : Việt Nam Quy trình quản lý thông tin................................................... 38 Quy trình giao dịch trên thị trường quyền chọn và giao sau tại Hình 4 : Việt Nam. ............................................................................................ 47 Danh mục bả ng biểu: Bảng 1 : Số lượng công ty niêm yết giao dịch và giá trị vố n hóa th ị trường trên sàn TP.HCM và sàn Hà Nộ i. .............................................. 13 Bảng 2 : Số lượng tài kho ản giao d ịch của nhà đ ầu tư trên TTCK Việt Nam (2000–2007). ................................ ................................ ............... 14 Bảng 3 : Rủi ro thị trường tính trên VN-Index qua các năm. ............................... 16 Bảng 4 : Tỷ su ất trung bình/năm và độ lệch chu ẩn năm của các nước (02/08/2000 – 01/04 /2008). ................................................................. 17
  8. CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG QUY ỀN CHỌN VÀ GIAO SAU - NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Lý thuyết quyền chọ n và giao sau. 1.1.1. Khái niệm quyền chọn. Quyền chọ n là một hợp đồ ng giữa hai bên – ngư ời mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ , đ ể mua hoặc bán mộ t tài sản nào đó (tài sản cơ sở) vào một ngày trong tương lai với giá đã đồ ng ý vào ngày hôm nay. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký HĐQC đến ngày thanh toán gọ i là k ỳ hạn của quyền chọn. Mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọ i là giá thực hiện. 1.1.2. Phân loại quyền chọn. 1.1.2.1. Phân loạ i theo vị thế. Quyền chọn mua ( Call Option): Là mộ t quyền chọn để mua một tài sản (Chứng Khoán) ở mộ t mức giá cố đ ịnh – giá thực hiện, trong một kho ản thời gian nhất đ ịnh hay một thời điểm đã xác định trong tương lai. Quyền chọ n bán (Put Option): Là mộ t quyền chọ n để bán một tài sản (Chứ ng khoán) ở một mức giá cố đ ịnh, trong một kho ản thời gian nhất đ ịnh hay mộ t thời điểm đã xác định trong tương lai. 1.1.2.2. Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn. Quyền chọ n kiểu Mỹ là quyền lựa chọ n mà người mua quyền chọ n có quyền thực hiện quyền lựa chọn tại b ất kỳ thời điểm nào trong thờ i gian thỏa thu ận của hợp đồ ng.  Mục đích chính của quyền chọn kiểu Mỹ là nhằm đầu cơ. Quyền lự a chọn kiểu Châu Âu là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền lựa chọn tại một thời điểm xác định đã được thỏa thuận trong hợp đồng.  Mục đích chính của quyền chọn kiểu Châu Âu là phòng ngừa rủi ro. 1.1.2.3. Phân loại theo tài sả n cơ sở Option chứng khoán Quyền chọn đố i với các chứng khoán riêng lẻ. Các quyền chọn này tồn tại đ ối với hàng ngàn cổ phiếu riêng lẻ, mặc dù khối lượng giao d ịch có thể thấp đố i với quyền chọ n cổ p hiếu nhất đ ịnh. Ở Mỹ, quyền chọ n đ ối với nhiều lo ại cổ phiếu được giao d ịch trên
  9. nhiều sàn giao d ịch. Các tổ chức giao dịch quyền chọ n chứng khoán ở M ỹ gồ m sàn giao d ịch quyền chọ n Chicago, sở giao dịch chứ ng khoán Philadelphia, sở giao d ịch chứng khoán Mỹ và sở giao dịch Pacific. Quyền chọn giao dịch trên hơn 500 loại chứng khoán khác nhau. Mộ t hợp đồng có thể cho phép người sở hữu có quyền mua hay bán 100 cổ p hiếu vớ i giá thực hiện xác định. Khố i lượng hợp đồng này rất tiện lợi vì b ản thân các cổ p hiếu thường được giao dịch theo lô 100 cổ phiếu. Option chỉ số chứng khoán: Ở hầu hết các quốc gia, tồ n tại mộ t quyền chọ n mà tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán. Các quyền chọn này cũng nằm trong số các quyền chọn được giao dịch sôi đ ộng nhất củ a các quố c gia. Quyền chọ n chỉ số phổ b iến vì hai nguyên nhân. - Chúng gần như được thiết kế đ ể thanh toán bằng tiền mặt vào lúc đáo hạn, tạo điều kiện cho nhà đ ầu tư kinh doanh quyền chọn mà không cần nhận và chuyển giao cổ p hiếu. - Vì chúng là quyền chọn đố i với toàn bộ thị trường. Vì có quá nhiều loại cổ phiếu có giao d ịch quyền chọn, chỉ có một số ít các nhà đ ầu tư có thời gian đ ể tận dụ ng các cơ hội đó. Nhiều người khác thích phân tích toàn bộ thị trường hơn và sử d ụng quyền chọ n chỉ số đ ể kinh doanh d ự trên d ự đoán củ a mình. 1.1.3. Các chiến lược quyền chọ n. Trong mộ t thị trường thuần nhất không có quyền chọ n thì các chiến lược hiện hữu sẽ rất hạn chế. Chẳng hạn, khi thị trường kỳ vọng giá sẽ tăng lên thì người ta sẽ mua cổ phiếu. Còn nếu nó được kỳ vọng giảm xuố ng thì người ta sẽ b án cổ phiếu. Nhưng trong một thị trường có quyền chọ n thì nó sẽ làm cho các chiến lược trở nên phong phú hơn rất nhiều. Chẳng hạn như, bằng các chiến lược kết hợp quyền chọn có thể tạo nên nhiều sản phẩm, làm đa d ạng hoá sản phẩm đầu tư, dẫn đến tăng tính lựa chọ n hàng hoá cho thị trường. Cụ thể, ta có thể xem qua một vài chiến lược cơ b ản của quyền chọ n như sau: Bán quyền chọ n bán Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua cổ p hiếu củ a người mua quyền chọ n b án ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán có lợi nhu ận nếu giá cổ phiếu tăng và vì vậy mà quyền chọ n bán không được thực hiện trong trường hợp đó người bán giữ hoàn toàn kho ản phí. Ngược lại nếu giá cổ p hiếu giảm đến mức quyền chọn bán được thực hiện, người bán quyền chọ n bán b ị buộ c phải mua cổ p hiếu với giá cao hơn giá trị củ a thị trường.
  10. Mua quyền chọn bán Mua quyền chọ n bán là mộ t chiến lược dành cho thị trường giá xu ống. Mức lỗ tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả, mức lợi nhuận tiềm năng lớn. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là cao giá ITM và sẽ đ ược thực hiện. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, quyền chọn bán là kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM. Mua quyền chọn mua Mua quyền chọn mua là mộ t chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền chọ n) và có mức lợi nhu ận tiềm năng không giới hạn. Bán quyền chọ n mua Bán quyền chọ n mua là mộ t chiến lược kinh doanh giá xuố ng và mang lại lợ i nhu ận có giới hạn chính là phí quyền chọn nhưng mức lỗ thì vô hạn. Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhu ận tối đa cáo hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn. Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế b án quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất d ần và lợi nhu ận càng lớ n. Hình a: giá lên, người mua quyền chọ n mua lời tố i đa b ằng (ST – c – X), người bán quyền chọ n mua lỗ tối đa b ằng (X – c – ST). Hình b: giá xu ống, người bán quyền chọ n mua lời tối đa bằng c, người mua quyền chọ n mua lỗ tối đa b ằng c. Hình c: giá xu ống, người mua quyền chọ n b án lời tố i đa bằng (X – p – ST), người bán quyền chọ n bán lỗ tố i đa bằng (ST – p – X).
  11. Hình d: giá lên, người bán quyền chọn bán lời tối đa bằng p, người mua quyền chọ n b án lỗ tố i đa bằng p. Chú thích: : giá thực hiện quyền chọn. 1. X 2. ST : giá tài sản cơ sở vào thời điểm đáo hạn. : p hí quyền chọn mua. 3. c : p hí quyền chọn bán. 4. p 1.1.4. Khái niệm hợp đồng giao sau. Hợp đồ ng giao sau hay là hợp đồng tương lai (future contract) trên TTCK là một tho ả thuận giữa hai bên đ ể mua hay bán một số lượng chứng khoán (trái phiếu hoặc cổ phiếu) nhất định tại một thời hạn xác đ ịnh với mức giá xác đ ịnh tại thời điểm tho ả thuận giao d ịch. HĐGS là hợp đồng k ỳ hạn được chu ẩn hóa về tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán và kỳ hạn giao d ịch. 1.2. Vai trò của hợp đồ ng quyền chọ n và hợp đồng giao sau đối với TTCK. 1.2.1. Quản trị rủi ro Trong mộ t thị trường ta biết rằng, các nhà đầu tư có khẩu vị rủ i ro khác nhau. Một số nhà đ ầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro tốt hơn các nhà đ ầu tư khác. Tuy nhiên, tất cả các nhà đầu tư đ ều muốn giữ cho khoản đầu tư củ a mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận đ ược. Thị trường quyền chọn và giao sau cung cấp một cơ chế hiệu qu ả cho phép tránh rủi ro và dịch chuyển rủ i ro từ những người không thích rủi ro sang nhữ ng người chấp nhận rủ i ro để tìm kiếm lợi nhuận. 1.2.2. Công cụ đầu tư. Đây là một vai trò hết sức quan trọ ng của hợp đồng quyền chọn và giao sau. Các nhà đ ầu cơ sử dụng các HĐQC, HĐGS như một công cụ đầu cơ để kiếm lời, Sở dĩ người đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro đ ể tham gia thị trường này là vì công cụ đòn b ẩy tài chính của nó. Đối với HĐQC, ngoài lợi thế chỉ chịu mộ t mức phí cụ thể trên hợp đồ ng, thì nhà đầu cơ có quyền không thự c hiện hợp đồng nếu biến đ ộng giá của tài sản cơ sở không theo như nhữ ng gì họ dự đoán.
  12. 1.2.3. Một công cụ dùng để đánh giá thị trường Các thị trường quyền chọn và giao sau là nguồ n thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt thị trường giao sau được xem như là mộ t công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay củ a mộ t tài sản. Như chúng ta thấy, do giá giao ngay chứa đựng cùng một loại thông tin, như việc chiết tách thông tin đó từ thị trường giao ngay sẽ khó khăn hơn từ thị trường giao sau. Hơn nữa, trong hầu hết các trường hợp, thị trường giao sau thường sôi động hơn, và vì vậy, thông tin từ thị trường này thường được xem là đáng tin cậ y hơn thông tin trên thị trường giao ngay. Do đó, thị trường giao sau cung cấp nhữ ng thông tin hiệu quả đ ể hình thành giá. Còn thị trường quyền chọ n tuy không trực tiếp phản ánh d ự đoán về giá giao ngay tương lai như HĐGS, nhưng nó phản ánh sự biến độ ng giá của các loại chứ ng khoán cơ sở hay nói cách khác, quyền chọ n phản ánh độ rủ i ro gắn liền với mỗ i tài sản cơ sở. 1.2.4. Là động lực thúc đẩ y TTCK phát triển Quyền chọ n và giao sau cổ p hiếu vừa là công cụ bảo vệ lợi nhu ận, và là công cụ giảm thiểu rủ i ro hữu hiệu và đ ồng thờ i là mộ t lo ại hàng hóa có thể mua bán trên TTCK. Với ý nghĩa là công cụ giảm thiểu rủ i ro nên HĐQC và HĐGS tạo tâm lý an toàn hơn trong đầu vào cổ p hiếu, do đó thu hút được thêm nhiều người đầu tư còn e ngại về mức độ mạo hiểm, rủ i ro trên TTCK mạnh d ạn tham gia thị trường. Với vai trò là một hàng hóa trên TTCK quyền chọ n và giao sau cổ p hiếu mang đến khát khao kiếm lợi nhuận nên khi hợp đồ ng được ứng dụ ng giao dịch, nhiều nhà đ ầu tư sẽ tham gia thị trường để đ ầu cơ kiếm lời. Khi nhiều người đầu tư tham gia thị trường sẽ làm cầu hàng hóa chứng khoán tăng. Điều này làm cho thị trường trở nên sôi độ ng và cơ hộ i p hát triển, mở rộ ng thị trường là rất cao. Ngoài ra, thị trường giao dịch quyền chọn và giao sau cho phép các nhà đầu tư đ ạt được tỷ suất lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra ít hơn TTCK. Vì vậy, chính điều này sẽ hấp dẫn ngu ồn vốn đầu tư mạo hiểm. Từ đó, giúp hình thành các qu ỹ đầu tư mạo hiểm, huy độ ng thêm nhiều nguồ n lực tài chính giúp thúc đẩy và phát triển TTCK. Thị trườ ng quyền chọn và giao sau chứ ng khoán có tính thanh khoản cao hơn TTCK. Tính thanh khoản cao hơn mộ t phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường quyền chọn và giao sau là thấp hơn và điều này cũng cho phép các nhà đ ầu tư d ể d àng
  13. tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường làm thị trường thêm sôi độ ng. Hơn nữa, các thị trường quyền chọ n và giao sau cho phép nhà đầu tư bán khố ng dễ d àng hơn. 1.2.5. Tác độ ng gián tiếp đến các công ty niêm yết và nền kinh tế Để quyền chọ n hay giao sau một cổ p hiếu một công ty được niêm yết thì công ty đ ó p hải đáp ứng được nhữ ng điều kiện củ a UBCKNN đề ra như số lượng cổ phiếu đang lưu hành, số lượng cổ p hiếu được giao dịch trên thị trường, số cổ đông nắm giữ cổ p hiếu, giá cổ phiếu… Hơn nữa, không một CTNY nào muốn quyền chọ n bán (mua giao sau) cổ phiếu công ty mình đ ược mua bán liên tụ c b ởi đó là dấu hiệu cho thấ y thị trường d ự đ oán giá cổ p hiếu công ty sẽ đi xuố ng, và điều này cũng cho thấy uy tín củ a công ty trên thị trường đ ang giảm d ần. Như vậ y, công ty có thể nhìn vào xu hướng giao chứng khoán phái sinh trên thị trường mà nhận biết được sự đ ánh giá của thị trường đ ối với công ty mình, điều này giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược kinh doanh đ ể giữ u y tín của công ty trên thị trường. Như vậ y, thông qua chứng khoán phái sinh giúp người đầu tư giám sát gián tiếp ho ạt động của các CTNY. Khi có thêm người giám sát, đòi hỏi CTNY phải nỗ lực hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.3. Điều kiện để xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau. 1.3.1. Phải có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện. TTCK muố n thu hút nhiều nhà đ ầu tư, trước hết phải tạo cho nhà đầu tư tâm lý đ ược kinh doanh một cách công bằng trên thị trường. TTCK ổ n định và phát triển là thị trườ ng ít xãy ra gian lận, phạm pháp; mọ i hành vi sai phạm phải xử lý nghiêm minh, chính xác. Thị trường đó chỉ có thể đ ược xây d ựng trên cơ sở có hệ thố ng pháp luật hoàn thiện. Trên TTCK nhiều rủi ro, quyền chọn và giao sau có phương thức giao dịch khá đặc b iệt có sự tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, CTCK, CTNY, công ty thanh toán, công ty lưu ký,…Do đó, luật pháp phải điều chỉnh mọ i hành vi củ a các đ ối tượng này để đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi củ a các bên tham gia. Như vậy, đ ể quyền chọ n và giao sau được ứng dụ ng có hiệu quả cần phải có hệ thống văn bản pháp luật đ iều chỉnh hoạt đ ộng của thị trường phái sinh chứng khoán, TTCK theo hướ ng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường.
  14. 1.3.2. Điều kiện về hàng hóa trên TTCK. HĐQC và HĐGS chứng khoán được giao d ịch dựa trên biến độ ng của giá chứng khoán. Do đó, muốn thị trường quyền chọ n và giao sau chứng khoán hình thành và phát triển thì thị trường TTCK phải phát triển đ ến một mức độ nhất đ ịnh đảm b ảo cả về số lượng chứ ng cũng như chất lượng của chứng khoán. Nếu số lượng chứ ng khoán trên thị trường càng lớn, chất lượng càng cao, biến động củ a chứng khoán càng lớn và mang tính chất ngẫu nhiên thì nhu cầu về sản phẩm phái sinh cho chứng khoán càng nhiều. 1.3.3. Điều kiện về thông tin trên thị trường Các giao d ịch quyền chọn đều dựa trên sự biến độ ng của giá chứ ng khoán cơ sở dựa vào phản ứ ng của nhà đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin nhận được. Do đó, thông tin minh bạch là mộ t điều kiện đ ể người đầu tư có cơ sở rõ ràng và chính xác đ ể thực hiện các quyết đ ịnh đ ầu tư củ a mình. 1.3.4. Điều kiện k ỹ thuậ t. Hoạt động của TTCK nói chung và quyền chọn nói riêng phải đòi hỏi mộ t số yêu cầu về k ỹ thu ật: kỹ thuật định giá; k ỹ thuật chọn phương án đầu tư; k ỹ t hu ật đ ặt, chuyển lệnh mua và lệnh bán; k ỹ thuật ho ạch toán và chuyển quyền sở hữu; k ỹ thuật lưu ký chứng khoán; k ỹ thuật lưu trữ lệnh;…Tất cả các kỹ thuật này phải có quy trình và hệ thống quản lý hiện đại,…Chính vì vậy mà cần phải có hệ thống k ỹ t hu ật hoàn thiện trước khi đưa vào áp dụ ng các giao d ịch này. 1.3.5. Điều kiện về con người. Sản phẩm phái sinh cho chứng khoán là sản phẩm tài chính cao cấp, vì sự cao cấp đó muố n thực hiện được cũng như tham được vào thị trường đòi hỏ i nhà quản lý cũng như nhà đ ầu tư ngoài việc nắm và vận d ụng được kiến thức về tài chính phái sinh còn phải có một vốn kiến thức nhất đ ịnh về TTCK cũng như kiến thức liên quan đ ến lĩnh vực kinh tế... 1.4. Thị trường quyền chọn và giao sau chứng khoán trên thế giới – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.4.1. Không ng ừng cả i tiến sả n phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện cơ sở hạ tầ ng. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
  15. Mộ t cơ sở hạ tầng hiện đại và vững mạnh sẽ mở rộ ng quy mô các nhà đầu tư ra khỏi p hạm vi quốc gia, giúp tiết kiệm thời gian thực hiện lệnh,v.v. và do đó khuyến khích ngày càng nhiều nhà đ ầu tư tham gia thị trường. Thêm vào đó, việc nâng cao chất lượng d ịch vụ sẽ giữ chân được các khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn như CBOE không chỉ thành công trong việc không ngừng cải tiến các sản p hẩm củ a mình cũng như giảm phí cho khách hàng (năm 2006, tiết kiệm cho các khách hàng và các thành viên kho ảng 45,7 triệu USD so với 31,6 triệu năm 2005), mà còn có nhữ ng cải tiến trong kỹ thu ật giao dịch, 96% các đơn đ ặt hàng củ a CBOE được thực hiệ n trên bảng điện tử. Riêng tại Châu Á, nổi b ật là Hàn Quố c, với thị trường phái sinh chứ ng khoán năng động nhất thế giới. Vào năm 2006, doanh thu trung bình hàng ngày của KOFEX là 194 t ỷ USD, tương đương với 27% giao d ịch toàn cầu (và chiếm 78,1% tổng giao dịch toàn Châu Á). Hàn Qu ốc là nước có tỷ lệ giao d ịch quyền chọ n chỉ số chứng khoán cao. Quy mô củ a thị trường phái sinh chứng khoán Hàn Quố c khá lớn, điều này được giải thích b ởi sự đầu tư k ỹ càng cho cơ sở hạ tầng k ỹ t huật của sàn giao dịch tập trung và một nền tảng pháp lý thuận lợi cũng như cơ cấu giám sát hợp lý. KOFEX cung cấp các sản phẩm phái sinh tương đối đơn giản cho các nhà đầu tư cá nhân với chi phí giao d ịch và yêu cầu ký qu ỹ thấp, các giao d ịch đều dựa trên Internet. Tại Singapore, vào tháng 8/2004, Sở giao dịch Singapore đ ã giớ i thiệu phần m ềm giao d ịch phái sinh, SGX QUEST (phục vụ cho hệ thống quản lý và yết giá giao dịch), nhằm tạo ra mộ t hệ thố ng giao d ịch tập trung cho TTCK và thị trường phái sinh. Sự p hát triển của các thị trường phái sinh chứng khoán như Hàn Qu ốc, Ấn Độ và Singapore ở Châu Á lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng củ a cơ sở hạ tầng vững mạnh. Các quố c gia nêu trên đã có những nỗ lực trong việc xây dựng một hệ thố ng giao d ịch điện tử hiện đ ại, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Phát triển nguồn nhân lực. Đối với mộ t thị trường cao cấp như thị trường phái sinh nói chung và nền kinh tế nói riêng, ngu ồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển. Nhận thức được điều này, các thị trường phát triển trên thế giới đều là nhữ ng thị trường có đội ngũ nhân lực có trình độ cao, am hiểu thị trường với kiến thức chuyên môn vững chắc, có nhiều kinh nghiệm về thị trường, với các viện đào tạo chuyên môn có uy tín.
  16. Học viện Options (The Options Institute)-cánh tay phải củ a CBOE, là cơ quan dẫn đầu về giáo dụ c quyền chọn. Thành lập năm 1985, Học viện này đ ã góp phần không nhỏ vào sự p hát triển củ a CBOE nói riêng và thị trường quyền chọn nói chung. Mỗi năm, Họ c viện tiếp nhận hàng trăm lớp trên toàn thế giới, giáo dụ c cho hàng ngàn nhà đ ầu tư, nhà môi giới, nhà tư vấn và các nhà quản lý. 1.4.2. Xây dựng mộ t hành lang pháp lý với các chính sách công bằng và hợp lý, hệ thố ng giám sát minh bạ ch. Tại các thị trường đã phát triển trên thế giới, các hợp đồng phái sinh đã đ ược xây dựng và đ ã đ ược kiểm đ ịnh thực tế, với mộ t cơ cấu pháp lý phát triển mạnh và một hệ thống giám sát phù hợp (ở thị trường tập trung); trong khi đó tại một số nước Châu Á, hệ thống lu ật lệ và các quy đ ịnh về thị trường phái sinh vẫn còn bỏ ngỏ. Các hàng rào pháp lý và nhữ ng thiếu sót trong các tiêu chu ẩn kế toán được xem như là các trở ngại đố i với sự phát triển củ a thị trường phái sinh nói chung và thị trường quyền chọ n và giao sau nói riêng. Chỉ ở các thị trường như Hồng Kông, Indonesia và Malaysia mới có các tiêu chu ẩn kế toán p hù hợp với Tiêu chu ẩn báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards). Ngoài ra, tại hai thị trường phái sinh chứ ng khoán phát triển là Hàn Quốc và Ấn Độ đã xây dựng những chính sách thuế p hù hợp đ ảm b ảo công bằng cho các nhà đầu tư. Riêng Ấn Độ, năm 1999 đã sửa đổi Luật các hợp đồ ng chứ ng khoán 1956, theo đó việc áp dụ ng các công cụ phái sinh chứng khoán được xem như đố i với chứng khoán. Tại các thị trường quyền chọ n và giao sau chứng khoán phát triển, đều có ít nhất một cơ quan qu ản lý và giám sát, chẳng hạn như: • Tại Hồng Kông, có Ủy ban chứng khoán và giao sau (The Securies and Futures Commission). • Tại Ấn Độ, có Ủy ban chứng khoán và thị trường Ấn Độ (The Securites and Exchange Commission of India). • Tại Mỹ, có Ủy ban giao dịch giao sau hàng hóa CFTC (The Commodity Futures Trading Commission), SEC, OCC. • V.v. 1.4.3. Tự do hóa thị trường. Khi thị trường ngày càng mở rộ ng thì xu hướng tự do hóa thị trường và hợp tác quố c tế là hiển nhiên. Đối với các thị trường kém phát triển hay còn non trẻ, việc tự do hóa thị
  17. trường tài chính nói chung và TTCK cũng như thị trường phái sinh chứng khoán nói riêng sẽ tạo đ ộng lực thúc đ ẩy thị trường phát triển, ngoài ra việc hợp tác với các tổ chức nước ngoài giàu kinh nghiệm sẽ giúp các thị trường tài chính mới nổi học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu, tiết kiệm thời gian cũng như công sức nghiên cứu, tránh đi vào các vết xe đổ. Mộ t vài năm trước, MAS (Sở tiền tệ Singapore) đã cấm các nhà đầu tư (hay đầu cơ) nước ngoài tham gia vào thị trường phái sinh Singapore. Nhưng trong năm 1999, MAS đ ã cho phép giao d ịch các sản phẩm phái sinh lãi suất. Năm 2001, MAS cũng đ ã tháo bỏ các hàng rào trên thị trường quyền chọ n Singapore. Kinh nghiệm củ a Singapore về việc tự d o hóa đ ã làm cho thị trường phái sinh Singapore trở nên linh hoạt hơn. Các chính sách này đ ã góp phần thu hút các thành viên mới và các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường phái sinh Singapore và do đó lại tăng tính thanh khoản cho thị trường. 1.4.4. Những mặt trái của công cụ phái sinh. Mộ t công cụ nào cũng đ ều có hai mặt củ a nó, công cụ p hái sinh ngoài một mặt là p hòng ngừa rủ i ro cho các nhà đầu tư, mà nó còn có thể tạo ra nhữ ng rủi ro mới nếu chúng ta lạm dụng vào các mụ c đích bất chính. Chúng ta có thể xem qua các bài học dưới đây. Bài học kinh nghiệm củ a Enron là một số tồ n tại trong việc hoạch toán và kiểm soát rủ i ro. Chính vì độ c quyền trong việc quản lý, kiểm soát, điều hành công ty mà các nhà quản lý của Enron đ ã phù phép số liệu kế toán, đẩy giá cổ phiếu lên cao, khi đó giá quyề n chọ n mua cũng tăng theo. Và khi Enron phá sản, đ ã gây thua lỗ hàng tỷ USD cho nhiều nhà đ ầu tư. Đối với Barings Bank, năm 1995, Nick Leeson đ ã gây thiệt hại 850 triệu b ảng Anh (tương đương1,2 tỷ euro) cho ngân hàng Barings khi là nhân viên giao d ịch chứ ng khoán trẻ mới 28 tuổ i. Vào giữa thập k ỷ 90, chính mộ t mình Nicolas Leeson lại thu về 3 0% tổng số lợi nhuận của ngân hàng Barings. Với ngân hàng Barings, kinh doanh theo lố i cũ chưa b ao giờ đem lại được số lợ i nhuận lớn như vậy. Và lúc đó, nhân viên ngân hàng Nicolas Leeson hoạt động trên thị trường phái sinh có thể b án lại với giá cao hơn 200 lần. Thị trường này cũng được đánh giá là rất nhiều rủ i ro. Chính b ản thân Peter Barings đ ã phải thốt ra: “Thị trường mới này cần được kiểm tra và làm chủ, đó là điều tôi đang làm ở đây”. Tuy nhiên, trên thực tế Barings ở London nhắm mắt làm ngơ, để mặc cho Nicolas Leeson muố n làm gì thì làm. Nicolas Leeson nắm cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát, thật là
  18. một điều hiếm thấy trong kinh doanh ngân hàng. Và điều gì đến đã đ ến. Đó là một bài họ c lớn từ việc coi thường rủi ro và kinh doanh không tính toán. Hay như bài học kinh nghiệm củ a thị trường Mỹ. Năm 1986, kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên, TTCK M ỹ lại p hát triển rất nhanh chóng với tố c độ từ 18,5% lên tới 43,6% vào giữa tháng 8/1987. Cùng lúc, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đang phải tập trung đ ể đối phó với cơn lạm phát và tỷ lệ lãi suất tiền gử i ngân hàng đang ở mức rất cao. Tình hình chung này kết hợp với xu hướng kinh doanh ăn chênh lệch chỉ số , sự thiếu tính thanh kho ản của thị trường và tâm lý đ ầu tư theo kiểu "đám đông" đ ã góp phần tạo ra Ngày thứ hai đen tối củ a năm 1987. Không ít ngườ i còn đổ tộ i cho vai trò của máy tính điện tử trong sự kiện ngày 19/10. Người ta cho rằng hệ thống máy tính đ ã góp phần không nhỏ vào thảm họ a này b ởi vì chúng cho phép các nhà đầu tư thực hiện được một khối lượng giao dịch lớn trong một kho ảng thời gian vô cùng ngắn ngủi. Tâm lý mua bán theo kiểu "đám đông" với sự hỗ trợ đ ắc lực củ a máy tính điện tử đã góp phần tạo ra Ngày thứ hai đen tố i. Vào những năm 80, chỉ có 20% người dân M ỹ mua bán cố phiếu, con số này hiện nay đã lên tới 60-70%. Do vậy, nếu một khi có mộ t chuyện "không ổ n" với TTCK Mỹ thì mức độ tổn hại sẽ gấp nhiều lần hơn so với trước đây. Điều mà chúng ta có thể rút ra từ nhữ ng cuộc khủ ng hoảng hay những vụ sụp đổ mang tính hệ thố ng là không nên sử dụng các hợp đồ ng phái sinh đ ể thực hiện các hành vi bất chính.
  19. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ GIAO SAU CH ỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. 2.1. Thực trạng TTCK Việt Nam trong thời gian qua và sự cầ n thiết xây dựng thị trường quyền chọn và giao sau cho chứng khoán. 2.1.1. Tổ ng quan TTCK trong thời gian qua . Cách đây hơn 7 năm, vào ngày 20-7-2000, công chúng và các giới chuyên môn rất náo nức đón chờ một sự kiện đánh dấu bước tiến và chuyển mình rất đáng khích lệ củ a nền kinh tế nước ta theo xu thế hội nhập quốc tế và xây dự ng nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý củ a Nhà nước. Đó là sự ra đ ời củ a Trung tâm giao d ịch chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM), mộ t thị trường giao d ịch chứ ng khoán chính thứ c đ ầu tiên tại Việt Nam. Từ ngày này trở đi, bên cạnh việc huy đ ộng vố n cổ điển từ hệ thống ngân hàng thương mại, nền kinh tế Việt Nam có thêm một kênh huy động và hỗ trợ vố n trung dài hạn mới. Bả y năm là khoảng thời gian không dài, nhưng cũng đ ủ đ ể TTCK chính thức, từ ng bước đặt nhữ ng nền tảng vững chắc cho tiến trình ho ạt độ ng, phát triển lâu dài và bền vững củ a TTCK VN trong thời gian tới. Thực trạng TTCK Việt Nam. TTCK chính thức Việt Nam ra đời tuy còn rất m ới mẻ nhưng cũng thu hút đ ược sự quan tâm của nhiều nhà đ ầu tư. Từ khi đi vào ho ạt độ ng, TTCK đ ã đạt được một số thành tựu nhất định rất đáng khích lệ như: Hàng hóa được giao d ịch trên thị trường ngày càng phong phú, đa d ạng hơn. Thự c hiện chủ trương của Chính phủ trong việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa kết hợp với việc thúc đ ẩy sự phát triển củ a TTCK. Năm 2007, trên cả hai sản thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội gồ m có 274 công ty niêm yết và chứ ng chỉ q u ỹ (trong đó sàn TP.HCM là 154 và sàn Hà Nội là 120), nếu ta so với năm 2006 là 193 (tăng 42%) và năm 2005 là 38 (tăng 621%). Về số lượng công ty niêm yết tuy có tăng lên , nhưng các “đ ại gia” mới chỉ có lác đác. Các “đ ại gia” đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1.000 tỷ đ ồng (tức đạt trên 62,5 triệu USD) ở cả hai sàn mới đ ạt 70 (sàn TP.HCM 53, sàn Hà Nộ i 17), trong đó số đạt từ 10 nghìn t ỷ đồ ng trở lên (tức trên 625 triệu USD) mới có 13 (sàn TP.HCM có 10, sàn Hà Nội 3). Như vậ y, công ty niêm yết giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam cho đến
  20. cuố i năm 2007 đạt chưa được 2,7 tỷ USD và số công ty niêm yết đ ạt từ 1 tỷ USD trở lên hiện mới có 10 công ty. Nếu ta nhìn tổ ng thể, đem so Bảng 1: Số lượng công ty niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường trên sàn TP.HCM và sàn sánh với tổng số công ty cổ p hần Hà Nội ở Việt Nam thì chỉ chiếm khoản HOSTC HASTC Năm 7.9% ( Theo số liệu củ a ban chỉ Giá trị vố n Số Cty Giá trị vố n đ ạo đổ i mới doanh nghiệp Nhà Số Cty hóa thị hóa thị niêm niêm yết nước, tính hết tháng 8/2007 cả trường yết trường 2000 5 1.046 nước mới cổ phần hóa được 2001 10 1.605 3.450 doanh nghiệp) , con số này 2002 20 2.537 rất nhỏ so với các nước trong 2003 22 2.408 2004 26 3.913 khu vực và thị trường trên thế 2005 32 7.765 6 1900 giới. Đặc biệt, đố i với nhóm cổ 2006 106 145.896 87 73000 p hiếu có tính thanh kho ản cao và 2007 138 364.425 120 131000 Nguồn: Trung tâm giao d ịch chứ ng khoán Tp.HCM và thường chiếm quy mô giao dịch Trung tâm giao dịch chứ ng khoán Hà Nộ i lớn như các ngân hàng, công ty b ảo hiểm, công ty chứng khoán…Theo quy đ ịnh, từ ngày 1/1/2007, các doanh nghiệp niêm yết sẽ không được ưu đ ãi thu ế, do đó độ ng lực này không còn, sẽ làm cho các doanh nghiệp không năm mà và giảm tốc độ niêm yết cổ p hiếu. Mặt khác, tổ ng giá trị vố n hóa thị trường - một trong nhữ ng chỉ b áo có tầm quan trọng hàng đ ầu phản ánh quy mô TTCK - đến nay đ ã đ ạt khoảng 495,425 nghìn t ỷ đồng (sàn TP.HCM 364,425 nghìn tỷ đ ồng, sàn Hà Nộ i 131 nghìn t ỷ đ ồng). So với GDP tính theo giá thực tế năm 2007 (ước đạt 1.140 nghìn tỷ đồng), thì tổng giá trị vố n hóa TTCK Việt Nam đ ạt 43,46% GDP, cao hơn rất nhiều so với các thờ i gian trước đây (năm 2006 chiếm 22,7% GDP), thuộc lo ại khá cao đố i với mộ t số nước mà TTCK mới ra đời và vượt xa mụ c tiêu đ ề ra cho đến năm 2010. Tuy nhiên, nếu tính b ằng USD theo t ỷ giá hố i đoái, thì tổng giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam mới đạt kho ảng 30,7 t ỷ USD, còn thấp xa so với quy mô của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Chẳng hạn, bình quân trong năm 2006 đạt 500 t ỷ đồng, tương đương với 30 triệu USD. Trong tháng 12/2006 bình quân đ ạt doanh số giao d ịch 90 – 110 triệu USD/ngày, riêng trong 3 tháng 7, 8, 9/2006 đ ạt 66 triệu USD, bình quân năm 2007 cũng chỉ đ ạt 600 – 700 tỷ đ ồng, tương dương 40 – 45 triệu USD/ngày,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2